Chớ Lấy Của Không Cho

13/04/20186:09 SA(Xem: 13744)
Chớ Lấy Của Không Cho

CHỚ LẤY CỦA KHÔNG CHO
Diệu Liên Lý Thu Linh 

Trên đi này, ai hay sát sinh, hay di gt,
hay l
y ca không thuc quyn s hu ca mình,
hay t
à dâm, hay say lon nghin ngp;
ai c
ó các hành vi đó là t đào b căn lành ca mình ngay trong cuc sng này.
Kinh Ph
áp Cú 246.247

 

chớ lấy của không choBất cứ ai đã xưng danhPhật tử đều phải biết đến giới Không Lấy Của Không Cho, một trong năm giới căn bản của Đức Phật dạy cho người cư sĩ Phật tử.  Khi quy y, chúng ta đã đảnh lễ cúi đầu trước Phật đài trang nghiêm để thầm lập lại giới này trước thầy của mình, trước Đức Phật.  Và hẳn là ai cũng nguyện giữ các giới này đến trọn đời.

   Khi nói đến Lấy Của Không Cho, tôi thường liên tưởng đến những hành động đánh cắp của cải vật chất, hiện vật, những thứ có thể sờ mó, xúc chạm.  Nhưng gần đây, đọc báo chí, tôi lại nghe đến những vụ ‘đạo nhạc’, ‘đạo văn’ tức là ăn cắp sức sáng tạo của người khác, những thứ không thể tính toán, cân đo bắng đồng tiền (một cách tuyệt đối, dĩ nhiên rồi).  Nhưng điều làm tôi sững sốt, kinh sợ nhất là vụ việc đánh cắp sách dịch nổi tiếng của một vị thầy nổi tiếng ở một tờ báo nổi tiếng.  Tôi cứ thầm hỏi tại sao một hành động như thế có thể xảy ra đối với một văn phẩm Phật giáo.  Chẳng phải trong lãnh vực đó mọi thứ đều phải tuyệt đối thanh khiết, trong sạchMặc nhiên là như thế.  Nhưng tôi cũng không thể hình dung ra được cảm giác của người bị đánh cắp sức sáng tạo như thế nào.

   Có thể nói cho đến bây giờ, tôi khá may mắn trong lãnh vực này, tôi ít bị mất cắp tài sản vật chấtAnh chị em, bạn bè thân thiết vẫn thầm lo sợ cho tôi, khi phải di chuyển nhiều trong thành phố, sẽ phải gặp kẻ cướp giựt, móc túi, vân vân.  Nhưng hình như có chư Phật, thánh thần hỗ trợ cho tôi nên dầu có bị giật bóp trên đường, tôi vẫn lấy lại được.  Cho đến một ngày…

   Tôi đến một tiệm sách báo Phật giáo quen thuộc, cô bán hàng quen mặt khách, nhanh nhẩu giới thiệu cho tôi một quyển sách mới ra.  Cầm quyển sách, tôi ngạc nhiên thấy đó là một tác giả quen thuộc mà mình đã dịch hầu hết các sách.  Về nhà, mở sách ra, đọc lướt vài trang đầu, sao thấy giọng văn quen thuộc quá.  Mở máy ra đối chiếu với bản dịch của mình, thì nhiều chỗ giống đến từng dấu chấm phẩy.  Sách mình dịch mà tên người dịch trên sách không phải là mình!  Tôi bị sốc, gọi ngay cho nhà xuất bản chỗ đã mua bản quyền sách, chỗ đã xuất bản quyển sách kia để than phiền.  Sau đó nhiều lý do đã được người ta đưa ra để biện minh cho hành động ‘cầm nhầm’ này.  Cuối cùng rồi chúng tôi cũng để cho qua, vì nghĩ đến cũng là bạn đạo, đem một chuyện như thế nói ra với bàng dân thiên hạ, chắc cũng chẳng tốt lành chi, theo kiểu “xấu thiếp, thì hổ chàng”, vì cũng là trong cộng đồng Phật tử với nhau.

   Tuần rồi, cũng thói quen lang thang vào các kệ sách Phật giáo ở một nhà sách khác, bất chợp gặp một tên sách cũng từa tựa với sách mình vừa xuất bản năm trước.  Lần này, thì có vẻ như là kẻ cắp đã khôn ngoan hơn, đã biết xào nấu, thêm thắt, để chỉ nhìn lướt qua thì không thể ‘bắt tận tay, day tận mặt’ họ rồi.  Một chiếc áo đã được nhuộm lại, thì người mất áo có dám nhận nhìn chăng?  Lần này thì tôi bớt sốc, nhưng nỗi buồn hình như đậm đặc hơn, đắng hơn.  Em tôi an ủi bằng câu nói, “Chuyện gì cũng có thể xảy ra mà!  Tượng Phật người ta còn dám ăn cắp nữa là…”  Tôi cũng có nghĩ đến chuyện này, nhưng khi ăn cắp tượng Phật, hay lấy tiền trong thùng phước sương, hẳn là kẻ cắp cũng phải rình mò, cũng phải rón rén trong hành động, cũng có vẻ sợ bị bắt gặp.  Còn loại kẻ cắp này thì đường hoàng trương mặt ra ở các hàng sách trang trọng, không hề sợ ai…   Cô bạn nhỏ ở một nhà xuất bản đã lý giải giùm tôi, “Bây giờ dễ quá mà cô, người ta chỉ cần lên các thư viện điện tử, download toàn bộ cuốn sách, rồi tô điểm, sửa sang lại, thế là họ có ngay một quyển sách để đường hoàng đem in, làm của riêng mình…”.  Nói vậy chẳng lẽ các thư viện điện tử cũng có tội trong việc giúp sức cho kẻ cắp chăng?  Đúng là khi người ta muốn làm xấu thì bất cứ phương tiện gì họ cũng có thể sử dụng.  Ngay những phương tiện được làm ra vì mục đích cao quý như các thư viện sách Phật pháp cũng có thể bị họ lợi dụngRút lại, thủ phạm vẫn chính là lòng tham của con người

   Phản ứng đầu tiên của tôi là sự chán nản.  Tôi đã buột miệng ‘thề’ không dịch sách nữa, để không tiếp tay cho những con ký sinh trùng này.  Nhưng bạn tôi đã chất vấn, “Không lẽ vì một vài người xấu, chị bỏ không làm thiện nghiệp?  Con tằm không thể nhả tợ được chăng?...”  Đúng, nói vậy chứ rồi tôi vẫn đang tìm một quyển sách hay để dịch, để giới thiệu với những độc giả thân thiết của tôi, để không phụ lòng trông đợi của những người bạn của tôi, để làm trọn lời ước nguyện quyết làm công tác Pháp thí càng nhiều càng tốt trong cuộc đời còn lại của mình… 

   Tìm được một quyển sách hay và vừa sức mình để dịch cũng không dễ trong rừng sách Phật pháp trên thế giới.  Rồi phải viết thư xin phép được mua bản quyền, được dịch, được in với tác giả hay nhà xuất bản hoặc cả hai.  Được phép rồi, phải bỏ thì giờ dịch.  Có những quyển sách dài, chúng tôi gần như ngồi chặt bên máy tính từ sáng đến chiều, chỉ ngừng lại khi chẳng đặng đừng, từ ngày này qua ngày khác.  Không còn thì giờ để chăm sóc bản thân hay để lo cho người thân.  Tất cả đều phải chờ đợi.  Lại có những quyển sách khó dịch, thì chúng tôi phải vò đầu, bứt tóc, phải cầu đến sự gia hộ của chư Phật, thần thánh, để có được những trang sách dễ đọc, dễ hiểu đến tay bạn đọc.  Sách xin được phép của tác giả rồi, cũng phải tuân theo một số yêu cầu của nhà xuất bản, phải có tựa đề nguyên gốc, phải có số IBSN, phải có tên nhà xuất bản gốc, vân vânvân vân.  Khi bạn đã trải qua tất cả công đoạn này, không thể nào bạn in ra một quyển sách mà không có đôi lời của người dịch cùng độc giả.  Sau một thời gian ‘lăn lộn’ với tác phẩm, bạn sẽ cảm thấy mình như ‘sống’ trong đó, và bạn thấy một nhu cầu phải chia sẻ với bạn đọc đôi điều, ít nhất là những khó khăn hay thuận lợi khi bạn dịch quyển sách.  Hẳn là các quyển sách được ‘copy’ không hề qua những công đoạn này, nên các bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự thiếu sót này.  Các quyển sách đó ít khi đề tên tựa gốc -càng ít đá động đến gốc của quyển sách càng tốt- và nhất là hoàn toàn không có lời chia sẻ, tâm tình của người dịch với độc giả, vì… thật ra họ có dịch gì đâu! 

   Dĩ nhiên là sẽ không có chuyện kiện tụng gì cả, không có cả việc nêu danh, kể tánh, tất cả vì những lý do đã nêu phía trên.  Viết những điều này tôi chỉ muốn trình bày tâm sự của một người bị đánh cắp, không phải của cải vật chất, mà sức lao động của mình.  Hy vọng là ‘tai nạn’ này chỉ xảy ra cho tôi, và cầu mong là những ai đang làm những việc này, hãy nghĩ lại, hãy nhớ đến nhân quảĐức Phật đã dạy, hãy nghĩ đến lẽ vô thường.  Rồi tất cả chúng ta có ai mang được gì theo, ngoài cái nghiệp của mình.

   Xin hãy buông đao kiếm để quay đầu vào bờ…

   Nói thêm:  Bài này tôi viết vào năm 2011.  Năm 2016, một lần tôi đi hội chợ sách vẫn thấy cuốn sách ‘copy’ bày bán.  Hình như đã được in lại nhiều lần.  Rồi tôi lại thấy thêm một, hai cuốn sách dịch khác của mình cũng được ‘copy’.  Nhưng lần này họ đã biết thay đổi chút đỉnh cách hành văn, nhưng vẫn không ghi dòng nào về tác giả sách, nhà xuất bản gốc, vân vân.  Phải nói là tôi vẫn còn tím tái khi khám phá ra điều đó, nhưng cơn giận của tôi giờ hình như nhẹ cân hơn, và nó chóng qua hơn.  Tôi đã biết hít thở cơn giận, biết nghĩ, thôi kệ, coi như họ tiếp mình quảng bá về Phật pháp, coi như mình dịch cũng không đến nỗi tồi, nên mới được người ta ‘copy’ chứ.  Thôi cười cho xong!

 

8/2011 & 2016





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80857)
17/08/2010(Xem: 121622)
16/10/2012(Xem: 68292)
23/10/2011(Xem: 70036)
01/08/2011(Xem: 498916)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :