Xúc giác - Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

17/08/20153:40 SA(Xem: 18768)
Xúc giác - Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

XÚC GIÁC-CỘI NGUỒN TRÍ TUỆ
Nguyên tác: Sense Contact — the Fount of Wisdom,
trong “Thực Phẩm cho Tâm (Food for the Heart)” của Thiền sư Ajahn Chah.
Thường Huyễn chuyển ngữ

ajahn chahTất cả chúng ta tịnh hoá thân tâm trở thành những Tỳ-kheo, Sa-di[47] trong Tăng đoàn Phật giáo với mục đích chứng đạt được sự bình an. Vậy bình an thật sự là gì? Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó. Người ta có nhiều quan điểm riêng trong việc đi tìm bình an nhưng họ vẫn còn đầy dẫy hoài nghi, dao động, vẫn không chắc chắn nên chưa xây dựng nền móng vững chắc trong việc thực tập. Họ không thể nào đạt đến mục tiêu. Như thể chúng ta rời nhà, đi du lịch đến nhiều nơi khác nhau. Dù đang ngồi trong xe, trên tàu thuyền, không quan trọng ta đi nơi đâu, chỉ biết là chúng ta vẫn chưa phải là đã về đến nhà. Hễ khi nào chưa về đến nhà, chúng ta vẫn chưa cảm thấy thoải mái dễ chịu, chúng ta vẫn có việc chưa hoàn tất, còn có việc cần phải quan tâm đến. Đấy là bởi vì hành trình của chúng ta chưa hoàn tất, chưa đến nơi theo dự định. Chúng ta viếng thăm nhiều nơi để tìm sự giải thoát

Tất cả bạn, Tỳ-kheo và Sa-di ở đây, ai cũng muốn tìm thấy sự bình an. Ngay cả tôi, khi tôi còn trẻ, tìm kiếmtìm kiếm cũng vì mục đích được bình an này. Nơi nào đi qua, tôi đều không thoả nguyện. Đi vào rừng hay tham kiến nhiều vị thầy, nghe rất nhiều pháp thoại, tôi vẫn không cảm thấy vừa ý chút nào. Tại sao vậy?

Chúng ta tìm kiếm bình an ở những nơi bình an, nơi không có cảnh vật, không có âm thanh, không có mùi hương, không có vị ngon... cứ nghĩ rằng làm sao có một đời sống hoàn toàn tĩnh lặng như vậy là cách tìm thấy sự vừa lòng, bình an đang ở đấy.

Nhưngthật ra, nếu chúng ta sống rất tĩnh lặng ở những nơi không có gì, trí tuệ có thể phát sinh không? Chúng ta sẽ tỉnh thức mọi lúc mọi chuyện không? Hãy suy nghĩ điều ấy. Nếu mắt chúng ta không thấy được cảnh sắc, thế giới này giống cái gì? Nếu mũi không cảm nhận được mùi hương, thế giới này sẽ giống cái gì đây? Nếu thân này không có chút cảm thọ nào hết, thế giới này sẽ giống gì? Chỉ là giống một người mù, điếc, mũi, lưỡi đều không làm việc, thế thì người này đã hoàn toàn tê liệt. Còn gì nơi tấm thân này nữa? Người ta chỉ nghĩ rằng nếu họ đi đâu đó, nơi đó hoàn toàn không có gì xảy ra, thế là họ đã tìm thấy bình an. Chính tôi cũng từng có suy nghĩ như vậy, tự thân tôi, tôi đã từng nghĩ như vậy...

Khi còn là một Tăng sĩ trẻ, lúc ấy chỉ mới bắt đầu thực tập, tôi ngồi thiền và nghe sao âm thanh xung quanh quấy nhiễu tôi quá. Tôi nghĩ, “Tôi phải làm gì đây để cho tâm được an?” Thế nên, tôi lấy sáp ong và bông gòn nhét vào hai lỗ tai để không còn nghe gì nữa. Quả thật tôi không còn nghe tiếng gì nữa ngoại trừ tiếng o o trong tai. Tôi cho rằng như thế sẽ được bình an, nhưng không, vọng tưởng và mớ hỗn độn không phải phát sinh từ tai mà từ tâm tôi. Đấy chính là nơi cần được bình an.

Cũng có cách tìm bình an khác, dù đang ở đâu, bạn không muốn làm gì hết bởi vì nó gây trở ngại cho việc thực tập của bạn. Bạn không muốn quét cái sân hay làm gì khác, chỉ muốn được tĩnh lặng và tìm thấy bình an trong cách ấy. Vị thầy dạy bạn hãy giúp mọi người những việc vặt trong chùa hay làm tròn bổn phần thường ngày nhưng bạn không bận tâm vào đấy bởi vì bạn cảm thấy đấy chỉ là những việc bên ngoài.

Tôi thường lấy đệ tử của tôi ra làm ví dụ điển hình. Sư rất nỗ lực tu tậpxả bỏ, tuỳ duyên”, mong đạt được bình an. Tôi dạy công ánxả bỏ, hãy để mọi thứ tuỳ duyên đến đi” và Sư hiểu thông hãy thực tập công án để vạn pháp tuỳ duyên đến đi thật sự là bình an. Thật ra, ngay từ ngày Sư đến trú ở đây, Sư không muốn làm gì cả. Ngay cả khi gió thổi làm nửa bên mái thất bị hư, Sư cũng không quan tâm. Sư nói rằng đấy là những việc bên ngoài. Vì vậy, Sư không bận tâm sửa chữa lại. Khi nắng hay mưa lọt vào bên đó, Sư dời qua phía bên này. Chuyện đó không ảnh hưởng gì đến Sư hết. Việc của Sư là làm cho tâm được bình an thôi. Những việc khác là trò tiêu khiển, Sư không liên quan đến. Đó là quan điểm sống tu của Sư.

Một ngày tôi đi ngang qua thất của Sư và thấy cái mái bị hư.

Này, đây là thất của ai vậy?”

Có người nói với tôi đấy là thất của Sư, tôi nghĩ, “Thật là lạ...”. Tôi nói chuyện với Sư, giải thích cho Sư nhiều chuyện như là trách nhiệm đối với chỗ ở (senasanavatta) rằng “Chúng ta cần phải có một chỗ ở và chúng ta phải chăm sóc giữ gìn nó. “Để mọi thứ tuỳ duyên đến đi” không phải như chuyện Sư làm, nó không có nghĩa là trốn tránh trách nhiệm. Đó là việc làm của kẻ ngốc. Mưa dột bên này Sư dời sang bên khác, khi nắng rọi vào, Sư dời sang chỗ khác. Tại sao thế? Tại sao Sư không thấy phiền toái khi phải dời đến chỗ khác?” Tôi dạy cho Sư một bài học dài về điều này.

Khi tôi vừa dứt lời, Sư ấy cật vấn ngay: “Bạch Hòa thượng, đôi khi thầy dạy con bám vào và đôi khi thầy dạy con hãy để mọi thứ tuỳ duyên đến đi. Con không biết thầy muốn con làm gì đây? Ngay cả khi mái thất của con bị hư, con nghe lời thầy cứ để mọi thứ tuỳ duyên tự nhiên, nhưng thầy nói như thế cũng không đúng. Nhưng mà thầy luôn dạy con hãy để tự nhiên tuỳ duyên! Con không biết thầy đang muốn con làm gì đây nữa...?”

Bạn xem? Mọi người thường đều như thế. Họ có thể ngốc nghếch như thế đấy.

hình ảnh cảnh vật trong mắt bạn không? Nếu không có các cảnh vật bên ngoài, mắt bạn sẽ không nhìn thấy gì cả có phải không? Có âm thanh nào trong tai bạn không nếu âm thanh bên ngoài không tiếp xúc với tai? Nếu không có mùi hương bên ngoài liệu chúng ta có biết chúng không. Nguyên nhân là từ đâu? Hãy suy ngẫm lời Đức Thế Tôn dạy: “Tất cả các pháp[48] hình thành đều do có năng duyên (nhân). Nếu chúng ta không có tai, chúng tanghe được chăng? Nếu chúng ta không có mắt, chúng ta có thể thấy cảnh sắc được không? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý đấy là các năng duyên. Các pháp hình thành còn do các sở duyên, khi chúng hoại diệt bởi vì các năng duyên bị hoại diệt. Duyên hệ quả hình thành, năng duyên phải có mặt trước hết.

Nếu chúng ta cho rằng bình an trú ở nơi không có cảm giác, thế thì trí tuệ làm sao phát sinh? Nó có nhân duyên và kết quả không? Chúng ta không có đối tượng gì để thực tập cả sao? Nếu chúng ta phàn nàn âm thanh ồn ào thế thì ở đâu có âm thanh chúng ta không được bình an. Chúng ta nghĩ rằng nơi đó không tốt. Bất cứ nơi nào có cảnh sắc chúng ta nói nơi đó không bình an. Nếu trường hợp muốn được bình an, phải chăng chúng ta phải là người mù, điếc, người mà các giác quan đều không hoạt động nữa? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này...

Thật lạ quá. Khổ khởi sinh từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý. Vì vậy chúng ta nên là người mù sao? Nếu chúng ta không thấy gì hết có thể sẽ tốt hơn. Người không có chút phiền não khởi lên phải là một người vừa mù vừa điếc. Như vậy có đúng không?...”

Tôi suy nghĩ đủ cách nhưng tất cả đều sai. Nếu giả thiết của tôi đúng, vậy người mù và điếc đều chứng quả cả rồi. Họ hoàn toàn không có phiền não nào khởi lên từ nơi mắt và tai. Có nhiều nhân duyên. Nơi nào sự vật phát sinh, tại đó đoạn diệt; ngay tại nơi đó, chúng ta phải đình chỉ tất cả chúng. Nơi nào nhân khởi lên, nơi đó chúng ta phải quán sát.

Thật ra, các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý có thể dễ dàng khởi lên cùng với trí tuệ nếu chúng ta nhận ra được chúng chính là chúng. Nếu không nhận ra được, chúng ta phải từ chối chúng, nói chúng ta không muốn nhìn cảnh sắc, không muốn nghe âm thanh, v.v..., bởi vì chúng quấy rầy chúng ta. Nếu chúng ta cắt mất năng duyên chúng ta sẽ quán sát gì đây? Hãy suy ngẫm điều ấy. Đâu là nhân và quả? Đây là suy nghĩ sai quấy trong chúng ta.

Đấy là lý do tại sao chúng ta được khuyến nhắc phải tự điều phục. Tự điều phục chính là Giới. Điều phục giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, đấy là chúng ta giữ giới và nhờ đó chúng ta có định. Nhớ lại câu chuyện của Tôn giả Xá-lợi-phất. Trước khi ngài trở thành vị Tỳ-kheo trong Tăng đoàn Phật giáo, ngài gặp Tôn giả Assaji đang trên đường đi khất thực. Thấy Tôn giả, ngài nghĩ,

Vị Sư này thật lạ thường. Vị ấy bước không quá nhanh, không quá chậm, y của vị ấy được quấn gọn gàng, ngay thẳng, phong thái thật tự tại”. Xá-lợi-phất ngưỡng mộ Tôn giả Assaji ngay và bước đến đảnh lễ hỏi:

Thưa Tôn giả, Tôn giả là ai?”

Tôi là một Sa-môn”.

Thầy của Tôn giả là ai?”

Thầy của tôi là Đức Phật Gotama”.

Thế Đức Phật Gotama đã dạy những gì?”

Ngài dạy tất cả các pháp sinh khởi do các duyên. Chúng diệt là do bởi các nhân duyên diệt”.

Khi Xá-lợi-phất hỏi về Phật pháp, Tôn giả Assaji chỉ giải thích ngắn gọn, ngài nói về nhân và quả. Các pháp sinh khởi do có nhân. Nhân khởi trước rồi đến kết quả. Khi kết quả đoạn diệt thì nhân phải đoạn diệt trước. Đó là những gì Đức Thế Tôn dạy, và bấy nhiêu đó cũng đã quá đủ đối với Xá-lợi-phất.49

Đây là nhân để Pháp sinh khởi. Lúc bấy giờ, Xá-lợi-phất có mắt, có tai, có mũi, lưỡi, thân và ý. Tất cả các giác quan nguyên vẹn. Nếu Tôn giả không có giác quan sẽ có đủ các nhân để trí tuệ phát sinh nơi ngài không? Ngài sẽ không giác tỉnh tí nào hết phải không? Thế mà hầu hết chúng ta lại sợ tiếp xúc. Sợ tiếp xúc hoặc muốn tiếp xúc nhưng trí tuệ không khởi sinh từ nơi ấy: thay vào đó chúng ta cứ luôn nuông chiều theo mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, thích thúchạy theo trần cảnh lúc nào không hay. Sự tình là như thế. Các giác quan này có thể lôi kéo chúng ta vui vẻ và tham đắm hay chúng có thể làm cho tri thứctrí tuệ phát sinh.

Chúng vừa làm hại vừa mang lại lợi lạc tuỳ theo ta có sáng suốt hay không.

Thế nên, bây giờ chúng ta phải hiểu rằng, xuất gia và bước vào thực tập, chúng ta phải vận dụng tất cả cho việc tu tập. Ngay cả điều xấu, bất lợi. Chúng ta đều nên nhận biết chúng rõ ràng. Tại sao? Để chúng ta có thể nhận ra chân lý, sự thật. Khi chúng ta nói đến thực tập, chúng ta không đơn giản nói đến những điều tốt, làm chúng ta hài lòng. Không phải như thế. Trên thế giới này, có thứ làm chúng ta ưa thích, có thứ không. Những thứ này đều cùng tồn tại trong thế giới này chứ không phải ở một thế giới khác. Thông thường cái gì chúng ta thích thì chúng ta muốn có, ngay cả đối với đệ tử Tỳ-kheo và Sa-di. Cho dù Tăng hay Sa-di, cái gì chúng ta không muốn thì không thích liên hệ đến nó, chúng ta chỉ muốn liên hợp với cái chúng ta thích mà thôi. Bạn thấy không? Đây là sự lựa chọn theo sở thích của chúng ta. Những gì không thích, chúng ta không muốn thấy hay nhận biết chúng.

Quả thật, Đức Thế Tôn muốn chúng ta kinh nghiệm mọi thứ. Lokavidu - quán sát thế giới này và nhận biết nó một cách rõ ràng. Nếu chúng ta không biết sự thật về thế giới rõ ràng, chúng ta có thể đi đâu đây. Sống trong thế giới, chúng ta phải hiểu thế giới. Các bậc Thánh Hiền trong quá khứ bao hàm cả Đức Thế Tôn sống trong đời đều sống với những thứ này, giữa những con người còn đấy u minh lừa dối. Họ chứng đạt chân lý ngay trong thế giới phàm trần, chớ không phải ở đâu cả. Họ không trốn chạy đến thế giới khác để tìm chân lý, nhưng họ đạt được trí tuệ. Họ chế ngự được các giác quan của họ, thực tậpnội quán những thứ này và biết rõ chúng như chúng đang là.

Do vậy, Đức Thế Tôn dạy chúng ta nhận biết ngay tầng căn bản đó là cảm thọ qua các giác quan, ngay khi các giác quan tiếp xúc sáu trần cảnh. Mắt tiếp xúc với cảnh sắc và chuyển thông tin vào trong trở thành cảnh sắc, tai tiếp xúc với âm thanh, mũi tiếp xúc với mùi hương, lưỡi tiếp xúc với vị, thân thể tiếp xúc với cảm thọ, tỉnh thức ngay nơi ấy. Bất cứ nơi nào tỉnh giác khởi lên, nơi đó chúng ta hãy quán sátnhận biết rõ sự vật như chúng đang là. Nếu không nhận biết rõ ràng những điều này như chúng đang là, chúng ta sẽ bị rơi vào trạng huống, hoặc là thích hoặc ghét chúng. Nơi những cảm thọ này khởi lên chính là nơi chúng tathể đạt được chánh đẳng giác, nơi trí tuệ có thể phát sinh.

Chúng ta không muốn bị nhận chìm trong cảm thọ thích, ghét ấy. Đức Thế Tôn dạy chúng ta phải biết điều phục, nhưng điều phục không có nghĩa chúng ta không thấy gì cả, không nghe, không ngửi, không nếm, không cảm giác hay không suy nghĩ. Đó không phải là ý Ngài muốn nói. Nếu các hành giả không hiểu biết điều này thì ngay khi họ thấy hay nghe gì họ co rúm lại và chạy trốn. Họ không tiếp xúc với sự vật. Họ trốn chạy, cho rằng do bởi dây dưa những sự vật ấy, cuối cùng sẽ làm mất đi năng lượng của họ, rằng họ đã vượt qua những thứ ấy rồi. Nhưng họ sẽ không. Họ sẽ không vượt quá hơn gì hết. Nếu họ trốn chạy, không nhận biết rõ ràng sự thật về chúng, rồi sau những thứ ấy lại xuất hiện và bị dính mắc trở lại.

Ví dụ, những hành giả, những vị mà không bao giờ vừa ý khi họ đang ở trong tu viện, trong rừng, hay trong núi. Họ lang thang “dhutangahành hương” nhìn ngó cái này, nhìn ngó cái kia, nghĩ rằng họ sẽ tìm thấy sự vừa ý theo cách ấy. Họ đi và rồi họ trở lại... không thấy gì hết. Họ cố gắng lên vùng núi cao...”À! Đây là nơi ta cần, ta đã quyết định đúng.” Họ cảm thấy bình an được vài ngày rồi lại cảm giác mệt mỏi khi ở đó. “Ồ, được, ta đi xuống miền biển”. “À, ở đây thật đẹp và mát mẻ. Chỗ này sẽ làm cho ta vừa ý”. Sau một thời gian, họ cũng lại cảm thấy chán miền biển. Nhàm chán ở trong rừng, nhàm chán ở trên núi, nhàm chán ở miền biển, nhàm chán mọi thứ. Đó không phải là nhàm chán hoàn cảnh đúng nghĩa,[49] theo Chánh kiến, đó chỉ đơn thuần là một sự nhàm chán, một thứ Tà kiến vậy. Quan điểm của họ không tương hợp với cuộc sống hiện tại môi trường xung quanh.

Khi họ quay trở về tu viện... “Bây giờ, ta sẽ làm gì đây? Ta đã đi khắp nơi và rồi trở về tay không”. Vì vậy họ lìa y bát. Tại sao họ hoàn tục? Bởi vì họ không nắm vững được một chút kinh nghiệm thực tập nào, họ không thấy biết gì cả; lên hướng bắc và không thấy được gì; xuống miền biển, lên núi cao, vào rừng sâu vẫn không thấy biết được gì hết. Thế nên, chấm hết... họ “chết.” Đấy là tiến trình. Bởi vì họ luôn trốn chạy cuộc sống hiện tại. Như thế trí tuệ chẳng bao giờ phát sinh.

