Nhân quả công bằng khi đủ duyên

05/12/20153:22 SA(Xem: 15110)
Nhân quả công bằng khi đủ duyên

NHÂN QUẢ CÔNG BẰNG KHI ĐỦ DUYÊN
Thích Đạt Ma Phổ Giác

bo thiCó lần đang giữa trưa hè nóng bức, vua Ba-tư-nặc thân hành đến chỗ đức Phật, sau khi đảnh lễ xong, Ngài ngồi xuống một bên thưa rằng:

-Kính bạch đức Thế Tôn, có một người triệu phú thành Xá-vệ vừa mất đi không có con nối dòng, nên con đến để kiểm tra tài sản, số tiền lên đến hơn tám triệu tiền vàng được sung vào công quỹ; đó là chưa kể đến tiền bằng bạc và đất đai ruộng vườn. Thức ăn của vị triệu phú này chỉ có cháo tấm chua còn sót lại, đồ mặc chỉ vài ba bộ quần áo bằng vải gai bình thường, các đồ dùng trong nhà không có gì quý giá ngoài những chiếc xe cũ kỹ.

Nhà vua vừa nói, vừa thắt mắc, tại sao một vị triệu phú lại có cuộc sống quá giản đơn đến thế?

Đức Phật giải thích:

Thật đúng như vậy Đại Vương. Vị triệu phú cô độc này ở một kiếp nọ đã phát tâm cúng dường cho vị Bích Chi Phật thật nhiều món ngon vật lạ, sau đó khởi tâm hối tiếc, nói rằng: “Đúng ra thức ăn này ta nên đưa cho người làm công ăn”. Do kết quả của việc cúng dường rồi sinh tâm hối tiếc ấy, nên ông ta được bảy lần làm triệu phú, tài sản tiền của chứa đầy nhà, vẫn không ăn được món ngon vật lạ nào, không mặc được đồ tốt đẹp mà chỉ xài những đồ thô sơ không có giá trị. Ngoài ra, ông ta còn giết mạng sống con của anh mình để chiếm đoạt tài sản. Do nhân giết hại và cướp tài sản, vị này sau khi chết bị đọa vào ba đường dữ để chịu quả xấu trong vô lượng kiếp. Bởi hành động và việc làm như thế, tuy là một triệu phú trong bảy đời, cuối cùng không tích lũy thêm phước báo mới, cho nên hiện tiền chết bị đọa vào địa ngục. Nói xong đức Phật đọc bài kệ:

Tài sản vật sở hữu
Tất cả không đem theo
Khi nhắm mắt lìa đời
Chỉ mang nghiệp tốt xấu
Như bóng không rời hình
Do vậy hãy làm lành
Để dành cho đời sau
Sống an vui hạnh phúc.

Câu chuyện trên có thật trong đời đức Phật còn tại thế, cho ta nhiều bài học quý báo về nhân quả nghiệp báo. Phật tử chúng ta cần chú ý tìm hiểu cho rõ ràng các chi tiết sau:

Một, bố thí cúng dường cho một vị Bích Chi Phật được đầy đủ phước báo, bảy đời sinh ra làm triệu phú.

Hai, do tâm tiếc rẻ nên bảy đời bị quả báo hà tiện, dù làm triệu phú nhưng vẫn không ăn được món ngon vật lạ.

Ba, do giết đứa con độc nhất của anh mình nên không có con kế thừa tài sản.

Bốn, giết người chiếm đoạt tài sản nên sau khi chết bị đọa địa ngục.

Năm, do không tích lũy thêm phước báo trong hiện đời nên gặp họa không thể lường.

Cúng dường cho người tu hành chân chánh tại sao có phước báo lớn lao như vậy? Bởi vì người tu hành chân chánh họ luôn làm điều “tốt đạo đẹp đời” tất cả vì lợi ích cho tha nhân, không vì quyền lợi riêng tư, cho nên người phát tâm cúng dường cho bậc giác ngộ, giải thoát được phước báo gắp trăm ngàn lần so với người phàm phu tục tử.

Còn bố thí cho người bình thường, một ngày sống của họ là một ngày tham lam, si mê, thù hận, nên giá trị phước báogiới hạn. Nhưng không lẽ vì phước báogiới hạn mà ta ngoãnh mặt làm ngơ đối với những mãnh đời bất hạnh, ta tìm kiếm đối tượng để cúng dường như vậy sẽ dẫn đến tâm không bình đẳng cúng dường, bố thí như vậy còn có tâm phân biệt ta người.

Trong kinh Tứ Thập Nhị chương, Phật dạy: “Bố thí cho một trăm người dữ ăn, không bằng bố thí cho một người hiền; bố thí cho một trăm người hiền, không bằng bố thí cho một người biết giữ năm giới; bố thí cho mười ngàn người biết giữ năm giới, không bằng bố thí cho một người đã chứng quả không thoái chuyển. Cúng dường cho trăm ức vị Bích Chi Phật, không bằng cúng dường cho một vị Phật hiện tiền”.

Ở đây chúng ta thấy cúng dường cho người tu hành chân chính thì phước báo lại tăng lên gấp nhiều lần. Nhưng có kinh đức Phật lại dạy bố thí phải bình đẳng. Cũng là lời Phật dạy, tại sao có sự khác biệt với nhau như thế? Vậy kinh nào đúng, kinh nào sai? Đã là lời dạy của Phật thì chân lý không có đúng sai, đức Phật chỉ tùy bệnh cho thuốc, tùy theo trình độ căn cơ của từng người mà đức Phật hướng dẫn cách bố thí cúng dường cho phù hợp.

Người mới phát tâm học đạo, chưa hiểu nhiều về đạo Phật, Thế Tôn khuyên nhủ lánh xa bạn ác gần gũi bạn lành nên trong sự bố thí cúng dường cần có sự chọn lựa.

Sau khi hiểu và thông suốt lời Phật dạy, chúng ta sẽ tùy duyên bố thícúng dường không phân biệt thân sơ, ta, người. Sở dĩ trong kinh nói rõ ràng cúng dường như thế nào để được phước báo nhiều hay ít là cốt ở sự thành tâm. Đối với người chưa thấm nhuần đạo lý thì việc làm phước cần phải lựa chọn tùy theo sở thích của mình, không có ranh giới bắt buộc nhất định.

Bố thí hay giúp đỡ cho một phàm phu tuy vẫn có phước, nhưng phàm phu tục tử này không biết tu tập, sống trong tham lam, thù hận, si mê, một ngày sống của họ dính mắc vào chuyện trần tục quá nhiều, chính vì vậy người bố thí được hưởng phước trong hạn chế.

Ngược lại, cúng dường cho bậc Thánh đã giác ngộ, giải thoát phúc đức của các Ngài không gì có thể sánh bằng. Các Ngài luôn sống vì mọi người, tùy duyên giáo hóa giúp đỡ chúng sanh không biết mệt mỏi, nhàm chán, nên người cúng dường hưởng được phước báo không giới hạn.

Nói như vậy, để những người tu hành phải biết ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình khi nhận sự cấp dưỡng của đàn-na tín thí mà ráng cố gắng tu hành cho đến nơi tới chốn.

Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần nhấn mạnh, không phải chỉ cúng dường cho người tu hành mà bỏ qua các đối tượng khác đang còn gặp nhiều khó khăn, bất hạnh. Người bố thí cúng dường vì tấm lòng từ bi rộng lớn, bình đẳng thương yêu mà giúp đỡ, an ủi sẻ chia tuỳ theo nhân duyên. Thấy người tu hành chân chính thì cung kính cúng dường, thấy người hoạn nạn thì giúp đỡ sẻ chia, bố thí cúng dường như vậy thì phước báo vô lượng, vô biên. Từ bi, thương yêu tất cả chúng sanhpháp yếu của đạo Phật, sẵn sàng chia sẻ hay nâng đỡ khi có nhân duyên, điều kiện.

Dù chỉ một lần bố thí, cúng dường với tâm bình đẳng, với tấm lòng chí thành thấy người đáng kính ta cúng dường, thấy người đang gặp khó khăn hoạn nạn ta giúp đỡ, sẻ chia với trái tim yêu thươnghiểu biết bằng tình người trong cuộc sống.

Chỉ một lần cúng dường cho vị Bích Chi Phật mà bảy lần được hưởng phước làm triệu phú. Nhưng sau khi cúng dường xong lại khởi tâm hối tiếc, không muốn cho người đó thọ dụng đầy đủ nên phải chịu quả báo nhiều đời có của cải tài sản mà không được hưởng thụ.

Chúng ta, ai cũng dễ thấy điều này, với một người có tâm keo kiệt bỏn sẻn, cho dù tiền bạc tài sản chất đầy kho, thà để hư mục chứ không dám đem ra giúp đỡ kẻ khốn cùng dù chỉ một bữa ăn.

Chính tâm tiếc rẻ của lão triệu phú cô độc kia đã biến thành tâm hà tiện, ích kỷ nên dẫn dến quả báo tuy giàu có nhiều của cải vật chất nhưng sự sống giống như người nghèo khổ, bất hạnh. Ở đây, chúng ta thấy luật nhân quả rất công bằng, gieo nhân tốt được hưởng quả tốt, gieo nhân xấu chịu quả xấu và cũng tùy theo tâm niệm của người gieo nhân mà cho ra kết quả tương ứng.

Chúng ta cần phải ý thức rõ ràng, đầy đủ khi thực hành bố thí, đừng nên bố thí rồi khởi tâm tiếc nuối, từ đó trong ta hình thành tâm bỏn sẻn, hà tiện, keo kiết làm mất đi hạt giống từ bi. Tâm bỏn sẻn, hà tiện sẽ dẫn đến quả báo bị đoạ làm quỷ đói lang thang vô số kiếp, chịu đói khát vật vờ .

Có người nói tâm hà tiện và tâm tiết kiệm giống nhau, chúng ta cần phải nhận định cho rõ chỗ này.

Tiết kiệm là biết tiêu xài đúng mức, không lãng phí xa hoa, xài đúng việc đúng chỗ. Còn bỏn sẻn, hà tiệntâm không muốn chia sẻ cho ai, chỉ bo bo ôm giữ cho riêng mình. Cho nên tiết kiệmhà tiện rất khác nhau. một bên là chi tiêu đúng mức, phù hợp, một bên là keo kiệt , bỏn sẻn thà để hư mục chớ không đem ra giúp đỡ cho ai. Hoặc là bố thí xong rồi lại khởi tâm tiếc rẻ, đó là nhân ích kỷ, tiếc của sẽ đưa đến quả đau khổ. Tiết kiệmrộng lượng bao dung, sẵng sàng nâng đỡ mọi người là nhân dẫn đến an vui, hạnh phúc.

Là người Phật tử chân chính, chúng ta phải biết khôn ngoan sáng suốt chọn lựa nhân lành để mình và người cùng sống yêu thương mà không làm tổn cho tha nhân. Nổi mất mát, khổ đau nhất đối với người giàu có là không có con để kế thừa gia tài sự nghiệp, cho nên cả đời họ chỉ sống trong tham lam, ích kỷ.

Giết một người để cướp của nhất là người đó là đứa con duy nhất được kế thừa gia tài, sự nghiệp thì quả báo rất nặng nề đưa vị triệu phú kia nhiều kiếp phải bị đọa vào chốn khốn cùng.

Bời vì nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau. Luật nhân quả rất công bằng không hề thiên vị một ai, khi hội đủ nhân duyên. Giết người thì mạng đền mạng, đó là luật pháp thế gian không thể chối cãi được, nhưng cũng tùy theo mức độ mà luật pháp có thể gia giảm.

Người có nhiều cống hiếnphục vụ vì lợi ích chung, nhưng vì không nhận thức đúng đắn, bị vật chất lôi cuốn, cám dỗ, nên từ nhận thức tốt đẹp, bị lòng tham muốn sai sử làm điều phi pháp. Đối với luật pháp thế gian hay luật nhân quả cũng vậy, có công thì được thưởng, có tội thì phải bị trừng phạt.

Như lão triệu phú kia phát tâm cúng dường cho vị Bích Chi Phật được hưởng phước báo người giàu có, nhưng sau khi cúng dường lại khởi tâm tiếc của, nên tuy là người giàu có đến bảy đời mà không hưởng được vinh hoa phú quý đích thực chỉ sống lam lũ và nhọc nhằn như một người nghèo khó mà thôi. Cái gì khiến ông ta phải như vậy? Đó là do sức mạnh của nghiệp lực chi phối.

Người ta thường nói, ăn thì hết cho thì còn có nghĩa là khi mình giúp đỡ ai đó mới chính là ta tích luỹ phước báo, giống như người gửi tiền ngân hàng thấy dường như không có tiền nhưng khi cần xài thì rút ra. Lão triệu phú đó vì không tin sâu nhân quả nên hiện đời không gieo trồng thêm phước đức, cho nên sau khi chết phải bị đoạ vào chỗ khốn cùng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.