ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHIA SẺ GIÁO PHÁP VÀ TRUYỀN QUÁN ĐỈNHĐỨC PHẬTDƯỢC SƯ TẠI CHÙA ĐIỀU NGỰ La Sơn Phúc Cường trích dịch
Đức Đạt Lai Lạt magiảng pháp tại chùa Điều Ngự ở Westminster, California, ngày 18 tháng 06 năm 2016. Ảnh Jeremy Russell
Ngày 18 tháng 06 năm 2016, Đức Đạt lai Lạt ma đã được thỉnh mời tới truyền trao giáo pháp tại ngôi chùa Điều Ngự mới ở Westminster. Ngày 19/06, ngài sẽ tiếp tụccử hànhnghi thức khánh thành ngôi chùa. Ngài đã được Hòa thường trụ trì Thích Viên Lý và Hòa thượng Thích Viên Huy cung đón nồng nhiệt. Sau khi tới chính điện, ngài đã đỉnh lễtôn tượngđức PhậtThích Ca và tôn tượngBồ tátQuan Âm và Phổ Hiền Vương Bồ tát ở hai bên. Sau khi chào chư Tăng và Phật tửViệt Nam và Tây Tạng, ngài lên tòa chia sẻ giáo pháp.
“Kính thưa quý Hòa thượng, chư tăng ni và thiện hữu tri thức, tôi rất hoan hỷ được hiện diện nơi đây cùng quý vị. Cùng là con người, chúng ta đều như nhau về mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc. Tôi muốn gửi lời tri ân tới ban tổ chức đã nỗ lực mang lại cho cơ hội này cho chúng ta.”
Đức Đạt Lai Lạt ma chia sẻ giáo pháp tại chùa Điều Ngự tại Westminster, California, ngày 18 tháng 06 năm 2016. Ảnh Jeremy Russell
Bất kỳ khi nào gặp gỡ mọi người, tôi đều giữ quan kiến rằng chúng ta đều là con người. Chúng ta sinh ra theo cùng một cách và ra đi cũng theo cùng một cách. Khi ta còn ở trong bào thai, người mẹ của chúng ta luôn phải cố gắng tránh sân giận và lo âu để không ảnh hưởngtiêu cực tới thai nhi. Rồi những năm sau khi chúng tachào đời, tình thương của người mẹ luôn hết mực giành cho người con. Nhiều nhà vật lý học đã chỉ ra rằng tình thương, sự chăm bẵm của người mẹ là rất quan trọng cho sự phát triển đúng đắn của bộ não con trẻ.
“Các nhà khoa học cũng đưa ra những bằng chứng cho thấy, bản chấtcăn bản của con người là bi mẫn. Và dù cho chúng ta có tin tưởng vào tôn giáo hay là không thì tình thương và lòng bi mẫn là nhân tố quyết định tới sự an bìnhnội tâm, trong khi sự sân hận và bất an sẽ phá hủyhệ thốngthần kinh.
Trong suốtđời sống của chúng ta, tình thương yêu là vô cùng quan trong. Và ở cuối cuộc đời, chúng ta sẽ bình an hơn nếu những người mà ta thương yêu ở quanh mình. Khi ấy, tiền và quyền lực không mang lại kết quả gì. Khi mà thân xác thô đang tan rã, thì sự hiện diện của những bằng hữu và thân quyếnthương yêu gần gũi sẽ giúp chúng ta có sự bình an.
Rất nhiều người trong cuộc đời có xu hướng lãng quên tầm quan trọng của tình thương yêu. Trong thời đại của lối sốngvật chất và cạnh tranh ngày nay, tình thương yêu dường như không còn được quan tâm một cách đúng mức. Trong khi đó, có nhiều người không theo một tôn giáo nào nhưng lại quan tâmđặc biệt tới các giá trịtinh thần nội tại bởi vì họ cũng đều là con người và tình thương, lòng bi mẫn là vô cùngcần thiết.
Thính chúng lắng nghe giáo pháp từ đức Đạt Lai Lạt ma tại hội trường chùa Điều Ngự ở Westminster, California, ngày 18 tháng 06 năm 2016, Ảnh Jeremy Russell.
Nếu chúng ta biết nuôi dưỡng các giá trị này ngay bây giờ, thì trên thế giới này, trong thế kỷ này sẽ có ít bạo lực hơn. Vấn đề bạo lực không phải liên quan trước hết tới việc sử dụng loại vũ khí gì mà vấn đềxuất phát từ chính động cơ trong tâm mỗi người. Hình thứcgiải trừ quân bị bên ngoài chỉ có thể thực sự đạt được nếu trước hết mỗi người biết giải trừphiền não bên trong. Tương tự như vậy, hòa bình thế giới sẽ chỉ đạt được trên nền tảng của sự bình annội tâm. Và nếu không có sự bình annội tâm sẽ rất khó tận trừ được bạo lực trong xã hội.
Là con người, tất cả chúng ta đều sở hữuhạt giốngtừ bi. Chúng ta phải biết sử dụngtrí tuệ của mình để trưởng dưỡng các giá trịtinh thần nội tại đó, ở đây tôi muốn nhấn mạnh tới khía cạnh đạo đứcthế tục.
Ngài chia sẻ rằng, là một tu sĩ, ngài có tâm nguyệnthúc đẩy sự hòa hợptôn giáo. Ngài nhắc tới truyền thốnghòa hợplâu đời đã tồn tại ở Ấn Độ giữa các truyền thốngtôn giáo, như Hindu, Phật giáo và Do thái giáo và cả với các truyền thống ở ngoài Ấn như Thiên chúa giáo, Hồi giáo. Ngài dạy rằng, dể nâng đỡ và thúc đẩyhòa hợptôn giáo, ngài luôn coi bản thân là người mang thông điệp của dòng tư tưởngẤn Độ cổ đại. Ngài nhấn mạnh rằng, tất cả các truyền thốngtôn giáo lớn đều dạy về tình thương yêu, lòng bi mẫn và hạnh tha thứ, và mặc dù có những khác biệt về mặt triết học nhưng các truyền thốngtôn giáo đều chia sẻ một mục đích chung. Ngay cả trong truyền thốngPhật giáo cũng có các dòng tư tưởngtriết học khác nhau.
Khuyên đại chúng đang phải ngồi dưới trời nắng nóng bên ngoài cần phải có ô hay mũ che đầu, ngài tiếp tục dạy rằng ngài muốn khái lược về giáo pháp của đức Phật. Đức Phật đã thị hiện tại Ấn Độ 2600 năm trước, ngài lớn lên tại một hoàng cung nhưng rồi ngài rời hoàng cung, giành 6 năm nghiêm mật thực hànhtrưởng dưỡngphương tiện và trí tuệ thông qua các phương phápthiền định và thiền quán. Trong lần chuyển Pháp thứ nhất tại Sarnath, đức Phật truyền trao Tứ Diệu là nền tảng của Phật Pháp.
Ngài lưu ý rằng cả truyền thống Pali và Sanskrit đều dựa trên nền tảng Tứ Diệu đế và 37 Phẩm Bồ tát Hạnh, từ Tứ Chính Niệm tới Bát Chính Đạo, với nội hàm Diệt đế là chân lý thứ ba trong Tứ diệu đế. Ngài cũng điểm qua 4 đặc tính của mỗi chân lý, ví như ở chân lý thứ nhất cho rằng khổ đau là vô thường, bản chất của khổ đau là không thật và như huyễn. Ngài cũng dạy rằng, một khi đã hiểu được Tứ Diệu đế và 16 đặc trưng thì mỗi người sẽ biết tri ân, và thành kính một cách chân thực lên giáo pháp của đức Phật và biết cách trưởng dưỡng những phẩm chất giác ngộ trên con đường đạo.
Trong khi truyền thống Pali hưng thịnh tại Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Sri Lanka, thì truyền thống Sanskrit bao gồm cả truyền thống Nalanda đã lan tỏa sang Trung Quốc, rồi phát triển tới Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Vào thế kỷ thứ 8, truyền thống Nalanda được được truyền thừa trực tiếp từ Ấn Độ tới Tây Tạng đầu tiên bởi Ngài Shantarakshita. Trong truyền thốngPhật giáo Tạng truyền, có hai giai đoạn truyền thừa, thường được gọi là giai đoạn mở đầu và giai đoạn tân phái, dựa vào thời điểm diễn ra trước hay sau sự xuất hiện của ngài đại dịch giả Rinchen Zangpo vào thế kỷ thứ 11. Ngôn ngữ Tạng đã phát triển trong suốt giai đoạn chuyển dịch văn họcPhật giáoẤn Độ, và đã được trì giữ tới tận ngày nay, là ngôn ngữ có khả năng thể hiện một cách chính xácPhật Pháp.
Khi đã thấu hiểu giáo pháp của đức Phật về hai chân lý, chân lý tương đối và chân lýtuyệt đối, được luận giảng rất chi tiết trong 4 truyền thốngtư tưởngPhật giáoẤn Độ, chúng ta có thể đoạn trừ vô minh phiền nào và giúp bản thân vượt thoát khỏiluân hồi khổ đau. Giáo phápTrí tuệ Bát nhã, được toát yếu trong Bát nhã tâm kinh, đã luận giảng rất chi tiết về trí tuệtính không, đồng thời cũng luận giảng chi tiết về những phương tiện thiện xảo của tâm từ bi.
Trở lại sau giờ trưa, trong khi ngài đang cùng chư tăng chuẩn bị cho lễ quán đỉnhđức PhậtDược sư thì chư tăngViệt Nam tụng Bát Nhã Tâm kinh, sau đó chư TăngTây Tạng trì tụng chân ngônđức PhậtDược sư. Đức Đạt Lai Lạt ma dạy rằng Pháp thực hành đức PhậtDược sư mà ngài đang truyền trao cho đại chúng được truyền thừa từ linh kiến thâm diệu của đức Đạt Lai Lạt ma đời thứ 5.
Truyền thống Pali nhấn mạnh tới sự thành tựugiải thoát, trong khi truyền thống Sanskrit không chỉ dừng lại ở đó mà khuyến khích hành giả hành động vì lợi ích của hết thảy chúng hữu tình, khởi phát Bồ đề tâmtỉnh giác, hướng tới sự giác ngộ. Tiếp theo ngài cử hành một khóa lễ giúp đại chúng khai phát Bồ đề tâm với những câu kệ quy y nơi Phật, Pháp, Tăng và phát khởitâm từ bi hướng tới sự giác ngộvì lợi íchchúng sinh. Tiếp theo ngài hướng dẫn cho đại chúng các thứ lớp quán tưởngPháp tướng của đức PhậtDược Sư.
La Sơn Phúc Cường trích dịch, nguồn Dalailama.com
Dưới đây là chùm ảnh từ website dalailama.com:
Đức Đạt Lai Lạt ma chia sẻ giáo pháp tại chùa Điều Ngự tại Westminster, California, ngày 18 tháng 06 năm 2016. Ảnh Jeremy Russell
Chư Tônđức TăngViệt Nam đang nghe bài giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại chùa Điều Ngự in Westminster, California on June 18, 2016. Photo/Jeremy Russell/OHHDL Thính chúng đang lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Mathuyết giảngPhật Pháp dưới trời nắng gắt 90 độ Photo/Jeremy Russell/OHHDL His Holiness the Dalai Lama paying his respects at the altar of Dieu Ngu Buddhist Temple in Westminster, California on June 18, 2016. Photo/Jeremy Russell/OHHDL Trước khi lên đường đến chùa Điều Ngự, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ghé thăm chào hỏi những người làm việc dưới nhà ăn tại khách sạn ở Anaheim nơi ngài trú ngụ on June 18, 2016. Photo/Jeremy Russell/OHHDL
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.