Hãy lấy một ví dụ khác. Giả sử có một vị sư, vị ấy quyết định ở lại với cuộc sống hiện tại, không bỏ chạy. Vị ấy bảo vệ chính mình. Vị ấy quán sát chính mình và cũng biết rõ những người đến ở với vị ấy. Vị ấy luôn đối mặt với thử thách. Ví dụ, vị trí của một trụ trì. Nếu ai đó trụ trì một tu viện, có rất nhiều thử thách thường xuyên phải đối diện, có một dòng sự kiện liên tục chảy qua đòi hỏi phải chú tâm. Tại sao vậy? Bởi vì người ta luôn đặt nghi vấn. Nghi vấn không bao giờ kết thúc nên bạn phải luôn tỉnh giác. Bạn phải luôn luôn giải quyết vấn đề cho chính mình và cho người khác. Đó là bạn luôn luôn tỉnh thức. Trước khi bạn có thể chợp ngủ lơ mơ, họ đánh thức bạn dậy với vấn đề mới khác. Cho nên điều này khiến bạn trầm tư, cân nhắc và hiểu mọi sự. Bạn trở nên thiện xảo: thiện xảo mọi việc nơi bạn và nơi người khác. Thiện xảo trong mọi tình huống.

Thiệnxảo này khởi lên từ tiếp xúc, từ va chạmgiải quyết ổn thoả, từ không bỏ cuộc. Chúng ta không bỏ chạy về phương diện vật lý nhưng chúng ta bỏ chạy trong tâm, dùng trí tuệ của chúng ta. Chúng ta hiểu rõ với trí tuệ ngay đây, chúng ta không chạy trốn sự việc.

Đấylà cội nguồn của trí tuệ. Người ta phải hoạt động, phải tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ví như sống trong một tu viện lớn như thế này, chúng ta phải giúp bảo quản những đồ vật ở đây. Nhìn việc này theo một phía, bạn có thể nói đó là phiền toái. Sống với nhiều Tăng và Sa-di, với nhiều cư sĩ Phật tử đến đến đi đi, nhiều phiền toái có thể phát sinh. Vâng, tôi thừa nhận... nhưng chúng ta phải sống trong hoàn cảnh này để nuôi lớn trí tuệ, và dẹp sạch ngu muội. Chúng ta đi đường nào? Chúng ta sẽ tu học để dẹp sạch ngu muội hay làm lớn thêm ngu muội của chúng ta?

Chúng ta phải tư duy. Khi nào mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý tiếp xúc với sáu trần, chúng ta phải tự chủthận trọng. Khi cảm thấy khổ não, hãy tự hỏi mình ai đang khổ đây? Tại sao khổ này phát sinh? Trụ trì một tu viện phải trông nom dạy bảo các đệ tử. Có thể khổ đấy. Chúng ta phải nhận biết khi khổ vừa khởi lên. Nhận biết rõ khổ. Nếu sợ khổ và không muốn giáp mặt với nó, chúng ta sẽ đi đâu để chiến bại với nó? Nếu khổ xuất hiện và không nhận diện được đó, làm thế nào chúng ta có thể đối phó với nó? Điều này hết sức quan trọng - chúng ta phải nhận diện rõ khổ.

Thoát khỏi khổ có nghĩa là biết rõ con đường thoát ly khổ, không có nghĩa là trốn chạy khỏi nơi nào có mặt khổ. Làm như thế bạn chỉ có thể mang khổ theo bên mình mà thôi. Khi khổ ló dạng đâu đó, bạn lại trốn chạy tiếp tục, như vậy sẽ không vượt qua được khổ, không nhận biết được khổ.

Nếu muốn hiểu khổ, bạn phải quán sáthoàn cảnh trong tầm tay. Giáo huấn còn ghi rằng nơi nào khó khăn xuất hiện, tại nơi đó phải được giàn xếp ngay. Nơi nào có khổ, chính nơi đó cũng có sự không khổ. Khổ diệt ngay nơi nó phát sinh. Nếu khổ khởi lên, bạn phải tư duy quán sát ngay đó, đừng chạy trốn nó. Bạn nên làm nó lắng xuống ngay nơi đó. Người bỏ chạy tránh khổ là người ngốc nghếch nhất trên đời. Anh ta cứ mãi làm cho khối mê muội trong anh to dần lên không bao giờ đình chỉ.

Chúng ta phải hiểu rõ: khổ không gì khác, đó là Sự thật đầu tiên, phải thế không? Có phải bạn xem điều này như là chuyện không may mắn phải không? Dukkha sacca, samudaya sacca, nirodha sacca, magga sacca... (Sự thật về Khổ, sự thật về nguyên nhân của Khổ, sự thật về sự diệt Khổ, sự thật về con đường diệt Khổ).[50] Trốn chạy, không dám đương đầu với những khổ này không phải là đang thực tập theo Chánh pháp. Bạn đã từng nhận ra sự thật về Khổ chưa? Nếu trốn thoát khổ, chúng ta sẽ không bao giờ biết nó như thế nào. Khổ là điều chúng ta cần nhận diện - nếu không quán sát, khi nào bạn sẽ nhận diện được nó? Không bằng lòng ở đây, bỏ đi đến đằng kia, khi không bằng lòng ở đằng kia, bạn lại bỏ đi. Bạn luôn luôn chạy đó đây. Nếu đó là cách bạn thực tập, bạn sẽ chạy đua với Ác ma khắp đất nước này.

Đức Thế Tôn bảo chúng tathoát ly” với trí tuệ. Giả sử bạn giậm phải gai nhọn hay mảnh chai. Khi bước đi, nó làm bạn nhói đau, đôi khi cũng không đau. Đôi khi giẫm lên đá, hay gốc cây, chân bạn đau vô cùng, bạn nhận cảm giác xung quanh bàn chân mình. Nhưng tìm hoài dưới bàn chân không thấy gì cả, bạn nhún vai bước tiếp và lại thấy nhói đau. Bạn bước lên một vật gì, cơn đau lại trổi dậy.

Sự việc này xảy ra nhiều lần. Nguyên nhân của cái đau ấy là gì? Nguyên nhân là do miếng mảnh chai hay gai nhọn đâm vào chân bạn. Cái đau thường xuyên trổi dậy. Bất cứ khi nào cái đau khởi lên, bạn có thể quán sát cảm giác nơi chân, nhưng khi tìm không thấy vật lạ gì, bạn lại bỏ qua. Một lúc sau, lại thấy đau, bạn lại nhìn xuống chân lần nữa.

Khi có khổ phát sinh, bạn phải chú ý đến nó, đừng chỉ nhìn qua loa thờ ơ. Khi đau khởi lên... “Ồ... cái gai vẫn còn ở đó”. Cứ khi đau khởi lên, suy nghĩ lại khởi lên theo rằng cái gai đó phải lấy ra mới được. Nếu bạn không lể lấy nó ra, sau này sẽ thêm đau mà thôi. Cái đau ấy cứ trở đi trở lại, cho đến khi nào trong bạn khởi lên sự mong muốn tột cùng được rút cái gai ấy ra. Đỉnh điểm là lúc bạn nhất quyết phải lấy cái gai ấy ra ngay, dù rằng làm này khiến bạn rất đau!  

Việc nỗ lực trong tu tập của chúng ta cũng giống như thế. Đau ở đâu, xoa bóp ngay chỗ đó, chúng ta phải quán sát. Sẵn sàng đối diện với khó khăn. Lấy cái gai trong chân ra, đẩy nó ra. Tâm bạn dính mắc ở chỗ nào, bạn phải để ý ngay. Khi quan sát, bạn sẽ nhận biết, thấy rõ nó và có kinh nghiệm về nó như đó đang như vậy.

Nhưng việc thực tập của chúng ta phải không dao động, phải bền bĩ. Người ta gọi là viriyarambha, nghĩa là dốc hết sức tinh tấn liên tục. Ví dụ, khi nào cảm giác đau buốt nơi chân, bạn phải tự nhắc nhở mình lấy cái gai ra, phải nhất quyết lể nó ra. Cũng thế, khi khổ khởi dậy trong tâm, chúng ta phải có sự quyết tâm không thối chuyển, cố gắng nhổ bật phiền não ra ngoài, đoạn trừ sạch chúng. Sự quyết tâm này phải luôn hiện diện, không được lơi là vắng mặt dù trong giây lát. Sau rốt, phiền não sẽ khuất phục, chúng ta dọn sạch chúng dễ dàng.

Thế nên bàn về hạnh phúc và khổ đau, chúng ta làm gì đây? Nếu không có những điều kiện này, chúng ta sẽ nhờ duyên gì làm động lực thúc đẩy trí tuệ sớm phát sinh? Nếu không có nhân, làm sao có quả? Các pháp khởi lên đều bởi do nhân. Chính vì nhân diệt nên quả diệt. Đó là nguyên lý, nhưng hầu hết chúng ta không hiểu rõ về nó. Người ta chỉ muốn trốn chạy đau khổ. Cách ứng xử này rất thiển cận. Thật ra, chúng ta cần biết thế giớichúng ta đang sống, chúng ta không phải chạy trốn ở nơi nào cả. Bạn nên suy nghĩ cẩn thận việc ở lại đối diện hay đi là đúng đắn.

Hạnh phúcđau khổ ở đâu? Bất cứ điều gì, chúng ta cũng đừng nắm giữ, đừng bám víu, đừng dồn hết sự quan tâm vào đó như thể nó không có mặt ở đó. Khổ sẽ không còn nữa. Khổ phát sinh là từ hữu (bhava). Nếu có hữu, tức có sanh. Upādāna - nghĩa là bám víu hay tham chấp - đây là điều kiện tiên quyết tạo nên khổ. Nơi đâu khổ khởi dậy, hãy quan sát kỹ nó. Đừng nhìn đâu xa xôi, hãy nhìn ngay vào trong giờ phút hiện tại. Hãy quán sát ngay chính thân và tâm của mình. Khi khổ có mặt... “Tại sao có khổ?” Quán sát ngay đây. Khi hạnh phúc đến, nguyên nhân gì đưa đến hạnh phúc đó? Quán sát ngay đấy. Những cảm thọ này khởi sinh ở đâu, hãy chánh niệm. Cả hai hạnh phúc và khổ đau khởi lên từ tham chấp vậy.

Các hành giả dày dặn kinh nghiệm đã quán chiếu tâm của họ theo cách này. Tất cả chỉ là sinh rồi diệt. Không có một thực thể nào tồn tại cả. Họ quán chiếu từ mọi góc độ và nhận diện ra rằng không có gì nơi tâm này, không có gì bền vững. Chỉ có sinh và diệt, diệt và sinh, không có thực thể nào lâu bền cả. Trong lúc đi hay ngồi, họ nhận diện các pháp theo cách này. Nơi nào họ quán chiếu, chỉ có khổ, thế thôi. Giống như một trái banh to bằng sắt, nó chỉ bị nổ tung trong lò luyện kim. Toàn một khối nóng rực. Nếu bạn chạm vào đỉnh nó, sẽ thấy rất nóng, chạm xung quanh cũng thấy nóng, nóng mọi chỗ. Không chỗ nào trên nó mát lạnh cả.    

Tại đây, nếu không cân nhắc những điều này chúng ta không biết gì về chúng. Chúng ta phải nhận diện chúng một cách rõ ràng. Đừng lệ thuộc vào sự vật hay sự việc gì, đừng rơi vào “sanh” nữa. Hãy nhận biết dòng diễn biến của sanh. Những suy nghĩ như “Ồ, ta không thể đồng ý với người ấy, anh ta làm mọi việc đều sái quấy,...” sẽ không còn khởi lên. Hay nghĩ, “Tôi rất thích như thế, như thế...”, những tư tưởng này cũng không khởi lên nữa. Chỉ một điều duy nhất còn sót lại, lời nói tùy duyên theo những tiêu chuẩn thế gian quy ước rằng thích hay không thích, còn trong tâm nghĩ theo hướng khác. Lời nói bên ngoài và tâm riêng biệt nhau. Chúng ta cần phải dùng những quy ước thế gian để truyền thông với nhau nhưng bên trong tâm chúng ta hoàn toàn trống rỗng. Tâm vượt lên trên những thói quen quy ước ấy. Chúng ta phải mang tâm siêu vượt lên giống như vậy. Đây là chỗ an trú của bậc Thánh. Chúng ta phải thực tập với mục tiêu này. Đừng rơi vào lưới nghi.

Trước khi bắt đầu thực tập, tôi tự nghĩ, “Đạo Phật là đây, dành cho tất cả, nhưng tại sao có người thực tập, có người không? Có người thực tập nhưng chỉ trong một thời gian ngắn rồi từ bỏ. Có người kiên trì thực tập, không bỏ nửa chừng, không đầu hàng? Tại sao vậy?” Rồi tôi tự giải đáp cho mình, “Ồ... Tôi sẽ quên đi thân và tâm này trong mọi hoàn cảnh và cố tu theo từng đường tơ kẻ tóc trong lời dạy của Đức Thế Tôn. Tôi sẽ đạt đuợc trí tuệ trong đời sống này... bởi vì nếu không đạt được tôi vẫn sẽ bị chìm trong biển khổ. Tôi sẽ buông bỏ tất cả và quyết định thực tập tinh tấn, khó khăn gian khổ không còn có ý nghĩa gì nữa, tôi sẽ kham nhẫn, tôi sẽ kiên trì. Nếu không thực tập như thế tôi sẽ chỉ cưu mang hoài nghi mà thôi.

Suy nghĩ như vậy, tôi tập trung thân tâm vào thực tập. Tôi không quan tâm hạnh phúc, khổ đau hay khó khăn gì nữa cả, tôi phải kham nhẫn, tôi phải thực tập. Tôi quán chiếu cả cuộc đời mình như chỉ một ngày đêm. Tôi từ bỏ hết. Tôi tự nhủ: “Mình sẽ hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn, sẽ hành theo giáo pháp để hiểu rõ - Tại sao thế giới huyễn hoặc này quá khốn khổ vậy?” Tôi muốn biết, tôi muốn thông suốt giáo pháp, nên tôi đã trở lại thực tập Pháp.

Đixuất gia, chúng ta đã gạt bỏ bao nhiêu lạc thú thế gian? Xuất giamục đích tốt đẹp nên chúng ta từ bỏ tất cả, không gì chúng ta không từ bỏ. Mọi thứ trên thế gian này như sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, cảm xúc dễ chịu... , con người ta đắm chìm hưởng thụ, chúng ta đều dẹp sang một bên, đều quăng bỏ hết. Chúng ta biết rõ chúng. Thế nên các hành giả phải bằng lòng điều kiện cuộc sống vừa đủ và không tham luyến. Dù nói hay ăn hay bất cứ việc gì, chúng ta đều biết đủ: ăn đơn giản, ngủ đơn giản, sống đơn giản. Giống như họ thường nói “một người bình thường”, một người sống đơn giản. Càng thực tập bạn càng biết sống vừa đủ trong cuộc sống tu tập của mình. Bạn sẽ nhận diệnnội tâm mình.  

Giáo pháp là paccattam, bạn phải nhận chân giáo pháp ở nơi chính mình. Nhận biết nơi chính mình có nghĩa là thực tập nơi chính mình. Bạn có thể dựa vào vị thầy chỉ năm mươi phần trăm trên con đường tu tập của mình mà thôi. Ngay cả lời dạy hôm nay tôi nói với bạn, tự thân nó hoàn toàn vô dụng, dù là nó có giá trị nhưng chỉ trong việc nghe. Nhưng nếu bạn tin tưởng nó bởi vì từ miệng tôi nói, vậy bạn đã không áp dụng lời Phật dạy một cách đúng đắn rồi.

Nếubạn hoàn toàn tin tưởng tôi thì ra bạn ngờ nghệch quá. Nghe lời dạy thấy lợi ích của nó, vận dụng nó vào việc thực tập chính mình, nhận chân nó từ chính mình, tự mình thực hành, ... đây mới là hữu dụng hơn nhiều vậy. Bạn sẽ nhận chân vị ngọt của giáo pháp nơi chính bạn.

Đấylà lý do tại sao Đức Thế Tôn không nói chi tiết về những kết quả của thực tập, bởi vì có nhiều điều không thể diễn tả bằng lời được. Điều đó cũng giống như mô tả màu sắc khác nhau đối với một người mù từ lúc sơ sinh. Ví dụ nói “Ồ, nó màu trắng đấy”, hay “nó có màu vàng sáng”.... Bạn không thể chuyển tải hết màu sắc cho họ được. Bạn có thể cố gắng hết sức mình nhưng nó không mang lại kết quả gì hết.

Đức Thế Tôn nhấn mạnh việc thực tập nơi mỗi cá nhân - chính bạn nhận biết rõ ràng. Nếu chính mình nhận biết rõ ràng, bạn sẽ có sự chứng minh rõ ràng cho tự thân. Dù lúc đứng, đi, ngồi hay nằm bạn sẽ thoát khỏi sự hoài nghi. Dù rằng ai đó nói “Sự thực tập của bạn là không đúng, hoàn toàn sai rồi”, bạn vẫn không dao động bởi vì bạn đã có thử nghiệm rồi.

Một hành giả bất cứ ở nơi nào đều phải sống trong giáo pháp như vậy. Những người khác không thể nói cho bạn biết, tự mình phải nhận biết. Sammādiṭṭhi, tức Chánh kiến phải có mặt nơi đó. Tất cả mọi người trong chúng ta đều phải thực tập phải như vậy. Thực tập đúng đắn dù chỉ trong một tháng không cần năm hay mười mùa an cư cũng rất quý rồi.

Các giác quan của chúng ta phải luôn hoạt động. Nhận biết vừa ý hay không vừa ý, tỉnh thức ngay lúc cảm thọ thích hay không thích xuất hiện. Nhận biết hiện tượng và còn nhận biết tính chất siêu việt của nó nữa. Sự hiện tướng bên ngoài và tính siêu việt bên trong của nó đều phải được nhận diện cùng một lúc. Thiện và ác đều phải được nhận diện đồng thời, cùng một lúc. Đây là kết quả của thực tập giáo pháp.

Thế nên bất cứ điều gì mang lại lợi lạc cho chính mình hay mọi người, bất cứ sự thực tập nào mang lợi ích cho bản thân và người khác được gọi là “hành theo giáo pháp Đức Thế Tôn”. Tôi thường nói điều này. Những việc làm xong, mọi người dường như lãng quên. Ví dụ, công việc trong bổn tự, những quy tắc của thực tập, v.v.... Tôi thường nhắc đi nhắc lại chúng nhưng mọi người dường như không quan tâm đến. Một số người không biết, một số lười biếng, không bận tâm, một số lấy chỗ này vứt chỗ kia tán loại thêm.

