Chuyện về những cái khóa

03/08/20159:03 SA(Xem: 12738)
Chuyện về những cái khóa

CHUYỆN VỀ NHỮNG CÁI KHÓA
Thiên Hạnh

computer-lockThầy P.N., một Pháp lữ từ hồi còn ngồi ghế trường CCPH hai mươi năm trước, trong khi tản mạn cùng nhau chuyện vui buồn ngành Hoằng Pháp có lần nói với tôi rằng thông thường trong các buổi thuyết giảng cho các đạo tràng Phật tử thầy thường khai thác chủ đề không câu nệ giáo lý kinh viện mà chủ trương khai thác những tình tiết đời thường, bình dân, gần gũi dễ nắm bắt. Cốt là để thính chúng lĩnh hội, không sợ mình bị chê dở, thiếu uyên thâm Phật lý.

Tôi đồng ý với với thầy ấy liền, bởi với mặt bằng trình độ Gíao Pháp của Phật tử như hiện nay mà lúc nào lên Pháp tòa cũng thuyết ngôn những câu chữ nặng mùi luận văn luận án với đội quân thuật ngữ tăm tắp trong những đội hình nguyên lý, định đề thì chưa chắc đã mang lại lợi lạc cần có cho người nghe.

Cũng tinh thần đó, có lần nhận được câu hỏi của một nhóm Phật tử ngành giáo dục: Xin thầy cho chúng tôi biết vì sao thế giới chúng ta đang sống được gọi là cõi Dục giới ?, tôi liền lấy hình ảnh cái khóa như một dẫn dụ để đưa họ vào nội dung chủ đề. Cách trình bày của tôi đại khái như sau :

Các bạn biết không, cuộc sống này thật muôn hình vạn trạng.

Bao nhiêu thứ hiện hữu chung quanh chúng ta dường như đều có lý do để tồn tại. Núi cao biển rộng hay mưa nắng cỏ cây, sự có mặt của chúng đều nói lên một điều gì đó, rất cụ thể và rất thiết thực. Ngay cả xã hội con người cũng thế. mọi thứ gần xa đây đó từ cái cụ thể nhất như tiền bạc nhà cửa đến những khái niệm trừu tượng như tình yêu hạnh phúc hay lý tưởng, ...cho đến nghệ thuật, thi ca đều là sự tiếp nối của hôm qua, một sự tiếp nối như những sự phản ánh hùng hồn về quá khứ, về những quy luật nhân sanh.

Ở đây tôi muốn nói về sự có mặt của những ổ khóa.

Nghe đến từ "khóa" không ít người có cảm giác cái gì đó tù túng, bức bối và khác hơn là bí mật chưa giải tỏa.

Cõi người ta đi đâu cũng thấy sự hiện diện của những chiếc ổ khóa: khóa cổng, khóa cửa nhà, khóa xe, khóa tủ, khóa két sắt ngân hàng, khóa máy vi tính, cái khóa đã được nâng lên tầm văn bản thiết chế để trở thành hiến pháp, pháp luật như vũ khí hữu hiệu chặn đứng những tham vọng con người_những công dân,v.v...

Khóa để làm gì thế? tất nhiên là để đề phòng! Đề phòng ai? Thì đề phòng con người chứ còn ai vào đây nữa! Thì ra cùng cộng sinh trên thế gian nhỏ bé này, dẫu biết con người rất cần có nhau nhưng thật nghịch lýcon người luôn đề phòng bất tín nhau. Xét về mặt này, mỗi người là một thế giới, không ai tin ai, chẳng khác đang độc hành trong cuộc đời. Thật oái ăm thay.

Nhưng điều oái ăm hơn nữa là hiện thực này dường như cả loài người ai ai cũng coi như là một thuộc tính hiển nhiên, họ bình thản trong ý niệm mặc định để rồi ít ai có ý tưởng phải thay đổi hay làm giảm đi sự chi phối của nó.

Và rồi những sự việc phát sinh như một hệ quả tất yếu, mọi sự phòng vệ dù nghiêm ngặt tới đâu cũng có lúc bị phá vỡ. Kẻ đầu trộm đuôi cướp thì có vô số chiêu thức để bẻ khóa, phá khóa và cả mở khóa, cả mật mã ngân hàng còn bị tin tặc khám phá để cướp tiền, những tay hiểu luật thì khôn khéo lách luật để trục lợi “hợp pháp”,…Vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn. Xem ra những cái khóa kia không phải là giải pháp tuyệt đối an toàn!

Đến đây bạn sẽ hỏi tôi giải pháp nào là căn cơ để hóa giải hay chí ít là giảm thiểu sự nghi kỵ đề phòng nhau giữa con người với nhau? Xin thưa đó là giúp con người bớt tham lam. Nói gọn để dễ hiểu theo tinh thần này là: con người tạo ra các loại khóa kể cả camera là để đề phòng LÒNG THAM của con người chứ chẳng phải đề phòng con người bằng xương bằng thịt kia! Con người sở dĩ lấy trộm hay chiếm đoạt phi pháp của người khác đều có động lực, động lực đó chính là lòng tham. Một khi động lực không còn thì những hành vi kia cũng mất. Cho nên chuyển hóa tâm người bớt tham lam mới là giải pháp căn cơ.

Có thể hơi không tưởng một chút khi chúng ta nghĩ về một xã hội mà ở đó mọi người đều không còn tánh tham lam ích kỷ. Nếu quả như vậy thì những người thất nghiệp đầu tiên phải là những công ty chế tạo sản xuất khóa, bởi vì không còn ai mua vì không cần nữa( không ai lấy của ai). Rồi sẽ vắng bóng những phiên tòa xử án kẻ trôm cướp hung hăng, cũng bớt đi những nhà giam chuyên chứa chấp bất đắc dĩ những tay đạo chích yêu nghề(!). Biết là mơ ước xa vời cho vô số người nhưng chúng ta vẫn không từ bỏ ước nguyện này và có quyền kỳ vọng .

Cái cảnh:

          Đêm năm canh an giấc ngáy pho pho
          Thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ
                            (Hàn nho phong vị phú_ Nguyễn Công Trứ)

 …chẳng bao giờ là hiện thực sống động trong xã hội hiện tại và cả ngàn muôn thuở trước, có chăng là trong hoàn cảnh của Nguyễn Công Trứ do ông muốn trào lộng tạo hiệu ứng liên khởi cho cái nghèo thuở hàn vi của Uy Viễn tướng công thêm phần ý vị. Nhà chẳng có gì ( hàn nho) thì cửa không khép cũng chẳng ma nào thèm vào (!)

Đức Phật đã dạy rất rõ: thế giới chúng ta đang sống được mệnh danh là CÕI DỤC GIỚI. Xét nghĩa từng từ , CÕI là nơi chốn, là môi trường; DỤC là lòng tham; GIỚI chỉ cho thế giới được quy định bởi những thuộc tính nào đó. Gọi là cõi dục giới cũng có nghĩa là ở thế giới đó lòng tham chi phối bao trùm hết thảy cuộc sống. Lòng tham xúi giục con người trộm cướp của nhau, hối lộ tham những nhau, bớt xén tiền của nhà nước công ty một cách hợp pháp ( ăn cắptrí tuệ). Lòng tham khiến anh em tranh chấp gia tài đất đai cha mẹ để lại dẫn đến huynh đệ tương tàn thậm chí gây ra án mạng, lòng tham khiến thương nhân mua cân mốt bán chín lạng_ lường thăng tráo đấu_ hay cho những chất độc hại vào thực phẩm để thu hút thượng đế sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi, lòng tham khiến chủ thầu rút ruột công trình khiến hậu quả xảy ra sập cầu lún đường, nhà đổ gây tai nạn thảm thương, lòng tham khiến các quốc gia lân bang xua quân lấn chiếm đất đai biển đảo theo quy luật rừng rú mạnh được yếu thua, lòng tham khiến các chủ doanh nghiệp sợ ít lợi nhuận không chịu xử lý các nguồn khí nước thải khiến ô nhiễm môi trường biết bao người gánh chịu tật bệnh tràn lan,...Nói chung là tham lợi, tham danh, tham ăn uống,...

Và cả ngay trên dặm đường xuôi ngược con người cũng bộc lộ lòng tham rất rõ: tham không gian( vượt ẩu, chen lấn, giành đường lấn tuyến...) để đến nỗi gây kẹt xe và cả tai nạn cho người khác.

Đó là sản phẩm của lòng tham. Và cả loài người đều là nạn nhân của lòng tham, xã hội ngày càng xấu đi cũng bởi lòng tham. Bớt tham thì đời bớt khổ xét ra là lẽ đương nhiên rồi. Cho nên Đức Phật dạy tham đứng đầu gây ra tội lỗi (tham đẳng vi tông).

Đã nhận diện ra thủ phạm chính, chúng ta phải làm gì đây?

Trước hết là nhận diện lòng tham. Đức Phật dạy lộ trình tâm tham dục kinh qua ba bước hay ba trạng thái tất yếu: vị ngọt của dục( assàda ), sự nguy hiểm của dục( àdìnava ) và cuối cùng là sự xuất ly khỏi các dục( nissarana). Người bình thường( phàm nhân) như chúng ta quanh quẩn trong hai đặc tính đầu, chỉ có bậc Thánh mới đạt trạng thái xuất ly.

Tâm mỗi chúng ta đầy ắp những tham lam cũng đồng nghĩa đó là cõi Dục giới nội tâm, hàng trệu hàng tỷ cõi dục giới nội tâm ấy cộng cư tạo ra môi trường được mệnh danh là thế giới cõi dục. Khi dục tâm chưa hết tâm ta dung chứa đầy rẫy sự uế trược đích thị là Uế độ rồi( Ngũ trược ác thế ). Một khi thanh lọc để tâm hết ba độc trở nên thanh tịnh ai bảo đây không phải là Tịnh độ trong tâm. Nếu cộng đồng muôn người đều đạt được Tịnh độ tự tâm thì môi trường hoàn cảnh nơi đó tự khắc thanh tịnh: Tịnh độ nhân gian. Đây là mục đích của sự nghiệp tu tập theo Phật hạnh của tất cả chúng ta trong tinh thần: “ Hiện tại lạc trú” Đức Bổn Sư Gotama đã chỉ dạy.

Quay lại hiện tình xã hội, muốn cuộc sống tốt đẹp và trong lành hơn ( theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) không gì bằng giảm thiểutriệt tiêu lòng tham trong mỗi con người!. Hãy dạy dỗ cho con em chúng ta biết tiết chế lòng tham khi còn rất nhỏ để sau này khi lớn lên khỏi phải rơi vào cạm bẫy của tham tâm. Hãy nâng cao sự chuyển hóa trong mỗi công dân theo chiều hướng giảm thiểu lòng tham bằng sự tu dưỡng rèn luyện và có những kỹ năng vượt qua sự cám dỗ của bóng đen tham muốn phi pháp. Được như thế cuộc sống xã hội sẽ dần dần tốt đẹp hơn lên.

Khi ấy môi trường sống trên thế gian này không còn mang lấy một danh xưng nặng nề là CÕI DỤC GIỚI nữa. Con cháu chúng ta sẽ được hưởng một thế giới bình anhạnh phúc.

Mong thay !!!

Sài Gòn, 16.6.2015_ Thiên Hạnh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.