Bài Học Của Thánh Gandhi

30/12/20174:00 SA(Xem: 17222)
Bài Học Của Thánh Gandhi

BÀI HỌC CỦA  THÁNH GANDHI
Nguyễn Xuân Chiến

Mahatma-GandhiÔNG THÁNH ẤN ĐỘ TÊN LÀ CAM-ĐỊA

* * *

Ngay từ hồi niên thiếu, qua lời dạy của các thầy giáo và qua các phương tiện truyền thông kể cả sách vở, dù còn sơ khai chứ không tiến bộ như hiện nay, chúng tôi đã được dạy rằng: Bên Ấn Độ có một người anh hùng vĩ đại đã cứu quốc gia khỏi ách nô lệ của thực dân Anh, đồng thời cũng là một vị thánh, và quần chúng tôn xưng là Thánh Cam Địa.

Rồi lớn lên, chúng tôi may mắn đọc trên các trang nhật báo và các tạp chí thông dụng, mới biết Thánh Cam Địa tên là Mohandas Gandhi, chủ trương “bất bạo động” - mà chẳng có ai giải thích bất bạo động nghĩa là gì. Hơn thế nữa, khi lưu lạc vào Saigon lại thu thập thêm chút kiến thức hấp dẫnthú vị về Thánh Ganhdi qua hai cuốn sách mỏng do hội Thông Thiên học xuất bản nhan đề là Cuộc đời Thánh Gandhi và cuốn Những câu chuyện về Thánh Gandhi. Và chúng tôi bắt đầu cảm mến một con người nhỏ bé, khiêm cung đã dâng hiến cuộc đời cho Chân lý và nền độc lập Ấn Độ. Chúng tôi mới biết bất bạo động là gì và biết sơ qua cuộc tranh đấu của Gandhi gian khổ như thế nào.

Nhưng đến khi cuốn Tự Truyện Gandhi do ni sư Trí Hải phiên dịch từ nguyên tác tiếng Anh, năm 1971, thì chúng tôi khi ấy mới hiểu biết khá tường tận về một nhân vật đặc biệt nhất của thế kỷ 20. Gọi là Tự Truyện bởi vì đây là cuốn sách nói về cuộc đời ông do chính Thánh Gandhi viết ra, đúng ra nhan đề thực sự của cuốn sách là: “Những thử thách của tôi đối với Chân lý”.

Mahātmā Gāndhī (1869-1948), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Án Độ. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lí bất bạo lực (còn gọi là Bất Hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lí (sa. satyāgraha) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay.

Ông được hàng triệu dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahātmā, nghĩa là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân" hoặc "Đại nhân". Mặc dù Gandhi không hài lòng với những cách gọi tôn vinh nhưng đến ngày nay, danh hiệu Mahātmā Gāndhī vẫn thường được dùng hơn tên Mohandas Gāndhī trên thế giới. Ngoài việc được xem là một trong những môn đồ Ấn Độ giáo và những nhà lĩnh đạo Ấn Độ vĩ đại nhất, ông còn được nhiều người Ấn tôn kính như một Quốc phụ (gọi theo tiếng Hindi là Bapu). Bằng phương tiện bất hợp tác, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh.   

Nhưng trong đời sống bình thường, Gandhi cũng gặp vô số rắc rối, phiền phức như một người bình thường. Và đôi khi Ông Thánh dễ thương dễ mến này cũng… nổi sân, niềm tin lung lay và thiếu suy nghĩ, không có khác gì chúng ta cả. Tôi sẽ kể các bạn nghe những chuyện vụn vặt mà vẫn có ý nghĩa to lớn, và qua những sự kiện này, Gandhi đã xem như bài học trên con đường tìm cầu Chân lý. Bài viết này dựa trên những cuốn sách kể trên và viết theo trí nhớ còn may mắn đọng lại của một người cao tuổi.

Và những bài học của Gandhi vẫn còn giá trịhấp dẫnthời gian phủ bụi mờ lên trên mọi sự, nhưng tất cả những cái hay cái đẹp tuyệt vời của con người dĩ nhiên vẫn tồn tại trong lòng những ai yêu thích Chân lý và mến chuộng Tự do. Chúng ta nên lấy những thử thách ấy, làm bài học cho chính mình, phải thế chăng?

 

THỬ THÁCH NIỀM TIN

* * *

Mahatma Gandhi có nhiều đứa con và ông là một người cha khoan hòa nhưng cũng rất nghiêm khắc bởi vì cuộc sống của Gandhi bao gồm những giới luật của tôn giáo mà ông nguyện chấp hành cho đến khi lâm chung, và có thể cả những kiếp sau. Đây không phải là những giáo điều do quy định của Thượng đế hoặc bị áp đặt bởi đấng bề trên mà – mà do chính ông tự nguyện chấp hành để tiến bộ trên con đường đạo đứcthực hiện chân lý.

Hôm nọ, đứa con trai lớn khoảng mười bảy tuổi bất ngờ bị bệnh. Toàn thân bị nóng sốt đến 42 độ C. Với kiến thức y học do ông tự học và đọc sách, ông hiểu rằng con mình mắc chứng sốt rét cấp tính, nếu không chạy chữa kịp thời thì sẽ tử vong trong 48 tiếng đồng hồ. Vợ ông, tức là mẹ đứa con vô cùng hốt hoảng, đòi phải đi bệnh viện khẩn cấp nếu không thì nguy hiểm đến tánh mạng. Nhưng ông bảo không cần vì bệnh viện quá xa và bảo viên thư ký đi mời một bác sĩ người Anh đến chẩn bệnh. Chốc lát, bác sĩ người Anh xuất hiện. Sau khi khám rất kỹ bằng những phương tiện sẵn có thời bấy giờ, bác sĩ nói:

- Đúng là sốt rét cấp tính, mức độ nguy hiểm rất cao. Nhưng tôi có cách trị liệu và thằng bé sẽ hồi phục không lâu!

Gandhi hỏi:

- Ngài sẽ trị liệu bằng cách nào?

Bác sĩ trình bày ngắn gọn:

- Tôi sẽ chích một mũi thuốc đặc trị đem từ nước Anh do các công ty Y Dược uy tín sản xuất đã được cầu chứng tại Tòa gần đây.

Gandhi thưa:

- Tôi có thể biết được thứ thuốc này làm bằng nguyên vật liệu nào hay chăng?

- Được.

Vừa nói, bác sĩ vừa rút trong cặp ra một lọ thuốc lớn, bên ngoài có dán nhãn hiệu và công thức bào chế, công dụng, liều lượng vân vân và trao cho Gandhi.

Gandhi đọc nhiều lần rất kỹ. Cuối cùng ông nói với bác sĩ:

- Thưa ngài, rất tiếc. Thứ thuốc này không thể chích vào cơ thể con tôi. Tại sao? Nó có chứa huyết thanh của con bò và tủy xương loài cừu, cho nên dù bất cứ lý do nào cũng không thể tùy tiện đem vào cơ thể chúng ta được!.  

Bác sĩ thở dài:

- Tôi biết đại nhân đây là một người ăn chay kiến cố nên không thể ăn uống bất cứ xác sinh vật nào. Nhưng đây không phải là ăn uống mà là chích vào nên chẳng vi phạm luật tôn giáo chi cả.

- Không phải là vi phạm luật tôn giáo mà là gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho niềm tin bất hoại của chúng tôi. Cơ thể con người là điện thờ của đấng thiêng liêng, cho nên chúng ta phải giữ hoàn toàn thanh khiết – nếu bây giờ chúng ta cho chích vào cơ thể những thứ ô uế, là làm một điều ghê tởm không thể tưởng tượng được. Ngài xem xét lại giùm cho. Có thể còn có những giải pháp nào khả dĩ tốt đẹp hơn chăng?

Bác sĩ lắc đầu:

- Không! Bệnh sốt rét ác tính như đứa bé mắc phải, thì chỉ có phương cách trị liệu này! Và phải sử dụng thứ thuốc đặc trị này thì đứa bé mới hy vọng sống sót. Không còn cách nào khác!

Bà Kasturba bỗng níu áo Gandhi mà van xin:

- Tui lạy ông, cứ chích cho con đi, bao nhiêu tội lỗi thì mình tui xin gánh vác tất cả!

Bác sĩ ra về trong nỗi thất vọng trong khi hai vợ chồng Gandhi sừng sộ và cãi vã lẫn nhau không dứt, bác sĩ nói khi đi ngang ngưỡng cửa:

- Đứa bé sẽ chết nếu đại nhân cứ cố chấp vào niềm tin xưa cũ của mình!

Gandhi chợt nghĩ ra một điều gì, bèn nói với vợ:

- Hay là… chúng ta thư hỏi thằng bé, xem nó quyết định như thế nào?

Bà Kasturba gật đầu:

- Đúng rồi! Sự sống là của nó cho nên chúng ta hãy xem nó quyết định ra sao rồi hãy tính!

Hai vợ chồng đến bên giường bệnh, và hỏi:

- Bây giờ cha và mẹ chờ đợi quyết định của con. Chích hay không?

Thằng bé nhìn lên khoảng không trước mặt, nói quyết liệt:

- Con chỉ tin vào Ba và con muốn để cho Ba định đoạt!

Bà vợ ngỡ ngàng! Còn Gandhi vô cùng bối rối. Đứa con đã đặt gánh nặng lên vai người cha. Ông trầm ngâm một lát, rồi bảo:

- Còn một cách duy nhất là: Chúng ta hãy cầu nguyện để xem ý muốn của đấng thiêng như thế nào?

Nói xong ông vội vã đi vào phòng trong, nơi đây ông đã thiết kế một gian để thờ tự tuy nhỏ nhắn nhưng rất trang nghiêm để mọi người đến cầu nguyện hàng ngày.

Trước bàn thờ trống không, chẳng có bất cứ hình ảnh hoặc ngẫu tượng nào, vì Gandhi quan niệm rằng: Chân lý tối thượng, hoặc Đấng Thiêng Liêng là luôn luôn vô hình, vô trụ xứ nhưng vô sở bất tại, và ở trong tất cả. Ông sửa soạn lại y phục cho đàng hoàng bởi vì mình luôn luôn đối diện với Ngài nghĩa là với Chân lý hằng cửu. Và Thánh Gandhi đã cầu nguyện đại khái như là:

- Tôi tìm giàu sang trong thế giới này, Ngài là sự giàu sang duy nhất mà tôi tìm kiếm được, tôi xin cung hiến bản thân tôi cho Ngài.

Tôi đi tìm một ai để yêu thương, Ngài là người yêu thương nhất mà tôi tìm kiếm được, tôi xin dâng hiến bản thân tôi cho Ngài.

- Không có gì cho tôi cả. Bất luận công việc ấy tốt hay xấu, sang hay hèn, hoặc vô quan hệ... tôi đều không cần đến. Tôi xin dâng hiến tất cả cho Ngài. Tôi xin thề rằng, đem phó thác cuộc đời cho Đấng Vô Hình Siêu Nhiên tất cả và chẳng có đòi hỏi bất cứ điều chi… !

Bà Kasturba đi theo, quỳ xuống sau lưng chồng và cả hai đều thành tâm đặt tất cả tâm hồn lên không gian vô tận, nơi ấy Đấng Vô Hình đang ngự trị.

Suốt cả đêm như vậy, dẫu mệt nhọc thì nghỉ vài chút rồi lại cầu nguyện tiếp tục, khi phát ra tiếng, khi thầm thì, khi thì cầu nguyện trong thinh lặng. Trong khung cảnh tịch mịch của gian nhà nhỏ, người ta chỉ nghe những âm thanh nho nhỏ, huyền bí vang lên liên tục mặc dù đôi khi tưởng chừng đứt đoạn.

Trời sáng. Đã qua một ngày mới. Thánh Gandhi quá mệt nhọc bỗng ngủ gật một chốc nhưng ông cố gượng dậy để tiếp tục cầu nguyện. Bên cạnh là bà Kasturba ngủ quên vừa tỉnh giấc. Hai người sực nhớ đến đứa con, vội vã đi ra phong ngoài.

Kỳ diệu làm sao! Thằng bé đã tỉnh táo và khỏe khoắn, nói nhỏ:

- Ba mẹ hãy xem: con đã hết sốt rồi!

Gandhi vội đưa tay lên trán thằng bé:

- Đúng vậy, con đã dứt cơn sốt. Cảm tạ Ơn Thiêng Liêng đã đến và đã ra tay hành động!

Ông thánh của xứ sở Ấn Độ vô cùng vui sướng vì Đấng Siêu Nhiên đã đáp ứng hoài vọng của mình. Và đại nhân Gandhi không quên trở lại bàn thờ đấng thiêng liêng để tiếp tục cầu nguyện thêm nữa với tâm hồn tri ân không có xiết kể.

 

* * *

Đọc câu chuyện đến đây, người viết cảm thấy xấu hổ và thấy niềm tin đối với Tam Bảo và với đạo Phật vẫn còn yếu ớt, non kém. Chúng tôi hành trì nhưng vẫn chưa kiên cố và còn lười nhác, ham chơi, ham viết lách vân vân. Tôi ăn chay nhưng chưa quyết liệt. Trước đây, ai tặng sữa Ensure hoặc Nước Tổ Yến… cũng tỉnh bơ chấp nhận và dùng ngay bất chấp mọi cảnh giác. Ai có mời đi ăn cưới cũng tự nhiên ngồi vào bàn mặn, cụng vài ly bia – không dám từ chối mặc dù mình biết rõ rằng: “Kẻ nào biết từ chối thì nghĩa là kẻ ấy có sức mạnh dồi dào ở bên trong!” – Cho nên tôi thú thật rất ốt dột (xấu hổ) khi thấy Gandhi quả thật là một người quyết liệt đối với đức tin. Ngài thà chết nhưng vẫn giữ niềm tin tới cùng! Xứng đáng làm gương mẫu cho những người tập tễnh tu hành – và trước nhất là mẫu mực cho chính tôi, không phải ai khác!

 

THỬ THÁCH LÒNG HAM MUỐN

* * *

Từ khi thánh Gandhi dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước Ấn Độ, trở thành người của công chúng, nghĩa là ông vẫn làm việc, bất cứ việc gì có ích cho quốc gia, nhưng không ăn lương. Bởi vì mọi tốn kém, chi phí của gia đình đều được quốc hội và nhà nước Ấn quan tâm lo liệu. Nhưng ông chỉ chấp nhận một nếp sống vật chất ngang bằng với những người nghèo khổ nhất bởi vì ông biết những người dân đều sống dưới mức nghèo khổ. Ông thường dùng sữa dê và một số ngũ cốc, hạt dẻ, trái cây. Còn toàn thể gia đình thì ăn chay đơn giản. Rứa thôi!

Hôm nọ, ông lục tủ sắt để tìm một vài giấy tờ và hồ sơ mật của quốc gia, thì phát hiện một số vàng bạc, nữ trang, chuỗi ngọcgiá trị rất lớn đang nằm trong tủ sắt. Tức thì, ông cho gọi viên thư ký:

- Tại sao lại xuất hiện những thứ này trong tủ hồ sơ vậy?

Viên thư ký trả lời:

- Bẩm, những lúc đại nhân đi vắng, có một số người đến trao tặng cho ngài. Toàn là vàng bạc, nữ trang, chuỗi ngọc… tôi bèn đem cất vào tủ sắt cho chắc chắn và tôi đã ghi tên tuổi những người hảo tâm ấy vào danh sách. Đây là chứng từ….

Không suy nghĩ, thánh Gandhi bảo viên thư ký đi gọi một chiếc xe nhỏ để chuẩn bị chở tất cả những thứ quý giá ấy đến nộp cho văn phòng quốc hội.

Bà Kasturba nghe được tin ấy, vội vàng đến gặp ông, nói:

- Ông có điên không? Nhân dân quá yêu quý ông mà trao tặng những vật phẩm này. Những thứ quý báu này là của chúng ta – mà tui là vợ ông, tui có quyền giữ tất cả. Tại sao ông lại đem nộp cho quốc hội?

- Bà ơi! Hãy nghe cho kỹ! Tôi là đại diện cho đất nước Ấn Độ, những người hảo tâm trao tặng cho tôi, tức là trao tặng cho Ấn Độ. Chúng ta phải nộp cho quốc hội là hợp tình hợp lý. Chẳng có gì để thắc mắc!

Bà vợ ông gào lên:

- Hừm! Tôi giữ đây là giữ cho con chúng ta. Ông cứ đi tranh đấu thoải mái cho Ấn Độ và không bao giờ quan tâm đến  nỗi khổ cực và sự sống chết của mẹ con tui. Mấy đứa con gái rồi sẽ lấy chồng, làm sao kiếm của hồi môn cho chúng nó? Mấy đứa con trai sẽ lập gia đình, làm sao kiếm một cái nhà đàng hoàng cho bọn hắn? Mà ông suốt đời và cả bây giờ thì một cắc cũng không có, tui chẳng biết tương lai ra sao. Vậy mà hở miệng ra thì cứ nhắc đến Ấn Độnhân dân mà thôi!

Nhìn thấy cảnh gây gỗ căng thẳng của vợ chồng ngài đại nhân như vậy, viên thư ký vội đem tất cả vàng ngọc, nữ trang cất lại trong tủ sắt. Riêng đại nhân Gandhi thì ngồi trầm ngâm rất lâu, chẳng biết nên làm gì. Nhưng ông hiểu rằng, người đàn ông chân chính thì không thể nào chiến thắng người phụ nữ qua một cuộc gây gỗ. Mà ông thì chỉ sống chết cho Chân lý và cho đất nước Ân Độ, quyết không để cho gia đình cất giữ số của cải ấy được. Điều này chẳng khác nào tham nhũng của quốc gia?

Cuối cùng, đại nhân Gandhi bảo vợ:

- Chúng ta không thể giành giật, đấu đá nhau chi vì số của cải vớ vẩn này. Hãy để cho Thượng đế quyết định và bây giờ chúng ta đi vào phòng hành lễ để cầu nguyện. Bất cứ lúc nào, đấng thiêng liêng sẽ sáng suốt hơn chúng ta – và ngài luôn luôn cứu giúp chúng ta!

Hai người không nói thêm câu nào nữa, cùng nhau bắt đầu cầu nguyện. Cứ như rứa!

Buổi chiều qua đi. Và một đêm đã qua đi.

Sáng mai, trước khi dùng bữa sáng, bà Kasturba thưa với chồng:

- Bây giờ lòng em rất thanh thản. Em đã thấu suốt mọi chuyện rồi. Em quyết định rằng, số của cải ấy phải thuộc về nhân dân và đất nước Ấn Độ, không phải của chúng ta!

Đại nhân tươi cười:

- Và ngay cả bản thân chúng ta cũng thuộc về quốc gia Ấn Độ nữa là... Anh rất mừng vì ánh sáng của đấng thiêng liêng đã rọi thấu tâm hồn em. Cảm tạ Ngài vô vàn!

Và viên thư ký xuất hiện, vâng lệnh đại nhân Gandhi, mang tất cả của cải quý giá ấy tới văn phòng quốc hội. Bà Kasturba vô cùng hoan hỷ bởi vì thấy mình gần gũi với đấng thiêng liêng hơn bao giờ hết. Và bà cũng tự nguyện sẽ sát cánh với chồng trên con đường tìm cầu Chân lýtự do, dân chủ cho tổ quốc Ấn Độ, dù thế nào đi nữa!

 

“ĐÀN BÀ LÀ NGƯỜI MẸ”

* * *

Người đàn ông luôn luôn nhìn vể phía trước. Phía trước là cái gì? Nghĩa là thiên nhiên đã áp đặt lên giới tính NAM những tố chất khác với người phụ nữ. Người đàn ông chỉ nhìn thấy mục tiêu cao xa, đại khái như lý tưởng, mục đích cho nhân quần, xã hội, như là cải tạo quốc gia, cải tạo thế giới, chuyển hóa nhân sinh, đem y phục, cơm gạo, chữ nghĩa đến cho quần chúng – hoặc mức độ cao hơn là: đeo đuổi lý tưởng giải thoát, cứu độ chúng sanh vân vân.

Còn người phụ nữ thì chỉ quan tâm đến những công việc gần gũi với cuộc sống, như bầy gà đã đẻ chưa, vườn tược lâu ni chẳng có chăm sóc, cái bàn chải trong phòng vệ sinh đã có ai thay chưa? Và tối ni gia đìnhbữa ăn như thế nào? Người phụ nữ không bao giờ bận tâm tới thế giới, bởi vì cái xã hội nho nhỏ xung quanh đã lấy mất tất cả thời gian của bà!. Cuộc sống của người phụ nữ thường loanh quanh một khung cảnh bó gọn trong việc nhà, còn những việc chánh trị, làng nước thì đó là việc đàn ông!

Thiên nhiên hình như đã vô tình phân công cho hai giới tính những việc khác nhau. Cho nên có đôi khi cả hai vợ chồng đều nhập nhằng lẫn nhau trong công việc lẫn tình cảm, thì sẽ có những cuộc xung đột. Đại nhân Gandhi cùng vợ cũng lắm lúc xung đột nhau vì cái nhìn khác nhau, đụng chạm lẫn nhau mà không thể nhường nhịn, và sinh ra gây gỗ. Có lần đại nhân cãi nhau với vợ, nói mãi mà vợ không hiểu, tức thì đại nhân giận quá, đòi tống cổ bà Kasturba ra khỏi nhà. Đương nhiên bà không chịu đi. Đại nhân cứ nghĩ mình là người chồng bình thường, không phải là một bậc đại nhân của toàn thể nước Ấn Độ, nên ngài nổi cộc cằn, thô lổ, lấy tay lôi kéo bà Kasturba lệt đệt ra ngoài đường và đóng sập cánh cổng lại. Ông bảo: “Bà muốn đi đâu thì hãy đi đi!”. Bà Kasturba cũng tá hỏa tam tinh, la lớn: Ông đuổi tôi đi đâu? Đây là nhà tôi và các con của tôi, tôi chỉ ở đây và quyết không đi đâu cả! Một lát sau, cơn giận nguôi dần, ông thánh của chúng ta mới mở cửa đón vợ vào!

Những chuyện như vậy tuy không thường xảy ra nhưng vẫn làm cho thánh Gandhi ưu tưcay đắng về cuộc sống vợ chồng. Mặc dù ông đã đi chất vấn bao nhiêu nhân vật tiếng tăm để tham khảo về bí quyết hạnh phúc gia đình, ông đều mang ra áp dụng nhưng chẳng ăn thua gì.Tục ngữ Trung hoa có câu: Phụ nhân nan hóa. Nghĩa là đàn bà khó chuyển hóa được. Tục ngữ Âu Mỹ có câu: Vợ ta ra sao ta cứ để yên như vậy chứ đừng mong thay đổi mà chi! Nhưng, thánh Gandhi lại muốn cải tạo bà vợ như ông đã từng đem ánh sáng Chân lý ra để dạy dỗ chính mình và giáo hóa những người khác!

Ông nhớ lại thủa xa xưa, mấy chục năm rồi, hồi đó ông và vợ chỉ mới hơn đôi mươi mà đã kết hôn gần mười năm. Nên nhớ là Ấn Độ có tục lệ tảo hôn, nên ông bà lấy nhau khi mới… mười ba tuổi. Vì còn trẻ tuổi, ông bà cứ gây lộn nhau hoài. Một hôm bác tộc trưởng ghé nhà chơi, thấy nét mặt hầm hầm của ông và nét mặt sưng sỉa của bà vợ non trẻ.

Bác hỏi:

- “Lại vợ chồng gây nhau phải không?”

Chàng thanh niên Gandhi vuốt mặt, e thẹn trả lời:

- Vâng. Chúng cháu vừa cãi nhau đến nỗi sắp đánh lộn. Bác có biết cách nào để vợ chồng hòa thuậnhạnh phúc trong gia đình không?

- Vâng. Có bí quyết này, nhưng rất khó áp dụng cho nhiều người!

Bác cứ bày cho cháu, không chừng cháu có thể xoay chuyện tình hình vợ chồng của cháu…

- Này! Nghe nhé! Người Ấn Độ rất minh triết, có nói một câu: Đàn bà là người mẹ. Cháu có nhớ không? Hồi cháu lấy vợ, chính ta đứng ra làm chủ hôn cho cháu. Trong phần quan trọng nhất của lễ kết hôn, ta đã chúc hai vợ chồng như sau: “Ta chúc cho vợ chồng hai đứa hạnh phúc và sẽ sanh được mười đứa con. Riêng người chồng sẽ là đứa con thứ mười một!”. Rất nhiều người đã nghe câu nói này, nhưng chẳng có ai ghi nhớ cả!

Bởi vì mọi người đều ngỡ rằng, đó chỉ là một câu nói bông lơn, đùa cợt trong tiệc cưới. Họ đâu biết câu nói ấy chứa đựng biết bao minh triết của nền văn minh Ấn Độ. Nay ta nghiêm túc lập lại câu nói ấy: Muốn hạnh phúc thì nhà ngươi phải làm đứa con cuối cùng của bà vợ nhà ngươi!Nghịch lý phải không? Mà người Ấn chúng ta không bao giờ giải thích chi cả!

 

BỤI CÁT VẪN CÓ THỂ NGHIỀN NÁT CHÍNH MÌNH

* * *

Đã là minh triết thì không cần biện luận, giải thích. Bởi vì nó vốn có sức sống mạnh mẽ và trường cửu của chính nó. Và ông bác trưởng tộc chỉ trao truyền minh triết ấy cho chàng thanh niên Gandhi như một di sản của Ấn Độ từ thời xa xưa, khi ấy mọi minh triết đều xem nhưchân lý vì chẳng có ai thắc mắc về tính bền bỉ và chân thật của nó!

Thánh Gandhi tuy vốn là người Ấn và theo đạo Bà-la-môn, không phải chỉ là tôn giáo thuần túy, nhưng là một phong cách tồn tại truyền thống của những người Ấn từ ngàn xưa. Nhưng ông được thấm nhiễm học thuật Tây phương nên đầu óc có vẻ duy lý – do vậy, ông không thể nào chấp nhận “Làm đứa con của chính vợ mình”. Và đương nhiên, loại tư tưởng này dần dần biến mất trong bản thân một người thanh niên mới chập chững trưởng thành.

Rồi năm tháng trôi qua, ông lao vào cuộc đời và sau đó là những phong trào đòi bình đẳng cho Nam Phi, ảnh hưởng ngay đến Ấn Độ - và một ngày kia ông đứng lên đòi hỏi thực dân Anh Quốc phải trao quyền tự quyết cho dân tộc ông. Ông từng vào tù ra khám đến hơn bảy lần với những cuộc đánh đập, tra tấn hết sức dã man, những người dân đã đổ máu và hy sinh tội nghiệplý tưởng của Gandhi - nhưng nhờ vào sự hộ trì của đấng thiêng liêng mà Gandhi được sống sót để tiếp tục tranh đấu bất-bạo-động không khoan nhượng, không có lùi bước. Trong những năm tháng khắc khoải vì Chân lý và vì Tự do, Độc lập cho tổ quốc, trong những ngày đêm bị giam cầm, những thời gian tuyệt thực để cùng nhân dân đòi hỏi công lý - Gandhi vẫn không quên thực tập các bài học dành cho Kasturba, vợ ông. Ông đã cảm nhận ý nghĩa tuyệt vời và thâm trầm của minh triết “Đàn bà là Người Mẹ”. Kết quả là những sự kiện ấy đã dần dần chuyển hóa ngay trong thâm tâm rồi trở thành phong cách và thói quen cư xử hàng ngày. Minh triết cao thượng luôn luôn tạo ra những giá trị bền vững nhất định nào đó – vấn đềchúng tanhận ra hay không?

Thánh Gandhi có một câu nói để đời như sau:

“Người đi tìm Chân lý phải tự xem mình hèn mọn hơn cả bụi cát. Vũ trụ nghiền nát tất cả mọi thứ dưới chân mình, nhưng người đi tìm Chân lý phải tự xem mình hèn mọn đến nỗi bụi cát cũng có thể nghiền nát mình. Chỉ khi ấy, và cho đến khi ấy, hắn mới thấy được phần nào của Chân lý!”

Do đó, chúng ta phải tự hỏi mình rằng, Ta đã dẹp bỏ Cái Tôi chừng nào hay chưa? Ngày nào mà Cái Ngã còn trương phình ra bằng cách này hay cách khác – thì ta vẫn là kẻ đứng ngoài cửa!

Thánh Gandhi muốn nói với chúng ta rằng: Nếu chúng ta bằng lòng để cho bụi cát nghiền nát mình một cách hoan hỷ, thì tại sao lại không thể chấp nhận làm đứa con Bà Vợ của mình?

Vấn đề là cái ngã chấp muôn đời của người đàn ông mà khổ một cái là, chẳng có ai chịu khó làm cho nó triệt tiêu đi  được!

Buông bỏ! Cái khó nhất vẫn là “buông bỏ ngã chấp” thì vấn đề người phụ nữ sẽ không đáng cho Gandhi đặt ra nữa!

Đời sống vợ chồng chính là một nơi mà Cái Ngã hoạt động thoải mái nhất, cái ngã sẽ tung hoành một cách hả hê nhất. Xã hội nào cũng thế, vẫn dành quyền ưu tiên cho đàn ông phô trương hết quyền lực của mình. Huống hồ ở xã hội Ấn Độ vẫn còn nặng nề với truyền thống xưa cũ: Đàn ông luôn luôn bắt buộc người vợ phải phục tùng mình cho tới mãn kiếp, cho nên minh triết cao thượng nhất và giá trị nhất này vẫn chưa có ai thực hiện nổi!

 

NHƯNG BÂY GIỜ BÀ ẤY ĐÃ LÀ MẸ TÔI!

* * *

Một hôm, đất nước nhỏ bé Sri-Lanka ngỏ lời mời đại nhân Gandhi qua thăm quê hương họ. Gandhi vui mừng khôn xiết vì đây là cơ hội để gắn bó với một quốc gia láng giềng lâu đời, mà đế quốc Anh muốn tách rời với mục tiêu “chia để trị” từ lâu.

Bà Kasturba, vợ của thánh Gandhi, lần đầu tiên cũng đến viếng đảo quốc Sri-Lanka (Tích-lan) cùng với Gandhi và nhóm Ashram (tranh đấu cho Chân lý Bất bạo động) do thánh Gandhi sáng lập.                    

Trong bài diễn văn chào mừng tất cả thành viên của phái đoàn Ấn-Độ, đại diện phía bạn, người Sri-Lanka nói rằng:

- Chúng tôi thật vô cùng vinh dự khi trong phái đoàn Ấn Độ có sự hiện diện Thân Mẫu của Mahatma Gandhi, người cùng tham dự trong chuyến đi này. Và chúng tôi lại càng vinh dự hơn khi được ngồi bên cạnh Bà Mẹ của một con người nổi tiếng đấu tranh cho nền độc lập của Ấn Độ cũng như giải phóng nhân loại khỏi bóng tối của ngu dốt, thành kiến, hận thù...

Tức thì, viên thư ký của Gandhi lấy làm bối rối, hốt hoảng  vì lỗi lầm của mình. Lý do là vì ông ta quên giới thiệu rõ ràng từng thành viên của phái đoàn mình cho phía Sri-Lanka biết trước. Nhưng trễ muộn quá rồi, thánh Gandhi đã đứng trước microphone và bắt đầu bài phát biểu của mình. Viên thư ký sợ hãi vô cùng về việc mình có thể bị Gandhi khiển trách do những sai sót không đáng xảy ra chút nào. Nhưng ông ta đâu biết rằng, Gandhi chẳng hề quan tâm đến lỗi lầm nhỏ nhặt ấy, bởi vì đối với Gandhi, “Thật hiếm có người phụ nữ nào có khả năng biến đổi từ Bà Vợ sang Người Mẹ, và nếu điều này đã xảy ra, thì tốt đẹp biết bao nhiêu !”

Gandhi nói:

- Tôi vô cùng hạnh phúc khi xảy ra một sơ suất nhỏ trong việc giới thiệu thân phận các thành viên trong đoàn. Sự nhầm lẫn này đã nói lên một chân lýTừ nhiều năm tháng nay, bà Kasturba đã thực sự trở thành Người Mẹ của tôi. Vào một thời rất xa xưa, bà ấy đã là Vợ tôi, nhưng bây giờ bà ấy đã là Mẹ Tôi!

Nghĩa là, khi cánh cửa của Tình yêu mở lớn ra, thì bà vợ biến mất và tự nhiên nhường chỗ cho Người Mẹ. Bạn đã thấy một điều rất hiển nhiên: qua một tiến trình chuyển hóa của Tình yêu, thì bà vợ của Dục Vọng buộc phải biến mất, và Người Mẹ của Hạnh phúc, Chân lý, Cái Đẹp, của Tự do Giải thoát sẽ phải xuất hiện.

Cái ngày ấy, người đàn ông tràn ngập nỗi niềm kính trọng người phụ nữ, bởi vì cô ấy đã giúp anh ta giải thoát khỏi thèm khát, cái ngày ấy, người phụ nữ tràn ngập tâm tình biết ơn với người đàn ông bởi vì anh ta giải phóng cô ấy khỏi đam mê.

Đó là thứ hạnh phúc chân thậtmiên viễn nhất mà hai cá nhân có thể bắt gặp được trên cõi trần gian huyễn ảo này.

Tất nhiên, các bạn cũng thừa biết không khí náo nhiệt tràn ngập hội trường với tiếng vỗ tay hoan hô không ngớt. Người ta ai nấy đều nghĩ rằng, khi đại diện hai quốc gia gặp nhau thì phải thảo luận đến những vấn đề tẻ ngắt, như đoàn kết thêm sức mạnh, hiệp thương để chiến đấu, tình huynh đệ ngàn đời bền vững giữa Sri-Lanka và Ấn Độ vân vân… nhưng không ngờ Gandhi lại dùng minh triết Ấn Độ từ ngàn xưa để nối kết con người lại với nhau, qua những câu chuyện đời thường.

         

          ĐOẠN KẾT

          * * *

          Các bạn đang theo dõi trang mạng THƯ VIỆN HOA SEN tức là quý bạn đang đặt chân trên con đường tìm cầu Chân lý, thì giờ đây chúng tôi xin lập lại lời nhắn nhủ của Thánh Gandhi:

“Người đi tìm Chân lý phải tự xem mình hèn mọn hơn cả bụi cát. Vũ trụ nghiền nát tất cả mọi thứ dưới chân mình, nhưng người đi tìm Chân lý phải tự xem mình hèn mọn đến nỗi cát bụi  cũng có thể nghiền nát mình. Chỉ khi ấy, và cho đến khi ấy, hắn mới thấy được chút ánh sáng nào của Chân lý!”

Riêng chúng tôi vốn đang thực hành pháp môn Tịnh-độ nghĩa là: “Cả cuộc đời phó thác trọn cho đức Phật A Di Đà, và xướng niệm Nam mô A di đà Phật với lòng tri ân Tam Bảotri ân Tất cả!” - và xin thưa thật rằng, bài viết này về Thánh Gandhi như là ngọn roi sách tấn chúng tôi hàng ngày…

Ví dụ: Những ngày trời lạnh như cắt da, tuy chỉ mới 12 độ C, đối với người Bắc Mỹ hay Bắc Âu thì cái lạnh ấy chưa tác động mấy. Nhưng với những người Á Đông trong xứ quanh năm khô nóng thì cái giá buốt ấy vẫn ở ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể. Chúng tôi liều mạng chui từ chăn nệm ấm ra để công phu, hành trì thì… quả thật khó khăn, nhưng chúng tôi nhớ lại mấy bài học của Thánh Gandhi, bèn dũng cảm, tinh tấn hơn lên và vững bước. Xin cảm ơn ông thánh dễ thương Gandhi vì ngài luôn luôn đứng bên cạnh những người đi tìm Chân lý Bất sanh Bất diệt. Và cuối cùng là…

Cảm ơn các bạn,

Nam mô A di đà Phật,
Nam mô A di đà Phật,
Nam mô A di đà Phật…
Nguyễn Xuân Chiến

Thư Viện Hoa Sen

Bài đọc thêm:
Đôi Nét Sơ Lược Về Cuộc Đời Mahatma Gandhi (Lê Bích Sơn)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20178)
12/10/2016(Xem: 18124)
26/01/2020(Xem: 10629)
12/04/2018(Xem: 18875)
06/01/2020(Xem: 9589)
24/08/2018(Xem: 8425)
12/01/2023(Xem: 2735)
28/09/2016(Xem: 24084)
27/01/2015(Xem: 23252)
11/04/2023(Xem: 1985)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.