Phóng dật là tâm buông lung, chạy theodục vọng, không siêng năng tu tập các thiện pháp. Sở dĩhành giả không thành tựu được chánh định cũng do tâm sởbất thiện này quấy phá, chướng ngại. Bên ngoài thì năm dục và năm trần luôn hấp dẫn, gọi mời. Bên trong thì vô minhche lấp, tham ái thúc giục. Thành ra, phóng dật gần như là một thuộc tính, là bản chất của chúng sinh.
Ngược lại, không phóng dật là tâm định tĩnh, tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Nhờ chánh niệmtỉnh giác, thu thúc lục căn, tâm được phòng hộ vững chắc, tâm phóng dậtbuông lung dính mắc được ngăn ngừa, hạn chế dần cho đếnbất động. Đó là hộ tâm.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nên tu hành một pháp, nên truyền bárộng rãi một pháp. Tu hành một pháp, truyền bárộng rãi một pháp rồi, liền được thần thông, các hạnh tịch tĩnh, đắc quả Sa-môn, đến cõi Niết-bàn (Nê-hoàn). Thế nào là một pháp? Nghĩa là hạnh không phóng dật. Thế nào là hạnh không phóng dật? Đó là hộ tâm. Thế nào là hộ tâm?
Ở đây, Tỳ-kheo thường giữ gìn tâm hữu lậu, pháp hữu lậu. Ngay lúc người kia thủ hộ tâm hữu lậu, pháp hữu lậu, đối với pháp hữu lậu liền được an vui, cũng có tin, vui, an trụ không dời đổi, hằng chuyên ý mình, tự lựccố gắng. Như thế, này các Tỳ-kheo, người kia hành khôngphóng dật, hằng tự cẩn thận, dục lậu chưa sanh liền chẳng sanh; dục lậu đã sanh liền có thể khiến diệt; hữu lậu chưa sanh liền chẳng sanh, hữu lậu đã sanh liền có thể khiến diệt; vô minh lậu chưa sanh liền chẳng sanh, vô minh lậu đã sanh liền có thể khiến diệt. Tỳ-kheo đối với người kia hành hạnh không phóng dật, nhàn tĩnh ở một nơi, hằng tự giác tri để tự an vui (du hý); tâm dục lậu liền được giải thoát. Đã được giải thoát liền được trí giải thoát: Sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân nữa, như thật mà biết.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Không kiêu, vết cam lồ/ Phóng dật là đường chết/ Không mạn là bất tử/ Ngạo mạn tức là chết.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, nên nhớ tu hành hạnh không phóng dật. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 10.Hộ tâm, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.104)
Lậu là rỉ ra, là tươm rỉ bợn nhơ, phiền não, uế tạp và làm cho mê lẩn, lú lẫn tâm tríchúng sanh. Tâm hữu lậu là vô minh, tham ái, phiền não bên trong chúng ta. Pháp hữu lậu là sức thu hút khó cưỡng, khiến tâm dính mắc thuận hoặc nghịch vào các pháp. Với tâm thì chánh niệmtỉnh giác, không tham ái, không chạy theo cảnh. Đối với pháp thì quán sát tính vô thường, bất tịnh, duyên sinh để hạn chế dính mắc. Được vậy thì “dục lậu chưa sanh liền chẳng sanh; dục lậu đã sanh liền có thể khiến diệt”.
Dục lậu chỉ cho sự tham ái, dục vọng, nói chung là mọi luyến áidục lạcngũ trần, đắm say vật chất. Hữu lậu là sự tham ái, đeo dính, muốn có mặt, muốn tồn tại trong các cảnh giới. Vô minh lậu là trạng thái không sáng suốt, không tỉnh giác, thiếu hiểu biết... về Tứ đế, về tiến trình sinh diệt của Ngũ uẩn, về Duyên khởi; không thấy rõ cái Ta là giả ngã, không thực thể, vô ngã tính.
Bản chất của chúng sinh là tham ái và dính mắc vào mọi thứ. Nhờ tu tập hộ tâm, không phóng dật, tâm được an trú với chánh niệm cao độ, định lựctăng trưởng, tuệ giải thoát phát sinh nên “liền được thần thông, các hạnh tịch tĩnh, đắc quả Sa-môn, đến cõi Niết-bàn”.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh /
- Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh /
- Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng /
- Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn /
- Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh
- Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.