Chương 8: Chín bỏ làm mười - Nghệ thuật sống hạnh phúc

03/08/20173:28 SA(Xem: 12361)
Chương 8: Chín bỏ làm mười - Nghệ thuật sống hạnh phúc
NGHỆ THUẬT SỐNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông 2016

Chương 8: Chín bỏ làm mười - Nghệ thuật sống hạnh phúc

Giảng tại chùa Phổ Quang, ngày 24-04-2011 Phiên tả: Subin.

Tìm kiếm giá trị chân lý đối với các lĩnh vực khoa học được xem là tiêu chí để dẫn đến sự khám phá và phát minh. Nhưng đi tìm chân lý trong các mối tương quan xã hội, nhất là trong quan hệ tình cảm đôi lúc tạo ra những khoảng cách có thể làm thương tổn hạnh phúc gia đình

Câu ngạn ngữChín bỏ làm mười” là một trí tuệ ứng dụng của dân tộc Việt Nam, vốn ảnh hưởng rất sâu đậm từ triết lý trí tuệ, hỷ xả, độ lượng, khoan dungđức Phật đã dạy trong rất nhiều các bản kinh, đặc biệt trong kinh Pháp Cú

Không nên hiểu “Chín bỏ làm mười” theo nghĩa ba phảiđại khái, xuề xòa, không đánh giá đúng vấn đề. Bên A tác động cũng cho là phải, bên B có ý kiến đối nghịch cũng cho là đúng. Bản thân ta đứng giữa, không hề có cái nhìn dứt khoát, rõ ràng, điều này dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng trong tương quan xã hội nói chung. 

Câu “Chín bỏ làm mười” được phân tích ở đây với tư cách là nghệ thuật trị liệu tâm lý trong ứng xử xã hội

Điều thứ hai: “Chín bỏ làm mười” không nên được hiểu theo thái độ “sao cũng được”, tức là chuyện nào có vẻ rắc rối thì chúng ta xử lý theo kiểu qua loa, đại khái. Sai lầm ở đây là nhiều vấn đề không được phân tích ở góc độ nguyên nhânHậu quảmâu thuẫn giữa ta và người vẫn còn nguyên đó, không được giải tỏa. 

Điều thứ ba: Cũng không nên hiểu “chín bỏ làm mười” nghĩa là ứng xử mang tính phớt lờ. Phớt lờ trong giai đoạn đầu có thể làm ta cảm thấy thoải mái vì ta không còn quan tâm, để ý tới vấn đề đó nữa. Sự phớt lờ này được hiểu như là một liều thuốc giảm đau, nhưng căn bệnh thì chưa được chữa trị triệt để


Ba nhận thức vừa nêu đều không đúng. Vì thế nên hiểu câu “chín bỏ làm mười” thật khôn ngoan, từ đó cách ứng xử của ta mới góp phần hàn gắn rạn nứt trong quan hệ. Cào bằng là khỏa lấp vấn đề, đây là cách nói của đức Phật trong kinh Tứ Diệu Đế, bản kinh đầu tiên được Ngài thuyết giảng cho đệ tử của mình. Trên tinh thần này, chúng tôi xin chia sẻ năm phương diện

1- KHÔNG CƯỜNG ĐIỆU GÚT MẮC

Gút mắc xuất hiện với ta và người từ nhiều nguyên nhân, động cơ, điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Có những gút mắc chỉ vì ta quá nghe theo lời khuyên nhiệt tình thái quá của những người bạn, người quen rồi cảm thấy bản thân bị thương tổn quá, thiệt hại quá, không thể hàn gắn được với một người A, B, hay C nào đó. 

Có những gút mắc do ta đánh giá sai một con người vì thông tin của ta sai lệch hoặc vì người khác nói sai với ta. Cũng có những gút mắc do ta để tâm vào những chuyện không đáng bận lòng. Cũng có những gút mắc liên hệ đến quyền lợi chính trị, tôn giáo, kinh tế hay dân sự. Có những gút mắc liên hệ đến danh dự giữa con người với nhau. Ngoài ra, còn có hàng trăm ngàn nguyên nhân xa gần, trực tiếp hay là gián tiếp khác đưa tới các gút mắc giữa ta và người. 

Gút mắc giữa hai người nào đó đưa đến hậu quảđạo Phật gọi là “oán tắng hội khổ”, tức là ghét nhau mà phải gặp mặt. Hai người này mà làm việc với nhau thì rất dở vì sẽ xung đột, bất hòa, không hợp tác, cả hai đều khổ tâm và không hạnh phúc. 

Không hiếm khi gút mắc xuất hiện từ nhận thức sai lầm rằng mình (hay nhóm của mình) đối lập với một người (hay nhóm người) khác, từ đó mọi nỗ lực chỉ dẫn tới việc khoét sâu sự khác biệt. Những gút mắc kiểu này rất khó tháo mở. 

