Tấm Ảnh Mùa Phật Đản

07/06/20183:58 SA(Xem: 8314)
Tấm Ảnh Mùa Phật Đản

TẤM ẢNH MÙA PHẬT ĐẢN
HOẰNG TRÚC

 

tam anh mua phat danLễ rước Phật chiều ngày 14 tháng 04 âm lịch từ chùa Diệu Đế lên tổ đình Từ Đàm kết thúc, bức ảnh cụ bà khoảng ngoài tám mươi tuổi đang cúi đầu chắp tay xá chào thành kính đoàn diễu hành của một nhà nhiếp ảnh có mặt trong buổi chiều hôm ấy đã trở thành đề tài chính cho các trang mạng cá nhân của đồng bào là Phật tử hoặc không là Phật tử trên khắp cả nước lẫn đồng bào hải ngoại, mặc dầu đoàn diễu hành có rất nhiều hình ảnh đẹp đáng trân quý, lưu giữ trong mùa Phật đản năm nay. Cụ bà có làn da nhăn nâu đen, vành tai to dài, trên người mặc bộ đồ màu hồng cánh sen có điểm vài cánh hoa và thêm chiếc áo chấm bi khoác bên ngoài; đặc trưng của đồng bào miền trung mà tôi vẫn thường thấy mỗi lần về lại chùa tại TP. Hồ Chí Minh. Cái quần bà cụ mặc trên người chưa xuất hiện những nếp gấp lò xo nhưng đã tràn ngập những vết đen làm mờ đi màu cánh sen tự nhiên của vải. Đôi dép bà đang mang dưới chân cũng không còn là màu đỏ vẹn nguyên khi mới xuất sưởng mà đã bị màu của đất, bụi đường làm mờ hẳn. Khi nhìn thấy tấm ảnh của cụ bà ấn tượng và có gì đó thành kính thiêng liêng trên trang cá nhân của một người bạn đồng học tôi tỏ rõ niềm vui hẳn trên môi.

Nhiều năm trước đây đã có ai bắt gặp được hình ảnh đáng trân quý này không!? Đến hẹn lại lên, Mùa Phật đản trở về thì từ thành thị đến thôn quê là Phật tử ai cũng chuẩn bị cho mình một bộ đồ tươm tất cùng chiếc áo tràng màu lam chưa xuất hiện nếp nhăn để khoác trên người mà đi lễ bái hay tham gia các sự kiện chào mừng ngày Khánh đản. Vậy hình ảnh của bà cụ trong buổi chiều hôm ấy đã nói lên điều gì? Có phải bà cụ là một người Phật tử trọng Tăng kính Phật, hay là một người chưa biết đến đạo giải thoát? Câu hỏi đó dành riêng cho tôi và những người đang khao khát truyền tải những lời vàng ngọc của đức Phật Thích-ca Mâu-ni đến với những ai đang tìm cầu con đường giác ngộ giải thoát.

Hình ảnh của bà cụ là một đề tài đáng để cho tôi và những người có ước nguyện mang hạnh phúc đến với những người đang còn khổ đau trên cuộc đời này, mà đặc biệt là những người đang ở độ tuổi xế chiều cần được sự chở che của tình đạo lòng dân ngay chính trên quê hương mình.

Hoằng Trúc
Thư Viện Hoa Sen

Bài thơ góp ý chia xẻ của thầy Tánh Thiện:

CHIẾC GIỎ XÁCH CỦA MỆ

Chiếc giỏ xách của mệ
Cùng chiếc nón bài thơ
Mệ chắp tay cung kính
Hình ảnh thật đơn sơ .

Mộc mạc và giản dị
Bên cạnh đoá hồng sen
Mặc đèn hoa lộng lẫy
Hình ảnh mệ đẹp thêm .

Mệ nào có hay biết
Giữa trời đất thênh thang
Khắp trong cộng đồng mạng
Nhiều cảm xúc tràn lan .

Nhìn thân mệ gầy yếu
Mặt đen đuốc sâu thâm
Mộc mạc mà cao rộng
Hạnh phúc đến từ tâm .

          Dallas , 6-6-2018
              Tánh Thiện






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21157)
12/10/2016(Xem: 19112)
26/01/2020(Xem: 11738)
12/04/2018(Xem: 19936)
06/01/2020(Xem: 10813)
24/08/2018(Xem: 9334)
12/01/2023(Xem: 3740)
28/09/2016(Xem: 25008)
27/01/2015(Xem: 26043)
11/04/2023(Xem: 3004)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.