Từ những vụ bê bối của người tu hành: khi tôn giáo chưa chắc là tu luyện

31/08/20184:01 SA(Xem: 9591)
Từ những vụ bê bối của người tu hành: khi tôn giáo chưa chắc là tu luyện
TỪ NHỮNG VỤ BÊ BỐI CỦA NGƯỜI TU HÀNH:
KHI TÔN GIÁO CHƯA CHẮC LÀ TU LUYỆN
Thuần Dương

Tôn giáo luôn là một lĩnh vực gây nhiều tranh luận. Bởi người có niềm tin thì không thích tranh cãi thị phi, hay cái “ngộ tính” không phải là điều có thể giải thích được rõ ràng. Còn người không có niềm tin thì cũng phải dựa trên những lý lẽ giới hạn của khoa học thực chứng, vốn cũng đang trên con đường hoàn thiện từng ngày, từng giờ.

Nhưng có lẽ cho thấy chưa bao giờ tôn giáo lại có nguy cơ đến gần với cảnh báo về thời Mạt Pháp như ngày nay, khi liên tục có những bê bối từ những người được cho là đang thực hành tôn giáo. Và đã đến lúc cần nhìn nhận rõ ràng hơn, minh triết hơn về sự khác nhau giữa tôn giáotu luyện. Để người ta không thể khoác cho những người tu luyện chân chính cái áo choàng hình thức, mê tín, đạo đức giả mà nhiều người làm tôn giáo đang mặc trên người.

Bê bối và phát ngôn kinh hoàng từ những “người tu hành”

Ảnh sư Dhammachay, Thái Lan
Những hành vi sai trái của những người được gọi là
sư thầy trong tôn giáo hiện nay đã quá quen thuộc
Ảnh sư Dhammachay, Thái Lan, ông bị cáo buộc
biển thủ 1,2 tỷ baht (khoảng 33 triệu USD).
(Ảnh: postkhmer.com)

Các Phật tử trên khắp thế giới chắc đã từng cảm thấy bị xúc phạm khi liên tiếp những kẻ khoác áo thầy tu tại Thái Lan bị tố cáo tham nhũng, lừa đảo, dính líu tới những bê bối tình dục và tiền bạc, gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới Giáo hội Phật giáo Thái Lan. Thậm chí mới đây sư Wirapol còn bị kết án tới 114 năm tù vì những tội danh lừa đảo và quan hệ tình dục bất chính. Gần đây nhất, Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc kiêm Trụ trì chùa Long Tuyền Bắc Kinh, Thích Học Thành đã phải từ chức Hội trưởng và rút khỏi chức vụ Thường ủy Chính hiệp Trung Quốc vì bê bối xâm hại tình dục nhiều ni cô.

Trước đó, Phương trượng chùa Thiếu Lâm, Thích Vĩnh Tín cũng đã một lần phá hoại danh dự Phật giáo Trung Quốc khi cũng bị tố cáohành vi dâm loạn và có con riêng.

Sau một loạt những tuyên bố gây tranh cãi như “Chúa Jesus đã biến thành Satan” (theo tờ L’Ozervatore Romano), “Chúa Jesus là phép ẩn dụ, chứ không phải theo nghĩa đen” (theo trang Your News Wire), Giáo hoàng Francis đang khiến Giáo hội Công giáo bị đẩy đến bờ vực của cuộc nổi dậy khi nhiều hồng y không thể chấp nhận được những tuyên bố gây sốc này. Và ông cũng thể hiện mình không phải là một người tu luyện chỉ quan tâm tới tu dưỡng tâm tính để về được nước Chúa, mà quan tâm tới cả những vấn đề thế tục khác như kêu gọi “chính phủ một thế giới”.

Ngày nay, khi những người thực hành tôn giáo lại tham gia vào những tổ chức, hiệp hội với những chức vụ hoàn toàn không phù hợp với người tu luyện như Trưởng ban này, Chủ tịch hiệp hội nọ, đưa ra chính sách phát triển tôn giáo theo định hướng, đường lối thế tục gì đó, rồi bình luận về thẩm quyền chính trị của Liên Hợp Quốc, hay nhận xét về việc chính trị của một quốc gia nào đó… thì có vẻ như họ đã quá xa rời so với mục tiêu và phẩm hạnh của một người tu luyện chân chính xưa kia.

Tôn giáo chỉ ra đời sau khi các bậc Giác Giả không còn tại thế

Những chính giáo trên thế giới như Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Ki-tô giáo… đều dựa trên những lời răn dạy của các bậc Giác Giả (những vị đã nhận thức rõ được sự thật, có trí huệ sâu sắc về bản thể sự vật, hiện tượng) sau khi họ không còn tại thế mà lập nên tôn giáo. Không có Giác Giả nào lại yêu cầu những người tu hành thời xưa phải phong cho họ làm bậc này, đấng nọ, cũng không có yêu cầu về những hình thức tôn giáo, mà chỉ chú trọng thực tu tâm tính, để có thể được giải thoát thật sự.

Những lời giảng của Thích Ca Mâu Ni chỉ được các đệ tử ghi lại 500 năm sau khi Ngài không còn tại thế. Trong đó có thể đã được thêm vào rất nhiều những thể ngộ với giới hạn khác nhau của các đệ tử, những lời giải thích mà có thể chính họ cũng chưa hiểu chính xác những gì Thích Ca Mâu Ni đã giảng. Bộ Kinh Tân Ước của Cơ Đốc giáo cũng chỉ được hoàn thành bởi các tông đồ gần 400 năm sau khi Chúa Jesus không còn tại thế. Kinh Cựu Ước của người Hebrew cũng mang nhiều văn phong khác nhau chứng tỏ do nhiều người viết về lịch sử từ 5.000 năm về trước của họ.

Trải qua thời gian quá dài, cùng với những biến thiên về chính trị, kinh tế, đời sống, xã hội, kinh sách sau này chắc chắn không thể giữ được trạng thái nguyên gốc như những gì bậc Đại Giác Giả khi xưa đã giảng nói. Hơn nữa không phải cứ là đệ tử của Giác Giả thì có thể hiểu chính xác những gì Giác Giả thuyết giảng. Thế nên cả kinh sách sau này cũng đã là bị biến đổi chứ chưa nói tới những hình thức, nghi lễ trong tôn giáo, vốn là do người đời sau thêm vào.

Đạo cao thì giản dị

Những chính Đạo khi xưa được lưu truyền tại thế gian đều không có bất kỳ một hình thức tôn giáo nào, đều chỉ bằng những lời thuyết giảng và chính đời sống hiện thực đầy đạo hạnh, từ bi của các Giác Giảthu phục nhân tâm, cảm hóa lòng người. Nào có những nghi lễ cúng dường ê hề, quỳ sụp, tụng bái. Phật Thích Ca Mâu Ni khi xưa giảng về ‘Giới – Định – Huệ’, những Pháp lý tu luyện uyên thâm của Ngài đã phá vỡ mọi quy tắc lấy cúng bái, lễ Thần làm con đường tu luyện của Bà La Môn giáo nên mới bị họ thù hận, phỉ báng.

Còn Chúa Jesus thì đi khắp xứ Galilea để giảng dạy về đức tin, lòng khoan dung, về tình yêu thương và lòng bác ái chỉ bằng những câu chuyệngiáo lý gần gũi, thu hút. Bức tranh nổi tiếng “Chúa Jesus trên núi Olives” đã mô tả Ngài ngồi trên một mỏm đá để kể những câu chuyện ngụ ngôn và lời tiên tri cho Jerusalem, rất nhiều người dân vây xung quanh, kẻ đứng người ngồi, nhưng đều chăm chú lắng nghe, đâu cần những nghi thức rườm rà, phức tạp.

Các Đại Đạo, Chính Đạo đều coi trọng việc tu luyện loại bỏ nhân tâm, dục vọng, đề cao tâm tính làm căn bản. Trái lại, những thứ nghi thức, hình thức hữu hình chỉ làm dấy khởi tâm chấp trước, bám víu của con người, sao có thể tốt cho tu bỏ tâm phàm. Có các chức tước trong người tu luyện với nhau thì sẽ sinh chấp trước vào danh vị, lợi lộc. Có lễ nghi thì sẽ sinh chấp trước vào vật chất. Những thứ hữu hình sẽ chỉ làm con người tập trung vào nó mà dần quên mất điều mình tin là Thần chứ không phải là hình thức tôn giáo.

Nhìn những lễ cầu siêu ngày nay trong nhà chùa, nào là những cái tháp cao chót vót đầy lon nước ngọt, bánh trái đủ màu sắc, nào là hình nhân thế mạng, nhà lầu xe hơi bằng giấy bồi hàng mã to bằng mẫu thật. Sư thầy nhận làm lễ khắp nơi nên phải đi xe máy đắt tiền, thậm chí ô tô sang, tay lăm lăm chiếc Iphone đời mới nhất để tiện liên lạc. Hỏi những người như thế có mấy ai còn nhớ và thấu triệt nội hàm ‘Giới – Định – Huệ’ của đức Phật từng giảng xưa kia. Tu hành trong phật giáo thì trước tiên phải làm được ‘Giới’, giới cấm hết thảy dục vọng, không còn chấp trước vào vật chất, danh, lợi, tình. Đã muốn tu bỏ mọi dục vọng, thì không thể truy cầu sự tiện lợi, an dật mà ngồi trên ô tô mát lạnh, nghe kinh Phật online rồi chạy đôn đáo khắp nơi làm lễ cầu siêu, lễ xông đất, lễ trừ tà, giải hạn để nhận thù lao được.

Cũng bởi chấp vào hình thức mầu mè, lệch lạc mà người ta còn cho tượng đức Quán Thế Âm mặc hẳn áo cưới và giải thích rằng đó là một trong 32 hình tướng của đức Quán Thế Âm. Tôn giáo vì sa đà vào hình thức hữu hình do con người tạo nên sẽ tạo điều kiện cho những thứ mới mẻ xâm chiếm, khiến tu luyện xa dần với con đường ban đầu mà các Giác Giả truyền giảng.

Trong Thái Thượng Thanh Tịnh Kinh có viết: “Đại Đạo vô hình, Sinh dục Thiên Địa”, nghĩa là Đạo lớn không đi theo con đường hữu hình, có thể sinh thành, dưỡng dục được cả Thiên Địa. Đại Đạo lớn mới có thể dung chứa được mọi sự khác biệt, mới có thể cấp cho mọi giai tầng xã hội những điều kiện để tu luyện ở mọi hoàn cảnh khác nhau. Lão Tử lại nói “Đại Đạo chí giản”, nghĩa là Đạo lớn là giản dị nhất, nên nó sẽ không có nhiều những hình thức cầu kỳ.

Tôn giáo ngày nay đã dần xa rời so với chính Đạo nguyên thủy bởi nó có những hình thức không tuân thủ theo nguyên lý tu luyện chân chính. Vì thế những người thực hành tôn giáo chưa chắc đã là người thực tu.

Làm thế nào để nhận biết được người tu luyện thật sự

Các hình thức tu luyện đều để người ta bỏ đi nhân tâm, chấp trước, bỏ đi những bám víu vào những điều không có ích, không bền vững, lâu dài. Nên người tu luyện thật sự sẽ đề cao việc thăng hoa, đề cao về tâm tính. Từng ngày, từng giờ, từng việc làm, từng suy nghĩ đều phải loại bỏ những tâm xấu xí, thiếu Thiện lành.

Trung A HàmXưa vua nước Câu Tát La đã quỳ sụp dưới chân Thích Ca Mâu Ni khi gặp Ngài. Đức Phật hỏi rằng “sao Đại Vương tự hạ mình cung kính lễ dưới chân Ta như vậy?”

Vua Ba Tư Nặc thưa:

“Bạch Thế Tôn, khi con ngồi trên ngôi Vua, con nhìn thấy cảnh mẹ con, cha con, vợ chồng, anh chị em, họ hàng quyến thuộc cãi cọ, nói xấu, tranh chấp, giành giật, gây thương tổn, giết hại nhau vì đủ thứ chuyện. Những người thân với nhau mà còn như thế, huống là người ngoài, không thể nói hết được sự phiền khổ. Còn ở đây, con thấy đệ tử của Thế Tôn gồm đủ các thành phần trong xã hội, lại đông đảo như thế, đều theo Thế Tôn tu hành, không tranh cãi, không thù oán nhau. Nếu có người xả giới bỏ đạo, người ấy cũng không nói xấu Phật Pháp Tỳ Kheo, mà chỉ tự trách mình rằng: “Tôi xấu xa thiếu đức hạnh, vì tôi không thể theo trọn đời tu phạm hạnh”. Đó là pháp tịnh mà con cung kính đối với Thế Tôn.

Con thấy một số Sa môn, Phạm chí, Dị học đã ít nhiều học phạm hạnh năm mười tháng, nhưng lại xả bỏ, bị ô nhiễm bởi dục, bị dục trói buộc, dính chặt dục, sống trong dục lạc. Còn đệ tử của Thế Tôn tự nguyện trọn đời tu đạo, con không thấy có một Tôn sư nào có được các đệ tử cùng sống tu hành bền vững như dưới mái nhà của Thế Tôn, đó là pháp tịnh mà con cung kính đối với Thế Tôn.

Con thấy một số Sa môn, Phạm chí, Ni Kiền thân thể gầy còm tiều tụy xấu xí, thân nổi vẩy trắng, không ai muốn nhìn. Con tự nghĩ: “Các Tôn giả này vì sao thân thể như thế? hoặc vì bệnh hoạn, hoặc vì lén lút làm việc xấu, cho nên thân hình ốm o tiều tụy xấu xí, thân nổi vảy trắng, không ai muốn nhìn.” Con hỏi họ: “Tại sao như thế?”, họ trả lời: “Đại Vương, đây là ốm yếu gầy còm tiều tụy vảy trắng!”. Ngược lại, con thấy đệ tử của Thế Tôn ăn uống mỗi ngày chỉ một bữa, vô cầu không sợ, bình thản đoan chính, sắc mặt tươi vui, hình thể tinh khiết, tu hành nghiêm chỉnh. Con tự nghĩ: “Nếu ăn uống, dục lạc đầy đủ mà được hân hoan đoan chính, sắc mặt tươi vui, thì con phải được như thế trước nhất, nhưng không phải”. Đó là pháp tịnh mà con cung kính đối với Thế Tôn”. [1]

Thế nên, đạo có đủ chính và rộng lớn, người tu luyện có thực tu thì sẽ thể hiện được phong thái khiến người khác phải kính phục, nhìn vào là thấy, không cần nhiều lời hoa mỹ, tâng bốc. Họ càng không thể làm những việc như kiểu kinh doanh niềm tin của một số người thực hành tôn giáo ngày nay.

Tu luyện chân chính thì không cần theo hình thức tôn giáo, và tôn giáo chưa chắc đã là tu luyện. Thế nên để tỉnh táo phân biệt và không có cái nhìn định kiến đối với những người tu luyện chân chính, không bị lừa dối bởi những vết nhơ do những kẻ phá hoại tôn giáo đang làm, không những là trí tuệ mà còn là thể hiện cảnh giới từ bi của bạn.

Thuần Dương

(Theo https://www.dkn.tv/goc-nhin-dkn/tu-nhung-vu-be-boi-cua-nguoi-tu-hanh-khi-ton-giao-chua-chac-la-tu-luyen.html)

[1]  Kinh Trang nghiêm trong bộ Trung A Hàm quyển 4 từ trang 667 đến 680  

Bài đọc thêm:
Thái Lan bắt giữ các tăng sĩ cao cấp trong các cuộc tấn công chùa chiền để làm sạch tổ chức Phật giáo


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7162)
06/06/2019(Xem: 13948)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.