Lễ An Vị Tứ Động Tâm Thánh Tích Ấn Độ Tại Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang

26/09/20184:02 SA(Xem: 11599)
Lễ An Vị Tứ Động Tâm Thánh Tích Ấn Độ Tại Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang
LỄ AN VỊ TỨ ĐỘNG TÂM THÁNH TÍCH ẤN ĐỘ TẠI
THIỀN VIỆN TRÚC LÂM CHÁNH GIÁC TIỀN GIANG

truc lam chanh giac tu dong tam(THTG) Ngày 16/9, (nhằm ngày mùng 07 tháng 8, năm Mậu Tuất), Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tọa lạc tại xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức lễ an vị Phật Thánh tích Tứ động Tâm.

Thánh tích Tứ động Tâm được an vị tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác là 4 Thánh tích Phật giáo, theo mô hình truyền thống các thiền viện hệ phái Trúc Lâm Yên Tử: gồm Tháp Lâm Tỳ Ni – Nơi Phật Đản Sanh; Tháp Bồ Đề Đạo Tràng – Nơi Phật hành Đạo; Tháp chuyển Pháp Luân – Nơi Phật thuyết pháp đầu tiên và Câu Thi Na – Nơi Phật nhập Niết Bàn, trong đó tượng đức Phật Đản Sanh cao 1,4 mét;  đức Phật hành đạo cao 2,4 mét; đức Phật chuyển Pháp Luân cao 1,8 mét và tượng đức Phật nhập Niết Bàn dài 06 mét… Tất cả đều bằng đá hoa cương.

tien giangSáng ngày mùng 7 tháng 8 Mậu Tuất (16/09/2018), Chư  tôn đức Tăng, Ni Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử,  đã  trang trọng tiến hành  lễ an vị Phật và khánh thành 4 thánh tích Phật giáo (Lâm Tì Ni - nơi Phật đản sinh; Bồ Đề Đạo Tràng - nơi Phật thành đạo; Vườn Lộc Uyển - nơi Phật chuyển pháp luânCâu Thi Na - nơi Phật nhập diệt) tại TVTL Chánh Giác - Tỉnh Tiền Giang.

Đến tham dựchứng minh bưổi lễ có HT.Thích Giác Toàn, HT.Thích Bảo Nghiêm – đồng Phó Chủ tịch HĐTS,  chư tôn đức HĐTS, BTS Phật giáo tỉnh Tiền Giang và các tỉnh thành lân cận, chư tôn đức Tăng, Ni Thiền phái Trúc Lâm các tỉnh thành cùng đại diện chính quyền các cấp và hơn 30 ngàn Phật tử từ các đạo tràng khắp nơi rên mọi miền đất nước.

Đặc biệt có sự hiện diệnhoan hỷ tham dự của chư Tăng là quản trị của 4 thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ, Nepal cũng về tham dự.

Sau nghi thức tác bạch cung thỉnh chư tôn đức  tăng, Ni quang lâm Bồ Đề Đạo Tràng - nơi Đức Phật thành đạo trong khuôn viên khu thánh tích Tứ động tâm, Thượng tọa Thích Thông Phương, Phó ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm, trụ trì thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác đã phát biểu khai mạc - nói lên tâm nguyệný nghĩa của việc xây dựng công trình Tứ động tâm. Thể theo tâm nguyện của Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thanh hạ Từ tông chủ Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam , mong  muốn xây dựng Khu Thánh Tích Tứ Động  theo đúng nguyên mẫu với tỉ lệ 6:10.  Với tỉ lệ này thì tháp Đại Giác sẽ có chiều cao hơn 31m - nhằm tạo duyên lành cho những Phật tử gần xa không có đủ duyên đến Ấn Độ để chiêm bái, thì có thể đến thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác chiêm bái lễ lạy, tu họchành trì theo tấm gương của Đức Phật Thích Ca Mâu NiTrải qua gần 3 năm  khẩn trương thi công, cuối cùng bốn Thánh Tích: Tháp Phật Đản Sanh; Tháp Phật Thành Đạo; Tháp Phật Chuyển Pháp Luân; Tháp Phật Niết Bàn đã được hoàn thành như hiện nay,

Hòa thượng Thích Giác Toàn thay mặt chư tôn đức Hoà thượng có lời đạo từ tán dương công đức của chư Tăng Thiền phái Trúc Lâm, đặc biệt nơi thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác đã kiến tạo nên 4 công trình Phật giáo tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang để Phật tử các nơi về chiêm bái.

Sau đó, chư tôn đức Hoà thượng cử hành nghi thức niêm hương lễ Phật, sái tịnh và nhiễu quanh 4 thánh tích Phật giáo - Tứ động tâm - chính thức đưa vào sử dụng.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/04/2024(Xem: 15860)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.