TIỀN GIANG
Mất khoảng một giờ đi xe, từ ngã ba Trung Lương (TP Mỹ Tho), theo Quốc lộ 1A hướng về miền Tây khoảng 6 km, đến ngã ba Long Định, du khách rẽ phải chừng 20 km rồi men theo đường Tràm Mù sẽ đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác. Trên đường đến đây, du khách có dịp ngắm nhìn những cánh đồng khóm nối tiếp bạt ngàn, những luống thanh long xanh ngút tầm mắt.
Thiền viện được xem là một trong những thiền viện lớn nhất nước, nằm sâu trong vùng trũng của xã Thạnh Tân, - vốn là một xã nghèo, đất nhiễm phèn nên khó canh tác, nơi đây chủ yếu trồng khóm, gần đây trồng thêm thanh long.
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được xây dựng từ năm 2012 trên tổng diện tích 30 ha thuộc địa bàn ấp 1, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Thiền viện mang kiến trúc đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm với 25 hạng mục quan trọng.
Khuôn viên Thiền viện gây ấn tượng cho du khách với rất nhiều cổ thụ, hoa kiểng quý. Riêng chánh điện nằm trên một diện tích rộng 1.000 m2, sức chứa trên 3.000 người. Bên trong chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5 m, nặng trên 30 tấn, do các nghệ nhân Myanmar chế tác; hai bên là tượng Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử và Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi.
Khuôn viên thiền viện này rất hoành tráng với kiến trúc 4 thánh tích Phật giáo, tổng diện tích là 30ha, theo mô hình truyền thống các thiền viện hệ phái Trúc Lâm Yên Tử; 25 hạng mục đã và sẽ xây dựng: 2 khu vực nội và ngoại viện, 4 Tăng đường, 1 thiền đường, 10 thất chuyên tu, không có khu cho Ni nhưng có nhà khách nữ. Đặc biệt các kiến trúc đều cao rộng, thoáng, không bố trí nhiều tượng thần tiên, tất cả các chữ dùng trong chùa đều là tiếng Việt (chữ quốc ngữ) chứ hoàn toàn không dùng chữ Hán nữa, từ bảng tên đến hoành phi, câu đối...
Bốn Thánh tích (Tứ động tâm) có tỉ lệ 6/10 so với nguyên mẫu (gồm vườn Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, vườn Lộc Uyển nơi Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt); tháp Đại giác nơi tôn thờ Đức Phật Thích Ca thành đạo cũng theo tỷ lệ trên và có chiều cao 31m; ngay trung tâm thiền viện sẽ đắp một hòn giả sơn cao 25m làm thế tựa lưng cho tổ đường, chánh điệnSau 2 năm xây dựng, bốn mô hình thánh tích Phật giáo liên quan tới Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Nepal đã hoàn thành trên mảnh đất miền Tây của nước Việt, tọa lạc tại ấp 1 (cách Quốc lộ 1A khoảng 20km) thuộc xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, trong quần thể thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác. Đây là công trình được xây dựng thể theo tâm nguyện của Trưởng lão HT.Thích Thanh Từ, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, vị giáo phẩm chủ trương phục hồi thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, cũng như mong mỏi của Phật tử xa gần. ĐĐ.Thích Thông Kim, phó trụ trì thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác cho biết, đây là công trình kiến trúc đầu tiên ở Việt Nam mô phỏng 4 thánh tích Phật giáo (còn gọi là Tứ động tâm), liên quan tới 4 sự kiện thiêng liêng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đánh dấu nơi Ngài Đản sanh, Thành đạo, Chuyển pháp luân và Nhập Niết-bàn ở Ấn Độ và Nepal. Thiền viện sẽ tổ chức lễ an vị Phật và khánh thành vào ngày 15, 16-9-2018.
(Truyền Hình Tiền Giang)
(VietWeekly TV)