Kiểng chùa xưa

15/01/20193:37 SA(Xem: 6696)
Kiểng chùa xưa

KIỂNG CHÙA XƯA
Tiểu Lục Thần Phong

 

chua lang queCó những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúa rì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...

Ngôi chùa cổ kính đẹp, yên ả vô cùng. Gã chẳng biết kiến trúc chữ Công, chữ Quốc gì cả; chỉ biết rằng chánh điện thờ Phật, hai gian đông- tây thờ tổ và nhà khách, kế là bếp; chính gữa bốn khối nhà là sân cát hay còn gọi giếng trời. Những ngày rằm, mồng một theo cha lên chùa thích ơi là thích. Gã chạy rảo quanh chùa, nhìn ngó, ngắm nghía, thậm chí sờ mó những dòng chữ Hán trên các bia mộ tổ quanh vườn. Ngôi chùa như một góc trời, một vùng phương ngoaị của gã. Dân quanh vùng đều nghèo, cúng dường cũng đơn sơ chỉ là vài ký gạo, nải chuối, hoặc trái cây trong vườn... nhưng rất thân thiện, ấm áp tình đời, lý đạo. Vị hoà thượng như một người cha hiền từ, nụ cười thường trực trên môi, dù tu hành nhưng rất dí dỏm. Ngài chưa hề có một một yêu cầu nào dù nhỏ nhất. Hết sức ung dung, thanh thản dù ngài ngày ăn một bữa, đôi khi chỉ là một gói mì. Dân chúng quanh vùng ai cũng quý mến và kính trọng! Tục lệ địa phương thường sắm sẵn quan tài để dành khi hữu sự,khổ nỗi laị sợ không dám để ở nhà, thế là đem hết lên chùa gởi thầy. thầy từ bi, bao nhiêu cũng chứa; vì thế trong chùa lúc nào cũng có mấy mươi cỗ quan tài. Nhiều người đồn đaị: " đêm trước, nếu cỗ quan tài nào có tiếng động thì nhất định hôm sau nhà ấy có người chết". Thầy cười:" Đừng noí bá xàm". Tuy chuyện người lớn nhưng gã cũng nghe lóm khá nhiều, đaị loại là như vậy. Gã rất thích những con cá hoá long gắn đầu máng xối, mỗi khi mưa nước từ miệng cá tuôn ra ào ạt, chợt nhiên thấy cả một bầu trời cổ tích! 


Thế rồi chuyện ngày xửa ngày xưa thành xưa thật! thầy tịch, người mới bổ về. Thế là xuất hiện chuyện ngày nay mà sao nó xa xưa dễ sợ! dân kính thầy, quý thầy bao nhiêu thì xa lạ với người mới bao nhiêu. Thầy mới theo phong trào chùa to phật lớn, phá bỏ hoàn toàn ngôi già lam cổ kính để xây mới theo kiểu tân thời, kiểu cách Tàu, sơn phết loè loẹt... giống một cô gái quê chân đầy phèn mà mặc váy, tô son trét phấn! cả một trời phương ngoaị sụp đổ hoàn toàn, cả một trời cổ tích tàn phai. dẫu biết vô thườnglẽ thường, dẫu biết thay đổi vốn trong từng sát na, nhưng thay đổi như thế này thì đau lòng quá, oan uổng quá! Cơn lốc chùa to Phật lớn, kiểu Tàu, pháp khí Đài Loan... càn quét từ thành thị đến thôn quê! bây giờ những ngôi chùa tân thời to lớn đồ sộ nhưng na ná như cố cung Bắc Kinh! còn đâu những kiểng chùa xưa? 

Vùng phương ngoaị xa xăm, đêm nằm nghe tuyết đổ, lòng cháy lên bao kỷ niệm âm âm. Vùng phương ngoại mông lung, hồn phất phơ theo tuyết bay trong gió! Gã nhớ gì? thương gì? nhớ thương những mênh mông bất tận, nhớ những cái ảo mờ sương khói, thương những cái không sao nắm bắt được bao giờ! Đất trời vô cùng tận, thời gian lãng đãng qua như nước chảy, mây bay, như hoa rơi, lá rụng. Lịch sử thăng trầm nối tiếp nhau, đời nào cũng có anh hùngđời nào cũng có bọn lưu manh! công danh phú quí dẫu có dài cũng trong một kiếp người nhưng bia đá, bia miệng thì muôn đời! 

Tuyết đổ trắng sân nhà, cả sơn hà đaị địa phủ một màu trinh bạch, tinh khiết; nhìn ra ngỡ như một cõi nguyên sơ. Cõi nguyên sơ nào? coĩ nguyên sơ ở đâu? nó ở ngay lòng mình, nó ở trong tâm mình đó thôi! Nhất thiết duy tâm tạo cơ mà! Mùa xuân hoa đua nở, mùa hạ biếc cây đời, mùa thu lá vàng rơi, mùa đông phơ phất tuyết vẫn kkhông xóa nhoà được hình ảnh cố quận ngày xưa! vẫn lung linh như ngôi sao trên bầu trời đêm! những tháng ngày lang thang vùng phương ngoại, đời vẫn như áng mây bay về phương ấy! Gã vẫn sống những tháng ngày thương nhớ, nhớ thương tràn ngập trong lòng, tâm hồn như sợi dây đàn luôn ngân nga những giai điệu ân tình. Tháng ngày vất vả mưu sinh vẫn réo rắt gọi tình! cái tình vạn thuỷ thiên sơn, cái tình nhất kiến chung sinh, cái tình đẹp mong manh, trong vắt, thánh thót... nhưng không sao nắm bắt được bao giờ! 

Kiểng chùa xưa giờ đã mất, mất vĩnh viễn. Chuyện ngày xưa vẫn còn mà chuyện ngày nay laị xưa đến vô cùng!

TIỂU LỤC THẦN PHONG 
Ất Lăng thành, 2018

 

Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21458)
12/10/2016(Xem: 19347)
26/01/2020(Xem: 12059)
12/04/2018(Xem: 20290)
06/01/2020(Xem: 11119)
24/08/2018(Xem: 9590)
12/01/2023(Xem: 4022)
28/09/2016(Xem: 25239)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…