Ngắm nhìn tĩnh tại

18/10/20164:25 SA(Xem: 11371)
Ngắm nhìn tĩnh tại

NGẮM NHÌN TĨNH TẠI
Nguyễn Duy Nhiên

lotusflower-01Quyển Ngắm Nhìn Tĩnh Tại gồm những bài viết chia sẻ về kinh nghiệm thiền tập. Sách được chia ra làm 4 phần: Buông xả, Có mặt, Tỉnh giác  Hiểu thương, mỗi như một bước chân nhỏ trên con đường trở về nhà.
1.  Buông xả. Đây là bước đầu của sự trở về. Buông xả ở đây là buông xả cái tâm mong cầu, nắm bắt vào một hạnh phúc hoặc ôm giữ một khổ đau nào đó của mình. Buông xả không có nghĩa là buông lung hoặc cố gắng làm một điều gì đó đặc biệt, mà là một thái độ của tâm biết quay về trọn vẹn trong sáng với những gì đang có mặt. Và cứ để chúng đến đi tự nhiên như mây bay trên đầu núi.
Kìa mây giăng trên núi
A, xuống cho thầy hay
Ơ mà thầy đang ngủ
Thôi cứ để mây bay
(Viên Minh)
2.   Có mặt. Khi ta buông xả những kỳ vọng của mình, tự nhiên ta sẽ có mặt với bây giờ và ở đây một cách trọn vẹn, thấy được những gì xảy ra như nó đang là. Sự có mặt trọn vẹn này không phải do một sự nổ lực hay cố gắng nào, mà chỉ là cảm nhận những gì đang xảy ra một cách tự nhiên, không cố gắng, không mong cầu gì khác. Và trong giây phút này có thể đó là một sự an vui, một niềm hạnh phúc, và cũng có thể đó là những lo âu hay phiền muộn. Nhưng nếu như ta biết sống hoàn toàn với thực tại ấy, như nó đang là, thì đó cũng vẫn là một sự hoàn hảo tự nhiên.
Trăng vô sự,
Chiếu soi người vô sự.
Nước làn thu,
Chứa cả một trời thu
(Trần Thánh Tông)
3.   Tỉnh giác. Và khi ta có mặt trọn vẹn với những gì đang xảy ra, ta sẽ tỉnh giác thấy rõ được mọi việc đang xảy ra theo sự vận hành, đến đi tự nhiên của nó. Tuệ giác này không phải do một sự tìm kiếm nào của ta mà do sự buông xả và có mặt của mình. Vấn đề không phải là sửa đổi hay chấp nhận những gì xảy ra, mà là thấy rõ. Đôi khi những khổ đau, những khó khăn, sóng gió trong cuộc sống cũng là cần thiết, chúng giúp ta buông bỏ đi những nổ lực, cố gắng của bản ngã để thấy lại được sự trong sáng sẵn có ngay trong ta,
Cánh đồng trời
Nếu không có gió
Thổi tan mây mù
Thì trăng đâu thể
Vượt triền núi cao
(Kikigakishu)
4.   Hiểu thương.  Bao dungtừ ái phát xuất từ một sự hiểu và thương. Và thái độ từ ái ấy không phải chỉ giới hạn trong thiền tập, mà còn là một phương cách sống của ta nữa. Hãy mở rộngbao dung lắng nghe những gì đang xảy ra, với một tâm không thành kiến, không phán xét. Được như vậy thì dù trên tọa cụ hay đi giữa cuộc đời, trong hoàn cảnh nào ta cũng sẽ có thể lắng nghe được nhau, giúp làm vơi bớt đi những khổ đau không cần thiết.
Vì vậy, xin bạn hãy lặng thinh
chỉ cần lắng nghe thôi.
Và nếu như bạn có gì cần muốn nói
xin cho tôi một vài phút
tôi hứa,
đến phiên bạn
sẽ lắng nghe với trọn một tấm lòng
Tóm lại, con đường trở về của ta bắt đầu với một bước chân thong dong, buông xả tự nhiên. Sự buông xả sẽ mang ta trở về có mặt với bây giờ và ở đây. Và khi ta có mặt trọn vẹn với những gì đang xảy ra, như nó đang là, ta sẽ thấy rằng mọi việc đều đến và đi theo luật nhân quả tự nhiên của nó. Và tuệ giác ấy sẽ làm phát sinh trong ta một tình thương lớn.
    Tuy sách có bốn phần nhưng bạn không cần phải đọc chúng theo một thứ tự nào hết, vì mỗi bài như một giọt sương buổi sáng, một tờ lá, một tia nắng, một hạt bụi, một áng mây chiều… đều là những hình ảnh, kinh nghiệm khác nhau của cùng chung một thực tại. Tất cả cũng để chỉ nhắc nhở ta rằng, thật ra mình chẳng cần phải đi tìm kiếm một nơi nào xa xôi khác, mà cũng không cần phải trở về, vì quê nhà xưa nay cũng vẫn là đây.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.