NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO TRONG THẾ GIỚI HỒI GIÁO
BÊN TRONG NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO NHỎ BÉ
PHỤC VỤ NỬA TRIỆU TÍN ĐỒ Ở DUBAI [4]
Bài viết: John Dennehy, ảnh: Chris Whiteoak | National UAE 31.12.2018 –
Tịnh Thủy chuyển ngữ
Trong khu phố Jumeirah sầm uất của thành phố Dubai, có một biệt thự đơn giản. Nó được sơn màu trắng và nằm cạnh một dãy nhà gần giống nhau.
Đẩy qua cánh cửa kim loại, bạn bước vào một thế giới hoàn toàn khác hẳn.
Mùi nhang bay trong không khí, cây bồ đề xanh cung cấp bóng mát, trong khi một nhà sư mặc áo choàng đơn giản bước qua. Bầu không khí tĩnh lặng, thiền định và âm thanh của một thành phố điên cuồng dường như rất xa.
Đây là Tu viện Phật giáo Mahamevnawa (Mahamevnawa Buddhist Monastery), ngôi chùa Phật giáo duy nhất ở UAE (United Arab Emirates – Tiếng Việt gọi là”Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất”) phục vụ cho cộng đồng lớn mạnh gồm nửa triệu người theo Phật Giáo ở đây.
Gần 350,000 tín đồ trong số này đến từ đảo quốc Tích Lan (Sri Lanka) và ngôi chùa đã mang đến sự an lạc cho những người ở xa. Phật giáo Nam Truyền là nhánh Phật Giáo được truyền bá ở UAE và đây cũng là tôn giáo lớn nhất ở Sri Lanka, Campuchia, Thái Lan, Lào và Myanmar.
Những người theo đạo Phật đã sống ở đây từ nhiều thập kỷ nhưng vào năm 2009, ngôi chùa đầu tiên đã chính thức được mở cửa tại Satwa - kết quả của những nỗ lực của các nhà lãnh đạo cộng đồng để xây dựng ngôi chùa và truyền bá những nhận thức về Phật giáo.
Tại thời điểm này, cộng đồng đã hoạt động rất lặng lẽ vì sự tôn trọng với nước chủ nhà trước khi chuyển đến Jumeirah vài năm trước.
Các thành viên ban quản trị của chùa đã không tán thành công khai nhưng trong vài năm qua, các tín đồ của chùa đã tăng lên cùng với sự cam kết về một chính sách cởi mở và khoan dung của chính quyền UAE. Đây là ngôi chùa duy nhất trên Bán đảo Ả Rập và cho đến bây giờ, nhật báo The National đã được cấp quyền truy cập hiếm hoi vào bên trong chùa làm phóng sự.
Ngôi chùa ở Dubai này mở cửa hàng ngày nhưng rất đông người đến vào mỗi thứ Sáu cuối tuần. Từ 6 giờ sáng, họ bắt đầu tập hợp tại chùa, tất cả để giầy dép bên ngoài. Các tín đồ mặc quần áo trắng tượng trưng cho một cuộc sống đơn giản, thanh bạch. (mầu áo trắng là mầu áo của cư sĩ Phật giáo Nam truyền)
Một người phụ nữ mang một cái bát kim loại chứa đầy nước đến cây bồ đề. Cô bưng với cả hai tay một cách cẩn thận đi vòng quanh thân cây, trầm ngâm thiền định.
“Cây bồ đề là một biểu tượng nơi Đức Phật thành đạo tức trở thành người giác ngộ”, bà Susika Vishwanath, một tình nguyện viên người Sri Lanka 43 tuổi nói. Dưới cội cây bồ đề họ dâng cúng hoa và đèn lung linh như thầm cảm ơn cây bồ đề (đã che nắng mưa cho Đức Phật trong suốt 49 ngày thiền định).
Khoảng một ngàn người từ khắp đất nước đến vào thứ Sáu để thiền định, lắng nghe nhà sư giảng và cúng dường đảnh lễ Đức Thế Tôn. Mọi người quyên góp cúng dường thức ăn cho các nhà sư thường trú tại chùa, trong khi việc bảo trì ngôi chùa được thực hiện bởi sự đóng góp của các nhà hảo tâm tư nhân.
“Chúng tôi xa gia đình. Và đây là nơi duy nhất mà chúng tôi có thể nương tựa hầu được xoa dịu nỗi khổ đau của mình”, Sam nói, Sam Edirisinge, một người Sri Lanka đã đến chùa kể từ khi chùa mở cửa.
Việc đến chùa đã giúp chúng tôi có cơ hội tĩnh tâm như là để tái sạc lại pin (tâm) của mình.
Hiện có hai nhà sư Phật giáo thường trú. Họ sống một cuộc sống khổ hạnh, ý thức kỷ luật cao độ giống như người Spartan, phải tuân theo hơn 200 giới và ngày ăn một bữa cơm trước lúc giữa trưa.
Các nhà sư tụng đọc một số trong 18.000 câu kinh Phật bằng ngôn ngữ Sinhalese, một ngôn ngữ ở Sri Lanka, sau đó thuyết giảng Phật Pháp, tiếp theo là cúng dường thực phẩm. Hai bài giảng tiếp theo vào buổi chiều và buổi tối.
“Đây là một cuộc sống thực sự khó khăn với họ”, anh nói (theo cách nhìn của anh), Rubesh Pillai, một tình nguyện viên có vợ điều hành ngôi chùa.
Phật giáo không phải là một tôn giáo có tổ chức mà là một triết lý sống vạch ra những nét chính kết quả của bất kỳ quyết định nào.