Nhưng đó là cội nguồn để trí tuệ phát sinh. Nếu chúng ta đến những nơi, ở đó không có chuyện gì phát sinh, chúng ta sẽ thấy gì nào? Ví dụ, lấy thức ăn. Nếu thức ăn không có chút mùi vị gì, nó có ngon không? Nếu một người điếc, anh ta sẽ nghe được gì chứ? Nếu không nhận thức được gì cả, liệu bạn có gì để nghiền ngẫm đây? Nếu không có khó khăn nào hết, có gì nữa đâu để giải quyết? Hãy suy nghĩ việc thực tập theo cách như vậy.

Mộtlầnkhi tôi đến sống ở miền bắc. Lúc bấy giờ tôi đang sống chung với nhiều vị Tăng, tất cả họ lớn hơn tôi nhưng thọ giới sau tôi, vừa chỉ mới vào được hai hay ba mùa an cư. Khi ấy tôi tu được mười hạ rồi. Sống với những vị Tăng lớn tuổi này, tôi quyết định làm thêm một số bổn phận khác - nhận bát của họ, giặt y cho họ, đổ ống nhổ, v.v....Tôi không nghĩ làm việc này vì một cá nhân nào, chỉ đơn thuần là để tôi duy trì việc thực tập. Nếu ai khác không làm bổn phận, tôi cũng sẽ làm luôn. Tôi thấy đó là một cơ hội tốt cho tôi tích tụ thêm công đức. Suy nghĩ đó làm tôi cảm thấy dễ chịu và giúp cho tôi có một cảm giác thoải mái.

Vào dịp lễ Uposatha[51] tôi biết có nhiều bổn phận cần thiết phải làm. Tôi đi dọn dẹp sạch sẽ hội trường làm lễ Uposatha, chuẩn bị nước rửa và nước uống. Những người khác không biết gì về những công việc này, họ chỉ đứng nhìn. Tôi không trách họ, bởi vì họ không biết. Tự tôi làm mọi công việc, sau khi làm xong tôi cảm thấy vui với chính mình, tôi rất sung sướng và có nhiều năng lượng ...trong việc thực tập của tôi.

Bất cứ khi nào tôi cũng có thể làm gì đó trong tu viện, dù trong thất của tôi hay của người khác, nếu thấy nó dơ, tôi lau chùi sạch ngay. Tôi không làm đặc biệt dành cho ai cả, tôi không làm để gây ấn tượng với ai, đơn giản tôi làm để duy trì việc thực tập mình cho tốt. Dọn sạch phòng ốc, nội thất chỉ là dọn sạch tâm của chính bạn.

Bây giờ đây là đôi điều tất cả bạn nên ghi nhớ. Bạn không phải lo lắng về sự hoà hợp, nó tự nhiên có mặt thôi. Sống với nhau trong giáo pháp, luôn rèn luyện tâm mình ý thức hòa ái và tự nhiếp phục, như vậy sẽ không có vấn đề rắc rối nào phát sinh cả. Nếu có công việc nặng phải làm mọi người cùng giúp đỡ nhau và không bao lâu, công việc sẽ hoàn tất, mọi việc thật đơn giản, nhẹ nhàng. Đó là cách tốt nhất.

Tôi đã kinh qua nhiều công việc và tôi lấy đó làm cơ hội để thăng tiến trong việc thực tập. Ví dụ, sống trong tu viện lớn, chư Tăng, tập sự Sa-di thường có thể nhất trí với nhau giặt y vào một ngày nào đó. Tôi đi chuẩn bị và nhóm lửa đun một nồi nước gỗ mít sôi lên.[52]Một số vị Tăng chờ ai đó đun nước gỗ mít rồi đến bỏ y vào giặt thôi, giặt xong, họ mang y về thất của họ phơi lên rồi đánh một giấc. Họ không chịu nhóm lửa, cũng không dọn dẹp sau khi giặt y... họ nghĩ họ đã làm tốt rồi, họ là người thông minh. Thật là ngốc nghếch cực độ. Những người này chỉ làm tăng thêm mớ ngốc nghếch chính mình bởi vì họ không làm gì cả, họ để mọi việc cho người khác làm. Họ chờ đến khi mọi thứ sẵn sàng liền đến sử dụng nó, thật quá dễ dàng cho họ quá. Điều này khiến khối vô minh nơi họ sâu dày hơn. Những việc như thế chẳng mang lại kết quả lợi ích nào cho họ hết.

Nhiều người quan niệm ngu xuẩn như thế. Họ lẩn tránh công việc được giao và nghĩ rằng ứng xử của họ rất thông minh nhưng ngược lại việc họ làm thật khờ dại. Nếu có loại quan niệm như vậy, chúng ta sẽ không tu tập lâu bền đâu.

Do vậy, mỗi khi nói, ăn hay làm bất cứ việc gì, hãy quán sát nơi bạn. Bạn có thể muốn sống thoải mái, ăn thoải mái, ngủ thoải mái, v.v... nhưng bạn không thể hành động theo ý muốn được. Chúng ta đến đây để làm gì? Nếu thường tự phản tỉnh như vậy chúng ta sẽ có chánh niệm, sẽ không lãng quên, sẽ luôn tỉnh thức mọi lúc. Được tỉnh thức như vậy, bạn sẽ tinh tấn thực tập trong mọi oai nghi. Nếu bạn không tinh tấn thực tập, mọi thứ sẽ khác ngay... Ngồi, bạn ngồi theo kiểu mình thích, bạn ở thành phố, lúc bước đi, bạn bước giống như bạn đang đi dạo phố... bạn chỉ muốn đi dạo chơi loanh quanh trong thành phố với cư sĩ mà thôi.

Nếu không nỗ lực thực tập, tâm sẽ nghiêng theo xu hướng ấy. Bạn chưa giữ vững lập trường, chưa điều phục nổi tâm mình, bất đắc dĩ bạn chỉ cho phép ý nghĩ thói quen đó theo làn gió thoảng qua tâm chút thôi. Đấy cũng gọi là chiều theo bản tánh xưa nay. Giống như đứa trẻ, nếu chúng ta nuông chiều mọi thứ nó muốn, nó sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan không? Nếu cha mẹ nuông chiều theo sở thích của con cái, thế có tốt không? Ngay cả lúc đầu họ chiều ở một mức độ nào đó, song phải khuyên dạy, đôi lúc còn phải phạt tội quất roi vào mông, vì sợ, nên chúng sẽ không hư hỏng nữa. Thuần phục tâm của chúng ta cũng phải như thế. Bạn phải biết chính mình và làm thế nào để rèn luyện chính mình. Nếu bạn không biết làm thế nào để rèn luyện tâm mình, chờ động lực bên ngoài, mong ai đó đến giúp luyện giùm tâm cho, bạn chắc chắn sẽ phải gặp rắc rối.

Thế nên đừng cho rằng bạn không thể thực tập ở ngay nơi đây. Thực tập không có giới hạn không gian nào cả. Ngay lúc đứng, bước đi, ngồi hay nằm, bạn luôn có thể thực tập. Ngay cả lúc đang quét dọn sân chùa hay ngắm mặt trời, bạn đều có thể nhận chân giáo pháp. Nhưng bạn phải làm cho chánh niệm luôn có mặt. Tại sao thế? Bởi vì bạn có thể nhận chân giáo pháp mọi lúc, mọi nơi nếu bạn tinh tấn hành thiền.

Đừng xao lãng. Hãy lưu ý, tỉnh giác. Trong khi đi khất thực, có một vài loại cảm thọ khởi lên và chúng đều là thiện pháp. Khi trở về tự viện, độ ngọ, có rất nhiều thiện pháp cho bạn quán sát. Nếu bạn luôn kiên trì nỗ lực thực tập, mọi việc đều là đối tượng để trầm tư, như thế sẽ đạt được trí tuệ, bạn sẽ nhận chân được giáo pháp. Đây còn gọi là Dhamma-vicaya, tức Trạch pháp - một trong những yếu tố giác ngộ.[53] Nếu có chánh niệm, sẽ có dhamma-vicaya, nó xuất hiện như một hệ quả tất nhiên. Đây là những yếu tố đạt đến giác ngộ. Nếu có chánh niệm, chúng ta sẽ không quán sát các pháp một cách qua loa, tất cả được quy chiếu trong pháp, trong thực tập giáo pháp. Vạn pháp đều là đối tượng để thực tập nhận diện giáo pháp.

Nếu đạt đến giai đoạn này tức chúng ta thực tập tỉnh giác không kể ngày hay đêm, tinh cần liên tục không còn nhớ đến thời gian nữa. Chẳng có gì làm suy yếu tinh thần tu tập của chúng ta, hoặc nếu có, chúng ta ngay tức khắc nhận biết nó. Hãy giữ ý thức “trạch pháp” - dhamma-vicaya trong tâm của chúng ta không gián đoạn. Nếu sự thực tập của chúng ta nhu nhuyến như một dòng chảy, tâm sẽ hướng đến thích thú trạng thái này. Trạng thái phỉ lạc đây sẽ không tắt ngấm nếu đối tượng khác chưa xuất hiện... “Tôi nghĩ tôi sẽ đi một chuyến du lịch đến chỗ kia, hay có lẽ đến chỗ này... thành phố đó chắc đẹp hơn...” Người trong thế giới thường có suy nghĩ như thế. Và rồi không lâu sau việc thực tập sẽ bị bóp chết.

Thế nên tự bạn hãy kiên trì thực tập. Không chỉ ngồi nhắm mắt bạn mới phát triển được tuệ giác. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thường trực với ta nên phải luôn tỉnh giác. Hãy học hỏi mọi lúc. Nhìn cây cối, thú vật, tất cả đều có thể là cơ hội để học hỏi. Mang chúng vào trong tâm. Nhận diện rõ ràng trong tâm mình. Nếu có cảm thọ ảnh hưởng tâm, nhận biết rõ ràng chúng, đừng bỏ qua điều gì cả.

Hãy lấy một so sánh dễ hiểu: Việc nung gạch. Bạn từng thấy một lò nung gạch chưa? Họ đốt lửa khoảng 6-7 tấc trước lò gạch, khói cuộn bay vào bên trong. Quán sát minh hoạ này bạn có thể dễ hiểu việc thực tập hơn. Làm một viên gạch nung đúng cách bạn phải để lửa như thế để khói cuộn hết vào trong, không chút bay ra ngoài. Tất cả hơi nóng ùa vào trong lò và công việc nung hoàn tất rất nhanh.

Chúng ta - những hành giả thực tập giáo pháp hãy quán chiếu, kinh nghiệm các pháp theo cách này. Tất cả cảm thọ của chúng ta phát sinh trong tâm sẽ được Chánh kiến soi rọi. Thấy cảnh sắc, nghe âm thanh, ngửi mùi hương, nếm vị, và v.v..., tâm kéo chúng vào bên trong để Chánh kiến chuyển hoá. Các cảm thọ như vậy trở thành kinh nghiệm và tạo động lực hình thành trí tuệ


[47]Sa-di hay vị tập sự xuất gia.

[48]Thuật ngữ dhamma có thể dùng trong nhiều cách. Trong pháp thoại này, Ngài Ajahn Chah nóiDhamma có nghĩa là những lời dạy của Đức Thế TônDhamma là sự vật, sự việc, và Dhamma còn là chứng nghiệm “Chân lý” tối hậu.

[49]Đó là nibbida, không hứng thú với những cám dỗ của cõi Dục giới.

[50] Sự thật về Khổ, sự thật về nguyên nhân Khổ, sự thật về đoạn diệt Khổ và sự thật về con đường chấm dứt Khổ: Tứ Diệu Đế hay còn gọi Bốn Sự thật cao thượng, Bốn Chân lý cao thượng.

[51]Ngày Bố-tát, tổ chức mỗi nữa tháng, chư Tăng Ni sám hối trước đại chúng và tụng giới luậtPāṭimokkha.

[52]Những vị Tăng tu trong rừng núi thỉnh thoảng lấy lõi gỗ cây mít đun sôi. Sau khi được đun sôi, nước có màu vàng sậm, dùng nước này để nhuộm đồng thời giặt y.

[53]Bojjjhanga - Thất Bồ-đề phầnsati, niệm; dhamma-vicaya, trạch phápviriya, tinh tấnpīti, hỷ;passaddhi, khinh ansamādhi, định; và upekkhā, xả.
(Đạo Phật Khất Sĩ)


NGUYÊN TÁC ANH NGỮ:

Sense Contact — the Fount of Wisdom 

All of us have made up our minds to become bhikkhus and samaneras [47] in the Buddhist Dispensation in order to find peace. Now what is true peace? True peace, the Buddha said, is not very far away, it lies right here within us, but we tend to continually overlook it. People have their ideas about finding peace but still tend to experience confusion and agitation, they still tend to be unsure and haven't yet found fulfillment in their practice. They haven't yet reached the goal. It's as if we have left our home to travel to many different places. Whether we get into a car or board a boat, no matter where we go, we still haven't reached our home. As long as we still haven't reached home we don't feel content, we still have some unfinished business to take care of. This is because our journey is not yet finished, we haven't reached our destination. We travel all over the place in search of liberation.

All of you bhikkhus and samaneras here want peace, every one of you. Even myself, when I was younger, searched all over for peace. Wherever I went I couldn't be satisfied. Going into forests or visiting various teachers, listening to Dhamma talks, I could find no satisfaction. Why is this?

We look for peace in peaceful places, where there won't be sights, or sounds, or odors, or flavors... thinking that living quietly like this is the way to find contentment, that herein lies peace.

But actually, if we live very quietly in places where nothing arises, can wisdom arise? Would we be aware of anything? Think about it. If our eye didn't see sights, what would that be like? If the nose didn't experience smells, what would that be like? If the tongue didn't experience flavors what would that be like? If the body didn't experience feelings at all, what would that be like? To be like that would be like being a blind and deaf man, one whose nose and tongue had fallen off and who was completely numb with paralysis. Would there be anything there? And yet people tend to think that if they went somewhere where nothing happened they would find peace. Well, I've thought like that myself, I once thought that way...

When I was a young monk just starting to practice, I'd sit in meditation and sounds would disturb me, I'd think to myself, "What can I do to make my mind peaceful?" So I took some beeswax and stuffed my ears with it so that I couldn't hear anything. All that remained was a humming sound. I thought that would be peaceful, but no, all that thinking and confusion didn't arise at the ears after all. It arose at the mind. That is the place to search for peace.

To put it another way, no matter where you go to stay, you don't want to do anything because it interferes with your practice. You don't want to sweep the grounds or do any work, you just want to be still and find peace that way. The teacher asks you to help out with the chores or any of the daily duties but you don't put your heart into it because you feel it is only an external concern.

I've often brought up the example of one of my disciples who was really eager to "let go" and find peace. I taught about "letting go" and he accordingly understood that to let go of everything would indeed be peaceful. Actually right from the day he had come to stay here he didn't want to do anything. Even when the wind blew half the roof off hiskuti he wasn't interested. He said that that was just an external thing. So he didn't bother fixing it up. When the sunlight and rain streamed in from one side he'd move over to the other side. That wasn't any business of his. His business was to make his mind peaceful. That other stuff was a distraction, he wouldn't get involved. That was how he saw it.

One day I was walking past and saw the collapsed roof.

"Eh? Whose kuti is this?"

Someone told me whose it was, and I thought, "Hmm. Strange..." So I had a talk with him, explaining many things, such as the duties in regard to our dwellings, thesenasanavatta. "We must have a dwelling place, and we must look after it. "Letting go" isn't like this, it doesn't mean shirking our responsibilities. That's the action of a fool. The rain comes in on one side so you move over to the other side, then the sunshine comes out and you move back to that side. Why is that? Why don't you bother to let go there?" I gave him a long discourse on this; then when I'd finished, he said,

"Oh, Luang Por, sometimes you teach me to cling and sometimes you teach me to let go. I don't know what you want me to do. Even when my roof collapses and I let go to this extent, still you say it's not right. And yet you teach me to let go! I don't know what more you can expect of me..."

You see? People are like this. They can be as stupid as this.

Are there visual objects within the eye? If there are no external visual objects would our eyes see anything? Are there sounds within our ears if external sounds don't make contact? If there are no smells outside would we experience them. Where are the causes? Think about what the Buddha said: All dhammas [48] arise because of causes. If we didn't have ears would we experience sounds? If we had no eyes would we be able to see sights? Eyes, ears, nose, tongue, body and mind — these are the causes. It is said that all dhammas arise because of conditions, when they cease it's because the causal conditions have ceased. For resulting conditions to arise, the causal conditions must first arise.

If we think that peace lies where there are no sensations would wisdom arise? Would there be causal and resultant conditions? Would we have anything to practice with? If we blame the sounds, then where there are sounds we can't be peaceful. We think that place is no good. Wherever there are sights we say that's not peaceful. If that's the case then to find peace we'd have to be one whose senses have all died, blind, and deaf. I thought about this...

"Hmm. This is strange. Suffering arises because of eyes, ears, nose, tongue, body and mind. So should we be blind? If we didn't see anything at all maybe that would be better. One would have no defilements arising if one were blind, or deaf. Is this the way it is?"...

But, thinking about it, it was all wrong. If that was the case then blind and deaf people would be enlightened. They would all be accomplished if defilements arose at the eyes and ears. There are the causal conditions. Where things arise, at the cause, that's where we must stop them. Where the cause arises, that's where we must contemplate.

Actually, the sense bases of the eye, ear, nose, tongue, body, and mind are all things which can facilitate the arising of wisdom, if we know them as they are. If we don't really know them we must deny them, saying we don't want to see sights, hear sounds, and so on, because they disturb us. If we cut off the causal conditions what are we going to contemplate? Think about it. Where would there be any cause and effect? This is wrong thinking on our part.

This is why we are taught to be restrained. Restraint is sila. There is the sila of sense restraint: eyes, ears, nose, tongue, body and mind: these are our sila, and they are oursamadhi. Reflect on the story Sariputta. At the time before he became a bhikkhu he saw Assaji Thera going on almsround. Seeing him, Sariputta thought,

"This monk is most unusual. He walks neither too fast nor too slow, his robes are neatly worn, his bearing is restrained." Sariputta was inspired by him and so approached Venerable Assaji, paid his respects and asked him,

"Excuse me, sir, who are you?"

"I am a samana."

"Who is your teacher?"

"Venerable Gotama is my teacher."

"What does Venerable Gotama teach?"

"He teaches that all things arise because of conditions.

When they cease it's because the causal conditions have ceased."

When asked about the Dhamma by Sariputta, Assaji explained only in brief, he talked about cause and effect. Dhammas arise because of causes. The cause arises first and then the result. When the result is to cease the cause must first cease. That's all he said, but it was enough for Sariputta. [49]

Now this was a cause for the arising of Dhamma. At that time Sariputta had eyes, he had ears, he had a nose, a tongue, a body and a mind. All his faculties were intact. If he didn't have his faculties would there have been sufficient causes for wisdom to arise for him? Would he have been aware of anything? But most of us are afraid of contact. Either that or we like to have contact but we develop no wisdom from it: instead we repeatedly indulge through eyes, ears, nose, tongue, body and mind, delighting in and getting lost in sense objects. This is how it is. These sense bases can entice us into delight and indulgence or they can lead to knowledge and wisdom.

They have both harm and benefit, depending on our wisdom.

So now let us understand that, having gone forth and come to practice, we should take everything as practice. Even the bad things. We should know them all. Why? So that we may know the truth. When we talk of practice we don't simply mean those things that are good and pleasing to us. That's not how it is. In this world some things are to our liking, some are not. These things all exist in this world, nowhere else. Usually whatever we like we want, even with fellow monks and novices. Whatever monk or novice we don't like we don't want to associate with, we only want to be with those we like. You see? This is choosing according to our likes. Whatever we don't like we don't want to see or know about.

Actually the Buddha wanted us to experience these things. Lokavidu — look at this world and know it clearly. If we don't know the truth of the world clearly then we can't go anywhere. Living in the world we must understand the world. The Noble Ones of the past, including the Buddha, all lived with these things, they lived in this world, among deluded people. They attained the truth right in this very world, nowhere else. They didn't run off to some other world to find the truth. But they had wisdom. They restrained their senses, but the practice is to look into all these things and know them as they are.

Therefore the Buddha taught us to know the sense bases, our points of contact. The eye contacts forms and sends them "in" to become sights. The ears make contact with sounds, the nose makes contact with odors, the tongue makes contact with tastes, the body makes contact with tactile sensations, and so awareness arises. Where awareness arises is where we should look and see things as they are. If we don't know these things as they really are we will either fall in love with them or hate them. Where these sensations arise is where we can become enlightened, where wisdom can arise.

But sometimes we don't want things to be like that. The Buddha taught restraint, but restraint doesn't mean we don't see anything, hear anything, smell, taste, feel or think anything. That's not what it means. If practitioners don't understand this then as soon as they see or hear anything they cower and run away. They don't deal with things. They run away, thinking that by so doing those things will eventually lose their power over them, that they will eventually transcend them. But they won't. They won't transcend anything like that. If they run away not knowing the truth of them, later on the same stuff will pop up to be dealt with again.

For example, those practitioners who are never content, be they in monasteries, forests, or mountains. They wander on "dhutanga pilgrimage" looking at this, that and the other, thinking they'll find contentment that way. They go, and then they come back... didn't see anything. They try going to a mountain top..."Ah! This is the spot, now I'm right." They feel at peace for a few days and then get tired of it. "Oh, well, off to the seaside." "Ah, here it's nice and cool. This'll do me fine." After a while they get tired of the seaside as well... Tired of the forests, tired of the mountains, tired of the seaside, tired of everything. This is not being tired of things in the right sense, [50] as Right View, it's simply boredom, a kind of Wrong View. Their view is not in accordance with the way things are.

When they get back to the monastery..."Now, what will I do? I've been all over and come back with nothing." So they throw away their bowls and disrobe. Why do they disrobe? Because they haven't got any grip on the practice, they don't see anything; go to the north and don't see anything; go to the seaside, to the mountains, into the forests and still don't see anything. So it's all finished... they "die." This is how it goes. It's because they're continually running away from things. Wisdom doesn't arise.

Now take another example. Suppose there is one monk who determines to stay with things, not to run away. He looks after himself. He knows himself and also knows those who come to stay with him. He's continually dealing with problems. For example, the Abbot. If one is an Abbot of a monastery there are constant problems to deal with, there's a constant stream of things that demand attention. Why so? Because people are always asking questions. The questions never end, so you must be constantly on the alert. You are constantly solving problems, your own as well as other people's. That is, you must be constantly awake. Before you can doze off they wake you up again with another problem. So this causes you to contemplate and understand things. You become skillful: skillful in regard to yourself and skillful in regard to others. Skillful in many, many ways.

This skill arises from contact, from confronting and dealing with things, from not running away. We don't run away physically but we "run away" in mind, using our wisdom. We understand with wisdom right here, we don't run away from anything.

This is a source of wisdom. One must work, must associate with other things. For instance, living in a big monastery like this we must all help out to look after the things here. Looking at it in one way you could say that it's all defilement. Living with lots of monks and novices, with many laypeople coming and going, many defilements may arise. Yes, I admit... but we must live like this for the development of wisdom and the abandonment of foolishness. Which way are we to go? Are we going to live in order to get rid of foolishness or to increase our foolishness?

We must contemplate. Whenever eyes, ears, nose, tongue, body or mind make contact we should be collected and circumspect. When suffering arises, who is suffering? Why did this suffering arise? The Abbot of a monastery has to supervise many disciples. Now that may be suffering. We must know suffering when it arises. Know suffering. If we are afraid of suffering and don't want to face it, where are we going to do battle with it? If suffering arises and we don't know it, how are we going to deal with it? This is of utmost importance — we must know suffering.

Escaping from suffering means knowing the way out of suffering, it doesn't mean running away from wherever suffering arises. By doing that you just carry your suffering with you. When suffering arises again somewhere else you'll have to run away again. This is not transcending suffering, it's not knowing suffering.

If you want to understand suffering you must look into the situation at hand. The teachings say that wherever a problem arises it must be settled right there. Where suffering lies is right where non-suffering will arise, it ceases at the place where it arises. If suffering arises you must contemplate right there, you don't have to run away. You should settle the issue right there. One who runs away from suffering out of fear is the most foolish person of all. He will simply increases his stupidity endlessly.

We must understand: suffering is none other than the First Noble Truth, isn't that so? Are you going to look on it as something bad? Dukkha sacca, samudaya sacca, nirodha sacca, magga sacca... [51] Running away from these things isn't practicing according to the true Dhamma. When will you ever see the Truth of Suffering? If we keep running away from suffering we will never know it. Suffering is something we should recognize — if you don't observe it when will you ever recognize it? Not being content here you run over there, when discontent arises there you run off again. You are always running. If that's the way you practice you'll be racing with the Devil all over the country!

The Buddha taught us to "run away" using wisdom. For instance: suppose you had stepped on a thorn or splinter and it got embedded in your foot. As you walk it occasionally hurts, occasionally not. Sometimes you may step on a stone or a stump and it really hurts, so you feel around your foot. But not finding anything you shrug it off and walk on a bit more. Eventually you step on something else, and the pain arises again.

Now this happens many times. What is the cause of that pain? The cause is that splinter or thorn embedded in your foot. The pain is constantly near. Whenever the pain arises you may take a look and feel around a bit, but, not seeing the splinter, you let it go. After a while it hurts again so you take another look.

When suffering arises you must note it, don't just shrug it off. Whenever the pain arises..."Hmm... that splinter is still there." Whenever the pain arises there arises also the thought that that splinter has got to go. If you don't take it out there will only be more pain later on. The pain keeps recurring again and again, until the desire to take out that thorn is constantly with you. In the end it reaches a point where you make up your mind once and for all to get out that thorn — because it hurts!

Now our effort in the practice must be like this. Wherever it hurts, wherever there's friction, we must investigate. Confront the problem, head on. Take that thorn out of your foot, just pull it out. Wherever your mind gets stuck you must take note. As you look into it you will know it, see it and experience it as it is.

But our practice must be unwavering and persistent. They call it viriyarambha — putting forth constant effort. Whenever an unpleasant feeling arises in your foot, for example, you must remind yourself to get out that thorn, don't give up your resolve. Likewise, when suffering arises in our hearts we must have the unwavering resolve to try to uproot the defilements, to give them up. This resolve is constantly there, unremitting. Eventually the defilements will fall into our hands where we can finish them off.

So in regard to happiness and suffering, what are we to do? If we didn't have these things what could we use as a cause to precipitate wisdom? If there is no cause how will the effect arise? All dhammas arise because of causes. When the result ceases it's because the cause has ceased. This is how it is, but most of us don't really understand. People only want to run away from suffering. This sort of knowledge is short of the mark. Actually we need to know this very world that we are living in, we don't have to run away anywhere. You should have the attitude that to stay is fine... and to go is fine. Think about this carefully.

Where do happiness and suffering lie? Whatever we don't hold fast to, cling to or fix on to, as if it weren't there. Suffering doesn't arise. Suffering arises from existence (bhava).If there is existence then there is birth. Upadana — clinging or attachment — this is the pre-requisite which creates suffering. Wherever suffering arises look into it. Don't look too far away, look right into the present moment. Look at your own mind and body. When suffering arises..."Why is there suffering?" Look right now. When happiness arises, what is the cause of that happiness? Look right there. Wherever these things arise be aware. Both happiness and suffering arise from clinging.

The cultivators of old saw their minds in this way. There is only arising and ceasing. There is no abiding entity. They contemplated from all angles and saw that there was nothing much to this mind, nothing is stable. There is only arising and ceasing, ceasing and arising, nothing is of any lasting substance. While walking or sitting they saw things in this way. Wherever they looked there was only suffering, that's all. It's just like a big iron ball which has just been blasted in a furnace. It's hot all over. If you touch the top it's hot, touch the sides and they're hot — it's hot all over. There isn't any place on it which is cool.

Now if we don't consider these things we know nothing about them. We must see clearly. Don't get "born" into things, don't fall into birth. Know the workings of birth. Such thoughts as, "Oh, I can't stand that person, he does everything wrongly," will no longer arise. Or, "I really like so and so...", these things don't arise. There remain merely the conventional worldly standards of like and dislike, but one's speech is one way, one's mind another. They are separate things. We must use the conventions of the world to communicate with each other, but inwardly we must be empty. The mind is above those things. We must bring the mind to transcendence like this. This is the abiding of the Noble Ones. We must all aim for this and practice accordingly. Don't get caught up in doubts.

Before I started to practice, I thought to myself, "The Buddhist religion is here, available for all, and yet why do only some people practice while others don't? Or if they do practice, they do so only for a short while then give up. Or again those who don't give it up still don't knuckle down and do the practice? Why is this?" So I resolved to myself, "Okay... I'll give up this body and mind for this lifetime and try to follow the teaching of the Buddha down to the last detail. I'll reach understanding in this very lifetime... because if I don't I'll still be sunk in suffering. I'll let go of everything else and make a determined effort, no matter how much difficulty or suffering I have to endure, I'll persevere. If I don't do it I'll just keep on doubting."

Thinking like this I got down to practice. No matter how much happiness, suffering or difficulty I had to endure I would do it. I looked on my whole life as if it was only one day and a night. I gave it up. "I'll follow the teaching of the Buddha, I'll follow the Dhamma to understanding — Why is this world of delusion so wretched?" I wanted to know, I wanted to master the Teaching, so I turned to the practice of Dhamma.

How much of the worldly life do we monastics renounce? If we have gone forth for good then it means we renounce it all, there's nothing we don't renounce. All the things of the world that people enjoy are cast off: sights, sounds, smells, tastes and feelings... we throw them all away. And yet we experience them. So Dhamma practitioners must be content with little and remain detached. Whether in regard to speech, in eating or whatever, we must be easily satisfied: eat simply, sleep simply, live simply. Just like they say, "an ordinary person," one who lives simply. The more you practice the more you will be able to take satisfaction in your practice. You will see into your own heart.

The Dhamma is paccattam, you must know it for yourself. To know for yourself means to practice for yourself. You can depend on a teacher only fifty percent of the way. Even the teaching I have given you today is completely useless in itself, even if it is worth hearing. But if you were to believe it all just because I said so you wouldn't be using the teaching properly.

If you believed me completely then you'd be foolish. To hear the teaching, see its benefit, put it into practice for yourself, see it within yourself, do it yourself... this is much more useful. You will then know the taste of Dhamma for yourself.

This is why the Buddha didn't talk about the fruits of the practice in much detail, because it's something one can't convey in words. It would be like trying to describe different colors to a person blind from birth, "Oh, it's so white," or "it's bright yellow," for instance. You couldn't convey those colors to them. You could try but it wouldn't serve much purpose.

The Buddha brings it back down to the individual — see clearly for yourself. If you see clearly for yourself you will have clear proof within yourself. Whether standing, walking, sitting or reclining you will be free of doubt. Even if someone were to say, "Your practice isn't right, it's all wrong," still you would be unmoved, because you have your own proof.

A practitioner of the Dhamma must be like this wherever he goes. Others can't tell you, you must know for yourself. Sammaditthi, Right View, must be there. The practice must be like this for every one of us. To do the real practice like this for even one month out of five or ten rains retreats would be rare.

Our sense organs must be constantly working. Know content and discontent, be aware of like and dislike. Know appearance and know transcendence. The Apparent and the Transcendent must be realized simultaneously. Good and evil must be seen as co-existent, arising together. This is the fruit of the Dhamma practice.

So whatever is useful to yourself and to others, whatever practice benefits both yourself and others, is called "following the Buddha." I've talked about this often. The things which should be done, people seem to neglect. For example, the work in the monastery, the standards of practice and so on. I've talked about them often and yet people don't seem to put their hearts into it. Some don't know, some are lazy and can't be bothered, some are simply scattered and confused.

But that's a cause for wisdom to arise. If we go to places where none of these things arise, what would we see? Take food, for instance. If food doesn't have any taste is it delicious? If a person is deaf will he hear anything? If you don't perceive anything will you have anything to contemplate? If there are no problems will there be anything to solve? Think of the practice in this way.

Once I went to live up north. At that time I was living with many monks, all of them elderly but newly ordained, with only two or three rains retreat. At the time I had ten rains. Living with those old monks I decided to perform the various duties — receiving their bowls, washing their robes, emptying their spittoons and so on. I didn't think in terms of doing it for any particular individual, I simply maintained my practice. If others didn't do the duties I'd do them myself. I saw it as a good opportunity for me to gain merit. It made me feel good and gave me a sense of satisfaction.

On the uposatha [52] days I knew the required duties. I'd go and clean out the uposathahall and set out water for washing and drinking. The others didn't know anything about the duties, they just watched. I didn't criticize them, because they didn't know. I did the duties myself, and having done them I felt pleased with myself, I had inspiration and a lot of energy in my practice.

Whenever I could do something in the monastery, whether in my own kuti or others, if it was dirty, I'd clean up. I didn't do it for anyone in particular, I didn't do it to impress anyone, I simply did it to maintain a good practice. Cleaning a kuti or dwelling place is just like cleaning rubbish out of your own mind.

Now this is something all of you should bear in mind. You don't have to worry about harmony, it will automatically be there. Live together with Dhamma, with peace and restraint, train your mind to be like this and no problems will arise. If there is heavy work to be done everybody helps out and in no long time the work is done, it gets taken care of quite easily. That's the best way.

I have come across some other types, though... although I used it as an opportunity to grow. For instance, living in a big monastery, the monks and novices may agree among themselves to wash robes on a certain day. I'd go and boil up the jackfruit wood. [53]Now there'd be some monks who'd wait for someone else to boil up the jackfruit wood and then come along and wash their robes, take them back to their kutis, hang them out and then take a nap. They didn't have to set up the fire, didn't have to clean up afterwards... they thought they were on a good thing, that they were being clever. This is the height of stupidity. These people are just increasing their own stupidity because they don't do anything, they leave all the work up to others. They wait till everything is ready then come along and make use of it, it's easy for them. This is just adding to one's foolishness. Those actions serve no useful purpose whatsoever to them.

Some people think foolishly like this. They shirk the required duties and think that this is being clever, but it is actually very foolish. If we have that sort of attitude we won't last.

Therefore, whether speaking, eating or doing anything whatsoever, reflect on yourself. You may want to live comfortably, eat comfortably, sleep comfortably and so on, but you can't. What have we come here for? If we regularly reflect on this we will be heedful, we won't forget, we will be constantly alert. Being alert like this you will put forth effort in all postures. If you don't put forth effort things go quite differently... Sitting, you sit like you're in the town, walking, you walk like you're in the town... you just want to go and play around in the town with the laypeople.

If there is no effort in the practice the mind will tend in that direction. You don't oppose and resist your mind, you just allow it to waft along the wind of your moods. This is called following one's moods. Like a child, if we indulge all its wants will it be a good child? If the parents indulge all their child's wishes is that good? Even if they do indulge it somewhat at first, by the time it can speak they may start to occasionally spank it because they're afraid it'll end up stupid. The training of our mind must be like this. You have to know yourself and how to train yourself. If you don't know how to train your own mind, waiting around expecting someone else to train it for you, you'll end up in trouble.

So don't think that you can't practice in this place. Practice has no limits. Whether standing, walking, sitting or lying down, you can always practice. Even while sweeping the monastery grounds or seeing a beam of sunlight, you can realize the Dhamma. But you must have sati at hand. Why so? Because you can realize the Dhamma at any time at all, in any place, if you ardently meditate.

Don't be heedless. Be watchful, be alert. While walking on almsround there are all sorts of feelings arising, and it's all good Dhamma. When you get back to the monastery and are eating your food there's plenty of good Dhamma for you to look into. If you have constant effort all these things will be objects for contemplation, there will be wisdom, you will see the dhamma. This is called dhamma-vicaya, reflecting on Dhamma. It's one of the enlightenment factors. [54] If there is sati, recollection, there will be dhamma-vicaya as a result. These are factors of enlightenment. If we have recollection then we won't simply take it easy, there will also be inquiry into Dhamma. These things become factors for realizing the Dhamma.

If we have reached this stage then our practice will know neither day or night, it will continue on regardless of the time of day. There will be nothing to taint the practice, or if there is we will immediately know it. Let there be dhamma-vicaya within our minds constantly, looking into Dhamma. If our practice has entered the flow the mind will tend to be like this. It won't go off after other things..."I think I'll go for a trip over there, or perhaps this other place... over in that province should be interesting..." That's the way of the world. Not long and the practice will die.

So resolve yourselves. It's not just by sitting with your eyes closed that you develop wisdom. Eyes, ears, nose, tongue, body and mind are constantly with us, so be constantly alert. Study constantly. Seeing trees or animals can all be occasions for study. Bring it all inwards. See clearly within your own heart. If some sensation makes impact on the heart, witness it clearly for yourself, don't simply disregard it.

Take a simple comparison: baking bricks. Have you ever seen a brick-baking oven? They build the fire up about two or three feet in front of the oven, then the smoke all gets drawn into it. Looking at this illustration you can more clearly understand the practice. Making a brick kiln in the right way you have to make the fire so that all the smoke gets drawn inside, none is left over. All the heat goes into the oven, and the job gets done quickly.

We Dhamma practitioners should experience things in this way. All our feelings will be drawn inwards to be turned into Right View. Seeing sights, hearing sounds, smelling odors, tasting flavors and so on, the mind draws them all inward to be converted into Right View. Those feelings thus become experiences which give rise to wisdom.
(http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/chah/heartfood.html#sense



    Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
    Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
    Tạo bài viết
    Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
    Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
    Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.