Khổ vui do mình

21/02/20164:18 CH(Xem: 8227)
Khổ vui do mình

KHỔ VUI DO MÌNH
Quảng Tánh

 

hoa sen paintingCon người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra. Xuất thân trong một gia đình sang hay hèn, giàu hay nghèo, khổ hay vui là do nghiệp duyên của mỗi người. Có điều, sinh ra trong gia đình với nhiều điều kiện thuận lợi là phước duyên nhưng cũng không chắc là về sau người ấy sẽ thành công, hạnh phúc và ngược lại.

Theo tuệ giác của Thế Tôn, nghiệp cũ quyết định hoàn cảnh xuất thân nhưng nghiệp mới sẽ quyết định tương lai. Nghiệp mới là cái mà chúng ta hoàn toàn tự chủ tạo dựng trong cuộc sống này. Người đệ tử Phật nếu thực sự hiểu đúng và thực hành Chánh pháp luôn chủ động phấn đấu để chuyển hóa chính mình để tạo ra tương lai tốt đẹp. Nói cách khác, khổ vui trong hiện tại và tương lai là do chính chúng ta tạo nên.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nay có bốn hạng người xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn? Có người trước khổ sau vui, hoặc có người trước vui sau khổ. Có người trước khổ sau cũng khổ, hoặc có người trước vui sau cũng vui.

Thế nào là người trước khổ, sau vui?

Ở đây, có người sanh trong nhà ti tiện, hoặc dòng đồ tể, hoặc dòng thợ thuyền, hoặc sanh trong nhà tà đạo và các nhà bần khó khác, ăn mặc chẳng đủ. Người ấy sanh trong nhà kia nhưng không có tà kiến. Người ấy nhận thấybố thí, có người thọ, có đời này, đời sau, có Sa-môn, Bà-la-môn, có cha, có mẹ, có A-la-hán v.v... lãnh thọ giáo pháp, cũng có quả báo thiện ác.

Nếu người ấy thấy có nhà rất giàu, đã biết là quả báo do bố thí, quả báo không buông lung ngày xưa. Nếu người ấy thấy người người nhà không cơm áo, biết những người này không bố thí, hằng gặp bần tiện. “Nay tôi lại gặp bần tiện không có cơm áo, đều do ngày trước không tạo phước, hoặc người đời hành pháp buông lung. Do quả báo ác hạnh này, nay gặp bần tiện, ăn mặc chẳng đủ”.

Nếu người ấy lại thấy Sa-môn, Bà-la-môn, tu pháp lành, liền đến sám hối, sửa đổi việc làm cũ; nếu lại có dư dả, đem chia đều cho người. Người ấy thân hoại mạng chung sẽ sanh cõi lành. Nếu sanh trong loài Người thì người ấy lắm tiền nhiều của, không thiếu thốn. Đó là người trước khổ, sau vui.

Hạng người nào trước vui, sau khổ?

Ở đây, có một người sanh trong nhà hào tộc, hoặc dòng Sát-lợi, hoặc dòng Trưởng giả, hoặc con nhà dòng dõi, và các nhà phú quý, áo cơm đầy đủ. Nhưng người ấy hằng ôm tà kiến, tương ưng với biểu kiến. Người ấy có cái thấy thế này: không có bố thí, không có người thọ, cũng không quả báo đời này, đời sau, cũng không cha mẹ, không có A-la-hán, cũng không có người đắc chứng, cũng không có quả báo thiện ác. Người ấy có tà kiến này. Nếu người ấy lại thấy có người phú quý liền nghĩ: “Người này có tiền của từ lâu, đàn ông đã từ lâu làm đàn ông, đàn bà đã từ lâu làm đàn bà, súc sanh từ lâu làm súc sanh”. Người ấy không ưa bố thí, không giữ giới luật.

Nếu người ấy thấy Sa-môn, Bà-la-môn phụng trì giới liền nổi giận: “Người này hư dối, sẽ có phước báo cảm ứng ở đâu?” Người ấy thân hoại mạng chung sẽ sanh trong địa ngục. Nếu được làm người sẽ sanh nhà bần cùng, không đủ áo cơm, thân thể lõa lồ, ăn mặc không đủ. Đó là người trước vui sau khổ.

Hạng người nào trước khổ, sau khổ?

Ở đây, có người sanh nhà bần tiện, hoặc dòng đồ tể, hoặc dòng thợ thuyền, và các nhà hạ liệt, không đủ cơm áo. Người ấy sanh trong nhà kia. Sau người ấy ôm tà kiến, tương ưng với biểu kiến. Người ấy có kiến chấp này: không có bố thí, không có người thọ, cũng không có quả báo thiện ác đời này, đời sau; cũng không có cha mẹ, không có A-la-hán'. Người ấy không ưa bố thí, không giữ giới luật.

Nếu người ấy lại thấy Sa-môn, Bà-la-môn thì liền nổi giận đối với bậc Hiền Thánh. Người ấy thấy người nghèo cho là đã thế từ lâu, thấy người giàu cho là đã thế từ lâu, thấy cha xưa đã là cha; thấy mẹ xưa đã là mẹ. Khi thân hoại mạng chung, người ấy đọa sanh trong địa ngục. Nếu sanh người ấy làm người thì hết sức bần tiện, áo cơm chẳng đủ. Đó là người trước khổ, sau khổ.

Thế nào là người trước vui, sau vui?

Ở đây, có người sanh nhà phú quý, hoặc dòng Sát-lợi, hoặc dòng Phạm chí, hoặc dòng Quốc vương, hoặc sanh dòng trưởng giả và sanh trong các nhà nhiều tiền lắm của. Chỗ sanh không bị thiếu thốn. Sau, người ấy lại có chánh kiến, không có tà kiến. Người ấy có chánh kiến như thế này: “Có bố thí, có người thọ, có đời này, đời sau, có Sa-môn, Bà-la-môn, cũng có quả báo thiện ác, có cha, có mẹ, có A-la-hán”.

Người ấy nếu lại thấy người thuộc nhà phú quý, lắm tiền, nhiều của, liền nghĩ: “Người này do ngày xưa bố thí mà được”. Nếu lại thấy nhà bần tiện: “Người này do ngày xưa chẳng bố thí”. Vậy nay ta có thể tùy thời bố thí, chẳng để sau sanh trong nhà bần tiện. Vì thế người ấy thường ưa bố thí cho người.

Người ấy nếu thấy Sa-môn, Bà-la-môn, đạo sĩ liền tùy thời thăm hỏi sức khỏe, cung cấp y phục, thức ăn uống, giường nằm, thuốc men trị bịnh, đều bố thí cho. Khi mạng chung người ấy sẽ sanh lên trời, chỗ lành. Nếu sanh trong loài người thì người ấy sẽ vào nhà phú quý, lắm tiền nhiều của. Đó là người trước vui, sau vui”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 29. Khổ lạc [trích],  

VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.80)

Pháp thoại này cho thấy chánh kiếnvai trò rất quan trọng. Người có chánh kiến là người “nhận thấy có bố thí, có người thọ, có đời này, đời sau, có Sa-môn, Bà-la-môn, có cha, có mẹ, có A-la-hán v.v... lãnh thọ giáo pháp, cũng có quả báo thiện ác” và “lại thấy Sa-môn, Bà-la-môn, tu pháp lành, liền đến sám hối, sửa đổi việc làm cũ; nếu lại có dư dả, đem chia đều cho người”. Thấy biết đúng sẽ hành động đúng, dẫn đến tương lai tươi sáng. Nếu xuất thân nơi nhà nghèo khó, nhờ chánh kiếnxây dựng được ngày sau của mình theo hướng thiện lành (trước khổ, sau vui). Nếu xuất thân nơi nhà giàu sang, cũng nhờ chánh kiếnkiến tạo tương lai tốt đẹp hơn nữa (trước vui, sau vui).

Ngược lại, nếu chấp giữ tà kiến sai lạc “không có bố thí, không có người thọ, cũng không quả báo đời này, đời sau, cũng không cha mẹ, không có A-la-hán, cũng không có người đắc chứng, cũng không có quả báo thiện ác” và “không ưa bố thí, không giữ giới luật”. Do tà kiến nên khiến người ấy không tạo thêm phước mới thiện lành nào. Nếu xuất thân nơi nhà giàu sang, vì tà kiến mà tiêu xài hết phước cũ, không biết tạo ra phước mới tốt đẹp nên về sau phải chịu khổ (trước vui, sau khổ). Nếu xuất thân nơi nhà nghèo khó, lại còn tin theo tà kiến nên hiện tại và tương lai không được chút phước nào, chịu khổ cả đời (trước khổ, sau khổ).

Rõ ràng, Đức Phật không dạy chúng ta cầu xin Ngài ban cho chúng ta điều này hay việc nọ. Người Phật tử “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, vì “Như Lai là bậc Thầy chỉ đường”. Ngài đã chỉ ra con đường kiến tạo nghiệp mới thiện lành rất rõ ràng. Tin sâu nhân quả thiện ác mà tránh xa việc xấu, thấy rõ phước báo bố thí rồi theo khả năng mà gieo trồng, thực hành đạo đức trong đời sống hàng ngày, hiếu kính cha mẹ, nương tựa các bậc tu hành chân chính để tu tập… Những ai thực hành theo lời dạy của Ngài thì chắc chắn sẽ kiến tạo được một tương lai hạnh phúc, an lành

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.