Người lái xe chậm trước mặt, có thể là mẹ của bạn

11/09/20163:40 SA(Xem: 8367)
Người lái xe chậm trước mặt, có thể là mẹ của bạn

NGƯỜI LÁI XE CHẬM TRƯỚC MẶT, CÓ THỂ LÀ MẸ CỦA BẠN
Arunlikhati - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(That Driver Could Be Your Mother - Arunlikhati)

 

người lái xe chậm trước mặt có thể là mẹ của bạnLòng từ bi và sự tái sinh là hai giáo lý truyền thống của Đạo Phật, mà vào thời gian gần đây cả hai giáo lý cùng một lúc xuất hiện trong tâm tôi, khi tôi ngồi suy ngẫm về sự kiện xe tôi xém đẩy xe mẹ tôi ra khỏi đường (và suýt gây ra tai nạn). Biến cố nầy xảy ra vào ban đêm, cách đây lâu rồi. Tôi cảm thấy tức giận vì người lái xe chậm trước mặt, tôi lái bám sát đuôi xe phía trước, do đó tôi chẳng còn trông thấy được bảng số xe của họ. Tôi kiên trì theo đuôi xe, cho tới khi chiếc xe nầy rẽ vào một con đường nhỏ.

Tuy nhiên, con đường nhỏ nầy lại đúng là con đường tôi dự định đi đến thăm bố mẹ tôi - bởi vì, người lái xe nầy chính là mẹ tôi.

Sự xấu hổ, vào thời điểm đó đã bao trùm lên thân tâm tôi, đến nỗi cho đến ngày hôm nay, mỗi lần tôi lái xe theo sau một người lái xe chậm, tôi lại nghĩ rằng, người nầy cũng có thể là mẹ tôi. Ý nghĩ đơn giản nầy, làm cho tôi gợi nhớ lại hình ảnh lo lắng và sợ sệt đến co rúm người lại của mẹ tôi, khi mà xe mẹ bị những người lái xe khác liều-lĩnh bắt nạt mẹ trên đường. Mẹ tôi không phải là người lái xe giỏi nhất, tuy nhiên, xử dụng các áp lực tấn công, đe dọa, và bắt nạt như thế là không công bằng đối với mẹ tôi.  

"Người đó có thể là mẹ tôi" là câu thần chú khi lái xe của tôi. Với câu thần chú đơn giản nầy, tôi có thể đem tình thương yêu, sự tôn trọng, và sự chăm sóc mà tôi dành cho mẹ tôi, hiến tặng đến người lái xe trước mặt tôi. Trong tôi, sự thiếu-nhẫn-nhục đã tan-chảy thành sự chấp nhận. Sự hiếu-chiến đã tan-vỡ thành lòng từ bi. Vì, tôi chẳng bao giờ muốn gây khó khăn, và làm cho mẹ tôi căng thẳng, cho nên, tôi muốn lái xe một cách tử tế và cẩn thận, ngay phía sau xe của bạn.

Thực tập điều nói trên, là đem lòng từ bi của chúng ta hiến tặng đến người khác, điều nầy bắt nguồn từ quan niệm về tái sinh. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, "Truyền thống Phật Giáo dạy chúng ta phải xem tất cả chúng sinh như là người mẹ thân yêu của mình, và chúng ta hãy tỏ lòng biết ơn bằng cách thương yêu tất cả mọi người. Bởi vì, theo giáo lý của Đạo Phật, chúng ta đã được sinh ra và tái sinh trong vô số kiếp, và chúng ta nên hiểu rằng mỗi người đều đã là bố mẹ của chúng ta trong kiếp nầy hoặc là trong một kiếp nào khác." Khái niệm nầy không phải chỉ dành riêng cho bố mẹ (mà ta thương yêu hoặc là không thương yêu), mà còn áp dụng cho tất cả những thầy cô giáo, cho những người bạn thân, và cho những người thân yêu khác nữa.

Suy ngẫm về sự tương đồng giữa sự thực hành giáo lý Phật Giáo cổ xưa nầy, và câu thần chú đơn giản về lái xe của tôi, đưa tôi đến một sự đổi thay căn bản về sự tái sinh. Trong khi nhiều cuộc tranh luận về tái sinh xoay quanh câu hỏi là sự tái sinh có thật hay là không có thật, mọi người thường quên đi lợi ích thiết thực của quan niệm nầy. Câu hỏi về sự tái sinh thường có khuynh hướng đi đến kết luận rằng, niềm tin về sự tái sinh dường như chẳng có ích lợi gì cả. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mở lòng từ bi không-phải chỉ cho những người thân yêu của bạn, mà còn cho những người xa lạ, thì niềm tin (về sự tái sinh) giúp cho bạn rất nhiều, khi bạn tin rằng người (xa lạ) nầy kiếp trước cũng có thể là người thân yêu của bạn - giống như tôi cảm thấy câu thần chú của tôi có hiệu quả hơn, khi tôi thật sự tin tưởng rằng người lái xe trước mặt tôi chính là mẹ của tôi.

Quan điểm của tôi ở đây, không phải dùng để chứng minh quan niệm về sự tái sinh đúng hay sai, mà chỉ là để xem xét chúng ta "có được sự hiểu biết để thực hành, hoặc là không-có sự hiểu biết để thực hành" quan niệm nầy. Bạn có thể vẫn không tin tưởng rằng bạn là mẹ của tôi trong kiếp trước. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm rằng xe của tôi sẽ chẳng bao giờ bám sát đuôi xe của bạn.

Source-Nguồn: http://www.lionsroar.com/that-driver-could-be-your-mother/

 

That Driver Could Be Your Mother 
Arunlikhati 

Compassion and rebirth are two traditional Buddhist tenets that both came together for me recently as I sat reflecting on how I nearly drove my mother off the road. That incident had occurred another night long ago. Irritated by a slow driver ahead of me, I tailgated the vehicle so closely that I could not even see the license plate. I persisted until the car turned off onto a side road.

But that side road was the very road that I intended to take to visit my parents - and the driver was my mother.

The shame that overcame me in that moment was so great that, to this day, whenever I find myself following a particularly slow driver, I think, That could be my mother. This simple thought summons up images of my mother, nervous and cringing, as other drivers recklessly bully her on the road. My mother may not be the best driver, but she does not deserve to be harassed.

That could be my mother is my driving mantra. With this simple phrase, I can transfer the love, respect, and care I hold for my mother onto the driver in front of me. Impatience melts into acceptance. Aggression dissipates into compassion. Just as I would never wish stress and discomfort upon my mother, so will I drive more kindly behind you.

This practice of transferring the target of our compassion from one individual to another is rooted in the concept of rebirth. In the words of the Dalai Lama, “Buddhist tradition teaches us to view all sentient beings as our dear mothers and to show our gratitude by loving them all. For, according to Buddhist theory, we are born and reborn countless numbers of times, and it is conceivable that each being has been our parent at one time or another.” This notion is not reserved for mothers, beloved or otherwise, and extends to all our past teachers, dear friends, and loved ones.

Reflecting on the parallels between this ancient Buddhist practice and my simple driving mantra led me to a fundamental shift in my perspective on rebirth. While many discussions about rebirth revolve around the question of whether or not rebirth is real, they often neglect to consider any of the theory’s practical benefits, regardless of the question of reality. The question itself sits in a framework that tends toward the conclusion that belief in rebirth seems to have no purpose. But if you wish to spread the compassion you have for your loved ones to a total stranger, you are undoubtedly helped if you believe that person too could be a loved one - just as my recitation is more effective if I truly believe that driver ahead of me could actually be my own mother.

My point here is not to weigh in on whether the concept of rebirth is right or wrong, but rather to consider this notion in terms of “skillful or unskillful.” You may still see no point in the belief that you could have been my mother in a previous life. Even so, you can rest assured that I will never tailgate you.








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.