Buôn chuyện, bị Phật rầy

31/01/20184:09 SA(Xem: 12395)
Buôn chuyện, bị Phật rầy
BUÔN CHUYỆN, BỊ PHẬT RẦY
Quảng Tánh

noi chuyyen
Phật tử, tới chùa cần tránh buôn chuyện
Buôn chuyện là niềm vui của nhiều người. Tìm cách gặp nhau trực tiếp hay gián tiếp qua các phương tiện truyền thông rồi nói đủ chuyện. Nói xong với người này rồi lại tiếp tục với người khác, hết chuyện nọ thì đến chuyện kia. Không nói thì người ta sẽ buồn, cũng có thể phát điên, thậm chí có thể chết. Nhưng mà nói nhiều quá, rơi vào vọng ngữ thì ta và người cũng sẽ buồn, có thể phát điên, và thậm chí có thể chết.

Dĩ nhiên lời nói là một công cụ giao tiếp tuyệt vời. Nhờ lời nóitruyền thông được thiết lập, hiểu và thương cũng nhờ lời ái ngữ được truyền trao. Có điều, mỗi người có ý thức trọn vẹn về lời nói của mình hay không? Tu tập chuyển hóa khẩu nghiệpcân nhắc nói những điều gì, nói như thế nào, liều lượng ra sao, lúc nào là phù hợp… để mình và người đều vui, cùng lợi ích. Nếu không biết ‘uốn lưỡi bảy lần’, chánh niệm để nói lời ái ngữ thì hầu hết chúng ta đều nói chuyện tạp, là những kẻ buôn chuyện, tạo ra nhiều thị phi, đau khổ.

“Một  thời,  Phật  trú  trong  vườn  Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập nơi nhà ăn, bàn luận như vầy: Vua Ba-tư-nặc và vua Tần-bà-sa-la, vua nào có thế lực lớn, vua nào giàu có hơn?

Bấy giờ, Đức Thế Tôn đang ở trong thiền định, bằng thiên nhĩ, nghe tiếng bàn luận của các Tỳ-kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nhà ăn, trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, rồi hỏi các Tỳ-kheo:

- Các ông đang bàn luận việc gì?

Bấy giờ các Tỳ-kheo đem những việc trên bạch lại đầy đủ với Thế Tôn. Phật nói với các Tỳ-kheo:

- Các ông bàn những việc về thế lực lớn, về sự giàu sang của các vua làm gì? Này các Tỳ-kheo, chớ luận bàn như vậy. Vì sao? Vì việc này không đem lại lợi ích gì cho nghĩa, pháp, phạm hạnh, cũng chẳng phải trí, chẳng phải chánh giác, chẳng đưa đến Niết-bàn. Các ông nên bàn Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Vì sao? Vì bốn Thánh đế này đem lại nhiều lợi ích về nghĩa, về pháp, về phạm hạnh, là chánh trí, chánh giác, chánh hướng Niết-bàn. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế, nếu chưa được hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 413)

Không phải người đời ưa thích buôn chuyện mà ngay cả các Phật tử trong những khóa tu cũng vậy, gặp nhau đông vui rồi nói đủ thứ chuyện. Thậm chí, người xuất gia khi hội họp cũng dễ dàng mắc lỗi tạp thoại; ngày xưa thì các Tỳ-kheo nói chuyện ‘vua nào có thế lực lớn, vua nào giàu có hơn’, còn nay thì đề tài có khác nhưng chung quy thì đa phần vẫn là chuyện tạp. Thật ra, chỉ vì ta chưa sống được với mình nên có nhu cầu được nói. Mà nói nhiều thì sai nhiều nên ai nghe nhiều hơn nói thì sẽ an yên hơn.

Ngày xưa Thế Tôn mỗi khi thấy (nghe) các Tỳ-kheo buôn chuyện, liền tập chúng rồi nghiêm trách: ‘Này các Tỳ-kheo, chớ luận bàn như vậy. Vì sao? Vì việc này không đem lại lợi ích gì cho nghĩa, pháp, phạm hạnh, cũng chẳng phải trí, chẳng phải chánh giác, chẳng đưa đến Niết-bàn’. Ngày nay, bốn chúng đệ tử Phật dường như lấy sự tự giác làm chính nên ai có phúc duyên mới gặp những hội chúng bàn về ‘Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế’.

Vì thế, học theo lời dạy của Thế Tôn, ai nói nhiều nên chuyển qua nghe nhiều. Đã biết lắng nghe rồi, nếu có mở lời thì nên học nói lời chánh ngữ. Chuyển hóa buôn chuyện, tạp thoại thành pháp thoại, chuyển phiếm đàm thành pháp đàm. Được như vậy sẽ trợ duyên thật nhiều cho chúng ta, bốn chúng đệ tử Phật tiến tu, thành tựu hiện quán.
Quảng Tánh




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :