Xá Lợi

28/02/20234:00 SA(Xem: 21540)
Xá Lợi
XÁ LỢI
Thích Nữ Hằng Như

RelicsOfBuddha4
Đây là thứ nhiều người "cuồng xá lợi"
đi tìm và sở hữu...
Với tâm lý tò mò vốn có, con người bình thường dễ bị cuốn vào những điều kỳ lạ, dù rằng chẳng đem lại mảy may lợi ích nào. Gần đây, nhiều người Phật tử bị lôi cuốn vào các viên tròn tròn đủ màu trắng, xanh, hồng, vàng… được gọi là xá lợi của đức Phật và chư thánh tăng, rồi đua nhau sang Myanmar để thỉnh về. Nhiều chùa làm lễ cung rước xá lợi nghiêm trang lắm! Rồi đồn nhau ai thờ xá lợi mà tu tinh tấn thì xá lợi tự sinh thêm ra, còn ai giải đãi, đức hạnh kém thì nó giảm đi về số lượng. Rồi họ rất hiếu kỳ đồn nhau có viên phát sáng, tự tăng kích cỡ, tự sinh thêm ra, có khả năng di chuyển trong nước …

museum-holy relic
Xá lợi Phật tại viện bảo tàng
quốc gia Ấn Độ ở New Delhi
Còn nhớ, những năm tháng ở Delhi, Ấn Độ, chúng tôi vẫn thường xuyên đến viện bảo tàng quốc gia ở New Delhi để chiêm ngưỡng, đảnh lễ xá lợi Phật, thì những viên xá lợi ấy, được bảo quản trang trọng trong ngôi tháp được dát vàng do hoàng gia Thái Lan gởi tặng. Những viên xá lợi ấy, nhìn rất khác với những viên tròn tròn mà các tín đồ cuồng xá lợi “zỏm” đang sở hữu!

Còn nhớ, ngôi chùa Sri Dalada Maligawa ở Kandy của Sri Lanka được xây dựng trong cung điện hoàng gia và là nơi lưu giữ xá lợi Răng của đức Phật. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ IV, xá lợi được một vị công chúa lén mang từ Ấn Độ về Sri Lanka bằng cách giấu trong tóc của mình. Xá lợi Răng Đức Phật được tôn thờ bên trong một bảo tháp bằng vàng tuyệt đẹp để trong khung kính và được coi là báu vật quốc gia của Sri Lanka. Chính vì giá trị văn hóa tâm linh cao quý này, ngôi chùa này được UNESCO công nhậndi sản văn hóa thế giới vào năm 988. Chỉ một tí xá lợi răng của Phật mà được tôn trí trang nghiêm trong một ngôi chùa hoành tráng như thế, là niệm tự hào cho cả một quốc gia như thế, đủ biết xá lợi từng gói viên tròn đều nhau trong bịch nylon mà mọi người kháo nhau và tranh nhau sở hữu ấy chẳng có gì đáng tin cậy!
Ở Myanmar, chùa Chùa Shwemawdaw xây một bảo tháp cao 114 m – ngôi bảo tháp cao nhất xứ này để lưu giữ xá lợi tóc của đức Phật. Chỉ có hai sợi tóc của đức Phật cũng đáng giá để tôn thờ trong ngôi bảo tháp nguy nga và vĩ đại như thế!

chua-shwemawdaw 1
Tháp xá lợi tóc của Phật tại chùa Shwemawdaw
Chùa Shwedagon là một ngôi chùa quy mô, lộng lẫy bậc nhất của đất nước chùa tháp Myanmar vì nó liên quan đến xá lợi Phật. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được xây cách đây 2600 năm, hiện lưu giữ 8 sợi tóc của đức Phật. Vẻ bề thế, nguy nga của chùa, các ngôi tháp, đặc biệt ngọn tháp trung tâm khổng lồ cao 99m được bao quanh bởi khoảng 5.000 viên kim cương đơn thể hoàn chỉnh và các đỉnh chóp được dát vàng lấp lánh phủ những 60 tấn vàng nguyên chất và ngôi sao trên đỉnh tháp gắn viên kim cương 76 carats – có thể làm “choáng váng” nhiều du khách cũng chỉ để lưu giữ 8 sợi tóc của đức Phật.

Sri Dalada Maligawa
Tháp xá lợi răng của Phật tại chùa
Sri Dalada Maligawa- Kandy
Vậy đủ biết, những viên tròn tròn mà nhiều Phật tử đang dễ dàng sở hữu ấy là gì rồi!
Thế nhưng, rất nhiều người bị lực hấp của xá lợi thu hút. Họ say mê nói về những hiện tượng lạ của việc lưu giữ thứ mà họ tin là xá lợi với những tình tiết như trong truyện giả tưởng! Khi tôi hỏi những chuyện đó có ảnh hưởng tích cực gì đối với sự đoạn trừ tham sân si, nuôi dưỡng tâm lành của quý vị không, thì họ không trả lời được. Với tâm lý tò mò, ưa sự khác lạ, nhiều người chạy theo những hiện tượng ngồ ngộ như thế như một trào lưu, chứ thật ra, nó chẳng ảnh hưởng gì đến sự tu tập và mức độ an lạc, hạnh phúc của mỗi cá nhân. Nhiều người cư sĩ khi hỏi các vị xuất gia “thầy/cô có thấy và giao tiếp được với người âm không? Có thể trừ ma trừ quỷ không?...”  mà nhận cái lắc đầu không biết thì họ tỏ ra thất vọng lắm. Họ không chịu hiểu rằng, thần thông bậc nhất là hoàn thiện  nhân cách. Nếu có thần thông biến hóa đi trong không trung, đi xuyên lòng đất, đi trên mặt biển, đi gió về mây mà không có tâm lành và trí tuệ để biết cách sử dụng các năng lực đặc biệt ấy thì những thứ thần thông kia cũng bỏ đi mà thôi.
Càng tò mò, càng cung cấp thức ăn để nuôi dưỡng cái “vọng tưởng”.
Thế mới biết, càng tò mò, càng xa đạo đó thôi!




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21271)
12/10/2016(Xem: 19200)
26/01/2020(Xem: 11829)
12/04/2018(Xem: 20050)
06/01/2020(Xem: 10929)
24/08/2018(Xem: 9421)
12/01/2023(Xem: 3861)
28/09/2016(Xem: 25102)
27/01/2015(Xem: 26210)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.