Chữ nghiệp trong đạo phật và làm gì khi nghiệp đến

06/12/20163:55 SA(Xem: 14362)
Chữ nghiệp trong đạo phật và làm gì khi nghiệp đến

CHỮ NGHIỆP TRONG ĐẠO PHẬT
VÀ L
ÀM GÌ KHI NGHIỆP ĐẾN.
Đồng An Hoàng Phước Đại

Trưa nay lúc đang đọc Kinh, có người bạn nhắn tin hỏi mình chữ Nghiệp là gì và làm gì khi Nghiệp đến.

Mình xưa nay viết lách, đăng báo, tạp chí chứ chưa được ai hỏi Pháp bao giờ. Quý thầy có đề cập thì chỉ khen cho có mà thôi, chứ không có hỏi. Bởi lẽ mình là người tu tại gia, lực mỏng, làm sao mà thưa đáp được. Nên bây giờ có bạn hỏi vậy thì mình gắng sẽ trả lời. Trả lời cho chánh niệm. Bởi sao, bởi bạn tin mình. Bởi bạn đang điều gì không hay trong cuộc sống. Bạn cần hiểu lời Phật dạy để được nương tựa thì mình không nên từ chối hoặc trả lời hời hợt

Bạn ơi. Hồi còn nhỏ đi làm, lúc làm hồ sơ xin việc bạn có nhớ mục nghề nghiệp không. Chữ nghề nghiệp mà người đời hay nói chính là cái nghề nuôi sống mình, từ nghề đó tạo ra nghiệp của mình. Ở đời không ai nói làm cái nghề ăn trộm là nghiệp tốt, không ai nói buôn ma túy, buôn súng đạn là lương thiện. Cho nên làm điều gì trong cuộc sống mà đem lại lợi lạc cho bạn và cho mọi người, làm mọi người cảm thấy được che chở thì đó là tạo nghiệp tốt. Và bạn cứ làm đi, công đức vô lượng tất sẽ đến với bạn.

Trong đạo Phật, nghiệp gồm có: ý nghiệp, khẩu nghiệpthân nghiệp. Ý là suy nghĩ của mình. Khẩu là lời nói của mình. Thân được hiểu là hành động của mình.

Ý thiện tức là ý tốt hay còn gọi  thiện ý nghiệp. Với thiện ý nghiệp ấy mình đang tạo một cái nghiệp về lòng từ bi.  Bởi ý thiện lúc nào mình cũng mong bạn vui, mong bạn khỏe, mong bạn thuận lợi. Ý như vậy gọi là ý từ bi. Từ là hiền từ; bi là thương xót, thương hạiTừ bi có nghĩa là thương hại trước sự đau khổ của người khác. Giải thích như vậy là giải thích câu chữ. Nếu rốt ráo theo tình thần nhà Phật, thì từ biý nguyện đem chúng sanh ra khỏi mọi khổ đau, vượt qua bờ kia, bờ của an lạc. Những vị làm được điều này gọi là bồ tát. Bồ tát không ở đâu xa ngay trong cuộc sống hàng ngày  của chúng ta.

Khẩu nghiệplời nói tạo nghiệp. Thân nghiệp là hành  động của mình hàng ngày. Mình nói lời ái ngữ, hành động dễ thương thì mình đã và đang tự làm cho mình, cho gia đình, cho tất cả mọi người an lạc.

