Đức Đạt Lai Lạt Ma - Con Trai Của Tôi

21/01/20183:41 CH(Xem: 7609)
Đức Đạt Lai Lạt Ma - Con Trai Của Tôi

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA 
CON TRAI CỦA TÔI

Đức Đạt Lai Lạt Ma Con Trai Của Tôi

Đây là cuốn tự truyện (Biography) của cụ bà Diki Tsering - thân mẫu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, do Khedroob Thondup (cháu nội cụ bà) viết bằng tiếng Anh và được tác giả Thích Nguyên Tạng dịch ra Việt Ngữ

 

MỤC LỤC

Lời người dịch (T. Nguyên Tạng)
Lời giới thiệu (HT Như Điển)
Lời của người biên tập
01. Con gái nông thôn
02. Những năm đầu đời
03. Tuổi thơ
04. Đời sống ở nông thôn
05. Xã hội ở Amdo
06. Những món ăn trong nhà
07. Thổ ngữy phục
08. Lễ hội truyền thống
09. Bị ma ám
10. Lấy chồng
11. Bổn phận làm vợ
12. Những cái tang
13. Sinh con
14. Một vị tulku ra đời
15. Biển Trí Tuệ
16. Mẹ Từ Bi - một chuyến đi dài
17. Đến Lhasa
18. Một đời sống mới bắt đầu
19. Những tục lệ lạ
20. Lễ hội tết ở Lhasa
21. Con cháu và trở thành quả phụ
22. Một cuộc biến động chính trị
23. Chuyến hành hương của gia đình
24. Cộng sản xâm chiếm
25. Đi thăm Trung Quốc
26. Phật lịch 2500
27. Đào thoát
28. Tị nạn ở Ấn Độ
Lời cuối sách
Phương danh 14 vị Đạt Lai Lạt Ma
Đôi nét về Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Lời người dịch

"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.

Trong cuốn sách này, cụ bà Diki Tsering đã kể lại những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mình, từ những năm đầu khiêm tốn của bà ở làng quê Amdo xa xôi ở miền đông Tây Tạng, những phong tục, những lễ nghi của người Tây Tạng, cho đến mười sáu người con mà bà đã sinh hạ (chỉ có bảy người con còn sống). Lời kể của bà thật cảm động về những vị khách đã đến ngôi làng Amdo của bà để tìm hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13; về hành trình di chuyển gian khổ của gia đình bà đến thủ đô Lhasa trước khi Trung Quốc xâm chiếm và kể lại cuộc trốn chạy và cuộc sống tỵ nạn lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt MaẤn Độ. Đây là những lời kể của một người đàn bà Tây Tạng với những chi tiết về lịch sử, văn hóa, hình ảnh, những kỷ niệm, những sự kiện mà không có ai khác ngoài người Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chính thức bày tỏ cho thế giới bên ngoài biết được những gì đã và đang xảy ra cho quê hương và dân tộc của bà.

Danh hiệu "Đạt Lai Lạt Ma" có nghĩa là "Đạo sư trí huệ như biển cả". Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Mahiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh.

Danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được hiểu là "Hộ Tín" có nghĩa là Người bảo vệ đức tin, "Huệ Hải" là Biển lớn của trí tuệ, "Pháp vương" là Vua của Chánh Pháp, "Như ý châu" là Viên bảo châu như ý...

Danh hiệu "Đạt Lai Lạt Ma" được vua Mông Cổ Altan Khan tấn phong cho Ngài phương trượng của Tông Phái Hoàng Mạo Giáo (Gelugpa, phái Mũ Vàng) vào năm 1578. Từ năm 1617 đến nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã trở thành người lãnh đạo chính trị và tôn giáo của dân tộc Tây Tạng. Và kể từ đó, người Tây Tạng xem Đức Đạt Lai Lạt Mahóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm và Đức Ban Thiền Lạt Ma (hóa thân Phật A Di Đà) là người giữ chức cao thứ hai sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đức Ban Thiền Lạt Ma giữ nhiệm vụ đi tìm hóa thân mới của Đạt Lai Lạt Ma và ngược lại.

Việc đi tìm hóa thân của Ban Thiền Lạt Ma, hay nói chung là việc tìm bất cứ hóa thân nào, luôn luôn là một nghi lễ tôn giáo thiêng liêng và Đức Đạt Lai Lạt Ma là người quyết định cuối cùng của sự lựa chọn.

Mỗi một vị Đạt Lai Lạt Ma được xem là tái sinh của vị trước đó. Có lần Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 được báo chí Phương Tây hỏi Ngài bao nhiêu tuổi. Ngài trả lời rằng mình hiện đã năm trăm tuổi. Câu trả lời này hàm ý nói rằng dòng truyền thừa Đạt Lai Lạt Ma qua con đường tái sinh đã hơn 500 năm không hề gián đoạn.

Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay là vị thứ 14, tuy nhiên, theo các nhà phân tích, sự xuất hiện của Ngài như là một định mệnh, đã thừa kế tước vị Đức Đạt Lai Lạt Ma ở trong một giai đoạn bấp bênh nhất trong toàn bộ lịch sử của danh hiệu cao quý này. Vì đất nước của Ngài đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tranh chấp quyền lực trong thời gian Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 viên tịchbản thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 còn quá nhỏ để đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo quốc gia, trong khi các vị nhiếp chính thiếu tu, không có tài đức lãnh đạo, yêu nước thương dân, cuối cùng đã đưa đất nước Tây Tạng đi đến hố thẳm diệt vong của ngoại bang. Đến khi ngài đủ tuổi lên nắm quyền thì mọi việc đã quá trễ. Năm 1959, ngài đến tỵ nạn và thành lập chính phủ lưu vong tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ. Từ đó, ngài đã ủng hộ triệt để cho chính sách bất bạo động. Chính vì thế mà năm 1989, ngài được trao giải thưởng Nobel về hòa bình và hiện nay, cũng trong thận phận người tỵ nạn, ngài thường xuyên đi đến nhiều miền đất trên thế giới để kêu gọi hòa bình, và khi có thể ngài nói lên tiếng nói tự do giải phóng cho dân tộc Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vượt qua những ngăn cách của địa lý, tôn giáo và chính trị bằng đạo phong oai nghiêm, giản dị, sâu sắc và giàu lòng từ bi của mình. Trong những bài giảng và những lần đi vòng quanh thế giới, mọi người đều cảm mến và kính phục. Ngài được xem là người đại diện Phật giáo xuất sắc nhất trên thế giới hiện nay.

Từ ngày 13 đến 23 tháng 6 năm 2013, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ quang lâm Úc Châu để thuyết pháp, mang niềm tin yêu thương đến cho mọi người. Lịch trình giảng pháp như sau: Sydney (14-18/6); Melbourne (18-20/6); Adelaide (21/6); Darwin (22-23/6). Chi tiết liên lạc để lấy vé: (02) 9575 4888; đây là chuyến thăm Úc lần thứ chín của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Tám lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, 2007, 2008, 2009, 2011. Đặc biệt năm 2011 được xem là chuyến viếng thăm lớn nhất mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thực hiện tại Úc. Ngài đã viếng thăm và thuyết giảng tại Melbourne, Canberra, Brisbane, Sunshine Coast và Perth. Chuyến viếng thăm 10 ngày đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trực tiếp nói chuyện với 65.000 người và 100.000 người khác qua các phương tiện trực tuyến truyền thanh và truyền hình. Điểm nổi bật của chuyến thăm này là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói chuyện với 15.000 người ở Brisbane, nhiều người trong số họ đã bị ảnh hưởng bởi cơn lũ lụt tàn phá trước đó trong năm 2011 và Ngài cũng xuất hiện trên chương trình truyền hình phổ biến nhất của Úc, Masterchef, với hơn 2 triệu người Úc xem trực tiếp. Có thể nói Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà hoằng pháp vĩ đại nhất của PG trong thời hiện đại, và được xem là người có nhiều tác phẩm Phật học được người Tây Phương tiếp nhận và tìm đọc nhất. 

Tập sách này được ấn hành trong mùa Vu Lan năm nay, là một món quà khiêm tốn kính dâng tặng đến Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân chuyến viếng thăm Úc của Ngài năm nay.

Bản thân của dịch giả có duyên may, đã đích thân tiếp kiến cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma ba lần trong dịp hướng dẫn phái đoàn hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ. Đó là năm 2006, 2008 và năm 2011. Cả ba lần này, trước cả năm, chính dịch giả phải viết thư xin phép văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma tại thủ phủ lưu vong ở Dharamsala,và lần nào cũng vậy, chánh văn phòng, ông Tenzin Taklha đều phúc đápđồng ý cho phái đoàn về Dharamsala để đảnh lễ viếng thăm Ngài. Trong ba lần gặp gỡ này, tất cả những người trong phái đoàn đều được Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp đón nồng ấm, tặng quà, chụp hình lưu niệm và bày tỏ lòng tri ơn vô hạn của Ngài đối với dân tộc Việt Nam, luôn sát cánh bên cạnh người Tây Tạng trên con đường tỵ nạn tha hương.

Chúng con xin đê đầu đảnh lễ cảm tạ Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc đã dành thời gian đọc và viết lời giới thiệu cho tập sách này. Dịch giả xin tạc dạ ghi ơn Mẫu Thân Tâm Thái đã cho con xuất gia tu học và luôn nguyện cầu cho con được yên ổn trên con đường này. Người dịch xin chân thành cảm tạ bào huynh TT Thích Tâm Phương đã tạo mọi thuận duyên cho công việc nghiên cứu dịch thuật trong hơn một thập niên qua. Xin cảm ơn Đạo hữu Nguyên Phúc Goodwin đã gởi tặng tập sách này (bản tiếng Anh) mà chị đã đặt mua từ nhà xuất bản Compass Book ở New York. Cảm ơn Đạo hữu Thanh Phi, Nhị Tường đã giúp đọc và sửa lỗi chính tả cho bản dịch. Cảm ơn Đạo hữu Giác Thiện Duyên Hoàng Lan đã sưu tập nhiều hình ảnh quý báu về cuộc đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma để minh họa cho tác phẩm này. Cảm ơn Đạo hữu Thiện Hạnh Ngọc Minh đã giúp thiết kế bìa sách và trình bày nội dung tập sách. Cảm ơn Đại Đức Thích Hạnh Bổn giúp liên lạc và chăm sóc việc in ấn tập sách này tại Đài Loan. Cảm tạ Đạo hữu Quảng An từ Houston Texas đã dành thời gian diễn đọc tập sách này để cống hiến cho quý Đồng Hương Phật tử gần xa. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn quý Phật tử gần xa đã phát tâm cúng dường tịnh tài đã cùng chung ấn tống tập sách này.

Xin chắp tay nguyện cầu cho xứ sở Tây Tạng sớm tìm lại được nền độc lập tự do, để mang lại hạnh phúc ấm no cho người dân Tây Tạng và cũng để Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có cơ hội trở về cố hương sau nhiều thập niên sống lưu vong ở nước ngoài.

NamMô A Di Đà Phật
Viết tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Australia
Mùa Vu Lan Báo Hiếu Phật lịch 2557,

nông lịch Quý Tỵ 2013
Dịch giả,Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

pdf_download_2
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi


Audio Video:



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 33304)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.