NĂM MỚI, CÚNG SAO GIẢI HẠN
Huệ Quang
Huệ Quang
Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, phật tử hay gọi cho tôi, hỏi về tuổi tác của họ trong năm mới. Các câu hỏi đều xoay chung quanh chủ đề về sao chiếu mạng. Họ muốn biết dựa vào tuổi của họ, năm nay họ chịu hạn tốt hay hạn xấu. Nếu nghe sao xấu họ muốn biết phải cúng sao giải hạn ra sao. Tóm lại, phật tử mong cầu chùa sẽ đứng ra giúp cho họ cúng sao giải hạn để năm hết Tết đến, họ gặp vận may, cuộc sống hanh thông, gia đình bình an, công ăn việc làm được ổn định, buôn may bán đắt, con cháu tránh được bệnh tật, vợ chồng ít gây gỗ, v.v.
Trên mặt tâm lý, là con người, ai cũng lo sợ bất hạnh sẽ xảy đến cho chính mình. Chính những ẩn số của tương lai khiến cho họ tò mò muốn đi tìm những câu giải đáp. Nếu phòng hờ được thì phòng hờ, còn không được thì tin vào cúng kiếng, xin sự che chở của thánh, thần, trời, Phật. Xa hơn nữa, họ tin vào mỗi con người có một sao chiếu mạng nên nếu sao xấu hạn xấu thì cúng sao giải hạn cho được bình yên. Như tôi đã nói ở trên, về mặt tâm lý, sự sợ hãi của con người về những ẩn số trong tương lai là chuyện bình thường. Khi có bệnh ai lại không muốn đi tìm thầy thuốc để được sự giúp đỡ?
Vậy người thầy thuốc là ai mà mình nên tìm đến? Chắc chắn không thể là một ông thầy hay một ông sư tu tại một ngôi chùa nào đó. Là người phật tử chúng ta phải khôn ngoan nhận xét và hiểu bằng trí tuệ. Là một người xuất gia từ lúc 8 tuổi, được theo học với nhiều vị thầy giỏi, được đào tạo từ các phật học viện như Hải Đức Nha Trang, tôi muốn chia xẻ với quý Phật tử về việc cúng sao giải hạn qua cái nhìn riêng của tôi.
Chúng ta hãy tin vào nhân quả. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Sống hiền lành, làm điều thiện từ hành động, lời nói và ý nghĩ thì quả tốt, điều lành chắc chắn sẽ đến. Làm điều ác, hung dữ từ hành động, lời nói và ý nghĩ thì quả xấu trước sau gì cũng đến. Một ông thầy không thể là một người bói toán, giúp cho phật tử thoát khỏi cảnh tai ương nhờ vào cúng sao giải hạn được. Nếu có vị tu sĩ nào hứa hẹn sẽ giúp phật tử làm điều đó, chúng ta phải cẩn thận và nhận xét thật kỹ lưỡng.
Trong kinh Di giáo, trước khi Phật mất (tôi tránh dùng những danh từ khó hiểu như Niết Bàn, Tịnh độ, v.v. khiến làm cho chúng ta và Phật trở thành xa cách nhau), ngài để lại những lời giáo huấn cuối cùng cho các tu sĩ đệ tử đang vây chung quanh đức Phật lúc ấy. Ngài nói “Giữ tịnh giới thì các thầy không được buôn, bán, đổi chác, sắm sửa đất nhà, nuôi người, tôi tớ và súc vật, lo việc gieo trồng, kinh doanh tài bảo. Tất cả việc này, hãy tránh như tránh hố lửa. Kể cả việc chặt phá cỏ cây và đào cuốc đất đai. Những việc chế thuốc thang, coi bói tướng, coi thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số, đều không thích hợp với các thầy. Các thầy hãy tiết chế cơ thể, ăn đúng thì giờ, sống bằng cách sống trong sạch, không được tham dự thế sự, lãnh sứ mạng liên lạc. Chú thuật, thuốc tiên, giao hảo quyền quí, và thân thiết với họ, rồi hèn hạ, ngạo mạn, tất cả đều không được làm. Phải tự đoan tâm, chánh niệm cầu độ. Không được che dấu lầm lỗi, tỏ ra kỳ dị để mê hoặc quần chúng. Đối với bốn sự hiến cúng thì phải biết tự lượng và biết vừa đủ. Hễ được hiến cúng thì không nên tích trữ.” Dựa vào lời giáo huấn trên, thì một vị tu sĩ không nên làm những việc như coi bói tướng, coi thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số. Nếu là một tu sĩ chân chánh thì không có lý do gì lại xem sao giải hạn cho phật tử cả. Ngài còn nói thêm rằng “không được che dấu lầm lỗi, tỏ ra kỳ dị để mê hoặc quần chúng.” (Kinh Lời dạy cuối cùng do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch). Một vị thầy khi nhận thấy phật tử lo âu cho tương lai không nên lợi dụng hoàn cảnh để làm cho người phật tử ấy mang thêm lo âu, hoặc làm ra vẻ như tương lai huyền bí của người ấy đang nằm trong tay mình. Là một tu sĩ chân chánh phải hết lòng khuyên và chỉ bày cho phật tử những gì gọi là chánh kiến và những gì được Đức Phật xem là tà kiến. Chúng ta không thể ghét hay thù một người nào đó, rồi xem ngày xem giờ tốt trước khi đến đánh chửi người đó rồi mong cầu thoát khỏi nhân quả được.
Là người Phật tử, chúng ta phải thực hành lời Phật dạy. Chúng ta phải thể nghiệm cho được định luật vô thường, hiểu được nhân quả. Tất cả những gì chúng ta có thể tiếp xúc được, thấy được đều chịu chung một định luật vô thường, hủy diệt, không thể trường tồn hay còn hoài được. Hiện tại là kết quả của nhân quá khứ cũng như tương lai là quả của hiện tại. Trong kinh Dhannmapada, hay được gọi là kinh Pháp cú, phẩm Song Yếu, câu 20 Phật nói “tuy tụng ít kinh mà thường y giáo hành trì, hiểu biết chân chánh, từ bỏ tham sân, si, tâm hiền lành, thanh tịnh, giải thoát, xa bỏ thế dục, thì dù ở cõi này hay cõi khác, người kia vẫn hưởng phần ích lợi.” Có thể mỗi chúng ta có hoàn cảnh khác nhau. Người thích đi chùa, kẻ bộn bề công chuyện. Kẻ tin nhiều người tin ít. Điều đó không quan trọng. Không nhất thiết chúng ta phải tụng kinh trì chú hàng ngày, vì “tụng nhiều kinh mà buông lung không thực hành thì chẳng hưởng được phần ích lợi của Sa môn, khác nào kẻ chăn bò thuê, lo đếm bò cho người,” như Đức Phật đã dạy trong câu số 19 cùng phẩm. Chúng ta cứ sống đúng, hiểu biết một cách đúng đắn, làm điều lành từ lời nói, ý nghĩ, sống biết đủ, không lệ thuộc quá nhiều vào vật chất, tránh tham lam, sân hận ghét người này thù người kia, thì không những ngay thực tế trước mắt mà kinh gọi là đời này, chúng ta sẽ cảm thấy an vui, mà ngay cả đời sau, nếu có, chúng ta cũng sẽ có sự an vui ấy. Tại sao chúng ta không lo ngay đời này, sống thật bình an, sống có ý nghĩa, tha thứ cho những người đã làm phiền lòng mình cho dù họ vô tình hay cố ý, mà lại bỏ cả công sức để lo cho một cuộc sống mà chính chúng ta cũng không biết ở đâu, ra sao, sau khi chúng ta từ giã cõi đời. Đức Phật nói rất rõ, “thì dù ở cõi này hay cõi khác,” có nghĩa là đời này hay đời khác, chúng ta cũng sẽ cảm thấy an lạc. Như trong tâm lý học nhờ vào nhiều khảo cứu, các nhà tâm lý đã nói, khi chúng ta sống vui chúng ta sẽ chết vui; nếu chúng ta sống trong đau khổ, chúng ta cũng sẽ chết trong đau khổ.
Năm hết, Tết đến, thành tâm chúc chiến hữu và gia đình thân tâm an lạc. Không gì bên ngoài có thể giúp mình vui hay buồn. Tất cả đều do chính mình tạo tác. Khi lòng mình mà buồn thì cảnh có vui cũng bằng thừa. Khi lòng mình vui và an lạc, cảnh có bất như ý mấy mình cũng sẽ dễ dàng chấp nhận và tha thứ. Đó chính là chìa khóa then chốt của những người tin và thực hành con đường của Đức Phật.
Trên mặt tâm lý, là con người, ai cũng lo sợ bất hạnh sẽ xảy đến cho chính mình. Chính những ẩn số của tương lai khiến cho họ tò mò muốn đi tìm những câu giải đáp. Nếu phòng hờ được thì phòng hờ, còn không được thì tin vào cúng kiếng, xin sự che chở của thánh, thần, trời, Phật. Xa hơn nữa, họ tin vào mỗi con người có một sao chiếu mạng nên nếu sao xấu hạn xấu thì cúng sao giải hạn cho được bình yên. Như tôi đã nói ở trên, về mặt tâm lý, sự sợ hãi của con người về những ẩn số trong tương lai là chuyện bình thường. Khi có bệnh ai lại không muốn đi tìm thầy thuốc để được sự giúp đỡ?
Vậy người thầy thuốc là ai mà mình nên tìm đến? Chắc chắn không thể là một ông thầy hay một ông sư tu tại một ngôi chùa nào đó. Là người phật tử chúng ta phải khôn ngoan nhận xét và hiểu bằng trí tuệ. Là một người xuất gia từ lúc 8 tuổi, được theo học với nhiều vị thầy giỏi, được đào tạo từ các phật học viện như Hải Đức Nha Trang, tôi muốn chia xẻ với quý Phật tử về việc cúng sao giải hạn qua cái nhìn riêng của tôi.
Chúng ta hãy tin vào nhân quả. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Sống hiền lành, làm điều thiện từ hành động, lời nói và ý nghĩ thì quả tốt, điều lành chắc chắn sẽ đến. Làm điều ác, hung dữ từ hành động, lời nói và ý nghĩ thì quả xấu trước sau gì cũng đến. Một ông thầy không thể là một người bói toán, giúp cho phật tử thoát khỏi cảnh tai ương nhờ vào cúng sao giải hạn được. Nếu có vị tu sĩ nào hứa hẹn sẽ giúp phật tử làm điều đó, chúng ta phải cẩn thận và nhận xét thật kỹ lưỡng.
Trong kinh Di giáo, trước khi Phật mất (tôi tránh dùng những danh từ khó hiểu như Niết Bàn, Tịnh độ, v.v. khiến làm cho chúng ta và Phật trở thành xa cách nhau), ngài để lại những lời giáo huấn cuối cùng cho các tu sĩ đệ tử đang vây chung quanh đức Phật lúc ấy. Ngài nói “Giữ tịnh giới thì các thầy không được buôn, bán, đổi chác, sắm sửa đất nhà, nuôi người, tôi tớ và súc vật, lo việc gieo trồng, kinh doanh tài bảo. Tất cả việc này, hãy tránh như tránh hố lửa. Kể cả việc chặt phá cỏ cây và đào cuốc đất đai. Những việc chế thuốc thang, coi bói tướng, coi thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số, đều không thích hợp với các thầy. Các thầy hãy tiết chế cơ thể, ăn đúng thì giờ, sống bằng cách sống trong sạch, không được tham dự thế sự, lãnh sứ mạng liên lạc. Chú thuật, thuốc tiên, giao hảo quyền quí, và thân thiết với họ, rồi hèn hạ, ngạo mạn, tất cả đều không được làm. Phải tự đoan tâm, chánh niệm cầu độ. Không được che dấu lầm lỗi, tỏ ra kỳ dị để mê hoặc quần chúng. Đối với bốn sự hiến cúng thì phải biết tự lượng và biết vừa đủ. Hễ được hiến cúng thì không nên tích trữ.” Dựa vào lời giáo huấn trên, thì một vị tu sĩ không nên làm những việc như coi bói tướng, coi thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số. Nếu là một tu sĩ chân chánh thì không có lý do gì lại xem sao giải hạn cho phật tử cả. Ngài còn nói thêm rằng “không được che dấu lầm lỗi, tỏ ra kỳ dị để mê hoặc quần chúng.” (Kinh Lời dạy cuối cùng do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch). Một vị thầy khi nhận thấy phật tử lo âu cho tương lai không nên lợi dụng hoàn cảnh để làm cho người phật tử ấy mang thêm lo âu, hoặc làm ra vẻ như tương lai huyền bí của người ấy đang nằm trong tay mình. Là một tu sĩ chân chánh phải hết lòng khuyên và chỉ bày cho phật tử những gì gọi là chánh kiến và những gì được Đức Phật xem là tà kiến. Chúng ta không thể ghét hay thù một người nào đó, rồi xem ngày xem giờ tốt trước khi đến đánh chửi người đó rồi mong cầu thoát khỏi nhân quả được.
Là người Phật tử, chúng ta phải thực hành lời Phật dạy. Chúng ta phải thể nghiệm cho được định luật vô thường, hiểu được nhân quả. Tất cả những gì chúng ta có thể tiếp xúc được, thấy được đều chịu chung một định luật vô thường, hủy diệt, không thể trường tồn hay còn hoài được. Hiện tại là kết quả của nhân quá khứ cũng như tương lai là quả của hiện tại. Trong kinh Dhannmapada, hay được gọi là kinh Pháp cú, phẩm Song Yếu, câu 20 Phật nói “tuy tụng ít kinh mà thường y giáo hành trì, hiểu biết chân chánh, từ bỏ tham sân, si, tâm hiền lành, thanh tịnh, giải thoát, xa bỏ thế dục, thì dù ở cõi này hay cõi khác, người kia vẫn hưởng phần ích lợi.” Có thể mỗi chúng ta có hoàn cảnh khác nhau. Người thích đi chùa, kẻ bộn bề công chuyện. Kẻ tin nhiều người tin ít. Điều đó không quan trọng. Không nhất thiết chúng ta phải tụng kinh trì chú hàng ngày, vì “tụng nhiều kinh mà buông lung không thực hành thì chẳng hưởng được phần ích lợi của Sa môn, khác nào kẻ chăn bò thuê, lo đếm bò cho người,” như Đức Phật đã dạy trong câu số 19 cùng phẩm. Chúng ta cứ sống đúng, hiểu biết một cách đúng đắn, làm điều lành từ lời nói, ý nghĩ, sống biết đủ, không lệ thuộc quá nhiều vào vật chất, tránh tham lam, sân hận ghét người này thù người kia, thì không những ngay thực tế trước mắt mà kinh gọi là đời này, chúng ta sẽ cảm thấy an vui, mà ngay cả đời sau, nếu có, chúng ta cũng sẽ có sự an vui ấy. Tại sao chúng ta không lo ngay đời này, sống thật bình an, sống có ý nghĩa, tha thứ cho những người đã làm phiền lòng mình cho dù họ vô tình hay cố ý, mà lại bỏ cả công sức để lo cho một cuộc sống mà chính chúng ta cũng không biết ở đâu, ra sao, sau khi chúng ta từ giã cõi đời. Đức Phật nói rất rõ, “thì dù ở cõi này hay cõi khác,” có nghĩa là đời này hay đời khác, chúng ta cũng sẽ cảm thấy an lạc. Như trong tâm lý học nhờ vào nhiều khảo cứu, các nhà tâm lý đã nói, khi chúng ta sống vui chúng ta sẽ chết vui; nếu chúng ta sống trong đau khổ, chúng ta cũng sẽ chết trong đau khổ.
Năm hết, Tết đến, thành tâm chúc chiến hữu và gia đình thân tâm an lạc. Không gì bên ngoài có thể giúp mình vui hay buồn. Tất cả đều do chính mình tạo tác. Khi lòng mình mà buồn thì cảnh có vui cũng bằng thừa. Khi lòng mình vui và an lạc, cảnh có bất như ý mấy mình cũng sẽ dễ dàng chấp nhận và tha thứ. Đó chính là chìa khóa then chốt của những người tin và thực hành con đường của Đức Phật.
Huệ Quang (Ngô Nhật Tân) | Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam