Ra đời trong nhung lụa, chiêm nghiệmcuộc đời qua những được, mất, hơn, thua… mà sự mất mát đầu tiên là cha chết quá sớm để thấy nhân tình thế thái đổi thay thế nào. Mẹ mất khi còn bụng mang dạ chửa, chưa đủ thời gian để chữ hiếu được tròn, trong lòng chưa nguôi những hối tiếc. Khổ não hơn hết là thấy mất phương hướng với cuộc đời này khi kịp nhận ra trong cái mình được sẵn có cái người mất, trong cái may đã chứa cái mầm của họa hoạn. Sống thế nào với mớ nhân quả như vậy? Ba chìm bảy nổi cũng chỉ ngụp lặn trong buồn vui lẫn lộn. Không có cái gì thực sự gọi là vui sướnglâu dài ở cuộc đời này.
Ông xã vô tình đọc được bảy chỗ tìm tâm trong kinh Lăng nghiêm, buông hết mọi việc, từ kẻ không chay được một ngày thành kẻ chay trường, tự lo, tự tính, không phiền hà đến vợ con. Ngay cả những việc vợ cần chồng phiền, ông cũng bỏ ngang không đếm xỉa. Tôi như con chim bị chặt cánh khi đang mất phương hướng giữa trời giông bão, rơi ngay vào đống kinh kệgiảng giải của HT.Trúc Lâm. Chỉ vì tôi muốn biết vì sao người ta có thể bỏ hết sự nghiệp và những dục lạc ở đời vì một đống sách cũ. Tôi như kẻ sắp chết bám được phao thuyền. Mạch sống trổi dậy. Bởi Lục tổ nói chúng ta có sẵn cái tâm ma-ha mà nếu sống lại được với nó thì dù cuộc đời có phong ba bảo táp bao nhiêu, mình cũng không còn thấy khổ nữa. Tổ Đạt Ma cũng nói đến cái gọi là “Báo oán hạnh”1. Nó giải quyết được những vướng mắc bấy lâu của tôi. Tôi đã hiểu vì sao người ta có thể bỏ hết mọi thứ không thấy luyến tiếc. Vì nó tạo cho người một mầm sống. Nó làm hưng phấn nhụt chí của con người. Nó khơi lại những gì người ta đã bỏ quên khi chìm ngập giữa biển đời đau khổ.
Nhân duyên đến với thiền của tôi là như vậy.
Tôi quăng tất cả để bước những bước đầu tiên trên con đường mình đã chọn.
Một cuốn kinh chỉ hiểu được vài ba chỗ. Ngoài hai chữ ma-ha và phần “Báo oán hạnh”, tất cả đều mịt mù. Thiền đốn ngộ nói có thể thành Phật ngay trong đời này. Tôi thấy đó không phải là điều đơn giản, nhưng tôi tin mình sẽ thành Phậttrong đời này. Ngoài ra không thể hiểu thêm gì nữa. Đọc hết cuốn kinh Duy Ma, lòng dậy sóng nhưng không thể hiểu được gì. Có cái gì đó muốn bung mà không ra được. Uất.
Tôi không thể làm gì khác ngoài việc tập trung thựchành phápBiết vọng không theo mà HT.Trúc Lâm đã dạy. Tin là sau khi thực hành pháp đó, tôi có thể tìm thấy mớ ý nghĩa đằng sau đống chữ kia. Nếu không, tôi phải bỏ cuộc nửa chừng. Không ai nghĩ đến việc bỏ cuộc khi tâm đang hưng phấn và đầy sức sống như vậy. Vì thế phải có một con đường để đi và một mục đích để tới. Thành Phật là chuyện sau. Hết khổ và hiểu được kinh kệ là chuyện trước mắt.
Mọi thứ không dễ dàng chút nào...
Tôi luôn gặp phải trạng tháingạ quỷ khi ngồi thiền. Hơi thở không thông. Thân nặng nề khó chịu. Chân có khi tê đến thắt lưng. Và cuối cùng là đau. Chỉ do lòng đam mê quá lớn mà tôi đã chịu đựng mọi thứ cho đến khi nhận được sự an lạc. Trạng thái thân nhẹ nhàng, tâm an lạc là động lực giúp tôi bình thản hơn với những giai đoạn ngạ quỷ trước đó. Tôi đã có niềm tin bằng sự thực nghiệm hẳn hoi: Nếu điều phục được dòng vọng niệm thì tâm nhất định an, thân nhất định nhẹ. Mọi thứ cứ thế trôi đi...
Không phải chỉ khi ngồi thiền tôi mới dụng công mà gần như ở tất cả mọi thời. Đi chợ, nấu ăn… mọi thứ đều biết vọng không theo, không có việc gì khác. Việc thiên hạ có ăn được hay không là việc phụ, việc biết vọng mới là chính. Việc con cái thế nào cũng là việc phụ, việc biết vọng là quan trọng. Ăn, ngủ cũng thành phụ, có vọng liền biết mới là việc chính. Giấc ngủ trở thành chập chờn. Vì ngủ, vọng không chịu ngừng. Có vọng liền có biết...
Nghiệp đời có lực thì nghiệp tu cũng có lực. Thứ gì có lực, thứ đó sẽ kéo mình đi dù mình không muốn như thế. Nghiệp tu trong hiện đời được hình thành từ sự nhiệt tình và đam mê, nhưng nó không đủ giúp mình vững chãivượt qua khó khăn nếu không có nghiệp tu đời quá khứtrợ lực. Khi nghiệp tu thời quá khứ đã được lôi dậy, nó trở thành chủ nhân ông định đoạt mọi hành tác của mình. Dù muốn bỏ cuộc cũng không bỏ được nữa. Cứ thế tiến tới...
Nghiệp đàn bà Đức Phật nói nặng lắm. Tình nhiều, sân nhiều… ngồi thiền khổ lắm. Thành khi ngược dòng sinh tử, phản ứng tâm sinh lý không thể tránh khỏi. Sau mấy năm miên mật, tôi sụt ký và đau đầu liên tục, hơn cả tháng. Đi bác sĩ không tìm ra bệnh. Nhờ thiên hạ hỏi thầy, thầy nói dụng công găng quá, buông công phu bớt ra. Nhưng không buông được. Rốt cuộc, không dám tới thiền viện một thời gian. Bỏ luôn việc ngồi thiền. Tại thấy bồ đoàntọa cụ là lạnh cả gáy. Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ điên như người ta vẫn nói “Tu thiền điên”. Vì tâm luôn sáng rực.
Cuối cùng, tôi mơ thấy mình bước chân vào một bệnh viện. Dưới chân la liệt người nằm. Tôi len qua dòng người đi thẳng vào trong. Bỗng dưng tôi thấy rùng mìnhsợ hãi. Sự sợ hãi của tôi khiến bệnh nhân văng máu. Máu dính đầy người tôi và tôi giật mình tỉnh giấc...
Đúng là tôi đã rất sợ khi nhìn thấy bồ đoàntọa cụ. Cái sợ của tôi đã khiến nhiều người văng máu và máu đó đã dính vào người tôi? Để giải quyết việc đó, tôi leo lên bồ đoàntrở lại. Cơn nhức đầu chấm dứt. Một cảnh giới mới hiện ra. Nói là cảnh giới nhưng không có cảnh giới để thấy. Không có cái gì được thấy và được chiêm nghiệm ở đó. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thì lấy cái gì thấy? Không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì lấy cái gì để thấy? Ngay cả khoảng sáng trùm khắp không có thân tâm ở đó cũng chưa ra ngoài mé nhị biên, chỉ là phương tiện đầu môi của chư vị thiện tri thức. Bởi đó là ranh giới tối cùng có thể thấy và có thể nói. Nhưng thứ gì còn có thể diễn tả, còn ở dạng năng sở, thứ đó chưa phải là “tánh” để nói là “kiến tánh”. Chỉ mới là phần “sở minh” nói trong kinh Lăng nghiêm, là phần “kiến tướng” nói trong luậnĐại thừakhởi tín. Chỉ là cảnh giới của Duyên giác, vẫn còn trong phạm vi của thức ấm, chưa phải là cái tánh mà nhà thiền hay nói “kiến tánh”. Nếu ngang đó mà cho là “kiến tánh”, là thấy được cội nguồn chân thật của vạn pháp, thì rơi vào cảnh giới Ma thức ấm. Cho nên, chỉ mới hết vọng, dứt hơi thở hay thân tâm được nhẹ nhàng dù là vài ba tháng chăng nữa cũng chưa có gì dính dáng... Cần phảicông phu hơn nữa. Việc này đã được Thiền sư Thiết Nhãn nói rõ ở phần “Thức ấm” trong Thiết Nhãn ngữ lục2. Là một hành giảtu thiền đích thực không thể bỏ qua phần này.
Bắt đầu từ lúc tôi phát tâm Bồ-đề, vào công phucho đến khi thấy được cái nhân Phật tánh ấy, là ba năm mười ngày.
Đúng như lời HT.Trúc Lâm từng nói với Ni sư Như Thủy.
Tôi mơ thấy mình gãy một cánh tay và HT.Trúc Lâm thay cho tôi chiếc áo mới.
Tôi mơ thấy ba Đức Phật từ trên trời cởi mây hạ xuống. Đức Địa Tạng đến trước mặt tôi và nói: “Niệm thanh tịnh đó giúp con thoát khỏi địa ngục”. Ứng với những gì đã nói trong kinh Kim cang.
Tôi đã không trình chỗ thấy đó với HT.Trúc Lâm cũng như HT.Thường Chiếu. Chỉ cách đây mấy năm, khi nghĩ HT.Trúc Lâm có thể ra đi bất cứ lúc nào, tôi mới trình mọi cảnh giới mình đã trải qua với Hòa thượng. Một cách mộc mạc, thấy gì tả nấy, không phải là những bài kệkiến giải. Như một lời biết ơn. Đã giúp tôi thoát khỏi những ngày tháng u uất ở trần gian. Đã giúp tôi mở mang trí tuệ và định lực. Đã giúp tôi thông tỏ kinh luậnrõ ràng hơn. Tôi thấy bình thản và hạnh phúc hơn đối với cuộc đời này. Dù biết đường còn dài, tập khí còn nhiều…
Tôi cũng thực sự biết ơn HT.Thường Chiếu, người đã trực tiếp giúp tôi phá đi những chấp trước của mình.
Tôi thực sự biết ơn tất cả những ai tôi từng gặp trong đời. Có cả những vị tôi chưa từng thấy mặt. Song không ai không nâng đỡ tôi trong bước đường tu tập cũng như Phật sự. Dù là nghịch duyêncản trở thì sự cản trở đó cũng mang lại điều tốt lành cho tôi. Ít nhất là ở mặt phước báu. Giá trị hơn là ở mặt định lực và trí tuệ.
Tôi thực sự biết ơn và nhận ralợi íchthiết thực của con đường Bồ-tát đạo. Không ai mong con đường mình đi gặp nhiều chướng ngại, nhưng chướng ngại lại chính là thứ giúp hành giảtăng trưởngđịnh lực và trí tuệ, phương tiện thiện xảo thêm nhiều, sức nhẫn thêm lớn, lòng từ thêm bao la.
Kiến giải và thực chứng
Kiến giải là những hiểu biếtxuất hiện trong tâm thức. Nó có thể là kết quả của những gì đã được đọc học. Cũng có thể là kết quả của những gì đã được chứng nghiệm từ thực tế. Nói chung, nó thuộc dạng ý niệmngôn từ, thứ mà kinh Lăng-già gọi là “thuyết”.
Thực chứng là những gì chúng ta đã trải nghiệm qua. Trong thiền môn, thực chứngdiễn tả những cảnh giới mà chúng ta đã trải qua do có công phutu hành. Nói cảnh giới, tức không phải là những ý niệmhiểu biết có được từ việc đọc học.
Một ai đó nói với chúng ta rằng “Nước nóng 800C làm bỏng da”. Nếu chúng ta tin vào điều đó thì “Nước nóng 800C làm bỏng da” trở thànhkiến giải của mình. Kiến giải đó cũng có thể hình thành từ việc chúng ta từng bị phỏng da vì nước 800C, tức thực nghiệm được cái gọi là “Nước nóng 800C làm bỏng da”. Tuy đều là kiến giải, nhưng kiến giải do hình thành từ sự nghe hiểu không tạo được niềm tinvững chắc bằng những kiến giải do thực chứng, cũng không mang lại giá trịthực dụng như thực chứng. Thứ gì được diễn giải lại từ những chứng nghiệmthường cógiá trị sống hơn là do học hỏi. Vì vậy nhà thiền nói riêng, Phât giáo nói chung thường chú trọng đến việc thực chứng hơn là những kiến giải có được từ sự học hỏi. Kinh Lăng-già nói: “Đại Bồ-tát dựng lập tướng trí tuệ, trụ rồi ở trên ba tướng phải siêng tu học”. Trong ba tướngcần phảitu học đó, có tướng “Phật trước tự nguyện”, là tướng mà kinh Anh lạc nói: “Chưa qua Khổ đế khiến qua Khổ đế. Chưa hiểu Tập đế khiến hiểu Tập đế. Chưa an Đạo đế khiến an Đạo đế. Chưa được Diệt đế khiến được Diệt đế”3. Mọi thứ đều cần đến sự trải nghiệm, phải “như thật biết”, không phải chỉ dừng ở mặt học hỏi hay ngôn từ. Muốn vậy đòi hỏi chúng ta phải có sự hành trì.
Như thật biết Khổ, Tập, Diệt, Đạo
Phật nói đời là khổ, nhưng khi chúng ta chưa từng khổ, chúng ta không thể hình dung được khổ là thế nào.
Những bất như ýtrong đời sống khiến chúng ta thấy bực bội hoặc đau đớn. Bực bộiđau đớn là một dạng của khổ. Cuộc sống quá vô thường khiến chúng ta thấy lo lắng và bất an. Lo lắngbất an là một dạng của khổ. Chúng tachứng nghiệm được khổ. Nghĩa là, chúng ta đã thực chứng được một đế trong Tứ đế. Chúng ta thực sự hiểu khổ là gì khi chúng ta đã thực sự chiêm nghiệm được nó. Không trải qua khổ nhiều, cũng không hiểu rằng không có cái khổ nào giống cái khổ nào. Khổ có rất nhiều tầng bậc và thời lượng. Và có lẽ, chỉ khi thực chứng được khổ chúng ta mới nghĩ đến Đạo4.
Khổ, là một chi không thể thiếu trong Tứ đế. Tuy vậy, ít ai nhận ra mặt giá trị của việc nhận lãnh “khổ”. Khi khổ, chúng ta chỉ muốn làm sao để thoát khổ, trong đó có cả những cách khiến chúng ta lọt vào ba dường dữ. Ít ai nhận chân được ta đang thực chứng được “khổ”, để có cơ hiểu hơn về ba đế còn lại một cách “như thật”.
Khổ khiến chúng ta tìm đến Đạo, và bắt đầu đọc học kinh sách để giải tỏa những phiền muộn trong mình. Có những câu văn, những lời nói giúp mình bớt muộn phiền, nhưng thường thì nó không có tác dụng dài lâu. Vì những lời nói đó chỉ mới là cái roi giúp ta tỉnh giác và hiểu ra lẽ thật trong chốc lát. Như một cái đánh tay, bèo dạt qua một bên và hở ra một khoảng trống. Sau đó, mọi thứ tụ lại như cũ. Vì thế, đọc học kinh sách có thể khiến ta an lòng trong chốc lát nhưng không có nghĩa là dài lâu và hết sạch. Đó là phương pháp trị “khổ” ít hiệu hữu nhất trong các phương pháp, nhưng không phải không cần thiết. Lời nói của chư vị chỉ có tác dụng giúp ta hiểu biết để thực hành, không có tác dụng trị bệnh cho ta dài lâu. Chính sự thực hành của mình mới có tác dụng khiến mình thoát khỏi những phiền muộntrong đời sống hiện tại. Thực hành, là chúng ta đang trải nghiệm cái gọi là Đạo. Đạo nói ở đây chỉ cho những phương tiện giúp ta thoát khổ như tụng kinh, niệm Phật, sám hối, hành thiền v.v… Thực hành như thế, chúng ta đang “như thật biết” thế nào là Đạo.
