Thức Ăn Cho Bồ Tát: Giáo Lý Của Đạo Phật Về Việc Từ Bỏ Ăn Thịt

28/04/20185:43 SA(Xem: 18277)
Thức Ăn Cho Bồ Tát: Giáo Lý Của Đạo Phật Về Việc Từ Bỏ Ăn Thịt
THỨC ĂN CHO BỒ TÁT 
Giáo Lý Của Đạo Phật Về Việc Từ Bỏ Ăn Thịt
Shabkar Tsogdruk Rangdrol
Diệu Nguyệt, Tâm Bảo Đàn, Konchog Sherab Drolma Chuyển ngữ
Việt Nalanda Foundation 

Lời Giới thiệu
của Tulku Pema Wangyal Rinpoche


thuc an cua bo tatTôi thật vô cùng vui sướng khi Nhóm Dịch Thuật Padmakara (Padmakara Translation Group) đã hoàn thành công việc chuyển ngữ những trang sách quý báu này. Đại sư Shabkar đã vạch rõ cho chúng ta thấy rằng thú vật, côn trùng, và ngay cả loài tôm cua, sò hến cũng chính là pháp giới chúng sinh. Vì tất cả các loài này cũng biết trân quý mạng sống và có nhiều xúc giác, nên chúng ta phải hết sức tôn trọng chúng, không khác gì tôn trọng loài người.

Nếu chúng ta tự coi chúng ta là những người Phật tử đang bước đi trên con đường tu theo truyền thống Đại Thừa... Nếu chúng taước nguyện sống xứng đáng với những giáo huấn của Đức Phật thì bằng mọi giá, chúng ta phải nhất quyết tránh xa việc hãm hại bất cứ một chúng sanh nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Điều này đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong những trang sách quý báu này [của đại sư Shabkar]. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta không thể tự tay sát hại hay hành hạ những chúng sinh này, mà cũng không thể xúi đẩy người khác tham dự vào việc sát hại hay hành hạ chúng.

Khi chúng ta bước chân vào con đường Đạo, chúng ta nguyện xin quy y Tam Bảo, ngưỡng mong chư Phật và chư Bồ-Tát chứng giám cho chúng ta. Chúng ta đã lập đi lập lại các giới nguyện và nói rằng, "Nương nơi Tam Bảo, con nguyện không bao giờ hãm hại bất cứ một chúng sinh nào". Thật là vô cùng khó khăn nếu chúng ta giả vờ không biết là mình đã thốt lên lời nguyện như vậy, và cũng thật khó khăn vô cùng nếu chúng ta cố tình diễn giải một cách sai lạc các ngôn từ vốn quá rõ ràng minh bạch của lời nguyện kia.

Và do đó, ước nguyện của tôi không gì khác hơn là cầu xin cho chúng ta phát khởi lòng yêu thươngtừ bi đối với tất cả chúng sinh, đối với bất cứ chúng sinh nào cũng giống như đối với những đứa con yêu mến của chính mình.

pdf_download_2
Thức Ăn Cho Bồ Tát






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :