Mọi Sự Vật Đều Thay Đổi

24/04/20185:04 SA(Xem: 16518)
Mọi Sự Vật Đều Thay Đổi

MỌI SỰ VẬT ĐỀU THAY ĐỔI
K. SRI DHAMMANANDA | Nguyễn Văn Nhật dịch

K. Sri DhammanandaNhìn vào đời sống, chúng ta nhận ra cuộc đời thay đổi biết bao, và sự sống liên tục chuyển dịch giữa những đối cực và những điều tương phản đến thế nào. Chúng ta nhận ra lúc thăng lúc trầm, lúc thành công lúc thất bại, khi được khi mất; chúng ta trải nghiệm sự kính trọng và sự khinh miệt, sự tán dương và sự chê trách; và chúng ta cảm nhận tâm mình phản ứng thế nào trước tất cả những điều ấy, hạnh phúc và đau buồn, phấn khởi và thất vọng, bất mãnhài lòng, sợ hãi và trông đợi… Những lượn sóng cảm xúc mạnh mẽ ấy đưa chúng ta lên cao rồi quăng chúng ta xuống thấp; và ngay khi chúng ta vừa mới tưởng được nghỉ ngơi thì chúng ta lại bị vùi dập bởi những lượn sóng mới, có khi còn mạnh mẽ hơn. Làm thế nào chúng ta có thể trông chờ một sự thăng bằng trên đỉnh của những lượn sóng ấy? Chúng ta sẽ dựng lên ở nơi đâu tòa cao ốc của đời mình giữa đại dương không bao giờ dừng nghỉ của thực tại này? Đó là một thế giới mà ở nơi ấy, mọi niềm vui nhỏ bé được ban cấp cho các chúng sanh đều chỉ được bảo đảm sau vô số những ngán ngẩm, đổ vỡ, thất bại.

Đó là một thế giới mà ở nơi ấy niềm vui ít ỏi lớn lên giữa những bệnh tật, tuyệt vọng và cái chết. Đó là một thế giới mà ở nơi ấy các chúng sanh mới vừa kết nối với chúng ta trong một niềm vui đồng cảm thì ngay khoảnh khắc sau đó lại cần đến ở ta một sự bao dung. Một thế giới như thế cần đến sự buông xả. Đó chính là bản chất của cái thế giới nơi chúng ta đang sống với tình thân của bè bạn mà có thể ngay ngày hôm sau họ sẽ trở thành kẻ thù chỉ chực chờ hãm hại ta.

Đức Phật đã mô tả thế giới này như một dòng chảy không dừng nghỉ của sự trở thành. Mọi sự đều thay đổi, đều chuyển hóa liên tục, đều hoán đổi không dừng, và chỉ là một luồng di động. Mọi sự đều tồn tại từ khoảnh khắc này tới khoảnh khắc khác. Mọi sự chỉ là sự xoay chuyển tuần hoàn của việc hình thành và rồi lại ra khỏi sự hiện hữu. Mọi sự cứ mãi chuyển dịch từ sự sinh ra đến sự chết đi. Cuộc sống là một sự vận động liên tục của việc thay đổi hướng về cái chết. Những hình thái của vật chất mà ở đó đời sống có tự thể hiện ra hay không cũng chỉ là một sự vận động không dừng nghỉ hay sự thay đổi hướng đến sự hoại diệt. Giáo lý này, giáo lý về bản chất vô thường của mọi sự vật, là một trong những chủ đề then chốt chính yếu của Phật giáo. Không có bất kỳ sự vật gì trên quả đất này dự phần vào đặc điểm của một thực tại tuyệt đối. Rằng sự bất tử của bất kỳ điều gì đã sinh thành là điều không thể xảy ra. Bất kỳ điều gì phụ thuộc vào sự sinh thành thì cũng phụ thuộc vào sự hoại diệt. Sự thay đổi chính là yếu tính của thực tại. Trong việc chấp nhận luật vô thường hay sự thay đổi ấy Đức Phật phủ nhận sự hiện hữu của những thực thể bất diệt. Trên thực tế, vật chấttinh thần chỉ là sự đúc kết sai lạc về những thứ vốn chỉ là các thành tố luôn biến đổi [được gọi là các pháp] được liên kết với nhau và xuất hiện trong sự phụ thuộc vào nhau về mặt chức năng của chúng.

Ngày nay, các nhà khoa học đã chấp nhận luật về sự thay đổi mà Đức Phật từng khám phá ấy. Các nhà khoa học mặc nhiên công nhận rằng không có bất kỳ điều gì là thực thể, vững chắc, hữu hình trong thế giới này. Mọi sự vật đều chỉ là một cơn lốc năng lượng, không bao giờ tồn tại như cũ trong vòng hai khoảnh khắc nối tiếp nhau. Cả thế giới rộng lớn này bị tóm gọn trong sự quay cuồng cuộn xoáy của sự thay đổi. Một trong những lý thuyết được mặc nhiên công nhận bởi các nhà khoa học là viễn cảnh của sự lạnh lẽo tối hậu tiếp theo cái chết hay sự hủy diệt của mặt trời. Các Phật tử hoàn toàn không bị choáng váng bởi viễn cảnh này. Đức Phật từng dạy rằng các vũ trụ hay những chu trình thế giới xuất hiện rồi biến mất trong một chuỗi tương tục không ngừng, hệt như cuộc sống của các cá nhân cũng sinh diệt như vậy. Thế giới của chúng ta tất nhiên cũng sẽ đi đến chỗ tận cùng. Điều này từng xảy ra trước đó đối với những thế giới đến trước và sẽ tiếp tục xảy ra.

Thế giới này chỉ là một hiện tượng thoáng qua. Tất cả chúng ta đều thuộc về thế giới của thời gian. Mỗi từ đã được viết ra, mỗi tảng đá đã được tạc khắc, mỗi hình ảnh đã được vẽ nên, cấu tạo của nền văn minh, từng thế hệ của loài người… đều tan biến như lá và hoa của những mùa hè đã bị quên lãng. Những gì hiện hữu đều thay đổi, và những gì không thay đổi đều không hiện hữu.

Do đó, mọi thần linh, mọi con người, mọi thú vật và mọi hình thể vật chất - tất cả mọi sự vật trong vũ trụ - đều phụ thuộc vào luật vô thường. Phật giáo dạy chúng ta rằng: Thân thể như là đống bọt Cảm xúc như là bong bóng nước Nhận thức như là ảo ảnh Hành động có chủ ý như là thân cây chuối Và thức như là trỏ ảo thuật. (Kinh Tương Ưng, thiên Tương ưng uẩn).

Nguyên tác: Everything is changeable, trích trong What Buddhists Believe, K. Sri Dhammananda, Buddhist Cultural Center. Tác giả: K. Sri Dhammananda (1919-2006) là một vị tu sĩ học giả người Sri Lanka, xuất gia từ khi mới 12 tuổi (năm 1931) và chính thức thọ đại giới vào năm 1940 trong lúc đang được đào tạo tại Học viện Phật giáo Vidyawardhana ở thủ đô Colombo. Đến năm 1952, ngài sang Mã Lai để truyền đạo và đã có những đóng góp lớn lao cho việc phục hưng Phật giáo Mã Lai. Công hạnh của ngài đã được đăng trên Văn Hóa Phật Giáo số 270 phát hành ngày 1/4/2017.

K. SRI DHAMMANANDA | Nguyễn Văn Nhật dịch |Văn Hóa Phật Giáo 15-4-2018

Thư Viện Hoa Sen

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.