Song không phải sự thực hành nào cũng mang lại kết quả tốt đẹp cho hành giả. Có những vị tụng kinh rất nhiều nhưng đối duyên vẫn phiền não. Có những vị ngồi thiền rất lâu, nhưng đủ duyên làm Phật sự vẫn vướng đậm vào sát sinh và ái dục. Đó là do chúng ta dụng pháp không đúng duyên hoặc dụng pháp chưa đúng mức với bệnh của mình. Quan trọng là phải nhìn cho ra nguyên nhân của bệnh thì mới giải quyết được bệnh. Vì thế trong Tứ đế, khi nói đến “khổ”, Phật nói luôn nguyên nhân của “khổ”. Đó là “tập”. Biết “tập” thì mới có thể dùng “Đạo” đúng duyên để dứt “khổ”. Việc dùng pháp đúng duyên này rất quan trọng.
Một lần, tôi nằm mơ thấy như vầy: Tôi gặp ma. Theo thói quen cũ, tôi nhiếp tâmniệm Phật. Nhưng mọi thứ không còn như xưa. Tôi càng niệm, ma càng ôm chặt lấy tôi. Trong giấc mơ, tôi thấy mình suy nghĩ: “Vậy là pháp niệm Phật không còn tác dụng nữa rồi. Chắc phải để tâm không”. Khi tôi buông câu niệm Phật, giữ tâm không thì ma buông tôi ra. Nó vẫn còn đó, nhưng nó là nó, tôi là tôi, không can hệ gì với nhau. Giấc mơ cho thấy việc dụng pháp trừ các ma chướngcần phải đúng duyên mới có tác dụng. Không thì chỉ thêm chướng. Vì thế cần rõ nguồn gốc của “khổ”. Đó là “tập”.
“Tập” là nhân của “khổ”. Vì thế muốn hết “khổ” thì phải trừ “tập”.
“Tập”, là sự tích tụ. Lưu giữ là một dạng của tích tụ. Thói quen là một dạng của tích tụ. Chúng ta có thể học thuộc lòng những điều Phật đã nói đó. Nhưng việc cần thiết là chúng ta phải thấy rõ, phải chứng thực được lời Phật nói trong đời sống của mình. Có đúng “tập” là nhân đưa đến “khổ” không?
“Tập”, được thể hiện một cách rõ ràng nhất qua sinh hoạt hàng ngày của mình là thói quen. Thói quen về ăn uống, về sinh hoạt v.v… Một khi những thói quen đó bị cản trở, ta sẽ thấy phiền nãoxuất hiện. Không có thói quen xem đá bóng thì đá bóng có hay không, không can hệ gì đến mình. Nhưng một khi đã có thói quen xem đá bóng mà không có điều kiện để xem thì phiền nãolập tứcxuất hiện v.v... Rõ ràng “tập” là nguyên nhân đưa đến “khổ”. Có điều, chúng ta chỉ nhận chân được việc đó khi thói quen bị cản trở.
“Tập” còn nằm ở dạng ý thích và quan niệmđịnh kiến nơi mỗi người. Những gì trái vớitư kiến hay ý thích của mình thường khiến mình phiền não. Bạn thương người đó, nhưng điều kiện gần gũi không có, khổ. Bạn không thích người đó, nhưng ngày nào cũng phải đối diện, những xúc não và chịu đựnghiện lên trong tâm, khổ. Khi tôi nghe một ai đó phát biểu những điều không đúng với kinh luận, tôi thấy lùng bùng cả người, một trạng thái của khổ. Thứ gì trái với ý thích và tư kiến của mình, dù là những kiến giảiPhật pháp, nếu mình không ý thức và đủ lực làm chủ nó thì khổ nhất địnhxuất hiện.
Nếu chúng ta có thể thấy rõ được quá trình nhân quả đó trong từng hành động hay suy nghĩ của mình, là chúng ta đang chứng nghiệm được cái gọi là “Tập là nhân của khổ”. Tùy công phutu hành mà chúng ta nhận chân được quá trình nhân quả đó ở dạng thô hay tế.
Nhận biết “tập” là nguyên nhân đưa đến “khổ” rồi mà không nhờ đến “Đạo” thì cũng không hết khổ. Đạo nói ở đây, chỉ cho những phương cách giúp ta trừ khổ. Tụng kinh, niệm Phật, hành thiền và rất nhiều pháp môn khác giúp ta loại khổ. Vô lượng khổ trong đời sống thường nhật (trong đó có hai cái đại khổ là Phần đoạn sinh tử khổ và Biến dịch sinh tử khổ) sẽ có vô lượngpháp môn để đối trị. Tùy căn cơ và bệnh khổ mà chúng ta dụng pháp có khác nhau. Khổ chỉ hết khi chúng ta hiểu ra nguyên nhân của khổ và dùng pháp đúng với căn cơ cũng như bệnh khổ của mình.