Nhiều người vì muốn chiếm vị thế độc tôn nên giải quyết những gút mắc bằng cách loại trừ đối thủ. Cách ứng xử này chỉ làm tăng thêm mâu thuẫn

Vướng mắc về cảm xúc sẽ khiến vấn nạn giữa ta và người khó có cơ hội được tháo mở. Cảm xúc không có hình thù, nhưng nó trói chặt ta còn hơn cả lao ngục và xiềng xích. Khi sống quá nhiều về cảm xúc, chỉ một mắc mớ nho nhỏ giữa ta và người có thể trở thành nỗi ám ảnh bám đuổi theo ta cả trong giấc ngủ. Đôi khi một người đang có uẩn khúc trong lòng do mâu thuẫn với người khác có thể gặp ác mộng trong khi ngủ, rồi tưởng mình bị ma ám, sợ hãi đi cúng giải hạn, bỏ tiền ra làm lễ tế thần. Kết quả là vấn nạn vẫn còn nguyên. 

Khi để gút mắc khống chế toàn bộ cảm xúc của bản thân, ta tự đánh mất cơ hội trải nghiệm hạnh phúc trong hiện tạiThực tập chuyển hóa là nghệ thuật tháo mở từng bước những nguyên nhân của gút mắc để giải quyết vấn đề một cách dứt điểm. Lúc đó gút mắc sẽ tự động biến mất. Vì thế mà đạo Phật hướng dẫn ta cần phải thực tập để có được những kết quả hiện tại

2- KHÔNG NÊN VI PHẠM SỰ TƯƠNG NHƯỢNG

Một trong những tiêu chí để tháo mở gút mắc là đừng nên vi phạm biên giới của sự tương nhượng. Trong sự gút mắc, nếu giữa hai đối tác không tạo ra được một biên giới chung, mỗi bên tôn trọng phần còn lại của người kia thì việc giẫm đạp lên biên giới đã được thương lượng sẽ làm cho bên còn lại có cảm giác bị thương tổn, bị khiêu khích, bị thiếu tôn trọng, bị xử ép hay bị gây áp lực v.v... 

Do đó, trong tương quan vợ chồng, tương quan xã hộicộng đồng, quốc gia và những liên minh ta phải đặt ra những quyền lợi chung và kêu gọi cả hai phía phải thừa nhận những điểm chung nhất này. Nếu mỗi bên đều có ý thức tôn trọng ranh giới của bên kia thì việc giẫm đạp lên quyền lợi của người khác sẽ có cơ hội được dừng lại một cách có ý thức

Trong mấy năm qua, Trung QuốcViệt Nam, Việt Nam và Campuchia đang thỏa thuận và từng bước tiến đến sự thống nhất về việc lập cột mốc biên giới. Ngày hôm qua, trên đài VTV chúng ta thấy thủ tướng Việt Namthủ tướng Campuchia đã chốt lại việc xác lập biên giới giữa nước ta và nước bạn.Việc làm này là vì quyền lợi của cả hai nước. Đây là dấu hiệu đáng mừng, vì biên giới có thể trở thành đầu mối của nhiều tranh chấp về quyền lợi về kinh tế, quân sự và an ninh

Tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia, đặc biệtliên hệ đến chủ quyền của đền Preh Vihear, vốn được xem là một di sản văn hóa thế giới, đã dẫn tới những tổn thất về nhân mạng của cả hai bên. Trong vòng 3 ngày qua, cả vài ngàn người đã phải di tản để tránh xung đột. Cuộc sống của họ bị đảo lộn, ảnh hưởng đến đời sống xã hội rất lớn.

Chính phủ của thủ tướng Thái Lan Abhisit đang bị giới trí thức, được hiểu là giới áo vàng, chống đối vì thái độ bạc nhược, không dám mạnh tay với Campuchia. Trong khi đó, lực lượng áo đỏ thân với cựu thủ tướng Thaksin lại đang nỗ lực chống đối chính phủ hiện thời vì cho rằng họ không quan tâm đến sự phát triển kinh tế bền vững, đặc biệt là đối với những người nghèo. 

Sức ép từ cả hai lực lượng dẫn tới những cuộc biểu tình lớn trong vòng hai năm qua tại Bangkok khiến cho các cuộc giao tranh ở biên giới trở thành tiêu điểm để cả hai bên lấy lòng những người ủng hộ phe mình trong nước. Nỗ lực lấy lòng người trong nước mà lại bỏ quên đi quyền lợi tương quan giữa các quốc gia thì vấn đề trở nên phức tạp hơn. 

Khi biên giới trong quan hệ người với người, hay trong mối quan hệ kinh tế, chính trị đã được thiết lập rồi thì các phía cần tôn trọng nó. Vì vậy, việc giẫm đạp biên giới cảm xúc giữa ta và người được xem là mối đe dọa của hạnh phúc. Ví dụ, người vợ có tính khi giận chồng thì làm thinh, còn người chồng thì ngược lại, mỗi khi có gì hiểu lầm thì muốn làm cho ra nhẽ. Rõ ràng hai cá tính này trái ngược nhau. Do đó ta phải thiết lập biên giới để khi có chuyện như thế thì bên chồng cũng không cần phải đi biện minh, bên vợ cũng không 
cần yên lặng theo kiểu như hờn dỗi làm gì. 

Câu chuyện 7 lần 2 là 13 mà Hòa thượng Giác Toàn kể cho chúng ta vừa khôi hài nhưng vừa mang tính triết lý. Bên nào cũng nghĩ là mình đúng, thật ra bà vợ là đúng rồi nhưng ông chồng vì tự ái nên bảo vệ tự ái trong khi bà vợ muốn bảo vệ cái đúng. Nhưng giá trị hạnh phúc gia đình không phải ở chỗ xác quyết ai đúng ai sai, mà là sự hiểu thương, thông cảm, chăm sóc từ cả hai bên để hoa trái của tình yêu được nở rộ. Bỏ đi mối quan tâm chính mà dính kẹt vào những điểm dị biệt làm ta đánh mất cơ hội có được hạnh phúc chân chính

Để thiết lập một biên giới cảm xúc và hai bên không tiếp tục làm thương tổn lẫn nhau thì tốt nhất ta không nên đào sâu vào những nỗi đau đã từng diễn trong quá khứ. Mỗi một sự kiện quá khứ được xem như một chương sách trong cuộc đời của chúng ta. Mỗi trang sách có số lượng chữ, cách trình bày,hình ảnh minh họa khác nhau. Hãy đọc trang sách hiện tại chứ đừng tìm đọc lại những trang sách quá khứ. Chính hiện tại đem đến cho ta giá trị hạnh phúc giá trị nhất. Hãy biết khép lại những chương và trang sách quá khứ để chăm sóc cho hiện tại

3- CHUYỂN HƯỚNG ĐỂ ĐẠT GIÁ TRỊ XÂY DỰNGTRỊ LIỆU TÍCH CỰC

Tại mỗi thời điểm khác nhau, tâm của con người chỉ có thể tập trung vào một việc gì đó. Vì thế, mỗi khi hai người có khúc mắc, xung đột với nhau, một bên phải khéo léo chuyển nội dung cuộc nói chuyện sang một chủ đề mới. Người còn lại, khi nhận thấy tín hiệu “chuyển đài tâm” của người đối thoại thì phía kia nên tích cực hợp tác, để vấn đề mâu thuẫn kia không căng quá lên như dây đàn mà rồi sẽ bị đứt. Đánh lạc hướng vấn đề trong tình huống này có giá trị xây dựng và trị liệu tích cực

Nếu lúc đó người còn lại nghĩ “bà chắc có vấn đề nên mới cố tình đánh trống lảng”, “ông là thủ phạm nên ông mới như thế. Nếu ông không có gì thì tại sao ông lại đi lảng tránh vấn đề?” là ta đang dại dột đập vỡ cơ hội làm lành với bên kia. 

Do đó, mục đích của chúng ta không phải chỉ đơn thuần là tìm kiếm những chân lý mà là tìm kiếm hạnh phúc bên cạnh chân lý. Có những chân lý không mang tới hạnh phúc thì việc công bố chúng chưa hẳn là một lợi lạc. Trong kinh Trung Bộ, đức Phật có nói rõ: Nếu có một chân lý mà việc công bố nó không mang lại lợi lạc gì thì ta nên yên lặng trong thiền định, còn gọi là sự yên lặng của bậc Thánh. 

4- KHÔNG QUAN TRỌNG HÓA SỞ ĐOẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

Thông thường, một người có tâm lý cầu toàn bao giờ cũng đặt ra quá nhiều các chuẩn mực và tiêu chí cho mình và cho người. Càng thiết lập ra nhiều tiêu chí thì ta càng phải đối diện với những sự không hài lòng. Mà cứ mãi không hài lòng thì ta sẽ bị rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Thay vì để cho tâm mình bị mắc mứu vào các tiêu chí và sự kỳ vọng thì theo Đức Phật, mỗi người nên thực tập sự hài lòng mà nhà Phật gọi là “biết đủ”. “Biết đủ” ở đây là hài lòng với những kết quả hay thành quả mà mình có được sau khi đã nỗ lực làm hết sức, làm đúng phương pháp

Tiếc nuối về sự tổn thất hay tự trách bản thân, đổ lỗi cho những nghịch cảnh ngoại tại chỉ làm cho tâm mình vốn đang thất vọng lại rối bời hơn. Do đó ta nên biết cách tự hài lòng với những kết quả nhận được. 

Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật dạy về “Thập như thị” (nghĩa là “10 điều như thế”), bắt đầu từ Nhân - Duyên và kết thúc ở Quả - Báo, rốt ráo lại là bổn mạt cứu cánh. Nếu Nhân như thế, điều kiện như thế, nỗ lực như thế, thời gian như thế, tác động như thế thì Nhân - Duyên chắc chắn phải dẫn đến một kết quả tương thích, dù có muốn kết quả khác hơn cũng không được. 

Biết phân tích về tính nguyên nhânđiều kiện của các vấn đề thì ta sẽ tạm thời hài lòng về kết quả mà không tự đặt ra thêm quá nhiều các tiêu chí chính bản thân mình hay tha nhân bị nặng nề, áp lực

Cũng với cách nghĩ như vậy, ta sẽ không cường điệu hóa sở đoản của người khác. Nói đến sở đoản là phải thấy rõ được tính bất toàn của từng con người và từng nhóm trong các nỗ lực làm việc và sự nghiệp. Bản thân mình, phe nhóm mình, tổ chức mình cũng có những lỗ hổng và những điểm bất toàn. Hãy đặt mình vào vị trí của người khác, nếu mình mong mỏi người khác cảm thông được, bỏ qua được thì tại sao cũng cùng những tình huống tương tự, hoàn cảnh tương tự, chúng ta lại tìm lỗi của người khác làm gì? 

Sự thiếu công bằng, kỳ vọng quá lớn sẽ làm cho ta thất vọng. Trong quan hệ vợ chồng, nếu một trong hai người kỳ vọng quá nhiều ở người kia trong khi người kia đã nỗ lực hết sức rồi thì trước sau gì cũng dẫn đến những rầy rà, mâu thuẫn. Mâu thuẫn nặng quá sẽ đưa tới các hậu quả như cãi cọ, ly thân, thậm chí là ly dị

Chúng ta thử phân tích một câu chuyện có thật. Một người chồng ly dị vợ và sống độc thân hai năm, rồi sau đó anh gặp một cô gái trẻ hơn, hiểu, cảm thông anh hơn. Hai người yêu nhau, nhưng cô gái là người rất nhạy cảm nên biết rằng mẹ anh vẫn giữ cảm tình với cô vợ trước của đứa con trai mình, mặc dù hai người đã ly dị

Cô con dâu tương lai chưa làmcho bà vừa ý. Một lần tới thăm nhà người yêu, cô mua cam tới thì bị bà quở tráchThế hóa ra tôi ốm nặng, sắp chết hay sao mà chị mang cam tới?”. Cô gái buồn, bỏ về. Người bạn trai cô động viên: “Thôi, em cố chiều mẹ anh vài lần. Cưới xong chúng mình ra riêng, mọi chuyện sẽ ổn thôi

Vì thương người bạn trai của mình nên lần thứ hai đến thăm cô không mua cam, quýt nữa mà mua sữa, ngũ cốc và các đồ bổ béo khác. Bà lại trợn mắt: “Lần trước, tao đã nói tao không cần những thứ chất bổ này mà mi mang cái này tới để làm gì? Hóa ra mày mong tao chết sớm à?”. Cô gái lại một lần nữa bị bẽ mặt. Khi người bạn trai nài nỉ để cô cố gắng tới nhà lần nữa, cô đã khước từ. 

Khi quan hệ giữa hai người rơi vào tình huống khúc mắc này, họ đã đến chùa nhờ tư vấn. Khi được hỏi, cô gái còn cho biếtgia đình cha mẹ ruột rất tự ái khi nghe kể những tình huống vừa nêu. Mặc dầu thế, hai ông bà vẫn kiên nhẫn đi cùng con gái của mình sang nhà người yêu cô để hỏi cho kỹ càng đầu đuôi câu chuyện. Ông bà đã hạ mình xuống một bước để con gái mình có được hạnh phúc bên người mình thương. Nhưng khi gặp mẹ của người bạn trai thì bà nói: “Tôi đâu có chấp nhận nó làm dâu của nhà này, anh chị đến như thế này, không cảm thấy quê hay sao?”. 

Cha mẹ của cô gái giận quá bỏ về và nói với con gái: “Bộ mày hết người thương hay sao mà đi thương một đứa đã có vợ, có con rồi, còn mày là gái tân. Quên nó đi, lập gia đình với người khác có phải sung sướng, hạnh phúc hơn không?”.

Cô gái rất khổ tâm vì bị sức ép từ cả hai phía gia đìnhChúng tôi góp ý với cô thế này: Luật pháp cho phép hai người được lấy nhau vì đều đã ở tuổi lập gia đình. Hiện nay, họ đã góp tiền để mua một căn nhà chung, đứng tên chung rồi thì việc ra ở riêng không có gì trở ngại. Vì vậy nếu sau khi đã nỗ lực thuyết phục cả hai bên đến dự lễ cưới mà cha mẹ ruột của cô dâu, cha mẹ ruột của chú rể không đến dự cũng không sao. Về phương diện đạo đức của Phật giáo thì việc đó cũng không có gì là bất hiếu. Vấn đề ở chỗ là họ đã sống trọn tình trọn nghĩa, chỉ vì sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹđịnh kiến và cách hành xử rập khuôn của mẹ chàng trai mà xảy ra rắc rối

Đây là một câu chuyện rất đáng thông cảm. Chúng tôi khuyên đôi bạn tình cần nhìn kỹ lại mọi chuyện và thấy được rằng nếu họ thật sự thương nhau thì phải cố gắng vượt qua khó khăn này. Sau khi ở riêng rồi, mỗi một tuần hay 10 ngày vợ chồng nên về thăm cha mẹ hai bên. Lúc đầu, ông bà có thể giận dỗi, nói nặng lời kiểu như “Mày đã coi vợ mày hơn tao thì đừng có về nhà này nữa” hoặc bên cha mẹ vợ sẽ mắng nhiếu: “Con gái mà đi theo một người như thế thì đừng có xem cha mẹ là cha mẹ ruột nữa. Đừng vì thế mà buồn. Cứ kiên nhẫn, đi vài ba lần, thậm chí vài chục lần thì hai bên phụ huynh cũng phải mềm lòngtha thứ, làm lành với con cái thôi. 

Tự chọn ra một hệ tiêu chuẩn để xoi mói, bới móc những sở đoản, những điểm bất đồng của người khác là cách ứng xử không có trí tuệ. Rất nhiều người mắc phải lỗi như trong câu chuyện vừa nêu, mặc dù bản thân họ đinh ninh nằng họ đang cố gắng xây dựng hạnh phúc cho con cái mình. Cha mẹ không thể chọn vợ, chọn chồng cho con. Chính con cái mình sẽ sống với người bạn đời, cha mẹ không sống thay con được. 

Trong những tình huống này, cần tư vấn hết sức khéo léo để không gây nên áp lực cho người gặp vấn nạn. Tiêu chí của người cha người mẹ bao giờ cũng khác với hệ tiêu chí của người con. Khoảng cách về thế hệ, khoảng cách về văn hóa thường dẫn đến những sự xung đột trong mọi quyết định và chọn lựa. Đừng để cho những điểm dị biệt này trở thành cái cớ để tạo ra những khó khăn cho nhau. Đó là một sự ứng xử khôn ngoan. 

Tốt nhất ta nên tập nhìn ra những điểm tích cực của người khác. Ví dụ, người mẹ chồng tương lai trong câu chuyện trên đây chỉ cần thay đổi cách nghĩ một chút thì mọi chuyện sẽ đâu vào đấy. Thay vì tự ái trước món quà của con dâu tương lai, hãy nghĩ rằng cô gái có thiện chí muốn làm vừa lòng mình để được sống hạnh phúc với con trai mình. Hãy xem đây là điểm tốt, điểm đáng quý ở cô gái. Động cơ ở đây phát xuất từ một thiện chí chứ không phải từ cách nghĩ ác ý như ta tưởng tượng ra. 

Như vậy, việc thừa nhận những sở đoản của mình sẽ giúp cho ta dễ dàng cảm thông những sở đoản nếu có ở người khác và do vậy, ta dễ dàng bỏ qua những cái không đáng quan tâm để xây dựng hạnh phúc, hỗ trợ, nâng đỡ nhau trong cuộc đời

5- KHÔNG KỂ TỘI VÀ VẠCH TỘI NGƯỜI KHÁC

Có những tình huống ta vô tình kể tội người khác. Đó là khi ta tin rằng mình là nạn nhân và có một ai đó cố tình muốn làm ta khổ đau. 

Xét cho kỹ thì việc kể tội người khác thường dựa trên tính chủ quan của ta. Ta hãy học theo cách ứng xử của luật. Thường luật không dám gọi bất kỳ một người nào là tội phạm cho đến khi có phán quyết cuối cùng của tòa án. Từ được dùng chỉ là “nghi can”. Chỉ khi đã có đầy đủ các bằng chứng thì luật pháp mới dùng từ “thủ phạm”. Đó là quy trình tố tụng của luật. Trong đời thường cũng cần có cách ứng xử công bằng như thế. Ví dụ ai đó nói với ta: Ông A nói xấu anh đấy. Nhưng người đó không có những bằng chứng cụ thể như giấy tờ, băng thu âm. Nếu là người nông nổi, ta sẽ tin vào những lời kể đó và nghĩ rằng ông A là tội phạm. Ngay lập tức, ta bắt đầu thiết lập ác cảm với người ấy. Lối ứng xử này về phương diện luật học Phật giáo là một sai lầm. Luật Phật giáo áp dụng cho các vị xuất gia, vì thế phần lớn người tại gia không có cơ hội nghiên cứu về vấn đề này. 

Theo luật của tăng đoàn, để cấu thành một lỗi về truyền thông phải hội đủ 4 yếu tố: Thứ nhất, phải có hậu quả do truyền thông này gây ra; thứ hai, phải có một nạn nhân trực tiếp; thứ ba, có một tác nhân phát ngôn mang dụng ý xấu đó; thứ tư, có những bằng chứng về những phát ngôn này được ghi nhận lại. Nếu thiếu đi một trong các yếu tố kể trên thì luật của nhà Phật đưa ra một lối ứng xử rất tích cực, gọi là “trải cỏ trên đất” hay “như cỏ phủ đất”. Mặt đất thường không hoàn toàn bằng phẳng mà có đôi chút gồ ghề, lồi lõm. Để chơi một số môn thể thao như đá bóng, bóng bầu dục… người ta xử lý cho sân chơi bằng phẳng, rồi trải cỏ lên trên thành thảm cỏ. 

Mục đích của việc “trải cỏ trên đất” của nhà Phật là đừng đào sâu thêm vấn nạn nếu chưa đủ bằng chứng. Hãy kết thúc rầy rà tại điểm đó, hai bên sẽ cùng thừa nhận rằng kể từ đây về sau, việc này coi như được khép lại trước sự chứng kiến của tập thể tăng đoàn. Cỏ đã phủ bằng trên đất, nghĩa là không có sự thiên vị cho bên A hay bên B, không truy cứu người chịu trách nhiệm nữa. Đây là cách ứng xử vì quyền lợi của cả hai bên. 

Ví dụ, vị quan tòa trong câu chuyện “7 lần 2 là 13” đã nhìn thấy được phải tha thứ, xí xóa cho nhau để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Một chén chè chẳng đáng 3 xu mà đưa lên quan tòa để kiện, vừa mất thời gian, vừa tốn tiền tòa phí. Vụ kiện có thành công thì cả hai người cũng đều phải chịu tổn thấtVấn đề nằm ở chỗ phần lớn con người quá đề cao cái tôi. 

Phật tử, đã biết được phương pháp “như cỏ phủ đất” của đức Phật, ta nên áp dụng nó trong cuộc sống hàng ngày để giải quyết các khúc mắc. Hãy tự tập một cách nghĩ như sau: Kẻ nào xấu, luật pháp sẽ trừng trị nếu có đủ bằng chứng. Khi đó, công việc của chúng tacung cấp cho luật sư các thông tin cần thiết để tiến hành những thủ tục kiện tụng. Bản thân chúng ta cũng cần nỗ lực chứ không ngồi thúc thủ để cầu may. Nhưng phải thấy rõ rằng ta đang muốn mọi việc được minh bạch chứ không phải để trả đũa hay trả thù

Cách đây vài năm, ngôi sao điện ảnh Holywood Tom Cruise bị một diễn viên nam tố cáo xuyên tạc là họ có quan hệ đồng tính luyến ái. Tom Cruise đã khởi kiện. Kết quả là diễn viên nam kia bị thua kiện vài chục triệu đô la Mỹ. Tom Cruise đã dùng toàn bộ số tiền thắng kiện này vào mục đích nhân đạo, giúp trẻ em nghèo ở những quốc gia bất hạnh. Hành động của Tom Cruise cho thấy anh chỉ muốn khôi phục danh dự cho bản thân, chứ không xem vụ kiện này là một cơ hội trả đũa người đã bôi nhọ mình, hay là một dịp để kiếm tiền. 

Là những người tu học Phật, ta cũng nên học cách ứng xử cao thượng. Ai có lỗi thì luật pháp sẽ nghiêm trị người đó. Nếu vì lý do nào đó mà luật pháp chưa làm tròn trách nhiệm của mình, ta hãy đặt niềm tin vào cán cân của nhân quả. Mọi thứ có thể lọt được qua mắt luật pháp nhưng không thể nào thoát khỏi nhân quả. Kẻ làm việc xấu có thể trốn được luật nhưng không thể trốn được quả của một nhân khi đã chín muồi. Biết thế thì chúng ta sẽ không đào sâu thêm những lỗi lầm của người khác, không cố tình vạch tội, điểm tội. Đây là lối sống tích cực

Để củng cố đạo đức trong tăng đoàn Phật giáo, đức Phật dạy: Cứ mỗi nửa tháng, tất cả các tu sĩ phải thực tập thói quen sau đây: Tự nhớ lại xem trong vòng 14 ngày vừa qua mình đã làm gì, nói gì, nghĩ gì để tổn thương, khổ đau cho người khác không? Nếu có thì phải nghiêm túc thừa nhận để quyết tâm vượt qua. Như vậy, việc nhận lỗi không có gì là xấu. Ta sẽ trở thành người liêm khiết và luôn lắng nghe tiếng nói công bằng của lương tâm

Nếu trong câu chuyện “7 lần 2 là 13”, người chồng thừa nhận: Tôi thấy chật quá nên để ra ngoài, mà đã không cúng cho ông bà gia tiên nữa thì để cũng hỏng. Vì thế tôi ăn cũng không sao, ông bà có một chén hay 13 chén theo lời Phật dạy cũng không quan trọng, quan trọng là tấm lòng. Có lẽ không bà vợ nào khó khăn đến độ bắt bẻ ông chồng: “Tại sao ăn trước khi cúng ông bà tổ tiên?”. 

Một câu chuyện hết sức đơn giản nhưng vì tự ái nên ông chồng chối khiến cho vấn đề trở nên rắc rối, đến nỗi bà vợ phải đưa đơn kiện lên quan. Lẽ ra người chồng nên ngồi lại thủ thỉ với vợ: “Thôi, bữa đó anh tự ái quá nên đã lỡ giấu lỗi. Em hãy ra tòa rút đơn về và cần ghi lý do đơn giản là: “Ngày hôm đó tôi đếm nhầm. 14 thì tôi lại đếm thành 13, tôi xin hủy vụ kiện tụng này” thì cả hai bên không bị rầy rà gì, khỏi phải tốn tiền, cũng không phải trở thành đối tượng đàm tiếu của xã hội

Một trong hai người chịu xuống nước thì người còn lại nên hợp tác. Nếu ông chồng đã nỗ lực thiện chí, thừa nhận lỗi mà bà vợ lại khăng khăng muốn làm cho ra nhẽ, muốn dạy cho ông chồng bài học thì lại là cách ứng xử nông cạn, không có tình thươngtrí tuệ

Người ta thường nói: Vạch tội, kể tội thường khiến cho chuyện nhỏ trở thành chuyện to. Nhiều chị em thích đi kể cho hàng xóm nghe. Người nọ nói lại với người kia, người chồng biết được sẽ thấy rất khổ tâm: “Chuyện nhỏ như thế mà giờ ai cũng biết. Tôi còn mặt mũi nào mà nhìn thiên hạ?”. Bức xúc quá người chồng sẽ quyết định ly thân hay thậm chí ly dị với vợ. 

Ta phải tìm gặp những người có nghiệp vụ chuyên môn để tư vấn. Đừng truyền ngọn lửa giận hờn, bất hạnh của mình sang người khác. Hoặc người ta cũng sẽ buồn lây, khổ lây, hoặc người ta không biết cách khuyên nhủ nên lại đổ dầu vào lửa. Có thể đến chùa nhờ các thầy, các sư cô tư vấn, như thế đúng địa chỉ hơn và có kết quả tốt hơn

6- ĐỘ LƯỢNG, BAO DUNGTHA THỨ

Ba cách ứng xử tích cực vừa kể trên: Không cường điệu gút mắc, không quan trọng hóa sở đoản của người khác và không tìm cách vạch tội người khác, chỉ có thể làm được khi ta thực tập được sự độ lượng, bao dungtha thứ

Thực tập buông xả theo lời Phật dạygiá trị trị liệu rất lớn. Cách đây nữa tháng, tôi có đọc một bài báo viết về vụ ly dị khá hiếm của một đôi vợ chồng trí thức, vợ là tiến sĩ, chồng cũng tiến sĩ, mỗi người làm việc trong một lĩnh vực khác nhau. Bà vợ quá kỹ lưỡng, ông chồng thì quá xuề xòa. Ông chồng là nhà báo. Nhà báo thì hay hút thuốc, uống cà phê, đôi lúc cũng có bia rượu. Tính ông cẩu thả, hút thuốc ở đâu thì quăng đầu thuốc ở đó, uống bia đâu thì bỏ chai ở đó. Bà vợ thì ngược lại, làm công việc của một nhà quản trị nên rất ngăn nắp, trình tự. Ông chồng viết xong bài báo thì ngả luôn người ra, ngủ khò khò. Bà vợ thì khó tính, nằm kế bên ông chồng ngủ khò khò thì đã phiền não, thức dậy đi vòng vòng rồi thấy cái bàn của ông thì thấy mọi thứ bề bộn quá. Bà xếp lại cho gọn gàng, ông chồng vừa thức dậycằn nhằn luôn: “Ông là tiến sĩ chứ đâu phải là con nít mà phải để tôi nhắc nhở ông nhiều quá vậy? Ông là cha trong gia đình này mà còn tệ hơn đứa con trai của chúng ta nữa”. Ông chồng nghe tự ái, cãi lại: “Cô đừng có trịch thượng với tôi. Tôi viết báo người ta tán dương, ca tụng. Chỉ có cô là coi tôi không ra gì mà thôi”. 

Trong câu chuyện này, nếu ta học được tính bao dung ở trong đạo Phật thì mọi chuyện sẽ không đến nỗi căng thẳng như vậy. Ta nên tập buông xả. Hãy xem thói quen cẩu thả của người chồng là giới hạn cá tính cố hữu để không đòi thay đổi. Ta có thể giúp chồng dọn dẹp, thu vén, nhưng giúp xong đừng có kể công. Quan tâm để rồi bới móc khiếm khuyết của người khác càng dẫn đến nhiều đổ vỡ. 

Hai vợ chồng trong câu chuyện kia cuối cùng làm đơn ra tòa. Khi được hỏi, ông chồng nói: “Vợ tôi lúc nào cũng tìm ra lỗi của tôi để trách móc, tôi lúc nào cũng bị ứng xử như một kẻ tội phạm. Tôi thà sống một mình còn hơn sống với bà ấy”. Bà vợ đáp trả: “Trời ơi, trong nhà tôi chịu đựng bao nhiêu rồi, ra tòa ông ấy còn tấn công tôi như thế thì làm sao tôi chịu đựng nổi? Xin tòa hãy cho ly dị sớm”. Tòa giải hòabác đơn ly dị, quyết định sẽ tiếp tục hàn gắn thêm một năm nữa rồi sẽ xử lại. Câu chuyện kết thúc ở đó.

Chúng ta thấy, mấu chốt vấn đề ở đây là tâm hẹp hòi, không rộng lượng. Khi biết sống bao dung thì chúng ta sẵn lòng làm mọi việc giúp đỡ người khác. Là Phật tử, chúng ta hãy quan niệm mình là một vị Bồ tát, hoặc hãy nghĩ rằng “Tôi có mặt trên cuộc đời này để làm những việc khó”. Để làm được những việc khó, phải có sức chịu đựng, có lượng hải hà, có tầm nhìn xa, có mối quan tâm đến hạnh phúc cho tất cả, chứ không phải cho riêng mình. Với một tâm như thế, khi có cơ hội giúp ai đó, ta không kể công. 

Nếu người vợ trong câu chuyện trên đây cứ lẳng lặng giúp chồng dọn dẹp thì rồi người chồng sẽ dần nhận ra là vợ mình cao thượng quá, vợ mình lý tưởng quá, vợ mình tốt đẹp quá, cho nên cũng phải cố gắng bắt chước cô ấy một phần nào. Trước kia bừa bộn 10 phần thì nay người chồng sẽ dần thay đổi, chỉ còn 5-7 phần. Tức là hai bên đều phải nỗ lực, một bên không nên đào sâu thêm những điểm bất toàn của người khác, bên còn lại cũng phải tự nâng mình lên chút xíu để hai bên tiến gần tới nhau, ít ra cũng một 8 một 10. 

Hãy học cách hướng tới vầng thái dương để quên đi bóng tối, tức là suy nghĩ lạc quan, tích cực, tin tưởng vào sự chuyển hóa, tin tưởng vào những nỗ lực tích cực. Chỉ để ý những điểm bất toàn của người khác là biểu hiện của một tâm lượng hẹp hòi. Hãy thực tập quán ta là đại địa và biển khơi. Đại địa, tức đất mẹ, rộng lớn vô cùngbao dung ôm vào lòng tất cả, từ những thứ quý giá như kim cương, vàng, bạc cho tới rác rưởi mà không than thở một lời. Con người đã khai thác thiên nhiên này một cách cạn kiệt, nhưng mẹ Trái đất vẫn nhẫn nại nuôi ta, che chở ta. 

Hãy thực tập tâm ta rộng lớn như đại dương. Đại dương cũng rộng lớn, bao la và sâu thẳm. Ta nên sống có chiều sâu hơn, có hiểu biết hơn và do đó dễ dàng thông cảm và bỏ qua những lỗi lầm của người khác. 

Cũng có thể tập quán ta là hư không. Khi đó, mọi biên giới, rào cản sẽ tự biến mất, chỉ còn một lòng bao dungthảnh thơi mêng mông và vô biên. Với tầm nhìn tiêu cực, chúng ta không thể phát huy được tiềm năng Phật tính trong mình, trong khi bản chất của Phật là vĩ đại, là rộng lượng, là vô biên

Trong cuộc sống, lối ứng xử quá khắt khe, hẹp hòi làm ta mất đi bạn bè. Nước quá trong thì không có cá bơi lội tung tăng, nước phải hơi đục thì cá và các loài thủy tộc mới có thức ăn, mới sống được an toàn

Nói gọn lại, thực tập cách sống “chín bỏ làm mười” mang lại nhiều lợi lạc cho ta và cho tha nhân

7- RŨ BỎ ÁM ẢNHTHÀNH KIẾN

Ám ảnh kéo dài về một nỗi đau trong quá khứ có thể tạo ra những “dư chấn” về cảm xúc

Sau một cuộc động đất lớn từ 7 độ rích-te trở lên sẽ xuất hiện những cơn dư chấn. Ví dụ, động đất và sóng thần ở Nhật Bản xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 đã tạo ra 50 cuộc dư chấn từ 3 đến 7 độ richter. Mạng sống và các công trình xây dựng của con người vẫn đang tiếp tục bị đe dọa

Các gút mắc giữa ta và người khác cũng kéo theo những cuộc dư chấn về cảm xúc. Một ít hoài niệm về quá khứ, vài lời thêm thắt của người ngoài có thể khiến ta trải nghiệm lại lại lần nữa những cảm xúc tiêu cực rồi hậm hực, bực tức, khó chịu với những chuyện đã qua, với những người mà mình không ưng, với những kẻ kiếm chuyện, với những người tạo ra những mối hiềm khích

Những cuộc dư chấn đó có thể trở thành những đợt sóng ngầm hay những tảng băng ngầm, cuốn phăng hạnh phúc của ta, hủy diệt mọi nỗ lực chân thành để hàn gắn rạn nứt từ một  hay từ cả hai phía. 

Biết được ảnh hưởng xấu của những dư chấn cảm xúc, ta phải tìm cách nhổ lên những nỗi ám ảnh vốn bám sâu trong cõi vô thức

Ngoài việc nỗ lực chuyển hóa những nỗi ám ảnh đã qua, ta cần phải chuyển hóa những thành kiến. Thành kiến là quan điểm kiên cố của ta về một người nào đó được hình thành trong một bối cảnh, thời điểm nhất định trong quá khứ. Chuyển hóathành kiến có thể làm được nhờ thực tập triết lý vô thường trong đạo Phật. Mọi vật đều thay đổi không ngừng. Như vậy, tính tình của con người cũng theo quy luật vô thường mà thay đổi, hôm qua là xấu, hôm nay hoặc ngày mai có thể tốt. 

Một em bé cách đây 20 năm còn mới đi chập chững, có thể còn dại dột và mắc những lỗi lầm nào đó. Giờ đây em bé đó đã là một thanh niên với những kinh nghiệm nhất định và sự chững chạc nhất định. Nếu cứ chỉ nhìn thấy một cậu bé của 20 năm về trước thì ta sẽ không thấy được cái năng lực thật sự và sự trưởng thành thật sự của họ ngay dấu mốc hiện tại

Hãy đánh giá một người ở thời điểm hiện tại, đó là cách đánh giá công bằng nhất, chính xác nhất. Áp dụng cách sống đó, ta sẽ rũ bỏ được những định kiến về một người khác. Là những người tu học Phật và nói chung là những người biết quý trọnghạnh phúc bản thân mình, rũ bỏ thành kiếnám ảnh sớm chừng nào thì chúng ta sớm có được hạnh phúc chừng ấy. 

Đừng giữ trong tâm những lo lắng, sợ hãi như: Nếu mình rộng lượng mà người đó không nỗ lực tiến bộ thì sao? Giả sửchúng ta đã ứng xử cao thượng, bỏ những nỗi ám ảnh trong quá khứ, bỏ những thành kiến rồi mà người đó vẫn tiếp tục ứng xử tiêu cực thì họ chịu trách nhiệm của họ về nhân quả và luật pháp. Bản thân ta vẫn nên giữ cách ứng xử tích cực để xóa đi mọi gút mắc với người khác. Đó là tự biết thương mình, tự chiến thắng mình. 

Cần thực tập hỷ xả. Đã nỗ lực hết rồi mà người đó vẫn giữ nguyên, không có một chút chuyển biến nào hết thì hãy tự tạo niềm vui cho bản thân, tự buông xả những gút mắc. Người thực tập được điều này sẽ luôn an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.