Nghiệp có nghiệp chung và nghiệp riêng. Khi chúng ta còn là học sinh, chúng ta mong lớp chúng ta là lớp được trường khen, thầy cô quý mến, vì vậy chúng ta cùng nhau cố gắng học tập để lớp tiến bộ. Trong đại chúng của một chùa, một tu viện cũng vậy, đại chúng cả xuất gia tại gia phải cố gắng hành trì tu tập để cho đạo tràng của mình trang nghiêm, từ đó đem lại công đức vô lượng cho mọi người. Đó là nghiệp chung. Nhưng bởi nghiệp chung được hình thành từ nghiệp riêng của từng người. Cái nghiệp chung được làm bằng những nghiệp riêng, và cái nghiệp riêng tạo thành nghiệp chung. Nghiệp chung và nghiệp riêng tương tức với nhau. Mình và bạn là 2 người khác biệt, nhưng mình với bạn là một, là  “tam luân không tịch”. Mình với bạn không khác. Mình với bạn giống như tay trái với tay phải, mình phải là một thực thể với bạn. Khi thấy được như vậy thì mình mới tha thứ, mình mới nghĩ đầy từ bi, đầy thương yêu đối với bạn. Bạn buồn mình buồn, bạn vui mình vui. Bạn phấn đấu tu tậpđạo tràng, mình cũng phải phấn đấu tu tậpđạo tràng để đáp lại sự mong đợi tổ tiên, sư phụ.

Muốn có nghiệp tốt, thì bản thân phải có khả năng chuyển nghiệp. Tức là hoàn cảnh nào cũng làm việc tốt, hướng thiện. Năng lượng chánh niệm có thể giúp mình chuyển nghiệp. Khi có chánh niệm, mình biết mình đang nghĩ gì, mình biết những suy tư đó có phù hợp với chánh pháp không, có đem lại lợi lạc cho mình và người khác. Chánh niệm giống một cây đèn soi sáng tâm tư của mình. chánh ngữlời nói đúng đắn. Ngôn ngữ chánh ngữngôn ngữ xuất phát xuất từ chánh tư duy. Chánh nghiệp tức là hành động chân chánh. Chánh mạng tức là nghề nghiệp hoặc phương tiện sinh sống chân chánh. Sống bằng những phương tiện bất chính là tà mạng. Những nghề nghiệp vi phạm giới sát sanh, giới trộm cướp, giới tà dâm, phải sử dụng các chất ma túy và phải nói dối, đều là tà mạng.

         Vì vậy, người Phật tử tại gia muốn có nghiệp lành, thì phải thực hành giữ năm giới. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không sử dụng chất kích thích và không nói lời vọng ngữ.

Khi nói tới Nghiệp người Việt mình thường cho rằng đó là những quả báo xấu. Nhưng không phải như vậy. Nghiệp là những thói quen, mà thói quen thì có thói quen tốt và thói quen xấu. Khi nghĩ những điều lành (cảm thông, thương yêu, tha thứ…) tức là mình đang tạo ra ý nghiệp lành. Khi mình nói những lời dễ thương, đem lại sự tự tin, an vui và hy vọng cho người khác tức là mình đang tạo khẩu nghiệp lành. Khi mình làm những việc tốt, mang lợi lạc tới cho những người xung quanh tức là mình đang tạo thân nghiệp lành. Thân nghiệp, khẩu nghiệp mà hướng thiện thì nghiệp báo của mình rất đẹp. Nhờ những nghiệp lành đó nên mình được sinh ra trong cõi bình an, được thuận lợi trong cuộc sống. Cái này, mình nghiệm ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Không ai làm điều xấu mà an lạc. Nếu mình suy nghĩ điều ác; nói lời thô tục, dữ dằn; làm những việc gây khổ đau cho người khác thì mình sẽ phải hứng chịu quả báo xấu. Mỗi lời nói, mỗi hành động, mỗi tư duy một khi đã phát khởi thì lập tức tác thành quả báo dù rằng mình không nói ra, dù rằng không ai biết nhưng mình lãnh nhận quả báo rất đương nhiên. Quả báo lành hay quả báo dữ tùy theo nhân lành.

Cho nên bạn hãy biết rằng Nghiệp đang tạo ra từng sát na trong cuộc đời của chúng ta. Biết vậy nên hãy nghĩ tốt, nói lời ái ngữ và cố làm việc tốt bạn nhé.

Bến Tre , ngày 5/12/2016

Hoàng Phước Đại – Đồng An.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.