Mẹ dạy tôi niệm Phật từ lúc còn rất nhỏ. Tôi niệm Phật khi thấy sợ hãi. Sợ trả bài nên niệm Phật. Sợ tai nạndọc đường nên niệm Phật v.v… Lúc đó, tôi không ý thức được niệm Phật là để an tâm hay trừ cảnh. Chỉ biết nếu sợ xuất hiện thì liền dùng danh hiệuQuán Thế Âmđối trị. Không muốn trả bài nên niệm Phật, liền không phải trả bài. Sợ tai nạndọc đường nên niệm Phật, bình yên về đến nhà v.v… Đơn giản vậy thôi. Khi ý thứcrõ ràng về việc tu hành thì tôi lại tu thiền, dù lâu lâu vẫn còn niệm Phật. Khi làm cho ai việc gì mà thấy việc đó vượt ngoài khả năng của mình, tôi thường nhiếp tâmniệm Phật cầu gia bị. Cho nên ở đây, tôi chỉ nói “Đạo” ở phương diện hành thiền. Thứ gì là kinh nghiệm trực tiếp của mình, một kinh nghiệm có kết quả rõ ràng, thường mang lại tính chính xác hơn là thứ không thuộc sở trường của mình. Đó là lý do tôi nói về việc hành thiền, chứ không phải chỉ hành thiền mới mang lại kết quả tốt đẹp. Dù hành thiền mang lại nhiều kết quả tốt đẹp mà bạn không thể thực hành được nó, nghĩa là nó không phù hợp với căn cơ của bạn, thì mọi thứ cũng như con số không. Pháp có giá trị số một là pháp phù hợp với căn cơ và ý thích của bạn. Nếu niệm Phậtphù hợp với căn cơ của bạn thì niệm Phật sẽ giúp bạn hết khổ.
Nói đến thiền là nói đến Chỉ và Quán. Chỉ là dừng lại. Quán là thấy biết.
Nếu chúng ta dùng Chỉ Quán để đối trịphiền não thì chỉ khi có phiền nãoxuất hiện, chúng ta mới dùng tới Chỉ Quán. Bình thường vẫn thả tâm trôi nổi như những gì nó đang là, chỉ khi một bất như ýxuất hiện, chúng ta mới phải dùng pháp. Nghĩa là lúc đó Chỉ Quán mới được dùng đến.
Khi bất như ýxuất hiện kèm với những dấy khởi phiền não, nếu chúng tanhận biết được ngay, đó là Quán. Quán là thấy, thấy tâm đang dấy khởi phiền não. Thấy rồi, không để phiền não nối tiếp thành hành động, khiến khẩu nghiệp và thân nghiệp hình thành, đó gọi là Chỉ. Cái dừng đó gọi là Chỉ.
Quán, không dừng trụ ở việc thấy biết thôi, mà còn ở dạng thô hơn. Đó là những suy nghĩ hay tư tưởng giúp chúng ta hóa giải phiền não một cách nhanh chóng, không uất kết.
Khi tôi phải đối diện với những bất như ý trong cuộc sống, tôi thấy tâm mình dấy khởi những phản kháng, trong đó có sự bực bội và những lý lẽ trợ tiếp cho sự bực bội ấy. “Làm việc không có khoa học mà cứ muốn người khác theo” v.v… Rất nhiều tư tưởng nổi lên khi bất như ýxuất hiện. Những tư tưởng đó gọi là chúng sinh. Vì đủ duyên, chúng sinh khởi theo đủ chiều đủ hướng, nên gọi là chúng sinh. Kẻ biết hành thiền không quan tâm đến việc bên ngoài. Vì thế, khi thấy tâm dấy khởi, tôi chỉ cần thấy và quan sát những gì đang hiện ra trong tâm cho đến khi tâm trở lạibình thường.
Thường, khi mới hành thiền, chúng ta không có được khả năng liễu vọng dễ dàng như thế. Muốn dừng cơn sân giận, cần một sự chặn đứng và những tư tưởngxoa dịu cơn phiền não của mình. Việc đó có khi để lại những dồn nén. Dồn nén là việc không tốt, vì nó dễ gây ra những phản ứng tâm sinh lý, nhưng đó là việc bắt buộc trong giai đoạn đầu của sự hành thiền. Chúng ta có thể giải quyết sự dồn nén đó bằng lời giảng của chư vị thiện tri thức, bằng lý tưởng của chính mình, bằng việc lao động chân tay v.v… Một khi việc dừng vọng đã có lực, tức chúng ta có khả năng dừng chỉ phiền nãongay lập tức, cũng có nghĩa là giác đã có lực mà vọng mất lực, mọi thứ trở thành dễ dàng.
Trong cuộc sống bình thường của mình, đối với những hoàn cảnh mà nóng giận là sự bất lợi cho công việc và bản thân, có khi chúng ta phải tự dừng tâm để miệng không phát lời thô, thân không làm việc ác, tâm không phải muộn phiền. Làm như thế là chúng ta đang ứng dụngChỉ Quán vào đời sống của mình. Chỉ là mình đã không ý thức được nó rõ ràng như khi đang hành thiền. Điều đó cho thấy, Chỉ và Quán không phải là pháp xa lạtrong đời sống thường nhật của con người. Nhiều người đã thực hành khá thuần thụcChỉ Quán mà không hề biết mình đang sử dụngChỉ Quán.
Việc hành thiền của tôi, không chỉ dừng trụ ở việc phá phiền não, còn có mục đích phát huy định lực và trí tuệ mà quả vị Phật là đích đến. Vì thế không đợi phải có phiền nãoxuất hiện tôi mới dùng pháp, mà với những niệm tưởng bình thườngxuất hiện ở tâm, tôi cũng sử dụngChỉ Quán. Bất cứ một niệm khởi nào được nhận biết, dòng tương tục tạm dừng lại... Cứ vậy màtiếp tục từ ngày này sang ngày khác.
Mọi thứ đều nằm ở tâm. Vì thế, nếu ở đời mà có thể thực hànhChỉ Quán miên mật thì ở đời vẫn tu được, vẫn chuyển nghiệp được, vẫn thực chứng được, không phải cứ vô chùa mới chuyển nghiệp được. Nhưng thường thì ở đời không tu được vì có quá nhiều thứ để chơi, mà mình thì vốn thuận với chơi hơn tu, thành vào chùa mới có điều kiện để tu. Những điều luật nghiêm khắc ở các thiền viện chính là thứ giúp phá bỏ những thói quen đời. Chỉ cần thực hiệnnghiêm chỉnh các điều luật đó là ta đã giải được tập khá nhiều. Nghiệp theo đó mà chuyển.
Ngay khi bạn dừng được phiền não, bạn đạt được “Diệt” trong Tứ Thánh đế. Nhiều cái “Diệt” nhỏ tích tụ sẽ cho bạn một cái “Diệt” lớn, Phật gọi là Niết-bàn. Niết-bàn có nhiều loại. Niết-bàn của hàng Nhị thừa là “Diệt” đối với cái sanh của phàm phu. Khi bạn dừng chỉ được dòng vọng niệmtương tục, hơi thở dứt hẳn, bạn có được loại Niết-bàn của hàng Nhị thừa. Nhưng tu Phật, chúng ta không dừng trụ ở Niết-bàn đó. Niết-bàn của chúng ta là Niết-bàn Phật, gọi là Niết-bàn vô trụ xứ. Luận Thành Duy thức nói: “Niết-bàn vô trụ xứlà chân nhưthoát khỏi cả sở tri chướng. Có đại bi và Bát-nhã thường phụ giúp. Do đó không trụ sinh tử cũng không trụ Niết-bàn, lợi lạc hữu tình tột cùng đời vị lai. Tuy ứng dụng mà thường tịch lặng, nên gọi là Niết-bàn”5. Muốn được Niết-bàn này, chúng ta phải chứng cho được cái nhân Phật tánh, nhà thiền gọi là kiến tánh. Kinh Lăng-già nói: “Phật tánh là nhân. Niết-bàn là quả”. Cũng nói: “Tướng tự giác thánh trícứu cánh, là ở tất cả chỗ, chứng được cảnh giớitự tâmhiện lượng, đạt tất cả pháp không ngăn ngại, được thân như huyễn, viên mãnPhật địa”.6
Phá chấp
Phá chấp là việc tối quan trọng trong vấn đềcủng cốđịnh lực và trí tuệ. Chấp, là kết quả của sự tích tụ. Có tích tụ mới có chấp thủ. Mọi khổ đau nan giải đều do chấp mà ra. Ngồi thiền hay đọc học kinh sách giỏi bao nhiêu mà chấp không phá thì phiền não không hết, định tuệ thành hạn cuộc. Học hỏikinh điển, thực hànhcông phu chính là để phá đi những chấp trước này.
Có những cái chấp chỉ cần đọc học kinh sách là phá liền được, vì nó được hình thành không sâu (kiến hoặc). Nhưng có những cái chấp phải cần đến công phutu hành và một cái “gõ đầu” thì mới gỡ được, vì nó thuộc tư hoặc, là câu sinhngã chấp v.v…
Với tôi, HT.Thường Chiếu thường là duyên trực tiếp giúp tôi phá đi những chấp trước đó.
Lần đầu tiên, tôi chứng nghiệm được việc phá chấpcần thiết thế nào, là từ câu chuyện của một vị Ni trong viện. Với cái nhìn của người đời, cách xử sự của HT.Thường Chiếu trong câu chuyện đó là cứng ngắc và thiếu lòng từ. Nói cứng ngắc vì nó mang tính quy tắc và cục bộ, không nhìn thấy mặt nhân duyên của pháp. Thiếu lòng từ, vì chỉ nghĩ đến quy tắc mà không nghĩ đến cái khó của người. Nhưng với cái nhìn của tôi lúc đó thì không như vậy. Tôi nhớ là khi nghe đượccâu chuyện, tôi đã cười ngất. Tôi chỉ thấy việc đó đang giúp vị Ni phá chấp mà thôi. Bởi cô là người rất mẫu mực và quy tắc. Mẫu mực và quy tắc đến nỗi thành cố chấp. Thứ gì tích tụ nhiều mà không ý thức được, cứ theo đó mà tới thì trở thànhcố chấp là việc không tránh khỏi. Chấp thì khó mà tùy duyên. Chính vì không tùy duyên được mà khổ hiện thành, như hiện tạiphiền não đang hiện hành nơi cô.
Trong lúc đang cười đó, mọi thứ trong tôi bỗng vỡ òa, như thùng sơn lủng đáy, trống không tất cả. Bởi tôi đang bị một loại phiền nãochi phối mà mọi cố gắnghành trì chỉ là sự đè nén và nhẫn chịu. Do chấp vào cái gọi là quy tắc lớn và bé, láo và không láo v.v… mà phiền nãohiện hành không nguôi. Cách giải quyết của Hòa thượng đã phá sạch cái chấp đó của tôi. Tôi không bao giờ còn thấy phiền não vì những hành động của cậu em nữa. Cậu cũng tự thay đổi và trọng tôi hết mực. Tâm chuyển thì cảnh chuyển.
Cho đến bây giờ, trong mắt nhiều người, tôi vẫn là người được Hòa thượngquan tâm theo kiểu thương con của những người mẹ bình thường. Nói gì được nấy. Xin gì được đó. Có những Tăng nhân vẫn luôn so sánh việc tôi chỉ là cư sĩ, chưa chịu sự nghiêm khắc của thầy. Có lẽ điều đó đúng với một số người, trừ tôi. Thầy khó với tôi từng câu chữ, từng hành động. Những việc thiên hạ nhờ mà tôi xin được, vì tôi biết lựa việc để xin. Tôi biết việc đó có khả năng thầy sẽ chấp nhận, vì lợi ích của người xin không phải vì tôi. Một ngàn việc nhờ, tôi chỉ nhận vài mươi việc, còn lại câu nói đầu môi vẫn là “Chị vào xin sẽ được việc hơn em”. Và để “bảo vệ” mình khỏi bị tổn thương, tôi có khuynh hướng phải tự mình giải quyết những khó khăn dính líu đến mình. Trong quá trình đó, tôi nhận ra một điều, chính nhờ sự nghiêm khắc của thầy, tôi mất dần tính ỷ lại, tôi thấy vững chãi và độc lập hơn trong mọi suy nghĩ và hành động của mình. Đối diện hoài với những nỗi đau khi cái ngã bị đụng chạm, tôi quen dần với mọi thứ, không còn thấy sợ hãi khi phải đối diện với những con người và những sự việc khó khăn quanh mình. Tính tình cũng bớt ba trợn. Tôi thực sự biết ơn về những gì thầy đã làm cho tôi.
Khi trí tuệ chưa hiển, thứ gì không vừa lòng mình đều khiến mình bất mãn. Nhưng khi có chút trí tuệ, tôi nhận radiệu dụng của những gì đã khiến mình không như ý. Thuận, chỉ khiến mình thêm yếu đuối. Nghịch, mới giúp mình có quyết tâm và vững vàng. Chưa kể, thuận có khi đưa mình đến hố sâu vực thẳm, nghịch có khi lại giúp mình thoát nạn. Thiền sư Gasan nói: “Đệ tửyếu kém dựa oai thầy. Đệ tử trung bình ái mộ sự hiền dịu của thầy. Đệ tử giỏi lớn mạnh dưới sự nghiêm khắc của thầy”7. Điều tôi muốn nói với các bạn là, những gì không như ý mới là những duyên giúp phá đi sự chấp thủ của mình. Nếu thuận lòng thì mình sẽ không có dịp nhận ra cái gọi là sở tri chướng trong mình. Không nhận ra thì mỗi ngày một tích tụ thêm nhiều. Trái ý, mới là cơ hội để tiêu trừ cái gọi là ngã chấp và pháp chấp. Thành cái đáng sợ là thuận duyên không phải nghịch duyên, nhưng đa phần ai cũng thích thuận duyên, lấy việc đó cho là có phước. Thì đúng là có phước mới được như vậy, nhưng không khéo sử dụng cái phước ấy thì phước sẽ thành họa.
Thầy nghiêm khắc nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Khi chưa vững vàng và những lúc xuống tinh thần thì mọi thứ đều khác. Tôi đã nương vào lòng từ của thầy mà vững vàng lên. Nhiều người vẫn nói “Ở gần thầy tìm thấy sự bình an”.
Mối liên hệ giữa chấp và tập
Trong các bộ kinh thuộc hệ A-hàm, chúng ta thường nghe đến chữ “Tập”. Muốn hết khổ thì phải trừ tập. Trong các kinh thuộc hệ Đại thừa thì thường nghe đến từ “chấp”. Bồ-tát trừ chấp không trừ sự8. “Tập” và “chấp” là hai từ mang ý nghĩahoàn toàn khác nhau, nhưng thực tế thì chúng có mối liên hệmật thiếtvới nhau.
Một lầnKhổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của ông.
Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạtđiêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thối chí. Tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng. May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp. Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ. Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống, thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay, nắm lại từng nắm nhỏ, xong đưa cơm lên miệng. Nghĩ Nhan Hồiăn vụng, Không Tử thở dàithất vọng, không ngờ học trò giỏi của mình mà cũng ăn vụng. Thật ra, Nhan Hồi không ăn vụng. Chỉ là vì một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn nồi cơm. Tuy ông đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Tính đổ phần cơm đó đi, nhưng nghĩ đến thầy và mọi người mà ông đã ăn hết phần cơm đó.
Trong đời này, có rất nhiều lời nói và việc làm, tuy hình thái giống nhau nhưng nội dung và ý nghĩahoàn toàn khác nhau. Một bậc hiền triết như Khổng Tử mà vẫn có cái nhìn lầm lẫn về vị đệ tử gạo cội của mình, vì tâm chưa thoát được chấp trước. Do từng huân tập vào đầu những hình thái như thế là ăn vụng, nên khi thấy Nhan Hồi có hình thái tương tự, ông liền nghĩ Nhan Hồiăn vụng...
Vì là pháp nhân duyên, nên mọi hình thái đều bị chi phối bởi nhiều duyên chung quanh. Nếu chỉ chú tâm đến mặt hình thái mà bỏ mất mặtduyên khởi của pháp thì mọi việc không còn đúng như chính nó nữa. Kinh Lăng nghiêmnói: “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn”. Thấy biết mà lập thấy biết, gốc là vô minh, cũng là nền tảng giúp vô minh thêm kiên cố. Không Tử, chỉ do tâm trụ trước vào những gì mình từng lưu giữ trong tạng thức, nên mới có cái nhìn lầm lẫn. Sự lưu giữ đó là một dạng của “tập”. Có “tập” liền có chấp trước. Tập có thô có tế, nên kinh Thắng Man nói đến Bát Thánh đế. Vì thế, hành giảtu thiền, hành trì thế nào cũng không ra ngoài việc trừ “tập”. Chỉ là cạn hay sâu, nằm ở phạm viphiền não hay sở tri mà thôi.
Vọng tưởng thức diệt là Niết-bàn
Một vị Ni đã nói với tôi, việc chính trong vấn đề hành thiền là diệt đi phần “tưởng” trong ngũ ấm. Đó là công phu cũng như đích đến của người tu Phật. Tôi đã thưa lại mấy lần: “Dạ trừ tưởng hay trừ phân biệt?”. Cô vẫn khẳng định “trừ tưởng”. Nếu mục đích hành thiền của mình chỉ là diệt đi cái tưởng ấy, thì chúng ta không khác những hành giả tu định vô tưởng mà cõi trờiVô tưởng là đích đến. Thua xa cảnh giới của La-hán và Bích Chi Phật, là cảnh giới mà nếu dừng trụ ngang đó cho là cứu cánh, còn bị coi là rơi vào Ma thức ấm.
Trong kinh Lăng-già tâm ấn, Đại sư Hàm Thị bàn rằng: “Niết-bàn của Như Lai là vọng tưởng thức diệt, tức diệt thức phân biệt. Thức phân biệt này do mê tự tâmbất giác mà khởi”. Vọng tưởng thức là thức nào? Là chỉ cho 8 thức mà ý thức là “công vi thủ, tội vi khôi”. Kinh nói: “Ý thức diệt thì thất thức cũng diệt”. Như vậy, nếu y theongũ ấm mà nói thì không phải chỉ phá bỏ phần “tưởng” mà cần phải “không” luôn phần “thức”. Phải là “Ngũ ấm giai không”. Phân biệt là hành tướng của thức. Đại sư Hàm Thị nói: “Tàng thức làm nhân hiện rasáu trần, là cảnh giới của tự tâm. Thức thứ sáu do đây phan duyên, chấp trước, khởi nhóm thất thức tâm. Đây nói rõ thức thứ tám cùng thức thứ sáu làm duyên, thức thứ bảy y đó mà khởi không có tự thể tánh. Nhân duyênlần lượt lỗi tại ý thức. Ý thức nếu diệt thì tâm ý tự dừng. Thảy do mê tự tâm lượng, nên kiến phầntướng phần theo đó mà sinh. Kiến chấp là do ý duyên tướng mà sinh thức. Nếu giác tự tâmhiện lượng thì đối với tất cả cảnh giới, phân biệt chẳng sinh. Kiến chấp theo đó liền hết. Như Lai tàng tâm liền đó tròn lặng”. Giác tự tâmhiện lượng, là đối duyên không khởi tâmnhị biên, nên nói “phân biệt chẳng sinh”. Không khởi tâmnhị biên chính là trung đạo. Một khái niệm rất quen thuộc với thiền gia.
Quả vịrốt ráo của Nhị thừa đã diệt được tâm phân biệt thô, nhưng vẫn còn vướng vào những phân biệt tế như đạo và tục, sinh tử và Niết-bàn. Chư vị vẫn cho rằng đạo hơn tục, ngoài sinh tử có Niết-bàn, chưa thấy được tất cả đều từ tâm sinh. Chính vì thế Trung luận mới phá các kiến chấp như Tứ đế, Niết-bàn v.v… Ngài Tăng Duệ, trong bài tựa viết cho Trung luận có nói: “Biết mà không cùng thì chưa thể lội qua Trung đạo, dứt tuyệt nhị tế. Đạo tục không san bằng, nhị tế chẳng mất, là nỗi ưu tư của Bồ-tát vậy”. Nhị tế là chỉ cho cặp nhị biênsinh tử và Niết-bàn. Không san bằng được tâm phân biệt giữa đạo và tục, sinh tử và Niết-bàn mới là việc mà Bồ-tát cần ưu tư, không phải là những tướng giả tạm ở thế gian. Nhưng thường thì đã đặt tâm vào những hình tướng giả tạm ở thế gian thì mọi ưu tư sẽ tập trung vào đó mà quên mất việc chính của mình là phá tâm phân biệt. Cho nên cần nhớ, hành thiền chính là phá đi tâm phân biệt của mình, không phải chỉ dừng ở mặt trừ “tưởng”. Nếu không, tiếng là thiền giả tu Phật mà rơi vào pháp hành của ngoại đạo.
Chân Hiền Tâm
_______________________
(1)Sáu cửa vào động thiếu thất - Tổ Đạt Ma.
(2)Bạch Ản Thiền Định Ca, bản dịch cũ của Thuần Bạch và Hạnh Huệ.
(3) Lời bàn của Đại sư Hàm Thị trongLăng-già tâm ấn.
(4) Đây muốn nói đến cái nhân trong nhiều đời, không nói ở mặt hiện tượng.
(5)Thành Duy thức luận - HT.Thích Thiện Siêu dịch.
(6) Lời bàn của Đại sư Hàm Thị trong kinh Lăng-già tâm ấn - HT.Thanh Từ dịch.
(7) Three kinds of disciples - 101 Zen stories - Thiền sư Muju.
(8) Phẩm Văn Thù Sư Lợi, kinh Duy-ma. Nguyên văn: “Bồ-tát trừ bệnh không trừ pháp”.
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu.
Còn
Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.