Tình Thương Yêu

28/12/20173:56 SA(Xem: 9068)
Tình Thương Yêu

TÌNH THƯƠNG YÊU
Laura Munson
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ


Laura Munson là tác giả của sách, Đây Không Phải Là Truyện Bạn Nghĩ Đâu: Mùa của Những Hạnh phúc Bất Ngờ.

***

being loveTôi không lập gia đình để rồi ly dị.  Tôi không sinh con để khiến chúng phải khổ đau vì cha mẹ chia tay nhau.  Ngày sinh ra chúng, tôi không ôm chúng vào lòng để nói là, “Mẹ sẽ dạy con thành người kiên định”.

Không.  Tôi đã quyết định đi đến hôn nhân với thái độ dứt khoát như khi quyết định có con. Một cách dứt khoát như khi tôi quyết định tạo dựng một mái ấm cho chúng tôi suốt gần mười lăm năm –một ngôi nhà ở thôn dã miền tây nam Montana, được bao bọc bởi bao la những cánh đồng, có ao hồ, đầm nước, dốc đá, và dày đặc các cánh rừng tùng bách.

Vậy mà bây giờ tôi đang ở trong tình trạng hòa giảiHòa giải là việc mà một nhà chuyên nghiệp về xung đột hướng dẫn hai người –trong trường hợp của chúng tôi- cách dàn xếp một cuộc hôn nhân.  Hai người đã từng ở bên nhau suốt thời trưởng thành.  Biết rõ về nhau như biết đôi giày cũ của mình.  Đã từng cùng nhau có những quyết định quan trọng trong suốt hai mươi lăm năm qua.

Hòa giảiChúng tôi ngồi đối mặt nhau giữa những giấy tờ pháp lý, với người trung gian ngồi ở đầu chiếc bàn dài, với hộp khăn giấy, và chúng tôi nói về những chuyện như là ai sẽ được giữ con vào sáng Giáng Sinh, ai sẽ trả tiền học bóng đá của lũ trẻ, và chúng sẽ ngủ ở đâu hằng đêm –nằm trên chiếc gối nào, ở phòng nào, nhà nào.  Rồi khả năng là chúng có thể không còn căn nhà tuổi ấu thơ nữa thì sao?

Để tuân theo luật pháp liên bang chúng tôi còn phải điểm qua những danh mục liệt kê các sai phạm nghiêm trọng của cha mẹ, như thể chúng tôi sẽ là những người cha mẹ đầy tội lỗi đó.  Chúng tôi đặt ra các điều lệ -những điều lệ pháp lý- về sự an toàn, về sự giao tiếp với thành phần thứ ba, về việc sử dụng rượu, chất gây nghiện, tất cả với sự đe dọa rằng người đại diện pháp luật có thể xuất hiện trước cửa nhà, giữa đêm khuya.  Những điều này chúng tôi chưa từng bàn đến trước đó bao giờ.  Lúc đó chúng tôi chỉ quan tâm đến vấn đề chất lượng thực phẩm cho trẻ, việc chọn lựa giữa nên đi Belize hay Costa Rica vào kỳ nghỉ mùa xuân và việc có nên tiếp tục cho trẻ học theo chương trình của Suzuki hay Montessori.

Hòa giải.  Tôi tự nhủ:  Liệu có ngôn ngữ từ trái tim giữa các lằn đạn?  Có cách gì để mang tình thương yêu, sự tha thứ, sự hàng phụcdịu dàng khi chúng tôi thảo luận những chủ đề gai góc, nặng nề này?

Tôi đang ở Luân Đôn khi vấn đề xảy ra.  Đó là đêm trước khi tôi đi dự buổi nói chuyện được nhiều người theo dõi nhất ở Vương quốc Anh.  Tôi sẽ thảo luận về quyển hồi ức mà tôi đã viết, về phương cách để thương yêu người bạn đời của mình qua sóng gió mà không đem những vấn đề đó vận vào mình.  Tôi sẽ nói về sự tự do trong cảm xúc.

Đêm đó, tôi nhận được email (thư điện tử).

Lá thư có giọng điệu: “Anh thương em, nhưng anh không yêu em.  Khi em trở về nhà, anh đã dọn đi.  Cuối cùng anh biết được cảm giác đang yêu là gì.  Anh cảm thấy nó trỗi dậy trong anh tình cảm mà anh chưa bao giờ biết đến trước đây.  Cuộc hôn nhân của chúng ta là một thất bại”.  Tôi cố gắng không lưu tâm đến những lời này, dầu mỗi chữ như khối sắt nóng hằn lên làn da mong manh của tôi.

Tôi đi dưới trời mưa trên đường phố Luân Đôn và đứng trong giá lạnh, thở sâu.  Bao năm nay, tôi thường lắng nghe lời dạy của bà Pema Chodron về hành từ bi.  Tôi đã từng thực hành từ bi đối với  sự bị từ chối –như sự từ chối từ các nhà xuất bản, là chính yếu, nhưng cũng có lúc là từ gia đình, bè bạn cũng như thế giới quanh tôi.  Giờ thì tôi có cơ hội để thực hành đối với sự phản bội.

Nhờ bà Pema Chodron tôi hiểu rằng khi ta thực hành từ bi, rải rộng tình thương đến trong thế giới là ta góp phần làm phát triển thêm tình thương yêu.  Cách hành thiền đó như thế này: đầu tiên ta hướng đến người ta thương yêu nhất, người dễ thương.  Kế đến ta gửi tình thương yêu đến người ta có cảm tình, theo sau là người ta không ưa, không ghét.  Kế nữa là ta hướng tình thương yêu đến người gây phiền hà cho ta, và sau rốt là người ta không thể chịu nổi.

Sau cùng –và đây là điều gay go- ta hướng tình thương yêu đến bản thân.  Đối với đa số, đây là điều khó làm nhất.  Thực ra, tôi nghĩ là khó thể làm điều đó cho đến khi ta có thể thực hành rải tâm từ đến người ta không thể ưa.  Vì chúng ta thường đối xử với kè thù còn tốt hơn đối với  bản thân mình nhiều.  Khá đau, phải không bạn?  Nhưng tôi đã quan sát điều đó trong cuộc đời mình và thấy rằng nó đúng biết bao.

Nên dầu mục tiêu tối hậu là để thay đổi thế giới, hay để thay đổi sự liên hệ của tôi với bản thân, hay một cố gắng để với tới tiếng gọi cao xa hơn của tình yêu, tôi đã đứng trên đường phố Luân Đôn dưới cơn mưa trong đêm đó, và thực hành rải tâm từ.  Tôi gửi tình thương yêu đến các con.  Đến người bạn mới quen. Đến cô giáo chủ nhiệm lớp con trai tôi học.  Rồi đến người đã lấy của tôi vật gì đó, nhưng chối nhận.  Cuối cùng, với những hơi thở sâu, đẫm ướt, ô nhiễm của thành phố, tôi rải tâm từ đến chồng tôi và tình nhân của anh.

Lúc đầu, tôi nghĩ như thế.  Nhưng sâu thẳm trong tôi nói rằng như vậy chưa đủ.  Tôi phải cố gắng hơn.  Nên tôi bập bẹ trong miệng.  Nhưng cũng chưa đủ.  Tôi phải nói lên thành tiếng.  Tôi đã làm.  Nhưng cũng vẫn chưa đủ.  Tôi phải hét lên.  Tôi không muốn làm điều đó –tôi không phải là người hay hét.  Nhưng tôi biết là mình phải làm thế.  Nên với tất cả thiện ý, và có thể lẫn trong đó tất cả những giận hờn, buồn tủi của tôi, tôi gào lên, tuôn ra những lời vang dội khắp các con đường ướt mượt, tan vào  khí đêm đầy ánh đèn. Với những sợi thần kinh căng cứng đến tận cùng, tôi gửi đến họ tình thương yêu của mình.

Đã một năm qua rồi.  Sau tháng này qua tháng nọ của những buổi trị liệu cho lứa đôi và sự chao đảo kinh khủng giữa kết nối và chia tay, chúng tôi đang hòa giải.  Điều buồn cười là mỗi lần tôi viết chữ “mediation (hòa giải)”, thì nó lại thành “meditation (thiền hành)”.  Có điều gì đó tận thâm sâu mà tôi đã nhận được trong đêm ở Luân Đôn, thúc giục tôi thực hành nhiều hơn nữa thiền tâm từ -ngay cả và đặc biệt là ngay bây giờ.

Nên tôi làm thế.  Tôi ngồi đây đối diện chồng tôi, cách nhau một cái bàn, tôi thở rathở vào, tôi thầm gửi cho anh tình thương yêu.  “Hãy thương yêu, Laura” là điều tôi đang nghĩ.  “Hãy yêu thương”.

thành công không?  Mà nó có cần phải thành công không?  Tôi có cần chứng minh là rất đáng công để đi trên cao lộ đó?  Có quan trọng không?  Vì sự thật là: Tôi ít khổ đau khi tôi sống trong ánh sáng của tình thương yêu.  Và biết đâu thế giới cũng thế.

Diệu Liên Lý Thu Linh-2017 (Chuyển Ngữ theo  Being Love, Tạp chí Tricycle, Tháng 8, 2016)

(Thư Viện Hoa Sen)






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21210)
12/10/2016(Xem: 19156)
26/01/2020(Xem: 11787)
12/04/2018(Xem: 20007)
06/01/2020(Xem: 10872)
24/08/2018(Xem: 9384)
12/01/2023(Xem: 3806)
28/09/2016(Xem: 25058)
27/01/2015(Xem: 26119)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :