Đầu Xuân Cảm Thơ

22/02/20172:52 CH(Xem: 4775)
Đầu Xuân Cảm Thơ
QUÉT LÁ SÂN CHÙA
Không Quán
Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 

ĐẦU XUÂN CẢM THƠ


Mùa xuân và thi hứng 
trong ánh sáng của đạo

Xuân đã trở về trong bầu không khí. 
Mùa xuân mang lại những niềm vui, những kỷ niệm êm đềm. Mùa xuân là lúc chúng ta sống lại với những truyền thống cổ truyền, nhớ đến những tục lệ thật đẹp của dân tộc, và nhất là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến đức Từ phụ, ôn lại những giáo pháp đức Bổn sư đã để lại thế gian, nhắc nhở lại trong tâm chúng ta về bản chất của kiếp người trong cõi Ta-bà, vốn mang đầy những nghịch tính phi lý, để hướng tâm ta về con đường tâm linh ngay trong ngày đầu năm.
Ở trong truyền thống của dân tộc đó, để tạo lại bầu không khí xuân trong tâm, ngày đầu xuân với một phong cách trân trọng, chúng ta thường viết bài khai bút đầu xuân…
Với nỗi lòng yêu quý đến thơ, bài khai bút đầu tiên mỗi năm của tôi thường là một bài thơ. Nhưng năm nay thì tôi lại có cảm hứng để viết về những cảm xúc từ thơ: Đầu Xuân Cảm Thơ. 
Thơ. Chỉ một chữ thơ cũng đã gợi trong tôi bao nhiêu kỷ niệm buồn vui trong đời. Cả đời tôi gắn liền với thơ. Thơ từ trong tiếng mẹ ru êm đềm ấm áp, đến những bài thơ hùng tráng của lịch sử dân tộc như bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, chí đến những bài thơ sâu sắc lãng mạn của thời Đường, của thời tiền chiến và hậu chiến… 
Với tôi, thơ là cả một nỗi lòng: 
Thơ là những tiếng thở dài…
Nỗi niềm tâm sự trút ra bên ngoài 
Theo ngòi bút, tựa mây bay 
Tâm hồn, giấy trắng trinh nguyên, phơi bày… 
Ngòi bút mềm mại trơn tru, tâm ý cũng trào lên như một dòng suối mát xoa dịu tâm hồn của người viết và người đọc. 
Thơ còn là kỷ niệm, những kỷ niệm êm đềm thích thú để lại những lúc hồi tưởngmỉm cười một mình, giống như một người điên, chỉ sống trong thế giới riêng tư của người thi sĩ với những thời điểm và không gian hoàn toàn tách biệt ra khỏi thế giới bên ngoài, đi vào thế giới của cõi thơ, cõi sương mù, cõi sa mù… nỗi quạnh hiu trong thơ và trong tâm hồn người viết.
Chỉ còn một mình… nhìn vào mình. Niềm cô đơn đối diện với niềm cô đơn!!! 
Quạnh hiu 
Mù sương khói phủ lòng hiu quạnh
Bên đời em có nhớ tình ta
Trầm hương, thơm những ngày yêu dấu
Một sáng mai thầm gọi sa bà… 
Bên dòng nước chảy, bên dòng đời
Tháng ngày phủ xóa nỗi đơn côi
Trầm hương, thơm những ngày yêu dấu
Bụi hồng rơi xuống lấp chia phôi 
Mù sương khói sóng tỏa miên man
Ôm nỗi phong trần của thế gian
Quạnh hiu nỗi nhớ ngày yêu dấu
Bên đời nhân thế vẫn mang mang…
Đầu xuân cảm đến thơ. Nhưng thơ là cả một nỗi buồn mang mang của nhân thế. Một nỗi sầu vạn cổ, với tất cả những phi lýnghịch lý của thế gian để rồi sau cùng hết, lại đưa tâm của con người đi tìm về con đường đạo. 
Từ cảm được nỗi buồn của thơ, người thi sĩ mới khởi hành trên con đường tìm về tâm linh vĩnh cửu.
Và khi khởi hành thì đó chính là ánh sáng ló dạng của buổi bình minh với mặt trời mùa xuân…
Cảm xúc về thi văn 
Thơ là những tiếng thở dài… 
Nỗi niềm tâm sự trút ra bên ngoài. 
Một lần tôi đọc trên một tạp chí văn học đăng bài luận về “Thơ hài cú và tân hài cú” của thi sĩ Ngu Yên. Bài viết này gây ấn tượng rất mạnh 
trong đầu tôi, bởi vì dù là một bài văn xuôi, nhưng khi đọc lên, tôi thấy được hết tất cả những chất thơ bên trong. 
Trích (lâu ngày nên trí nhớ già nua và có thể thiếu sót):
Bên giòng sông theo nước chảy lặng lờ. Sương mù rơi cảnh chiều đẹp như mơ. Cạnh cầu gỗ thi sĩ chìm trầm lặng, nghe thiên nhiên hòa điệu. Tình cờ: Tiếng con ếch nhảy xuống nước – “bõm”Xuất thần thi sĩ phóng bút thơ. 
Dòng sông xuôi trong dòng nước chảy. Lòng sông chở muôn lẽ diệu huyền. Tiến hóa đương nhiên ếch về nước. Động lòng người cảm lý ngẫu nhiên. Vài thế kỷ sau chung cảnh cũ, cũng dòng sông chảy cũng sương mờ. Nhưng chiếc cầu sắt thay cầu gỗ. Tiếng ếch chìm vào tìếng động cơ. Qua cầu thiếu nữ khua gót mạnh, vội vã chiếm đời những bước mau. Thi sĩ vẫn hồn thơ hài cú, nghe thấm hương tình thơm chiêm bao… 
Ngưng trích.
Thật tình, khi đọc qua đoạn văn xuôi này, tôi thấy tâm hồn xao xuyến một cách kỳ lạ. Bởi vì thật quả là có một cái chất thơ bàng bạc ở trong những lời văn này. Đọc đi đọc lại nghiền ngẫm. Mãi một lúc sau chợt nhận ra: đó không phải là văn xuôi mà là thơ, lời văn êm tai, có vần điệu của những câu thơ. Tôi đọc lại thêm lần nữa, từng câu, theo dõi từng dấu chấm, dấu phẩy, rồi rốt lại tôi xếp nguyên bài văn xuôi thành các ngắt câu và xuống hàng để thấy quả thật đó là bài thơ dưới hình thức của một bài văn xuôi…
Thử sắp lại các câu: 
……
Bên dòng sông theo nước chảy lặng lờ. 
Sương mù rơi cảnh chiều đẹp như mơ. 
Cạnh cầu gỗ thi sĩ chìm trầm lặng
Nghe thiên nhiên hòa điệu. Tình cờ
Tiếng con ếch nhảy xuống nước - “bõm” 
Xuất thần thi sĩ phóng bút thơ. 
Dòng sông xuôi trong dòng nước chảy.
Lòng sông chở muôn lẽ diệu huyền
Tiến hóa đương nhiên ếch về nước. 
Động lòng người cảm lý ngẫu nhiên
Vài thế kỷ sau chung cảnh cũ, 
Cũng dòng sông chảy cũng sương mờ. 
Nhưng chiếc cầu sắt thay cầu gỗ. 
Tiếng ếch chìm vào tiếng động cơ. 
Qua cầu thiếu nữ khua gót mạnh, 
Vội vã chiếm đời những bước mau
Thi sĩ vẫn hồn thơ hài cú, 
Nghe thấm hương tình thơm chiêm bao… 
Ngu Yên 
Bài thơ có vần điệu, trữ tình và có nhạc tính. Tôi không khỏi mỉm cười khi nghĩ đến đây: quả là ông thi sĩ đã làm tôi nhầm lẫn tưởng đó là bài văn xuôi. Không phải thế đâu. Ông đã làm bài trường thi cảm tác về hài cú và tân hài cú… 
Kể từ khi đọc bài văn xuôi đó đến nay, tôi đâm ra… bâng khuâng hay nghĩ đến thơ và các vần điệu, và như là một sự ám ảnh, mỗi lần tôi đọc một bài văn nào của ai, và nhất là của thi sĩ Ngu Yên thì tôi đâm ra nghi ngờ, xem xét kỹ lưỡng đi lại các chấm câu, dấu phẩy và xuống hàng để xem có phải là thơ hay không. 
Tôi đi tìm kiếm chất thơ trong các bài văn, đôi khi đọc đi đọc lại mãi một đoạn văn xuôi và tâm thức ngơ ngẩn… 
Thơ hay là văn?
Thiền trong thi văn 
Thơ là những tiếng thở dài…
Nỗi niềm tâm sự trút ra bên ngoài 
Tiếng con ếch nhảy xuống nước - “bõm” 
Câu này liên hệ đến nhà thi sĩ hài cú nổi tiếngNhật Bản vào thời các sứ quân chia cắt nước Nhật và các kiếm sĩ (samourai). Thiền sư Ba Tiêu nguyên chữ là Matsuo Basho (Tùng Vĩ Ba Tiêu, 1644-1694, nhưng tên thật là Tông Phòng, hiệu là Haseo), vốn là một kiếm sĩ đầu quân dưới trướng của một vị sứ quân thời đó tên là Mạc Phủ Đức Xuyên. Mặc dù rất được trọng vọng, ông chán ngán chuyện công danh và từ chức, đi lang thang và sống nghèo nàn với quần áo rách nát. Ông đi hành cước từ Bắc chí Nam để tìm về đạo và tìm ý thơ, sáng tác thi kệ và thành lập trường phái hài cú của riêng mình. 
Biệt hiệu Ba Tiêu của ông vốn khởi sinh ra từ câu chuyện đời ông như sau:


Trên đường đi hành cước, một đêm ông lưu lại ngủ trong một căn nhà lá nhỏ.
Trong đêm khuya cô đơn, tiếng mưa rơi rả rích, ông ngồi một mình đối diện với niềm cô đơn, tịch mịch. Chung quanh chỉ là đồng không mông quạnh. Nhà thơ cảm nhận niềm im lặng tuyệt vời ở chung quanh. Ông nghe tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối ngoài sân. Tiếng kêu lộp độp âm vang trong màn đêm khuya cô tịch, đột nhiên ông cảm nhận sự viên dung của mọi sự vật, của vạn pháp đang hòa nhập vào nhau như một màn lưới trùng trùng điệp điệp. Trước sự cảm xúc đó, ông nhập hồn vào cây chuối tiêu đang tắm mình, hòa điệu trong cơn mưa, từ đó lấy biệt hiệu của mình là chuối tiêu, “Ba Tiêu, Basho”, và lập một am tu tên là Ba Tiêu Am ở vùng Thâm Xuyên, Giang Hộ để ẩn cư.
Chúng ta biết, nhà thơ Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) thời Đường cũng trong một khung cảnh tương tợ như thế, đã làm bài thơ Dạ Vũ: 
夜雨
早蛩啼複歇 
殘燈滅又明 
隔窗知夜雨 
芭蕉先有聲 

Dạ vũ
Tảo cung đề phục yết 
Tàn đăng diệt hựu minh 
Cách song tri dạ vũ 
Ba tiêu tiên hữu thanh.  
Bạch Cư Dị
Dịch:  
Mưa đêm
Tàn đêm tiếng dế lại ngừng
Bấc khô đèn lụi lại bừng sáng lên
Ngoài song mưa nhỏ tiếng đêm
Chuối tiêu phát tiếng đầu tiên vọng vào. 
Thi sĩ Ba Tiêu sau cùng đã học thiền với hòa thượng Phật Đảnh. Từ đó mà khởi sinh ra câu chuyện thiền thi vị và bất hủ liên hệ đến câu thơ đã nói ở trên như sau:
Bõm. 
Hòa thượng Phật Đảnh nghe nói đệ tửBa Tiêu (cũng là thi sĩ Ba Tiêu) đã khai ngộ bèn đến thăm và thử vị đệ tử này. Vừa tới nơi liền hỏi: 
- Gần đây có chuyện gì hay chăng? 
- Mưa xuống rêu xanh tươi. 
Hòa thượng Phật Đảnh hỏi tới: 
- Khi rêu chưa xanh, Phật pháp thế nào? 
Ba Tiêu trả lời bằng một bài hài cú: 
Ao cũ lặng yên 
Ếch nhẩy vào
Bõm! 
Tiếng thở dài trong thi văn 
Thơ là những tiếng thở dài…
Nỗi niềm tâm sự trút ra bên ngoài 
Là thơ hay là văn? 
Khi đọc bài văn xuôi Tân Hài Cú xong, tôi quên hết tất cả những sự giải thích, phân tích sự liên hệ về thơ hài cú và tân hài cú của thi sĩ Ngu Yên. Trong tâm của tôi chỉ còn âm hưởng mạnh mẽ của những cảm tính âm nhạc và vần điệu của những câu thơ. Những âm điệu thật là trữ tình và dễ thương thích thú
Một lần có một nhà thơ đã hỏi tôi: 
“Theo em thì tiếng nói của loài người phát xuất từ đâu?” 
Và tôi đã trả lời không ngần ngại
Xuất phát từ những sự xúc cảm thâm sâu từ trái tim của con người.” 
Và để thuyết minh cho điều đó, tôi đã đưa ra một thí dụ là khi con người quá đau khổ trước một biến cố nào của cuộc đời, như khi người thân yêu vĩnh viễn ra đi khỏi cõi đời này. Hoặc giả như là khi đứng trước thảm cảnh sóng biển cướp đi mạng sống của người thương yêu, con người bất lực trước hoàn cảnh đó còn biết làm gì hơn là thốt lên một tiếng kêu gào của sự đau thương, như những người thời thượng cổ chưa biết nói, chỉ lặng câm mà phát ra những âm thanh kêu la… diễn tả lòng thương đau vô hạn. 
Cũng có khi đau đớn phẫn hận quá thì chỉ thốt lên một tiếng thở dài não nuột thấu đến nhân tâm và ngay cả đến các loài hữu tình khác. 
Thơ là những tiếng thở dài… 
Nói về tiếng thở dài trong lịch sử nhân loại, có lẽ chưa có tiếng thở dài nào mà lại não nuột ai oán hơn tiếng thở dài của Thái tử Đan người nước Yên khi bị vua Tần cầm tù
Chuyện kể như sau: 
Vào thời Đông Chu Liệt Quốc,Thái tử Đan nước Yên bị vua cha đưa sang làm con tin ở Tần để giữ cho nước Yên tránh không bị Tần Thủy Hoàng mang quân đánh chiếm. Vua Tần bèn cầm tù giam lỏng thái tử Đan tại quán xá không cho về lại nước Yên.
Lúc đó vì thấy Tần cử đại binh mã đánh nước Triệu, Thái tử Đan biết tai họa sẽ lây đến nước Yên, bèn ngầm sai người đưa thư cho vua Yên bảo nên phòng bị việc chiến tranh; lại bảo vua Yên nói dối có bệnh, sai sứ giả sang đón thái tử về nước. Vua Yên làm theo kế. Sứ giả đến Tần, vua Tần nói: 
“Vua Yên chưa chết, thì thái tử chưa về đ??c. Mu?n?cho th?i t? v?, tr? phi bao gi? ??u qu? b?c tr?ng, ng?a m?c s?ng m?i ???c!ược. Muốn cho thái tử về, trừ phi bao giờ đầu quạ bạc trắng, ngựa mọc sừng mới được!
Thái tử Đan phẫn uất đầy lòng, bỏ ra ngoài quán xá ngửa mặt lên trời thở dài và kêu to lên một tiếng. Hơi thở phát thành một cầu vồng mang luồng oán khí xông thẳng lên mấy tầng mây. Lúc ấy, có đàn quạ bay ngang trời, hơi thở dài và luồng oán khí bay lên đàn quạ làm cho lông đầu của chúng bỗng trở thành bạc trắng. Thế mà vua Tần vẫn không tha cho về… 
Trong thi văn cũng còn nhiều những tiếng thở dài khác chuyên chở nỗi lòng của nhân thế.
Như tình trường thế nhân, 
Bên nhau, tình xa vời vợi, 
Xa nhau, nhớ thương vô vàn… 
Như tất cả những nghịch lý của cõi trần ai, những phi lý của cõi thế gian.
Thế gian là chốn bụi hồng, nó luôn rơi những bụi trần bay lãng đãng và nhẹ nhàng. Nhưng mấy ai để ý rằng hồng trần bay nhẹ đó lại có một sức mạnh vô cùng để có thể phủ lấp tất cả những gì của thế gian, để rồi mọi thứ, mọi sự vật đều sẽ chìm theo cơn bụi của tháng ngày gió xóa.
Chỉ còn cái tâm…
Nhưng tâm ấy… có thể tự nhìn thấy được tâm chăng? 
(Bởi vì, như con mắt có thể nhìn được mọi sự ngoài nó, mà chẳng thể nhìn thấy được chính nó).
Trầm Hương
Gần nhau thì thấy tình trường
Xa nhau lại thấy tình thương dạt dào.
Khuyết danh
Người đi, 
Nỗi nhớ trầm hương 
Nhớ trong giây phút 
Mà thương phận mình 
Người về, 
Chao đảo ân tình 
Đèn khuya sương sớm, 
Câu kinh miệt mài 

Trường giang, 
Một dải sông dài 
Không dài, 
Hơn tiếng thở dài từ lâu 
Một hơi, 
Năm sắc hóa cầu, 
Hai hơi, 
Ô thước bạc đầu kêu nhau 

Người đi, 
Ta nhớ giấc đầu 
Người về, 
Ta lại âu sầu như mưa.
Dòng đời là tiếng thở dài, xuyên suốt kiếp từ quá khứ sang hiện tại rồi chạy vào tương lai, không dừng lại, không ngăn, nghỉ. Tiếng thở dài chuyên chở nỗi lòng của kiếp người hòa lẫn trong tiếng thở dài của lòng đất mẹ, của tình yêu vô bờ bến. Như một cái đàn phong cầm vĩ đại với muôn triệu ống thổi gió thiên hình vạn trạng. Tiếng to, tiếng nhỏ, tiếng trầm tiếng bổng, tiếng thở dài ngắn, tiếng thở dài dài. Hòa với nhau để trở thành một bản trường ca vĩnh cửu, hỗn mang mà trật tự, ồn àoêm ái, thô bạo mà tình tứ. 
Muốn nghe được âm điệu ấy, chỉ có cách là ta ngồi yên, tịnh tâm bên dòng trường giang, để lắng nghe nó phát ra âm điệu Om…m…m…m… không ngừng. Âm điệu mầu nhiệm của dòng trường giang của dòng tâm tuơng tục.
Ôi, kiếp người! Chẳng có gì ra ngoài được cái chữ Tâm kia…
•••
Phụ bản: Trầm Hương
Nhạc: Trần Viết Tân, Thơ: Không Quán
tram_huong


CHÚ THÍCH

Những phần thơ trong bài viết không ghi tên tác giả đều là của Không Quán.

Chữ tâm viết theo Hán tự (心): “Tam điểm như tinh bố. Loan câu tự nguyệt nha. Phi mao tùng thử khởi. Tác Phật dã do tha.” Tạm dịch: Ba chấm như chùm sao. Móc cong như trăng mới. Mang lông do từ đó. Thành Phật cũng đấy ra.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21208)
12/10/2016(Xem: 19155)
26/01/2020(Xem: 11786)
12/04/2018(Xem: 20003)
06/01/2020(Xem: 10872)
24/08/2018(Xem: 9384)
12/01/2023(Xem: 3805)
28/09/2016(Xem: 25051)
27/01/2015(Xem: 26118)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :