Phật trong tôi

14/04/201810:47 SA(Xem: 8883)
Phật trong tôi

PHẬT TRONG TÔI
Diệu Liên Lý Thu Linh

 

DUC_PHAT_THICH_CATôi sinh ra trong một gia đình có ít nhiều gắn bó với Phật giáo. Bà nội tôi lúc cuối đời đã dồn hết những đồng tiềndành dụm cả đời để cải trang một phần nhà thành nơi thờ Phật riêng biệt. 

   Gọi là chùa thì quá nhỏ, nhưng đó là cả không gian nhà trên của nội, khá rộng, chứa được nhiều hình tượng.  Khi bà mất, dì Tư tôi, sau những thua thiệt trên con đường tình ái đã mang hai con về tá túc, lo nhang đèn cho nơi đó. Tôi nhớ có năm lụt lớn quá, nước mấp mé vào tận chân thang gác nhỏ trong nhà.  Má sợ quá, khăn gói gửi mấy đứa con lên lánh nạn trên ‘chùa’ với dì. Dì dặn chúng tôi chỉ được chơi đùa ở phía sau nhà.  Chỉ khi nào dì cho phép mới được bước lên nhà trên. 

   Mỗi lần dì ‘bắt’ chúng tôi lên nhà trên lạy Phật. Tôi đi bằng những bước chân rón rén. Tim đập mạnh. Có những bức tượng hình người cao lớn. Mắt lồi trắng dã như trừng dọa tôi. Lưỡi đỏ thè ra dài đến ngực. Tôi có cảm tưởng nếu đứng gần tôi có thể bị cái lưỡi đó quấn chặt. Và khiếp vía hơn cả là những bức hình dán trên các cột nhà nâu bóng. Cảnh những người đàn ông, đàn bà bị vật ngữa. Cưa hai. Bỏ vạc dầu. Cảnh uống máu, ăn dòi... đã ám ảnh nặng nề tâm hồn thơ trẻ của tôi. Vì dì tôi vẫn thường đe dọa: “Tụi bây không nghe lời cha mẹ, ông bà cũng bị quỷ sứ bỏ vào vạc dầu như thế...”. “Ăn cơm bỏ sót hạt nào thì chết xuống âm phủ ăn bấy nhiêu dòi’...  Tôi thấy hãi hùng những cách trừng phạt của trời Phật. 

   Chiến tranh, thời thế vân vân, rồi cũng tới lúc Phật không còn ở trong chùa của nội, mà là ở những ngôi chùa xa lạ má tôi thỉnh thoảng dắt đi.  Đức Phật ở những nơi đó càng xa vời, càng vô hình hơn và chắc chắn là không phải của những đứa trẻ chúng tôi, mà là của người lớn.  Chúng tôi chỉ được đứng lấp ló, chạy chơi chỗ khác, hay ngồi im lặng ở một xó nào đó để ngắm nhìn người lớn xôn xao bận rộn ngồi lên đứng xuống, để nghe những lời cầu kinh bằng thứ ngôn ngữ chưa từng nghe đến bao giờ, nên chẳng có gì được lưu lại trong ký ức.  Có còn chăng chỉ là hương vị của những món ăn lạ miệng chỉ có ở chùa mới được ăn

   Má tôi là người chịu ảnh hưởng nặng nề ‘đạo Phật’ của dì. Nghĩa là sáng tới chiều, ngày này qua tháng nọ, má luôn rèn chúng tôi như kiểu người ta rèn lính. An cơm bỏ mứa, chết ăn dòi. Cãi lời cha mẹ là trời đánh. Phung phí, kiếp sau làm ăn mày. Nói dối, quỷ  sứ cắt lưỡi...  Trên người chúng tôi có lúc đeo hai ba thứ bùa niệc xanh, đỏ, vàng... ở cổ, cổ tay, cổ chân... Em tôi bệnh, má rước ‘Thầy’ về trị. Cả năm má cứ nay cúng sao, mai cúng hạn cho đứa này, đứa kia. Những hôm giỗ đám, nhà tôi lại giết gà, giết vịt...  Dì và má chưa bao giờ nói cho chúng tôi biết gì về giáo lý của Đức Phật.  Thấy má cúng sao, cầu thầy này, cô nọ, rồi ăn chay, thỉnh thoảng còn xuống tóc... mà con cái vẫn bệnh hoài, làm ăn không khá lên nổi, tôi đâm mất lòng tin vào ‘đạo Phật’.  Tôi kết luận rằng chỉ có tâm mình là nhất, không tin gì hết vào trời Phật trên cao.  Xa xôi quá, chả có gì gần gũi với chúng tôi.  Rồi thành kiến cuốn lôi, rồi với sự nông nổi của tuổi trẻ, tôi chẳng bao giờ để tâm hay cất công tìm đọc các sách giáo lý.  Tôi tự cho là mình đã quá rành ‘sáu câu’ khi nghe ai nói về nhân quả, duyên nghiệp, bể khổ v.v....  Tôi ngạo mạn tảã lời “Phật tại tâm”, nếu như có ai đó hỏi, “Sao không  đi chùa? Không đọc sách Phật”.

   Đọc Pháp Hoa, tôi thấy thương và đồng cảm với gã cùng tử vô cùng.  Chẳng phải tôi cũng từng lưu lạc bao năm không biết mặt Cha, chẳng phải tôi cũng vô minh, u tối như hắn sao?  Đức Phật là người cha trưởng giả giàu có của tôi, cũng như của bao người, nhưng đã có mấy ai sớm nhận ra cha mình chứ?

   Rồi tôi lớn lên.  Đức Phật càng vời vợi, gần như biến mất khỏi cuộc đời tôi, khi tôi mải mê chạy đuổi theo những viên ngọc của cấp bằng, nghề nghiệp, tình yêu, danh vị, tiền bạc . . .  Những viên ngọc đó thường được đổi bằng nước mắt tràn đầy mà không thể giữ lâu trong bàn tay.  Khoảng thời gian đó, cũng có lúc tôi đã đến nơi cửa Phật, nhưng chỉ để làm nhiệm vụ của người con đưa mẹ đi chùa.  Tôi đứng lảng vảng ở cửa chùa chờ đợi, nhưng từ chối vào lạy Phật.  Nước mắt đã chảy nhiều, nhưng không thể hiểu tại vì sao?  Vẫn còn đầy tự tin ở chính mình, vẫn còn ngời ngời niềm hy vọng sẽ tìm được một người yêu khác, một nghề nghiệp khác, hay một cái gì đó khác, là sẽ được hạnh phúc ngay thôi.  Cũng như gã cùng tử, thà chạy trốn hay thà làm công việc ti tiện chứ chắng chịu nhìn cha.  Tôi cũng chưa chịu nhìn nhận Phật.

   May mắn thay gã cùng tử đã được cha công nhận trước mọi người.  Như tôi cũng may mắn thay trên triền dốc của cuộc đời bỗng được bàn tay ai đó níu giữ lại.  Tôi được níu giữ lại bởi cái chết của một người chị và một quyển sách của người bạn tặng.  

   Trong cái mất có cái được.  Cuộc đời lúc nào không đầy những trớ trêu.  Trong bóng tối của nước mắt lại có bao ánh sáng ập tới.  Lạ lùng đến độ tôi phải kêu lên một tiếng À.  Bàn tay của chị tôi những giờ phút cuối, không còn cầm được những đồng tiền do mình kiềm ra.  Những đồng tiền rơi lả chả xuống mặt chị.   Gương mặt thanh tú của chị giờ đen sạm vì thuốc, vì đau.  Đôi chân đã du lịch bao nơi chốn, giờ không giữ nổi thân chị rồi.  Bao bài học về giáo lý cao siêu của Đức Phật bỗng được tóm gọn lại trong chỉ vài ngày.  Vô thường, vô ngã là đó phải không? 

   Gia đình người bạn để lại mấy quyển sách về giáo lý của Phật. Tôi tò mò dở một quyển mỏng nhất có cái tựa “Tu là chuyển nghiệp” của Hòa thượng Thích Thanh Từ. Lạ chưa? Sau hai, ba trang tôi vẩn còn muốn đọc tiếp. Và tôi không ảlời cho tôi bao nỗi ấm ức trong lòng.  Không, đạo Phật không bao giờ là đạo mê tín, dị đoan như tôi đã lầm tưởng. Cũng không đầy những đe dọa vu vơ. Quyển sách đã như ngòi lủa châm lại lòng tin vẫn âm ỉ cháy trong tôi. Cuốn sách như bàn tay dẫn lối tôi về. Cảm ơn quyển sách nhỏ. Quyển sách đã giúp cho những ngày ngồi bên chị tôi, nhìn cái chết cứ nhích dần, nhích dần từng bước chân, không hoàn toàn là những ngày đầy tuyệt vọng, khổ đau.

   Cảm ơn Đức Phật đã níu giữ tôi lại, để tôi không lăn mãi xuống tận cùng địa ngục, để nước mắt tôi thôi rơi vì những phù phiếm của cuộc đời.  Tại sao tôi đã có thể u mê đến vậy?  Mà mở bừng mắt dậy sao cũng dễ dàng thế?  Chỉ là thế.  Không thể giải thích gì hơn.

Diệu Liên Lý Thu Linh
Thư Viện Hoa Sen








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21204)
12/10/2016(Xem: 19152)
26/01/2020(Xem: 11778)
12/04/2018(Xem: 19995)
06/01/2020(Xem: 10870)
24/08/2018(Xem: 9380)
12/01/2023(Xem: 3798)
28/09/2016(Xem: 25048)
27/01/2015(Xem: 26113)
11/04/2023(Xem: 3051)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :