Miếng Ăn

07/02/20193:20 SA(Xem: 7750)
Miếng Ăn

TỈNH THỨC
AWARENESS ITSELF
Ajaan Fuang Jotiko
Tỳ Khưu Thanissaro (Geoffrey DeGraff)
Chuyển ngữ từ Thái sang Anh.
Diệu Liên Lý Thu Linh
Chuyển Ngữ từ Anh sang Việt
2018-2019
 

MIẾNG ĂN

 

§   con người, chúng ta có cái lưỡi rất dài, bạn có biết điều đó không?  Này nhé, đang ngồi đây, bỗng cái lưỡi của bạn thè ra đến tận biển cả: Bạn muốn ăn đồ biển.  Rồi cái lưỡi đó lại đảo quanh thế giới: Bạn muốn thưởng thức món ăn quốc tế.  Muốn huấn luyện cái lưỡi của mình, bạn phải thu kích thước của nó lại. 

Khi ăn, bạn hãy để tâm trụ vào hơi thở, và quán xét tại sao bạn ăn.  Nếu bạn ăn chỉ vì hương vị của món ăn, thì những thứ bạn đang ăn chỉ có thể làm hại bạn.

§   Sau khi Ajaan Fuang từ Mỹ về, một đệ tử hỏi sư đã có cơ hội nếm thử món pizza ở đó không.  Sư bảo rằng có, rằng món đó ngon lắm.  Câu trả lời đó khiến một đệ tử đã đi theo sư trong chuyến đi ngạc nhiên, anh ta nói, “Sư chỉ dùng có hai miếng nhỏ.  Chúng con còn nghĩ là sư không thích chứ”.

“Hai miếng là đủ no rồi,” sư trả lời.  “Tại sao con muốn sư phải ăn nhiều hơn?”

§   Có lần một tín nữ, đã có thời gian tu học với sư, muốn nấu ít món ăn cúng dường.  Để biết chắc sư thích món gì, bà đã hỏi thẳng sư: “Thưa, Sư thích dùng món gì ạ?”

trả lời, “Món ở trong tầm tay”.

§   Một tối thứ sáu.  Một nhóm đệ tử của Ajaan Fuang ngồi phía sau một chiếc xe tải đi từ Bangkok về chùa Dhammasathit.  Một đệ tử khác không đi, gửi theo họ một túi cam để về cúng dường quý sư ở chùa.  Trên đường đi, một đệ tử thấy cam ngon quá, bèn gợi ý: “Chúng ta là đệ tử của sư, phải không?  Chắc chắn là sư không muốn để chúng ta phải đói, đúng không?  Vậy ai không ăn cam thì không phải là đệ tử của sư phụ rồi”.

Một vài người trong nhóm đang giữ tám giới, không ăn sau ngọ, nên họ không phải tham giaMọi người khác thì ai cũng ăn, dầu một số ít cảm thấy áy náy vì đã ăn cam dành cho quý sư.

Khi về đến chùa, cả nhóm kể cho Ajaan Fuang nghe chuyện, sư rất giận, sư bảo rằng ai đã ăn thực phẩm cúng dường cho quý sư, và ăn trước khi quý sư chứng minh sẽ bị tái sinh làm quỷ đói.

Một nữ đệ tử trong nhóm quá sợ hãi, vội trả lời: “Nhưng con ăn có một miếng!”

Sư nói, “Nếu đã thành quỷ đói, thì nên ăn cho no khi còn có thể”.

§    Trong khóa an cư mùa mưa năm 1977, có đôi vợ chồng từ thị trấn Rayong đến chùa gần như mỗi chiều để hành thiền.  Có chuyện lạ là trong thời gian đó, bất cứ chuyện gì xảy ra, đều xảy ra cho cả hai cùng một lúc.

Có lần cả hai đều cảm thấy không thể ăn uống gì, vì họ cảm thấy nhờm gớm thức ăn.  Việc này kéo dài ba hay bốn ngày mà họ không thấy đói hay mệt, nên họ bắt đầu nghĩ không biết mình đã đạt đến mức độ nào trong thiền.

Khi họ đem chuyện này thưa hỏi với Ajaan Fuang, sư bảo họ ngồi thiền, rồi nói, “Được rồi, quý vị hãy quán tưởng về thực phẩm, xem chúng cấu tạo như thế nào.  Gồm các thành phần, đúng không?  Vậy thân quý vị thì sao?  Cũng từ các thành phần như thế.  Các thành phần trong cơ thể quý vị cần các thành phần trong thực phẩm để duy trì sự sống.  Vậy tại sao phải bận tâm với sự nhờm gớm thức ăn?  Thân của ta còn đáng ghê tởm hơn.  Đức Phật dạy ta quán tưởng về sự nhờm gớm của thức ăn là để chúng ta không ảo tưởng về chúng –không phải để ta không ăn”.

       Và thế là chấm dứt việc họ không thể ăn uống gì.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.