Mỗi ngày một câu chuyện thiền: rác là chất liệu của thiền: vẻ đẹp uyên nguyên đầy nhựa sống

22/06/20183:34 CH(Xem: 13340)
Mỗi ngày một câu chuyện thiền: rác là chất liệu của thiền: vẻ đẹp uyên nguyên đầy nhựa sống

Mỗi ngày một câu chuyện Thiền.

RÁC LÀ CHẤT LIỆU CỦA THIỀN:
VẺ ĐẸP UYÊN NGUYÊN ĐẦY NHỰA SỐNG
Thích Giác Chính

 

Da Nui Dharma MountainMột ngày đi dạo và tọa thiền bên trong Động Tâm Từ trên ngọn núi Dharma Mountain, nhặt đá núi, chúng đơn sơlẫn lộn với đất, nhưng bên trong là cả một vẻ đẹp đầy nhựa sống. Thế mới thấu hiểu, Rác là chất liệu của Thiền, Khổ đau là chất liệu của hạnh phúc. Cuộc sống giống như cách mà viên đá đã nằm đâu đó trong hoặc trên Đất; hãy chấp nhận sự va chạm để trau luyện và gọt dũa cái tôi của mình, làm rắn chắc cái chất liệu bên trong sau khi đã trãi qua sự bào mòn và ma sát, làm bay đi các lớp bụi, năng lượng đó làm bay hơi mọi lo lắng, lực ma sát làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa các bề mặt thành năng lượng ở dạng khác. Như những muộn phiền đã được chuyển đổi và việc chuyển hóa năng lượng thường là do cọ xát. Theo thời gian, làm rơi rụng đi những sai lầm, nó tự tạo nên dáng vẻ của nó, và bắt đầu vẻ đẹp.... của sự hạnh phúc.

Cái hay và tuyệt diệu của Thiền là nhìn sâu vào những cái đã bỏ đi hoặc không còn dùng được nửa; và thế là Thiền sẽ dùng những thứ đó để làm nên chất liệu của ánh sáng Thiền, giúp cho xung quanh sáng ánh sáng lên.

Cái dụng của Thiền nằm ở chổ đơn giản mà sâu sắc; tĩnh lặng mà vang vang âm khắp chân trời, dụng bất khả dụng, âm bất Khả âm, tri trí nhất khí dụng đơn thuần.

Cái hữu của Thiền ẩn hiện trong hữu cảnh thiên nhiên, tự nhiên nhưng có quy luật, mềm nhưng không yếu, cứng rắng nhưng không thô kệch, có thể nói là rắn nhưng đầy chất thơ tự nhiên.

Cái ích của Thiền là yên lặng (vắng lặng), khi đồ còn dùng được thì người ta đã dùng, chúng cứ phá lên cười và nhảy múa; khi đồ đã không còn dùng được nửa hay quá lỗi thời, cũ kỹ... thế là chúng tự khắc im lặng; Thiền nhìn thấy được cái hàm ý sâu sa của sự quá thời đi đó mà dụng tâm ý tự trong yên lặng, biến những thứ khi thiên hạ dùng rồi bỏ đi nằm yên đó thành một thứ (trạng thái) cũng nằm yên đó thôi nhưng lấp lánh, phát ánh khi cần và cứ như thể đang thủ thỉ với xung quanh; thế là, lặng trong cái lặng - Tĩnh sanh tình, vang trong cái vang - Động sanh lặng (vắng lặng), ngôn trong cái vô ngôn - vô ngôn trong cái ngôn từ, thế là xung quanh như đang được say mình trong cảnh giới của một loại hưởng thụ, đó là cảnh giới của sự vắng lặng.

Cái thuật của Thiền là vị nghệ thuật, tính chất nghệ thuật vị nghệ thuật của Thiền được biểu hiện qua sự biến thiên của quá trình mà tự thân tâm vận động, tương tức tương quan mà dung hóa vào cuộc sống; thoạt nhìn thì không thấy nghệ thuật ở đâu, như thế nào, mà khi nhận và thức tỉnh được thì nó tiếng lên như vũ bảo, nó mạnh mà đều, nó nhu mà hoà, nó cương mà tĩnh, nó phát triển nhận thức đúng đắn của đời sống hiện thực. Với nó thì nó chính là nó, tạo cho con người, xã hội, và nghệ thuật có chất sống của vị nghệ thuật gắn liền với đời sống con ngườixã hội. Nó đạt cảnh giới của sự buông bỏ hai chiều, tự khắc nó tự do, cả hai đều có tác dụng thẩm thấu và hòa lẫn với nhau, cả hai dung hợp lẫn nhau thành một thể, nên gọi là nghệ thuật vị nghệ thuật Thiền.

Cái tuệ của Thiền nằm ở chổ Không mà có - Có mà Không, đó mời kỳ (Thành tựu lớn không ngờ đã đạt tới), nó vượt quá cái cảm hứng thường tình, chúng đã mang đến một vật thể sống từ những vật vô tri như đá, gỗ, giấy, lụa….với giác độ trạng thái sống của hiện tại, và dưới ánh sáng của thế giới tương lai, và rồi nó để cho con đường tự nó xây nên theo duyên, ví nó nhận ra cảnh giới của Sắc chẳng khác gì không, Không chẳng khác gì sắc, thực chất Sắc chính thực là không, Không chính thực là sắc, nó vượt qua cái nhị nguyên có-không, trí-ngu, phàm-thánh, thuật-phi thuật... thường tình; nó ở yên đó vì không có sở đắc, nó chỉ nương vào nhau, nó được gọi là diệu pháp Trí Độ vì nó ở cảnh giới tâm không, không chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không có sợ hãi, nó hiện diện như nó là, xa lìa mọi mộng tưởng, xa lìa mọi điên đảo nó về với trạng thái uyên nguyên, thế thôi!

 

Thiền Thất Vô Ưu,
Rừng Thiền Dharma Mountain and Forest Meditation,

 

An vui,
Khất sĩ Thích Giác Chính.
Thư Viện Hoa Sen

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :