CÓ MANG LẠI SỰ MÃN NGUYỆN SÂU XA?
Thích Tánh Tuệ
Thích Tánh Tuệ
Hai từ " buông bỏ " thời buổi bây giờ là một thành ngữ nghe vô cùng sáo rỗng, đã được xử dụng nhiều nhất trong kỷ nguyên thời đại mới (new age).
Nó bị lợi dụng và lạm dụng mỗi ngày. Nhưng tuy vậy, danh từ ấy diễn tả một thái độ nội tâm rất dũng mãnh, đáng cho ta tìm hiểu dù có là sáo rỗng hay không!
Buông bỏ có nghĩa y như vậy, là bảo ta thôi bám víu vào bất cứ một sự việc gì - cho dù đó là một ý tưởng, một vật, một sự kiện, một thời điểm, một quan niệm, hoặc một tham muốn nào đó. Buông bỏ là một quyết định có ý thức, với sự chấp nhận hoàn toàn hòa nhập vào dòng sông hiện tại trong khi hiện hữu đang khai mở.
Bỏ có nghĩa là thôi ép buộc, thôi chống cự hoặc tranh đấu, để đổi lấy một cái gì cường mạnh hơn và trọn vẹn hơn. Nó phát sinh từ một sự cho phép mọi việc có mặt như chúng là, mà không bị mắc kẹt vào bản chất dính như keo của lòng tham muốn, của thương và ghét. Hành động ấy cũng tương tự như là ta mở rộng bàn tay ra, buông bỏ một vật gì mà mình hằng mãi mê nắm giữ.
Nhưng thật ra không phải sự dính mắc của lòng tham vào ngoại vật đã giam giữ ta. Cũng không phải chúng ta chỉ nắm giữ bằng đôi tay, chúng ta còn nắm bắt bằng tâm ý của mình nữa. Chúng ta tự bắt giữ mình, tự giam hãm mình bằng những quan điểm nhỏ hẹp, bằng những hy vọng và mơ ước nhỏ nhen. Thật ra buông bỏ có nghĩa là ta được trở nên trong sáng, không để bị ảnh hưởng bởi sự lôi cuốn của lòng ưa thích và ghét bỏ. Muốn đạt được sự trong sáng đó, ta cần phải biết cho phép sự sợ hãi và bất an của tự chúng biểu lộ ra dưới ánh sáng quán chiếu của chánh niệm.
Chúng ta chỉ có thể thực sự buông bỏ khi nào ta biết đem chánh niệm và sự chấp nhận, nhìn thẳng vào thực chất vô cùng dính mắc của mình. Và nếu ta biết ý thức được những lúc ta vô tình mang lên một cặp mắt kính màu, đi phân chia chủ thể và đối tượng, làm cong quẹo và uốn éo cái thấy của ta. Trong những lúc ấy, ta vẫn có một khả năng cởi mở, nhất là nếu ta có chánh niệm thấy được mình đang mãi mê theo đuổi, bám víu, buộc tội hoặc chối bỏ sự việc vì một lợi lộc riêng tư nào đó.
Sự tĩnh lặng, minh triết, tuệ giác chỉ có thể phát sinh khi ta thật sự an trú trong giờ phút hiện tại, mà không bám víu hoặc xua đuổi bất cứ một việc gì. Điều tôi nói đó bạn có thể thí nghiệm được. Hãy cứ thử đi cho biết! Bạn hãy thử chứng nghiệm đi, xem mỗi khi ta buông bỏ một cái gì mà mình rất ưa thích, nó có đem lại cho ta một sự mãn nguyện sâu xa hơn là sự bám víu vào nó hay không!
Nó bị lợi dụng và lạm dụng mỗi ngày. Nhưng tuy vậy, danh từ ấy diễn tả một thái độ nội tâm rất dũng mãnh, đáng cho ta tìm hiểu dù có là sáo rỗng hay không!
Buông bỏ có nghĩa y như vậy, là bảo ta thôi bám víu vào bất cứ một sự việc gì - cho dù đó là một ý tưởng, một vật, một sự kiện, một thời điểm, một quan niệm, hoặc một tham muốn nào đó. Buông bỏ là một quyết định có ý thức, với sự chấp nhận hoàn toàn hòa nhập vào dòng sông hiện tại trong khi hiện hữu đang khai mở.
Bỏ có nghĩa là thôi ép buộc, thôi chống cự hoặc tranh đấu, để đổi lấy một cái gì cường mạnh hơn và trọn vẹn hơn. Nó phát sinh từ một sự cho phép mọi việc có mặt như chúng là, mà không bị mắc kẹt vào bản chất dính như keo của lòng tham muốn, của thương và ghét. Hành động ấy cũng tương tự như là ta mở rộng bàn tay ra, buông bỏ một vật gì mà mình hằng mãi mê nắm giữ.
Nhưng thật ra không phải sự dính mắc của lòng tham vào ngoại vật đã giam giữ ta. Cũng không phải chúng ta chỉ nắm giữ bằng đôi tay, chúng ta còn nắm bắt bằng tâm ý của mình nữa. Chúng ta tự bắt giữ mình, tự giam hãm mình bằng những quan điểm nhỏ hẹp, bằng những hy vọng và mơ ước nhỏ nhen. Thật ra buông bỏ có nghĩa là ta được trở nên trong sáng, không để bị ảnh hưởng bởi sự lôi cuốn của lòng ưa thích và ghét bỏ. Muốn đạt được sự trong sáng đó, ta cần phải biết cho phép sự sợ hãi và bất an của tự chúng biểu lộ ra dưới ánh sáng quán chiếu của chánh niệm.
Chúng ta chỉ có thể thực sự buông bỏ khi nào ta biết đem chánh niệm và sự chấp nhận, nhìn thẳng vào thực chất vô cùng dính mắc của mình. Và nếu ta biết ý thức được những lúc ta vô tình mang lên một cặp mắt kính màu, đi phân chia chủ thể và đối tượng, làm cong quẹo và uốn éo cái thấy của ta. Trong những lúc ấy, ta vẫn có một khả năng cởi mở, nhất là nếu ta có chánh niệm thấy được mình đang mãi mê theo đuổi, bám víu, buộc tội hoặc chối bỏ sự việc vì một lợi lộc riêng tư nào đó.
Sự tĩnh lặng, minh triết, tuệ giác chỉ có thể phát sinh khi ta thật sự an trú trong giờ phút hiện tại, mà không bám víu hoặc xua đuổi bất cứ một việc gì. Điều tôi nói đó bạn có thể thí nghiệm được. Hãy cứ thử đi cho biết! Bạn hãy thử chứng nghiệm đi, xem mỗi khi ta buông bỏ một cái gì mà mình rất ưa thích, nó có đem lại cho ta một sự mãn nguyện sâu xa hơn là sự bám víu vào nó hay không!
Namo Buddhaya
Thích Tánh Tuệ