Quả báo của việc gây tạo chiến tranh

02/10/20184:00 SA(Xem: 8650)
Quả báo của việc gây tạo chiến tranh

QUẢ BÁO CỦA VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH
Quảng Tánh

Gây tạo chiến tranh, giặc giã, xung đột, mâu thuẫn là một tập tính cố hữu của con người. Từ thuở hồng hoang cho đến hiện đại, nhân loại chưa bao giờ ngưng nghỉ các mâu thuẫnxung đột giữa các cá nhân, sắc tộc, vùng lãnh thổ, quốc gia mà dường như nó đang diễn ra trên thế giới ngày càng quyết liệt và nặng nề hơn.

chien tranh do nat
Chiến tranh và đổ nát, cùng mất mát của người dân Syria
trong thời hiện đạihình ảnh cảnh tỉnh về nỗi đau
do nó gây ra, cũng là cảnh báo về nhân gây ra
chiến tranh sẽ lãnh quả không hề đơn giản - Ảnh minh họa

Có vẻ quan niệm “chân lý trong tay kẻ mạnh” đã thích ứng với nhiều người, đang là định hướng sống cho số đông nên chạy đua vũ trang, hiện đại hóa quân đội vẫn là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo cùng các thể chế chính trị. Và hậu quả là chiến tranh, khói lửa, bom đạn vẫn triền miên, ngăn được chỗ này lại bùng phát nơi kia, gây chết chóc thương vong vô số cho dân lành vô tội.

Dường như nhân loại từ xưa đến nay đành bất lực với thực trạng xung đột, chiến tranh, bắn giết. Đơn giản chỉ vì chấp thủ cái tôi, bản ngã; tham, sân, si là tập tính cố hữu của chúng sinh. Con người hiện đại hiểu biết và nhân văn hơn nhưng cũng không vượt thoát sự chi phối mãnh liệt của ba phiền não gốc rễ này. Đặc biệttham lam, muốn mình có được nhiều thứ. Khi lòng tham không thỏa mãn, tự động lòng sân hận phát khởi, thế là tranh chấp và bạo lực xảy ra.

“Một thời, Phật ở tại thành Vương-xá... cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh thân thể to lớn mọc đầy lông, lông bén nhọn như dao, rực lửa, trở lại cắt đứt chính thân thể, đau đớn tận xương tủy... cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo:

Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành Vương-xá này, ưa thích chiến tranh, dùng đao kiếm chém giết người.

Vì tội này nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ.

Nay vì dư báo địa ngục này nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ.

Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 514)

Đạo Phật chủ trương hòa bình, lấy từ bi hóa giải hận thù, lấy sự xả buông để khắc chế tham ái. Chiến tranh, xung đột, bạo động là biểu hiện rõ ràng của tham lam, sân hậnsi mê. Học theo Phật để buông xả thù hận, từ bỏ đao kiếm. Hai nhân tố cốt tủy mà Phật giáo có thể hiến tặng cho thế giới để hóa giải xung đột, thiết lập hòa bình chính là trí tuệtừ bi.

Trí tuệ là thấy rõ “chân lý trong tay kẻ mạnh” chỉ là tạm thời. Không ai yếu bại hoài mà cũng chẳng ai mạnh thắng hoài. Tất cả đều vô thường và bị đổi thay. Mặt khác, khi dùng sức mạnh để đè bẹp đối phương, cai trị họ với bàn tay sắt máu sẽ tạo ra trường thù hận, nghiệp chướng nặng nề. Quả báo của việc gây chiến và tàn sát, giết chóc nặng nề phải đọa địa ngục nhiều kiếp. Khi mãn hình phạt thống khổ của địa ngục, tái sinh làm ngạ quỷ “thân thể to lớn mọc đầy lông, lông bén nhọn như dao, rực lửa, trở lại cắt đứt chính thân thể, đau đớn tận xương tủy”.

Hình ảnh ngạ quỷ “lông tự cắt thân, đau đớn cùng cực” này ngoài ý nghĩa y báo khổ đau tương ứng với chánh báo giết hại còn cho thấy một sự dằn vặt, trăn trở về những tội lỗi sát hại của tự thân đã gây tạo trong chiến tranh. Các hội chứng tâm thần, ám ảnh, đau khổ của cựu binh bước về từ cõi chết minh chứng rất rõ điều này. Nên hãy thấy rõ bản chất khổ đau của xung đột dù thắng hay thua để yêu thươngtha thứ nhằm thiết lập hòa bình, an vui cho nhân loại và muôn cả loài.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.