Giới Trẻ Châu Á Cần Một Phật Giáo Tươi Mới

08/06/20162:45 CH(Xem: 5269)
Giới Trẻ Châu Á Cần Một Phật Giáo Tươi Mới
GIỚI TRẺ CHÂU Á
CẦN MỘT PHẬT GIÁO TƯƠI MỚI
Bảo Thiên

Trong khi lời dạy của Đức Phật đang nhanh chóng trở nên quen thuộc với lối sống thế tục phương Tây trong ở thế kỷ XXI, thì những người trẻ châu Á lại đang dần rời xa những di sản vô giá của Phật giáo của chính họ. Trong các mùa Phật đản hàng năm, người ta vẫn thường đưa các câu hỏi làm thế nào để giáo pháp luôn tươi mới, quan trọng và gần gũi với giới trẻ châu Á ngày một thành thị hóa. Điều này cấp thiết hơn bao giờ hết.

Vào đầu tháng 5 vừa qua, những nhạc sĩ trẻ từ Malaysia và Indonesia đã cùng phối hợp với nhau, hội tụ tại Singapore nhằm tạo một điểm nhấn trong lĩnh vực này khi thực hiện chương trình ca nhạc Phật giáo với tên gọi “Sadhu for the music” ở nhà hát Esplanade. Hai buổi công diễn chính thức của chương trình đã bán sạch vé.

Theo Wilson Ang, Chủ tịch Liên hữu Phật giáo Singapore, đơn vị đứng ra phối hợp tổ chức các đêm nhạc thì những sinh hoạt truyền thống của người trẻ như đi chùa và nghe giảng giáo lý không còn thường xuyênChương trình được dàn dựng và đạo diễn bởi nhà soạn nhạc kiêm ca sĩ người Malaysia nổi tiếng quốc tế Imee Ooi.

Cũng theo ông Ang, những thống kê gần đây cho thấy sự suy giảm lượng Phật tử trẻ người Singapore. “Điều này tạo ra sự quan tâm trong tôi và tôi muốn tìm hiểu làm thế nào để thế hệ trẻ có thể lưu ý đến Phật giáo chứ không chỉ là những Phật tử danh nghĩa”, người đứng đầu Liên hữu Phật giáo Singapore nhấn mạnh.

“Mỗi người trẻ ngày nay đều có điện thoại di động thế hệ mới và sử dụng nó để nghe nhạc hoặc xem phim. Vì thế chúng ta có thể chọn âm nhạc như là cửa ngõ để tiếp cận đến giới trẻ thông qua thế hệ công nghệ mới.”

Phật giáo ở châu Á đã từng chứng kiến sức mạnh của nhạc Phúc âm trong việc lôi cuốn một lượng lớn giới trẻ của khu vực vâng theo Thiên Chúa. Lưu tâm đến vấn đề này, chương trình ca nhạc "Sadhu of the Music" thiết kế nội dung theo dạng nhạc thánh kinh để chuyển tải tốt nhất các lời Phật dạytruyền đạt ý tưởng về tụng niệm các bài kinh Phật giáo. Các ca sĩ trẻ trình diễn ca khúc bằng Anh ngữ, Hoa ngữ và tiếng Indonesia Bhasa trong khi vũ công nhảy theo điệu ballet kết hợp Đông và Tây, nhảy hiện đại, thế võ Thiếu Lâm.

“Thế giới đã có sự thay đổi và người trẻ hiện tại luôn biết cách kết nối với một không gian rộng lớn hơn. Các nhu cầu của họ cũng rất khác nhau và nếu bạn muốn họ thể hiện sự quan tâm về tôn giáo của mình thì hãy làm theo những gì họ nghĩ,” Ooi chia sẻ.

Nhà soạn nhạc kiêm ca sĩ người Malaysia này cho biết các chương trình biểu diễn ca nhạc Phật giáo ở châu Á ngày càng nhiều và phong phú nhưng phong trào này cần sự phối hợpliên kết.


“Phần lớn các chương trình đều được thực hiện riêng lẻ. Do đó, nhiều người đã liên lạc với tôi rằng nhạc Phật giáo phải được quốc tế hóa”.

Singapore không phải là nước duy nhấthiện tượng giảm đi số lượng tín đồ Phật giáo ở độ trẻ tuổi. Thực trạng này cũng đang diễn ra với Hàn Quốc và Nhật Bản.

Vào cuối năm ngoái, Hội đồng Chính sách Nhật Bản ước tính khoảng 40% trong tổng số 77.000 ngôi chùa ở Nhật có thể sẽ phải đóng cửa vào năm 2040. Điều này báo động một thực tế người trẻ đang ngày càng cho rằng tôn giáo không còn hứng thú và chỉ gắn liền với các hoạt động tang ma, mối liên kết giữa nhà chùa và cộng đồng đang dần phai màu.

Tháng 7 năm 2014, tông phái Tào Khê thuộc Phật giáo Hàn Quốc tổ chức một cuộc thi về tụng kinh Phật giáo tại ngôi chùa tọa lạc trung tâm thủ đô Seoul. Theo đó, chư Ni trẻ thực hiện các phần thi theo phương thức hát rap. Ngay sau đó, các clip về cuộc thi này được chia sẻ nhanh chóng trên YouTube.

Hiện tại nữ tu sĩ được sinh ra và lớn lên ở Nepal Ani Choying đang trở thành một trong những nữ “ngôi sao nhạc pop” đầu tiên trong Phật giáo. Cô đã 2 lần trình diễn ở nhà hát Esplanade (Singapore) năm ngoái phần thi tụng các bài kinh của Phật giáo kèm theo chú thích tiếng Anh.

Những nguy cơ đối với Phật giáo ở châu Á có thể xuất phát từ chính trong nội tại hơn là các tác động bên ngoài. Một trong những khó khăn lớn nhất của âm nhạc Phật giáo là khó có thể vận động kinh phí để thực hiện các chương trình lớn. Người châu Á có thể sẵn sàng cúng dường để xây dựng một ngôi chùa tráng lệ hoặc một tượng Phật vĩ đại thay vì hỗ trợ cho sinh hoạt văn hóa Phật giáo.

Ngoài ra, các Phật tử vẫn có dấu hiệu tránh xa việc sử dụng âm nhạc truyền tải Phật giáo vì sợ nó phá vỡ đi các giá trị truyền thốngvai trò của ngôn ngữ Pali trong tụng niệm, dù vẫn biết Pali hiện tại không còn được dùng phổ biến và phổ quát. Từ đó, không có gì ngạc nhiên khi giới trẻ xem Phật giáo như một hệ thống các nghi lễ khó hiểu mà chính các bậc cha mẹ cũng không thể giải thích.

Trong khi đó, Phật giáo đang lan truyền mạnh mẽ ở Mỹ, châu Âu và Úc suốt 2 thập kỷ qua. Các sinh hoạt về thiền Vipassana và quay về với những lời dạy của Đức Phật đang là xu hướng lớn tại Mỹ.

“Hy vọng rằng tất cả các Phật tử có thể khuyến khích và thu hút được người trẻ đến với chùa bằng nhiều cách khác nhau. Qua đó, họ có thể tiếp cận được các giá trị nhân bản, thâm nhập các nội dung giáo lýtu dưỡng chính bản thân thông qua thiền tập,” Ang mong mỏi.

Bảo Thiên
(theo The Nation)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32421)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.