Thăm người nghèo, sống một mìnhcô đơn ở Frankfurt

08/10/20183:25 CH(Xem: 5420)
Thăm người nghèo, sống một mình và cô đơn ở Frankfurt

Ký sự đường xa:
THĂM NGƯỜI NGHÈO, SỐNG MỘT MÌNHCÔ ĐƠN Ở FRANKFURT 

Nguyễn Mạnh Hùng

BodoTôi đến châu Âu nhiều lần và nhất là Đức. Tôi yêu Đức và thấy đây là quốc gia rất phát triển, rất văn minh. Đồ dùng của Đức thì quá tuyệt vời. Ở Pháp còn thấy nhiều người nghèo, kể cả lừa đảo. Ở Ý còn thấy trộm cắp. Ở Bỉ thấy kẻ xấu, móc túi… Nhưng ở Đức thật sự thấy văn minh và bất cứ dùng thứ gì ở Đức cũng luôn rất yên tâm.

Tôi chưa bao giờ nghĩ đến những người nghèo và thiếu thốn tại Đức. Ấy vậy mà anh bạn John của tôi lại cho biết có không ít người poor, alone and lonely tức là nghèo, sống 1 mình và cô đơn.

Và để có những trải nghiệm như vậy, chúng tôi quyết định đến thăm bác Bodo ở ngay Frankfurt.

Trước khi đến thăm, anh John chị Lan có gọi điện đến quán café ngay bên cạnh nơi bác hay đến uống café để báo trước rằng chúng tôi sẽ đến. Bác Bodo không dùng internet, không có điện thoại. Cách duy nhấtliên lạc với bác qua hàng xóm.

Chúng tôi chuẩn bị sẵn một xuất thức ăn rất ngon từ nhà hàng của 2 vợ chồng Đương Thi. Các bạn ấy biết chúng tôi đến thăm bác còn gọt trái cây rất ngon sẵn để chúng tôi mang đến tặng bác.

Tôi đã biết trước rằng hàng tháng bác có 600 Euro để chi tiêu, bao gồm cả tiền thuê nhà, điện nước, sưởi, ăn uống,… Vậy nên rất thiếu thốn. sao mà đủ được cơ chứ, bởi tiền thuê căn phòng đã mất 1 khoản rồi.

Chuyện làm tôi xúc động là bác Bodo hàng tháng vẫn tiết kiệm từ 50 euro đến 150 euro để làm từ thiện cho các nước châu Phi và châu Á nghèo. Thật là cảm kích.

Bác Bodo năm nay chắc quãng hơn 70 tuổi. Bác rất xúc động khi biết chúng tôi đến từ Việt Nam. Xúc động lắm. Bác cứ nhắc đi nhắc lại 2 từ là Việt Nam và Hồ Chí Minh.

Chúng tôi tặng bác thức ăn. Bác vui lắm bởi phần lớn là bác ăn đồ ăn nguội. Bác sống 1 mình và chưa bao giờ có vợ. Bác tiết kiệm đến vô cùng, chẳng dám tiêu gì cả. Đến tắm nước nóng cũng không dám. Đến cắt tóc cũng không. Tất cả là tiết kiệm tiền.  Tất cả là để chi tiêu ít nhất.

Anh John chị Lan kể câu chuyện rằng một hôm đi dạo chơi phát hiện ra một người lớn tuổi đeo ba lô đi trên đường. Trời thì sắp tối. Hỏi ra mới biết bác ấy đi bộ sang làng bên. Hỏi tiếp thì biết bác ấy đi bộ từ nhà đến đây, cả trăm km. Hỏi nữa thì bất ngờ vì bác ấy ngủ đêm trong rừng cây. Thế là anh chị mời bác về nhà nghỉ ngơi.

Sau khi biết hoàn cảnh của bác, 2 vợ chồng anh John chị Lan thỉnh thoảng đón bác về nhà. Việc đầu tiên là cắt tóc, cạo râu cho bác. Rồi tắm cho bác. Giặt đồ cho bác. Cắt móng tay móng chân cho bác. Nói tóm lạitrọn vẹn 1 ngày để biến bác thành một người hoàn toàn khác. Nói thật là tôi rất cảm kích tấm lòng và cái tâm thiện lành của anh chị Lan John. Nói thật là tôi chưa thể làm được những việc này.

Bác Bodo đi bộ rất nhiều. Bác đi bộ hàng ngàn km từ tây Đức sang đông Đức. Đi khắp nơi. Đi mãi mà không sao. Thế đấy.

Bác Bodo tham gia rất nhiều cuộc marathon. Rất nhiều. Đến mức bác được Tổng thống Đức mời đến tiếp. Anh John kể rằng khi đó bác không hề có giày và complet và anh John đã tặng nguyên một bộ cho bác ấy.

Hôm nay đến thăm căn nhà nhỏ bác Bodo vui lắm. Căn phòng của người nghèo chỉ có 1 phòng và khá bừa bộn. Nhưng có rất nhiều sách. Anh John có giới thiệu trước là bác đọc rất nhiều.  Tôi khá bất ngờ.

Bác đọc sách nhiều lắm. Lúc nào cũng đọc. Trí nhớ thì quá tốt. Nhớ hết. Cái gì cũng nhớ. Kể cả những chuyện rất lâu, rất xưa. Và bác thích kể chuyện về quá khứ. Anh john thì bảo tôi rắng trí nhớ của bác tốt là do đọc sách nhiều. Có lẽ là có lý.

Biết tôi sang tham gia hội sách Frankfurt, bác Bodo lôi rất nhiều sách ra tặng. Nhiều lắm. Nhiều sách quý và cũ. Có những cuốn từ những năm 1876, cách đây hơn cả trăm năm. Tôi xúc động vô cùng. Nếu chúng tôi không đòi về thì có lẽ bác mang hết sách ra tặng mất.

Rồi chúng tôi mời bác đi uống café. Ra quán, chúng tôi gọi nước lọc và nước cam. Hỏi thì bác bảo muốn uống bia. Thế là gọi cho bác a chai. Bác ngồi và cứ nói chuyện liên tục với tôi. Kể về những gì bác biết về Việt Nam. Về những nơi bác đã đi bộ qua. Về những cuốn sách bác thích.

Tai bác không tốt nên chúng tôi phải nói rất to. Thật thú vị.

Bác Bodo hạnh phúc lắm và liên tục nắm tay chúng tôi. Rồi ôm hôn. Rồi lại cười. Xúc động. Thấy bác rạng rỡ tươi vui chúng tôi mừng vô cùng. Anh John nói rằng người cô đơn khi được quan tâm họ hạnh phúc lắm. Nhất là chúng tôi là người nước ngoài, đến từ nơi rất xa nữa.

Tôi rút ví lấy ít tiền tặng bác. Lúc đầu bác như muốn từ chối. Sau lại nhận và cất rất kỹ vào túi. Tôi cảm nhận rất rõ sự trân trọng của bác Bodo.

Chúng tôi phải về vì trời đã về chiều. Bác Bodo rất muốn mời quay lại nhà bác. Bác muốn tặng sách nữa cho chúng tôi. Bác muốn chúng tôi vào nhà bác ngồi chơi thêm với bác. Bác bảo thích bất cứ sách gì, thích bất cứ cuốn nào bác tặng ngay.

Tôi ngồi và nghĩ về bác rất nhiều. Lên giường định đi ngủ nhưng hình ảnh bác cứ hiện về. Thì ra người nghèo, người cô đơn ở đâu cũng có. Đâu chỉ là Băng La Đét, Ấn Độ, hay Nepal,.. Kể cả ở các nước giàu nhất, văn minh nhất thế giới. Thôi phải dậy, ngồi viết ngay ra những dòng này. Tạm để thỏa nỗi lòng mình. Và để chia sẻ với mọi người.

Lần trước đi thăm và tặng quà cho người vô gia cư ở Tokyo, Nhật Bản đã thấy ấn tượngxúc động lắm. Lần này đến thăm và tặng quà cho bác Bodo tôi thấy còn xúc độngxao xuyến hơn. Một cảm giác rất lạ, rất khó tả đang trào dâng trong tôi lúc này.

Tự nhiên trong não lại hiện thêm hình ảnh khiêm tốn, giản dị, tốt bụng đến khó tin của vợ chồng anh John chị Lan. Chợt nhận ra thêm rằng, trong cuộc sống, những khó khăn cũng giống như cái cửa, không thể nào mỗi cánh cửa đều vừa với cơ thể và chiều cao của chúng ta. Cửa có thể sẽ thấp hơn hoặc chật hơn. Bậc thiện tri thức hiểu được phải khom lưng, nghiêng người để qua. Người cố chấp thì thường đụng phải tường, thậm chí vỡ đầu chảy máu. Hạnh khiêm cung và trân trọng tất cả mọi người, mọi chúng sinh là rất quan trọng và quý giá.

Đêm nay có lẽ sẽ mơ về nước Đức, về Hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair sẽ khai mạc 18h00 chiều mai. Và thế nào cũng mơ về bác Bodo.

Nguyện chúc bác khỏe. Nguyện mong bác bớt cô đơn. Và tôi mong quay lại đây để 1 lần nào đó cho bác đi  tắm nước nóng, cắt tóc, cắt móng tay móng chân cho bác. Và cả giặt  quần áo và dọn nhà nữa.

Nguyện cầu cho thế gian này bớt đi những người nghèo, người cô đơn. Nguyện ngày an lành, đêm an lành. Ngày đêm 6 thời đều an lành. An lành trong mỗi giây mỗi phút. An lành trên cả thế gian này./.

Frankfurt, CHLB Đức đêm 08/10/2018

Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà

BodoBodo 12Bodo 11Bodo 10Bodo 9Bodo 8Bodo 7Bodo 6Bodo 5Bodo 4Bodo 3Bodo 2


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20403)
12/10/2016(Xem: 18382)
26/01/2020(Xem: 10961)
12/04/2018(Xem: 19166)
06/01/2020(Xem: 10006)
24/08/2018(Xem: 8617)
12/01/2023(Xem: 2998)
28/09/2016(Xem: 24346)
27/01/2015(Xem: 24315)
11/04/2023(Xem: 2249)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.