Pháp Thoại Trong Trại Cải Tạo: Tử Tế Với Bản Thân

01/06/20184:15 SA(Xem: 6599)
Pháp Thoại Trong Trại Cải Tạo: Tử Tế Với Bản Thân
ĐỐI MẶT VỚI CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG
THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
DEALING WITH LIFE’S ISSUES
A Buddhist Perspective
Tỳ Kheo Ni Thubten Chodron 
Diệu Liên Lý Thu Linh 
chuyển ngữ 2018

Pháp Thoại Trong Trại Cải Tạo: 
Làm Bạn Với 
Bản Thân



Thiền Khởi Đầu:

 

   Bắt đầu bằng ý thức về việc ta đang ngồi trong căn phòng này, trên gối thiền này.  Ý thức rằng ta đang chia sẻ không gian với nhiều người khác, những người ủng hộ ý muốn hướng về tâm linh của ta và ta cũng dành cho họ sự ủng hộ giống như thế.  (dừng lại)

   Ý thức về các cảm giác trong chân.  Nếu có bất cứ sự căng thẳng nào ở đó, hãy thư giãn chân (dừng lại).  Ý thức về các cảm giác ở lưng, vai, ngực và hai cánh tay.  Một số người chất chứa sự căng thẳng của họ ở đôi vai.  Nếu thế, bạn nên so vai lên đến tai, rút cằm vào một chút, và để vai hạ xuống một cách mạnh mẽ.  Bạn có thể thực hiện động tác này một đôi lần để thư giãn vai (dừng lại).  Hãy ý thức đến các cảm giác ở cổ, hàm và mặt.  Nhiều người thường căng cơ hàm lại một cách căng thẳng.  Hãy để hàm thư giãn.  Hãy để các cơ mặt thư giãn (dừng lại).  Hãy ý thức rằng vị thế của thân vững chải nhưng cũng thư giãn.  Vững chải và cân bằng có thể đi đôi với thư giãn.  Tương tự tâm ta cũng có thể quân bình, vững chải mà không căng thẳng.  Nó có thể thư giãn, mà không vô tâm. (dừng lại).  Đó là cách chúng ta chuẩn bị thân.  Giờ hãy chuẩn bị tâm.  Ta làm điều này bằng cách vun trồng động lực.  Bắt đầu bằng cách tự hỏi: “Động lực nào khiến tôi tối nay có mặt ở đây?”  Không có câu trả lời đúng hay sai.  Chỉ là để tự quán xét.  “Tôi đến vì động lực gì?  Tại sao tôi đến nơi này?” (dừng lại)  Bất cứ động lực khởi đầu của bạn là gì, hãy đặt nền tảng trên đó, biến nó thành một động lực rộng mở.  Hãy nghĩ, “Qua việc hành thiền và nghe Pháp, nguyện cho tôi có thể phục vụ chúng sanh và đem lại lợi ích cho người.  Nguyện những việc tôi làm sẽ đưa đến sự giải thoát cho bản thân và cho người khỏi khổ và đạt được giác ngộ”.  Phát khởi tâm từ bi khiến ta muốn thực hành Pháp và tìm sự giác ngộ hoàn toànChúng ta thực hành điều này vì lợi ích của bản thânlợi ích của mọi chúng sanh.  Đó là động lực chúng ta muốn phát khởi.  (dừng lại)  Giờ hãy chú tâm vào hơi thở.  Thở bình thường, tự nhiênÝ thức đến mỗi hơi thở ra và hơi thở vào.  Quán sát xem điều gì đang xảy ra trong thân và tâm khi bạn thở ra, thở vào.  Có thể bạn muốn đặt sự chú tâm ở môi trên và mũi, ý thức đến cảm giác  của không khí khi nó ra vào, hoặc bạn thấy dễ chú tâm hơn nếu bạn đặt sự chú tâm ở bụng và quán sát sự phồng, xẹp khi thở.  Bạn cũng có thể đặt chánh niệm vào hơi thở vào và ra ở thân nói chung.  Trong bất cứ trường hợp nào, hãy chọn một trong các cách trên và giữ nguyên như thế trong suốt thời khóa thiền.  Thỉnh thoảng, quán sát nội tâm.  Xét xem nếu bạn vẫn còn chánh niệm đến hơi thở hay tâm bạn đã trở nên đờ đẫn, xao lãng.  Nếu bạn bị xao lãng bởi ý nghĩ hay âm thanh, hãy ý thức điều đó và mang tâm trở về với hơi thở.  Nếu tâm trở nên đờ đẫn, hãy kiểm soát lại tư thế ngồi, hãy chắc là lưng bạn thẳng và đầu ngẩng lên.  Hãy khép hờ mắt, nhìn xuống.  Ta không nhìn bất cứ thứ gì nhưng ánh sáng đi vào mắt và điều đó giúp ta không hôn trầm.  Bằng cách chánh niệm vào một đối tượng, trong trường hợp này là hơi thở, hãy để tâm thanh thảntrở nên thanh tịnh.  Trong khi thở, hãy để bản thân ngồi và thở một cách tự tại.  Những gì bạn đang làm là quá tốt.  Hãy bằng lòng với những gì đang xảy ra ngay bây giờ: bạn đang ngồi ở một nơi an toàn và thở.  Điều đó tuyệt vời làm sao!  Chúng ta sẽ ngồi trong im lặng một khoảng thời gian, chánh niệm đến hơi thở (dừng lại, sau đó đánh chuông).

 

LÀM BẠN VỚI BẢN THÂN

   Chúng ta bắt đầu hành thiền bằng cách vun trồng một động lực thiện lành.  Đây là một phần quan trọng của việc thực hành trong Phật giáoÝ thức về động lực của mình làm tăng trưởng sự hiểu biết về bản thânVun trồng một cách có ý thức, động lực yêu thương, nhân hậutừ bi đối với người khác giúp chúng ta trở thành bạn với bản thân.  Thêm nữa các hạt giống nghiệp chúng ta tạo ra bởi các hành động phần lớn là dựa vào động lực.  Các hạt giống nghiệp sẽ quyết định việc ta sẽ trải nghiệm điều gì trong tương lai.  Chúng ta phải nhìn vào tâm và quán sát các động lực của mình.  Chúng ta đang cảm giác điều gì?  Đang suy nghĩ điều gì?  Điều gì đang xảy ra trong tâm?  Trước tiên tâm ta phát khởi sự chủ tâm.  Sau đó, tùy theo động lực này, chúng ta nói hay làm các hành động nơi thân.  Trừ các phản xạ của thân, ta không nói hay làm mà trước hết không có ý muốn.  Vì thế, ta phải kiểm soát tâm đang nghĩ gì, cảm giác như thế nào, vì các tư tưởngcảm xúc làm phát sinh lời nói và hành động.  Ta biết rằng những gì ta nói hay làm ảnh hưởng đến cách người khác phản ứng lại với ta và những gì ta trải nghiệm trong cuộc sống của mình.  Vì tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc và thoát khổ, ta cần cẩn thận trong lời nói và hành động để đem lại lợi ích cho bản thân.  Để làm tốt điều đó, ta phải ý thức đến những gì đang xảy ra trong tâm.  Khi mới biết đến Pháp Phật, một trong những điều thực sự ấn tượng đối với tôi là sự nhấn mạnh của Đức Phật về việc ta phải ý thức đến các động lực của mình.  Điều đó khiến tôi phải chân thật với bản thân.  Tôi không thể tránh né bằng cách cố gắng tỏ ra tốt đẹp ở bên ngoài.  Ta có thể cố gắng để tỏ ra tốt đẹp như ta muốn, để gây ấn tượng với người khác, nhưng dù người khác có nghĩ tốt về ta, không có nghĩa là ta đang tạo ra các nghiệp thiện lành.  Lợi dụng người để họ làm điều gì đó cho ta, không có nghĩa là ta đang nạp các năng lượng tốt đẹp vào dòng tâm thức của mình.  Trái ngược lại là đằng khác:  một động lực để chỉ đem lại hạnh phúc nhất thời cho bản thân, sẽ mang các hạt giống xấu vào dòng tâm thức của ta.  Các động lực và chủ tâm của ta là cái đem hạt giống nghiệp vào dòng tâm thức của ta. Ảnh hưởng lâu dài của các hành động của ta không phải do những gì người khác nghĩ về ta, nói về ta, hay khen, chê ta.  Những gì đang xảy ra trong tâm trí ta mới quyết định loại hạt giống nghiệp nào sẽ được đưa vào dòng tâm thức.  Và các hạt giống nghiệp này là cái tạo ra các trải nghiệm về hạnh phúc và khổ trong đờiThí dụ sau đây cho thấy sự quan trọng của động lực nội tại của ta, không phải do người khác nhìn ta như thế nào.   Một thị xã muốn xây dựng một trạm y tế cho người nghèo và đang kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ cho mục đích đó.  Một vị đại gia hiến tặng một triệu đô, với ý nghĩ, “Khi trạm y tế này hoàn thành, tên tôi sẽ được ghi trên bảng vàng.  Người ta sẽ biết rằng tôi là người hỗ trợ chính của trạm y tế này”.  Đó là động lực của vị đại gia.  Một ân nhân khác chỉ đóng góp có mười đô, nhưng cô ấy nghĩ: “Thật tuyệt vời nếu có một trạm y tế ở đây.  Người bệnh có thể được nhanh chóng đưa đến đây chữa trị.  Mong là những người bệnh, người bị thương được mau chữa lành.  Mong là họ được sống trong hạnh phúc”.

   Trong trường hợp này có hai nhà hảo tâm đặc biệt: một người cho một triệu đô và một người cho mười đô.  Theo suy nghĩ thông thường, người ta sẽ nói ai là người rộng rãi hơn?  Chắc chắn là vị đại gia cho một triệu đô.  Người đó sẽ nhận được nhiều lời khen tặng.  Mọi người sẽ nói, “Nhìn kìa!  Ông ta là vị mạnh thường quân thật rộng rãi và tử tế”.  Người khác nữa sẽ coi ông ta rất quan trọng và hoàn toàn phớt lờ vị ân nhân cho mười đô.     Nhưng khi xét lại động lực của các nhà hảo tâm.  Ai mới là người rộng lượng?  Chính là người cho mười đô.  Có phải vị đại gia cho một triệu là rộng lượng?  Xét về động lực của vị đại gia, ta có thấy sự rộng lượng nào không?  Không, anh ta đang làm việc đó vì lợi ích cá nhân.  Anh ta làm thế để được tiếng trong xã hội.  Anh ta sẽ được mọi người ngưỡng mộ, và bao người nữa nghĩ rằng anh ta rộng lượng.  Nhưng xét về nghiệp mà anh đã tạo ra, đó không phải là một hành động rộng lượng.  Trong lúc đó người không nhận được sự ái mộ của mọi người mới chính là người rộng lượng.  Trong khi thực hành Pháp, ta phải đối mặt với bản thân một cách chân thật.  Pháp giống như một tấm gương và chúng ta dùng nó để tự soi mình.  Điều gì đang xảy ra trong tâm tôi?  Chủ đích của tôi là gì?  Động lực gì khiến tôi hành động như thế?  Việc quán sát các hoạt động của tâm trí sẽ giúp ta thực sự thay đổi.  Đó mới là sự thanh lọc tâm thực sự.  Người hướng về tâm linh, không phải là làm những việc có vẻ tâm linh mà là thực sự chuyển hóa tâm mình.  Phần đông chúng ta hoàn toàn không biết đến các động lực của mình.  Ta sống như đã được lập trình.  Mỗi ngày thức dậy, ta ăn sáng, đi làm, ăn trưa, tiếp tục làm việc vào buổi chiều, ăn tối, đọc sách, coi TV hay nói chuyện với bạn bè, rồi lại vào giường ngủ.  Vậy là một ngày đã hoàn toàn trôi qua!  Động lựctiềm ẩn dưới tất cả các hành động đó.  Chắc chắn rằng phải có động lực gì đó, nhưng ta không ý thức đến chúng.  Khi muốn ăn sáng, động lực đó có thể là, “Tôi đói.  Tôi muốn ăn cái gì đó ngon ngon”.  Khi thức dậy vào buổi sáng, động lực để sống ngày hôm đó của ta là gi?  Khi rời khỏi giường, ta suy nghĩ điều gì?  Ý nghĩ đầu tiên trong ngày của ta là gì?  Ta tìm gì trong cuộc sống?

   Nhiều lúc ta chỉ lăn trở trong giường và than thở, “Ôi, lại cái chuông báo thức!  Tôi còn buồn ngủ lắm”.  Rồi sau đó, ta lại nghĩ, “Cà-phê! Ôi, cà-phê! Ngon lắm, thích quá! Tôi sẽ thức dậy uống cà-phê, rồi ăn sáng.  Điều đó sẽ đem lại niềm vui cho tôi, vì thế tôi sẽ thức dậy”.  Nhiều động lựcliên quan đến việc tìm kiếm dục lạcChúng ta theo đuổi một điều gì đó ở bên ngoài, một hoàn cảnh hay một con người để mang đến cho ta hạnh phúc ngay trước mắt.  Nếu có ai đó cản trở việc tìm kiếm dục lạc, ta sẽ trút cơn giận lên họ.  Các ý xấu và sân hận phát khởi trong tâm và chúng sẽ gieo trồng các hạt giống nghiệp xấu vào dòng tâm thức của ta.  Những ý nghĩ này khiến ta nói năng cộc cằn hay manh động, là việc sẽ tạo ra ác nghiệp.  Là người tự tạo ra nghiệp cho mình, chúng ta là người phải nhận lấy kết quả của chính hành động của mình.  Mỗi sáng khi thức dậylập tức ta chạy theo dục lạc.  Đó có phải là ý nghĩa hay mục đích sống của con người?  Dường như cuộc sống đó không có nhiều ý nghĩa, phải không?  Ta chỉ đuổi theo khoái lạc, hoặc trả đũa kẻ thù.  Nếu ai mang đến khoái lạc cho ta thì họ là bạn, ngược lại thì họ là kẻ thù.  Điều này dường như là chuyện tự nhiên, nhưng nó có hợp lý không?  Có phải việc giúp đỡ người thân và hãm hại kẻ thùmục đích của đời sống của ta?

   Thú vật cũng biết giúp bạn và hãm hại kẻ thù.  Nếu ta cho con chó một miếng bánh, nó coi ta là bạn của nó suốt đời.  Nhưng nếu ta lấy lại đồ ăn, thì nó liền coi ta là kẻ thù, vì ta đã cướp đi niềm vui của nó.

  Tâm ta thường bám víu vào dục lạc.  Nó trở nên bấn loạn khi ai đó cản trở việc tìm kiếm dục lạcTuyên ngôn của ta là, “Tôi muốn cái tôi muốn khi tôi muốn!” và ta mong rằng cả thế giới sẽ hợp tác với ta.  Ta kết bạn và giúp bạn vì họ làm những việc có ích lợi cho ta.  Ta bực dọc khi người khác làm những việc ta không thích; ta mắng nhiếc và muốn trừng phạt họ.  Đó là cách đa số sống.  Tuy nhiên, theo Phật giáo, chúng ta có những khả năng nhân văn lớn hơn là việc chỉ tìm kiếm dục lạcsân hận với người can dự vào chuyện đó.  Chỉ lo cho sự ích lợi ngay trước mắt của bản thân không phải là ý nghĩa hay mục đích trong cuộc sống.  Vì tất cả mọi dục lạc sẽ kết thúc rất nhanh, thì có ích gì khi chạy đuổi một cách tham lam theo chúng hay trả đũa ai đó cản trở ta?  Niềm khoái lạc của buổi ăn sáng kéo dài được bao lâu?  Nó tùy thuộc vào việc bạn là người ăn nhanh hay ăn chậm.  Nhưng cách nào, nó cũng không thể kéo dài hơn cả tiếng.  Chúng ta loanh quanh tìm kiếm dục lạc, nhưng dục lạc không kéo dài bao lâu.  Ta cố gắng quá nhiều.  Cố gắng để có được các trải nghiệm tốt đẹp, và chống trả lại những ai cản trở ta.  Nhưng sự trải nghiệm chỉ kéo dài một thời gian rất ngắn, trong khi động lực đưa đến các hành động vì bản ngã sẽ chỉ để lại các nghiệp xấu trong tâm ta.  Khi ta hành động dưới ảnh hưởng của ganh tỵ, ác cảmsân hận, thì các hạt giống xấu chắc chắn sẽ xuất hiện trong dòng tâm thức của ta.  Các hạt giống này sẽ ảnh hưởng đến những gì ta trải nghiệm trong tương lai.  Các hạt giống này sẽ trổ quả và quyết định những hoàn cảnh mà ta phải trải nghiệm trong hạnh phúc hay đau khổ.  Đôi khi, các hạt giống trổ quả trong kiếp này, đôi khi trong các kiếp tương lai.  Nhưng trừ khi ta thanh lọc các hạt giống xấu, chắc chắn là chúng sẽ trổ quả để đưa đến khổ đau.  Thật mai mỉa là dầu ta muốn được hạnh phúc, nhưng ta lại tạo các nhân của khổ đau khi hành động của ta xuất phát từ ngã tưởng, “Hạnh phúc của tôi là quan trọng nhất trên thế gian này”.  Bất cứ khi nào ta hành động với tâm ích kỷ hay tham lam, ta mang các năng lượng đó vào tâm.  Tâm ích kỷ, tham lam có khiến ta an tĩnh, thư thái không?  Hay là chúng khiến ta căng thẳng, bức bối?  Ngoài việc khiến các hạt giống nghiệp ảnh hưởng đến các trải nghiệm tương lai, hãy quán xét xem các cảm xúc này khiến ta cảm thấy thế nào?  Hãy quán sát chính trải nghiệm của mình: bạn có hạnh phúc không khi sân hận hay tham lam chất chứa trong lòng?  Đức Phật dạy rằng con người có những khả năng không thể tưởng được.  Phật tánh đó giúp ta có thể trở thành các chúng sanh giác ngộ.  Khái niệm chúng sanh giác ngộ có thể rất trừu tưởng đối với bạn.  Một bậc hoàn toàn giác ngộ có nghĩa là gì?  Một trong những đức tính của một bậc hoàn toàn giác ngộ hay Phật là sân hậnhạt giống của sân hận đã được hoàn toàn xóa bỏ trong dòng tâm thức đến nỗi chúng sẽ không bao giờ xuất hiện trở lại.  Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi ngay cả khả năng hờn trách, oán thù cũng không có trong bạn?  Thử tưởng tượng nếu được thế, ta sẽ cảm thấy thế nào?  Hãy thử nghĩ: Dầu người ta có nói gì với bạn, làm gì với bạn, tâm bạn vẫn an nhiên.  Bạn kham nhẫn chấp nhận bất cứ điều gì đang xảy ra và rải tâm từ đến với người.  Bạn sẽ không cảm thấy bị khinh rẻ, bị xúc phạm, và vẫn duy trì được sự tự tại dầu người ta có đối với bạn như thế nào.  Hoàn toàn không có khả năng giận dữ, oán thù phát khởi trong tâm.  Nghĩ tới khả năng có thể không bao giờ phát khởi tâm sân thực sự khích lệ tôi.  Sân là một vấn đề đối với nhiều người.  Không bao giờ nổi giận nữa, có phải là điều tuyệt vời không?  Điều này không phải do đè nén cơn giận –vì đè nén không có nghĩa là tiêu trừSân hận vẫn có thể ảnh hưởng đến ta bằng nhiều cách khác, khiến cuộc sống của ta đảo lộn do cố gắng dồn nén nó xuống.  Chư Phật, trái lại, đã tiêu trừ hạt giống sân trong tâm, nên họ thực sự không còn sân.  Ngoài ra chư Phật còn luôn chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra đối với họ.  Một vị Phật không có tham, không sở hữu, bám víu, mong cầu hay bất cứ sự chấp chặt nào.  Hãy tưởng tượng nếu ta hoàn toàn bằng lòng với những gì mình có thì sẽ thế nào?  Sẽ không còn là vấn đề, dù bạn đang ở với ai, điều gì đang xảy ra, tâm sẽ không mong cầu hơn nữa hay tốt hơn.  Tâm sẽ bằng lòng với những gì ngay trước mắt.  Bạn sẽ chấp nhận bất cứ điều gì đang xảy ra, bất cứ ai đang ở bên bạn, ngay giây phút này.  Thật khác với tâm hiện tại của ta, phải không?  Không biết bạn thì sao, chứ tâm tôi thì luôn nói, “Tôi muốn hơn nữa!  Tôi muốn tốt hơn!  Tôi thích cái này.  Không thích cái kia.  Làm cách này, đừng làm kiểu kia”.  Tóm lại, tâm tôi thích ca cẩm.  Thật phiền não khi tâm hay than phiền, trách móc!  Khi quán tưởng đến đức tính của một vị Phật, ta sẽ có khải niệm về tiềm năng của mình –khả năng có thể hoàn toàn thoát khỏi tham, sự bất như ý và hằn thù.  Ta còn có khả năng phát khởi tâm từ bi đối với tất cả mọi chúng sanh.  Có nghĩa là bất cứ khi nào bạn gặp ai, phản ứng tức thì của bạn sẽ là thân thiết, trìu mếnquan tâm đối với người đó.  Thật tuyệt vời nếu ta có được  phản ứng tự động đó đối với tất cả mọi người.  Tâm sẽ rất khác với cách tâm không được kiểm soát ứng xử bây giờ.  Giờ khi ta gặp ai đó, phản ứng đầu tiên của ta là gì?  Ta sẽ nghĩ, “Người này đem lại điều gì cho ta?” hay “Họ đang muốn lợi dụng gì tôi?”  Có quá nhiều lo lắng, hoài nghi trong các phản ứng của chúng ta.  Đây chỉ là những suy nghĩ phát khởi, nhưng chắc chắn là chúng sẽ tạo ra nhiều đau khổ trong ta.  Bạn có thấy sự hoài nghi, mất lòng tin là điều đau đớn?  Nó sẽ như thế nào –ngay cả trong trại giam- nếu ta có thể chào hỏi mọi người ta gặp với một trái tim cởi mở?  Ta sẽ cảm thấy thế nào nếu có thể thân thiện ngay với tất cả mọi người?  Sẽ tuyệt vời đến thế nào nếu bạn có thể nhìn người gác ngục khe khắt mà bạn thường không chịu nổi, với trái tim từ bi, và cảm thấy lòng bình an!  Sẽ tuyệt vời biết bao để có thể nhìn vào trái tim người đó và có cảm giác tử tế, thương yêu đối với anh ta?  Chúng ta chẳng mất gì khi hành xử như thế, đúng không?  Trái lại, ta sẽ đạt được nhiều bình an nội tại.  Đừng lập tức tự nhủ rằng điều đó không khả thi, thay vào đó, hãy cố gắng bớt phán xét, cố gắng tỏ ra dễ thương đối với người.  Hãy thử đi và bạn sẽ thấy điều gì xảy ra, không chỉ cho các cảm xúc nội tại mà còn ở cách người khác đáp trả lại bạn.  Chúng ta có những khả năng nhân bản không thể tưởng như thế ở bên trong.  Ta có khả năng chuyển hóa tâm bình thường thành tâm của vị Phật hoàn toàn giác ngộ.  Giờ ta đã biết khả năng nhân bản của mình, hãy sống cuộc sống của ta một cách có ý nghĩa.  Bạn có nhận ra rằng việc muốn đạt được “niềm khoái lạc của tôi càng sớm càng tốt” và muốn được “làm theo như ý của tôi càng nhiều càng tốt”, là một ngõ cụt?  Đó là lãng phí thời gian, không chỉ vì nó xấu, nhưng vì nó không có nhiều ý nghĩa.  Ta bỏ quá nhiều thì giờnăng lượng vào trong những việc chỉ mang lại quá ít hạnh phúcTrái lại, việc thanh lọc bản tâmphát khởi một trái tim từ bi bằng khả năng nhân bản to lớn của mình, sẽ đem lại hạnh phúc tuyệt vờiChúng ta thích hạnh phúc lớn hơn là hạnh phúc nhỏ phải không?  Chúng ta thích hoán đổi hạnh phúcbình an lâu bền cho một sự sửa chữa chớp nhoáng mà nó để lại cho ta một cảm giác trống vắng về sau, phải không?  Vậy thì phải có lòng tin vào khả năng của mình để bước theo con đường dẫn đến giác ngộ, và hãy giữ vững lòng tin đó bằng cách tỏ lòng tôn kính và tử tế với người hơn nữa.  Hãy phát triển lòng tin đó bằng cách học hỏi giáo lý và phát triển trí tuệ.  Ngay bây giờ tâm ta thường hướng ngoại.  Ta tin rằng hạnh phúc và khổ đau đến từ bên ngoài.  Đó là tâm vô minh.  Ta tự nhận rằng hạnh phúc đến từ bên ngoài nên ta muốn cái này, cái kia.  Ta luôn cố gắng để đạt được điều gì đó.  Người muốn một ngôi nhà, người mong có chiếc xe, nhưng tất cả mọi người đều muốn một điều gì đó.  Cuối cùng ta tiêu tốn hết cả cuộc sống tâm linh để bám vào những thứ mà ta nghĩ rằng sẽ mang đến hạnh phúc.  Một số người cố gắng điều khiển thế giới chung quanh.  Họ đòi tất cả mọi người và tất cả mọi thứ đều theo ý họ muốn, thì họ mới cảm thấy hạnh phúc.  Nhưng điều đó có ai đạt được không?  Có ai đã thành công trong việc tạo ra một thế giới mà tất cả mọi người trong đó đều tuân theo ý của họ không?  Chưa có ai từng thành công như thế.  Nhưng vấn đề thực sự là chúng ta không thể kiểm soát tâm mình, nhưng ta lại muốn khiến người khác theo ý ta.  Ta biết họ phải làm gì?  Ta có lời khuyên cho tất cả mọi người.  Ta biết cha mẹ, bạn bè, con cái phải ứng xử thế nào để vừa lòng ta.  Nhưng có ai nghe ta không?  Trái lại, họ thường phản ứng bằng cách nói, “Hãy lo việc của mình đi”, đó là họ đã tỏ ra tử tế.  Bằng không, bạn biết họ sẽ nói gì chứ.  Ngược lại, khi người khác khuyên răn, bạn có nghe không?  “Quên chuyện đó đi.  Họ không biết họ đang nói gì”, bạn nghĩ.  Quan niệm theo thế gian rằng hạnh phúc và khổ đến từ bên ngoài, đặt ta vào hoàn cảnh luôn cố gắng sắp xếp người và việc theo ý ta muốn.  Dĩ nhiên là không bao giờ ta thành công.  Cái ta thiếu sót là tự bên trong.  Khi nào tâm ta còn các hạt giống của bám víu, vô minhsân hận, thì ta sẽ không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc lâu bền vì các xúc cảm này luôn phát khởiảnh hưởng đến hạnh phúc của ta.  Hãy cứ tự quan sát cuộc đời, ta sẽ thấy điều đó luôn luôn đúng.  Bất kể là ta đang ở trong tù hay tự do bên ngoài, bên trong nội tâm tất cả đều giống nhau.  Nhà tù thực sự là vô minh, bám víusân hận bên trong ta.  Khi nào ta chưa thoát khỏi ngục tù đó, ta vẫn còn khổ đau.  Nhưng khi ta đã có thể giải thoát bản thân khỏi các tình cảm phức tạp này, thì ta có thể được hạnh phúc dầu thân đang bị giam cầm trong trại giam khổng lồ.  Đức Phật đã dạy rằng hạnh phúc và khổ đau tùy thuộc vào nội tâm –những gì đang xảy ra bên trong tâm trí.  Bạn cảm nhận một việc như thế nào sẽ quyết định việc bạn thấy hạnh phúc hay khổ.  Khi ta hiểu thấu đáo việc tâm tạo ra các hoàn cảnh cho ta như thế nào, ta thấy rằng mình thực sự có quyền thay đổi các trải nghiệm đó.  Chúng ta không có quyền lực để khiến người khác hay sự việc theo ý mình, nhưng ta có quyền lực để thay đổi các trải nghiệm bằng cách thay đổi những gì đang xảy ra trong tâm trí mình.

 

Đôi khi những kỷ niệm đau buồn lại trỗi lên mãnh liệt trong tôi.  Tôi không muốn nhớ nghĩ đến điều gì trong quá khứ, nhưng nó cứ xuất hiện trong tâm và tôi cảm thấy như mình bị dính mắc trở lại hoàn cảnh đó.  Dường như sự việc lại xảy ra, các cảm xúc xưa cũ lại trào dâng.  Tôi không biết việc gì đang xảy ra và phải phản ứng thế nào?

  Tất cả chúng ta đều đã trải nghiệm những điều như thế.  Đó không phải là chuyện ta cần nhanh chóng giải quyết.  Khi nó xảy ra, ta phải chấp nhậntiếp tục thở bình thường.  Hãy nhớ đó là chuyện của quá khứCố gắng nhấn nút dừng suy nghĩ để không bị lôi cuốn theo dòng suy nghĩ.  Khi các ký ức trỗi lên là tâm đang kể chuyện.  Nó diễn tả một sự kiện theo một cách nào đó, nhìn sự việc theo một hướng nhất định, “Chuyện này sẽ giết tôi.  Thật khủng khiếp.  Tôi đúng là vô tích sự.  Tôi đã sai và không đáng được hạnh phúc”.  Câu chuyện đó thường không thực.  Ta thường bị câu chuyện đó lôi cuốn, nên trụ trên hơi thở là việc đáng làm.  Chú tâm vào hơi thở và buông thư.  Hoặc chỉ chú tâm vào các cảm giác ở thân.  Nói cách khác, thay vì đắm chìm trong câu chuyện trong tâm; ta chỉ cần quán sát các cảm xúc khác nhau ở thân và nhìn chúng thay đổi.  Cách khác nữa là quán sát chính các cảm thọCảm thọ đó ra sao? . . .  Nếu ta quán sát các cảm giác trong tâm, nơi thân hay hơi thở, thì bất cứ đó là gì, nó cũng sẽ tự động chuyển hóa.  Đó là bản chất của sự vật phát khởi; chuyển đổi và qua đi.  Ta có biết bao những đau buồn.  Chúng giống như các con vi-rút máy tính phá hoại và cần có thời gian để sửa chữa.  Một phương cách mà tôi cảm thấy rất hữu dụng, đó là khi tôi không đang dính mắc vào một hoàn cảnh hay tâm tư nào đó, tôi sẽ chủ động nghĩ tới một trong những sự kiện đã qua và thực hành nhìn nó dưới một khía cạnh khác.  Tôi thực hành theo các phương cáchĐức Phật đã dạy để đối trị với bất cứ cảm xúc nào phát khởiThí dụ khi đang ngồi thiền, tôi nghĩ đến chuyện bị một người bạn phản bội.  Đó là người tôi thực sự rất tin tưởng, nhưng người đó đã quay ra đâm sau lưng tôi, nói theo nghĩa bóng.  Tôi chẳng bao giờ nghĩ người đó sẽ hành động như thế.  Tôi đang ngồi thiền và biết là mình có thể dễ dàng nhớ lại câu chuyện đó –‘Anh ta đã như thế này, như thế kia, và tôi thực sự đau buồn” – nhưng sau đó tôi suy nghĩ, “Không, chuyện đó không đúng vậy.  Người kia có lẽ đang đau khổ.  Anh ta thực sự không cố ý xúc phạm tôi.  Dù có thể ở ngay thời điểm đó dường như anh ta muốn làm hại tôi, thực sự điều đang xảy ra là anh ta bị choáng ngợp với nỗi khổ riêng của mình và hành động theo cảm xúc nhất thời.  Những gì anh ta làm thực sự không liên quan nhiều đến tôi.  Các hành động của anh ta biểu hiện sự hoang mang, đau khổ của riêng mình.  Nếu không, anh ta đã không có những hành động như thế”.  Chúng ta đều biết đó là lý do khi ta bội phản lòng tin của ai đó.  Chúng ta, ai mà không một lần phạm vào lầm lỗi đó.  Sau đó khi nghĩ lại, ta thường tự trách, “Làm sao mà tôi có thể làm/nói với người thân yêu những điều như thế?”  Rồi ta nhận ra, “Lúc đó tôi đang đau khổ, hoang mang cùng cực.  Tôi thực sự không biết mình đang làm gì.  Tôi tưởng hành động đó sẽ giúp nỗi khổ trong tâm vơi đi, nhưng không phải thế.  Thật sai lầm.  Tôi đã xúc phạm người tôi thương mà không có đủ can đảm nói lời xin lỗi.  Tôi cần phải sửa lỗi lầm đó”.  Quán tưởng được như thế, ta buông được sân hận trong lòng, và có thể để lòng bi mẫn hướng về kẻ đã xúc phạm ta.  Để có thể hóa giải được một số việc như thế -nhất là những trường hợp khi tâm ta dính mắc với các cảm xúc tiêu cực quá lâu- ta cần phải hành loại thiền này nhiều lần.  Ta cần phải huân tập tâm cách nhìn mới đối với các vấn đề.  Ta cần phải kiềm chế tâm và tạo các thói quen cảm xúc mới.  Sẽ cần có thời gian và nhiều nỗ lực từ phía chúng ta, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ gặt được kết quả tốt đẹp.  Lý nhân quả không hề sai trái, ta gieo nhân nào, sẽ gặt quả ấy.  Nếu không gieo nhân, không thể có quả.  Và có thực hành, sẽ có sự chuyển đổi.  Tôi có thể nói thế dựa trên chính kinh nghiệm của mình.  Dầu tôi còn xa vời Phật quả, nhưng có thể nói là giờ tôi đã có khả năng giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống tốt hơn trước kia.  Tôi đã có thể buông nhiều sân hận chỉ qua việc liên tục thực hành thiền.  Khi ta liên tục quán các nỗi khổ đau hay căng thẳng trong quá khứ, qua cái nhìn mới, nó sẽ giúp ta biết cách giải quyết khi gặp hoàn cảnh tương tự.  Đây là một thí dụ.  Tôi dự một khóa thiền.  Ở đó có một nữ tu rất thích cắm những bình hoa thật đẹp để chưng trên bàn gần tượng Phậtthiền sư.  Nhưng vị nữ tu này không thể ở trọn khóa thiền.  Một ngày sau đó, khi tôi rời thiền đường, một thiền sinh gặp và nói với tôi, “Nữ tu Ingrid về rồi là không ai lo việc cắm hoa.  Bổn phận của các nữ tu là phải chăm lo các bình hoa, nhưng giờ tất cả hoa đều héo úa, xem rất mất thẩm mỹ, mất vệ sinh.  Có vẻ là các nứ tu không có lòng tôn kính thiền sư”.  Người nói không dừng trách cứ, trong khi tâm tôi không dừng suy nghĩ, “Đâu có luật nào nói bổn phận các nữ tu là cắm hoa.  Sao lại muốn khiến tôi phải cảm thấy có lỗi?  Nhưng không được đâu.  Tôi sẽ không cắm hoa bởi vì bạn nói thế đâu!”  Tôi khá bực mình vì chuyện đó.  Tôi không biểu lộ ra ngoài nhưng bên trong thì giận sôi sục.  Và người đó càng nói, tôi càng tức giận.  Nói thêm một chút về khóa thiền này là chúng tôi được ngủ rất ít thời gian.  Các thời khóa kéo dài đến tận khuya và bắt đầu rất sớm, nên ai cũng thấy thiếu ngủ.  Vấn đề là khi đang giận, bạn không thể nhắm mắt ngủ.  Bỗng tôi chợt nghĩ, “Ấy! Nếu tôi tiếp tục giận dữ, tôi không thể ngủ trong khi tôi rất quí những giờ phút nghỉ ngơi ít ỏi này.  Tôi phải dẹp cơn giận để ngủ thôi!”  Rồi tôi tự nhủ, “Đó chỉ là ý kiến của cá nhân đó.  Ai cũng có quyền có ý kiến, tôi không cần phải phản ứng thái quá chỉ vì người ta có ý kiến khác mình”.  Sau đó tôi buông, và ngủ được chút ít đêm đó.  Dĩ nhiên, việc lo lắng cho giấc ngủ của mình không phải là một động lực vị tha, nhưng it nhất nó giúp tôi dừng cơn giận, không phải buông những lời hay hành động gay gắt vì tâm sân hận.

   Chúng ta càng có thể quán xét về bản thân một cách chân thành, và áp dụng các phương cách Đức Phật đã dạy để xóa bỏ các cảm xúc tiêu cực và phát triển cảm xúc tích cực, ta càng ít bị phụ thuộc vào ý kiến của người khác.  Điều đó ít nhiều sẽ mang đến cho ta sự tự do; ta trở nên ít phản ưng lại với ý kiến của người và tự tin hơn vào bản thân.  Có lần, tôi được mời giảng Pháp ở một tiệm sách tại Seattle, với thính giả khoảng năm mươi người.  Khi đến phần tham vấn, một vị thính giả đứng lên nói, “Phật giáo của bà rất khác với Phật giáo của tôi.  Những gì bà giảng đều sai.  Bà nói điều này, điều nọ, nhưng không có gì đúng”.  Người này nói không ngừng trong gần mười phút, thực sự bác bỏ hết những gì tôi vừa giảng.  Khi người đó dừng lại, tôi chỉ nói, “Cảm ơn bà vì đã chia sẻ nhiều suy nghĩ”.  Tôi không giận dữ, vì tôi biết những gì tôi nói là tôi đã nghiên cứu, học hỏi cẩn thận, đã nói với hết khả năng của mình, và trước khi bắt đầu tôi đã vun trồng động lực vị tha.  Nếu tôi sai, tôi đã nói, “Điều bà nhận xét rất có lý.  Có thể tôi sai, tôi sẽ tìm hiểu thêm…”  Trong trường hợp này không phải thế.  Tôi lắng nghe sự chỉ trích của người đó, không thấy nó đúng, nên tôi cho nó qua.  Không cần phải bào chữa cho mình hay làm người khác bẽ mặt.  Sau bài pháp, nhiều người gặp tôi nói, “Chúng tôi không tin là ni sư có thể bình tĩnh đến vậy trước những lời tấn công của vị kia!”  Có lẽ đó mới chính là bài Pháp của tôi tối hôm đó. 

 

Thiền Kết Thúc:

   Để kết thúc, hãy ngồi im lặng trong vài phút.  Đây là “Thiền tiêu hóa”, vì thế hãy nghĩ đến những điều chúng ta đã bàn qua.  Hãy nhớ lại như thế nào mà bạn có thể mang nó theo và tiếp tục suy nghĩ về nó, áp dụng nó vào cuộc sống của mình.  (dừng lại)

Hồi Hướng:

   Hãy hồi hướng công đứcchúng ta đã tạo với tư cách cá nhân và nhóm.  Chúng ta đã lắng nghe và chia sẻ với động lực tích cực; chúng ta đã quán tưởng với tâm từ bi, nhân ái, với chủ tâm thiện lành để cố gắng chuyển hóa tâm.  Hãy hồi hướng công đức này đến cả thế giới.  Hãy nghĩ nó là ngọn đèn tâm của bạn, sẽ soi sáng cả vũ trụNgọn đèn đó là công đức, là phẩm hạnh của bạn và bạn chia sẻ nó với tất cả mọi chúng sanh khác.  Hãy quán tưởng khi ngọn đèn đó chạm đến họ, thân họ sẽ được chữa lành, tâm họ được an lành, tràn đầy yêu thương.  Hãy thiết tha nguyện cầu rằng các công đức chúng ta đã cùng nhau làm được trong chiều hôm nay, sẽ mang đến bình an trong tâm của mọi chúng sanh.  Nguyện cho tất cả có thể buông mọi oan trái, đau buồn, sân hận.  Nguyện cho tất cả mọi chúng sanhthể hiện thực hóa sự cao đẹp nội tại không thể tưởng và thể hiện được Phật tánh của họ.  Nguyện cho tất cả chúng ta có thể đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự lợi ích của từng và tất cả chúng sanh. Nguyện cho tất cả chúng sanh mau chóng đạt được quả vị Phật.

 

HẾT




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.