Cỗ xe bất bại

08/08/20154:13 CH(Xem: 13360)
Cỗ xe bất bại

CỖ XE BẤT BẠI
Thiên Hạnh

 

      Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích. Nhưng điều tiên quyếtphương tiện, phương tiện là tiền đề mà mục đích là hệ quả. Sẽ còn nhiều điều để nói, còn muôn sự để bàn, còn lắm việc để làm, còn bao vấn đề để tư duy, còn cơ man ký ức để hoài niệm,…Nhưng những người bạn đường đồng hành bất đắc dĩ vẫn còn đó chưa buông ( ba độc) khiến người lữ khách chông chênh mất phương hướng, cơ hồ sẽ gục ngã giữa lộ trình.

     Xin hãy trang bị cho mình cỗ xe cho hành trình sự sống, cho đích đến an lành trong lời giáo hướng của Đức Thế Tôn:

“…, này Ananda. Thánh đạo Tám ngành này, này Ananda, là đồng nghĩa với cỗ xe thù thắng, cỗ xe pháp này. Vô thượng là sự chinh phục trong chiến trận.

    Chánh tri kiến, này Ananda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si. Chánh tư duy, này Ananda, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si. Chánh ngữ... Chánh nghiệp... Chánh mạng... Chánh tinh tấn... Chánh niệm... Chánh định, này Ananda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.

   Này Ananda, chính với pháp môn này, các Ông cần phải hiểu như thế này: "Cỗ xe thù thắng, cỗ xe pháp, vô thượng là sự chinh phục trong chiến trận, là đồng nghĩa với Thánh đạo Tám ngành này".”

                                    ( Tương Ưng Bộ Kinh_tập V_Thiên Đại Phẩm_ phẩm Vô minh)

Trước hết dùng cỗ xe Tám ngành để vận hành trong thế giới tâm thức, nơi mà những thế lực mang tên tham sân si ngự trị hùng cứ chi phối lũng đoạn khiến mỗi cá thể chúng sanh phải đa đoan lên bờ xuống ruộng xưa nay. Môi trường này, bước tiên phong phải là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh niệm và dùng Chánh định để ổn cố và củng cố nơi được mệnh danh còn sâu xa hiểm yếu hơn cả sông dài biển lớn: tâm người ( dò sông dò biển dễ dò,….!)

Khi tâm đã được thấm nhuần tẩm tưới Tám Pháp chân chánh Thế Tôn truyền dạy, thì nhất cử nhất động mọi hành vi xử kỷ tiếp vật theo đó chân chánh đúng với quy luật tương sanh. Nương cỗ xe Thánh đạo tám ngành trên hành trình cuộc sống cũng đồng nghĩa đã hết sự liên minh như bóng với hình cùng kẻ đồng hành xưa naytà kiến, tà tư duy, tà nghiệp,..( sản phẩm cố hữu của tham lam, sân hận, si mê,…). Cỗ xe Bát Chánh đủ năng lực để giúp con người đi đúng hướng và vượt qua mọi trở lực.

Đức Phật đã nhấn mạnh sự tối yếu của giá trị thực hành pháp: “ …được tu tập, được làm cho viên mãn.” hình ảnh cỗ xechiến trận được Thế Tôn dùng biện pháp ẩn dụ càng tăng hiệu năng tác động tâm thức đồ chúng. Rằng sự hành trình là trường thử thách và sự nhiễu nhương cuộc đời quả như một chiến trường không khác.

 Chúng ta hãy cùng nhau tu tập Thánh đạo tám ngành_ Pháp Đức Phật đã giáo hướng_ để tự chuyển hóa tâm thức, chuyển hóa lối sống bản thân và góp phần chuyển hóa cuộc đời theo hướng tích cực.          

                    8.8.2015_ Thiên Hạnh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.