“Phật giáo đơn giản, có thể nói như vậy, nếu bạn làm điều đó - điều này sẽ xảy ra (như tác động nhân và quả). Không có sự bắt buộc”, Pillai nói.
Không giống như Hồi giáo hay Kitô giáo, Phật Giáo không có vị thần linh tối cao.
Giáo lý Phật Giáo nhấn mạnh vào một cuộc sống ly tham. Phật tử tin vào tái sinh và những quyết định mà người ta đưa ra bây giờ ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra sau này.
Người Phật tử phải tuân thủ năm quy tắc sống, hay còn gọi là năm giới luật(2) hàng ngày, như không giết hại chúng sinh và nói dối. Tám giới (3) (Bát Quan Trái Giới) phải được tuân thủ vào thứ Sáu.
“Tôi làm công việc khảo sát số lượng, rất căng thẳng. Thật tốt khi có một ngôi chùa như thế này để giải tỏa căng thẳng của chúng tôi”, ông nói, ông Ranasinghe, 34 tuổi, người đến từ Sri Lanka.
Tâm của chúng ta có thể bị ô nhiễm - chúng ta tức giận. Vì vậy, tôi đến đây để thanh lọc tâm, để tịnh hóa thân tâm.
Năm 2019, UAE sẽ đánh dấu Năm khoan dung. Cộng đồng Phật giáo sẽ tham gia vào các sự kiện liên tôn, tham dự “iftar” [5] trong tháng chay Ramadan và có thể lặng lẽ tiến hành công việc của mình.
Không có hạn chế. Không có vật cản nào được đặt theo cách của chúng tôi, ông Pillai nói. Vấn đề duy nhất của chúng tôi là chu vi chùa quá nhỏ đối với chúng tôi.
Cộng đồng (Phật Giáo) ở UAE cần một ngôi chùa lớn hơn. Họ đang nói chuyện với Chính phủ và ông Pillai nói rằng ông muốn xây dựng ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới ở Dubai có sức chứa 10.000 người.
Ông thậm chí còn hy vọng sẽ mang du lịch tôn giáo đến đây từ Sri Lanka nếu thành công.
Ba triệu người từ Sri Lanka đến Ấn Độ hàng năm đến thăm di tích tôn giáo. Hãy để chúng tôi xây dựng nó ở đây và chúng tôi sẽ đưa một nửa số du lịch đó trở lại Dubai.
Bên trong ngôi chùa, một nhà sư đã bắt đầu thuyết giảng. Một bức tượng Phật bằng đá trắng ngồi bên phải, trong khi hai bức tranh ở hai bên bức tượng cho thấy những người theo Phật.
Đám đông lấp đầy các phòng và tràn ra vườn ngoài. Sau khi cầu nguyện có một chương trình thiền. Hàng ghế nhựa sau đó được đặt bên ngoài nơi các Phật tử thưởng thức một bữa ăn đơn giản gồm cơm, thịt và rau.
Dilumini Rukmaldeniya, 29 tuổi, đã đến kể từ khi cô đến từ Sri Lanka một năm trước. “Phật giáo dạy chúng tôi sống hòa bình”, giáo sư Rukmaldeniya nói. Cô nói thêm là “tôi cảm thấy giống như tôi đang ở Sri Lanka. Tôi cảm ơn Dubai.
Tịnh Thủy | Thư Viện Hoa Sen
chuyển ngữ
Chú thích:
[1] Tu viện Mahamevnawa tọa lạc tại 8A, Behind Dubai Zoo, Jumeirah, Dubai, UAE, là một phần của tổ chức Phật giáo có trụ sở tại Sri Lanka, được thành lập vào năm 1999 bởi Hòa thượng Kiribathgoda Gnananda Thero với mục đích mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh bằng cách chia sẻ giáo lý từ bi trí tuệ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
[2] Năm Giới của giới Phật tử tại gia, đó là: (1) không sát sinh, (2) không trộm cắp, (3) không tà dâm, (4) không nói dối, nói vu cáo, nói thêm bớt thêu dệt, nói lời xấu ác, (5) không dùng các chất say làm mê mờ trí tuệ.
[3] Tám giới:(1). Không sát sinh.(2). Không trộm cướp.(3). Không phi phạm hạnh (không dâm).(4). Không vọng ngữ.(5). Không uống rượu.(6). Không đeo tràng hoa hương thơm, không xoa dầu thơm, không ca múa và biểu diễn các bộ môn nghệ thuật, không cố đến xem nghe.(7). Không ngồi nằm trên giường lớn cao rộng.(8). Không ăn phi thời.
(4) Theo Dữ liệu nhân khẩu học của Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (United Arab Emirates - UAE): Hồi giáo là tôn giáo chính thức, với 76,9% dân số được xác định là người Hồi giáo, theo dữ liệu điều tra dân số chính thức vào năm 2005. UAE có dân số ước tính vào năm 2018 là 9,6 triệu, tăng từ 4,1 triệu vào năm 2015, trong đó người nước ngoài chiếm 88,5%, trong khi người gốc chỉ chiếm 11,5%. Về tôn giáo: Kitô hữu chiếm khoảng 12,6%, Ấn Độ giáo 6,6% và Phật giáo 2%, với các tôn giáo khác chiếm phần còn lại, theo dữ liệu điều tra dân số.
[5] bữa ăn tối của người Hồi giáo sau khi mặt trời lặn trong tháng Ramadan (= tháng thứ chín của năm Hồi giáo, trong thời gian đó người Hồi giáo không có thức ăn hoặc đồ uống trong ngày)
Một tu sĩ Phật giáo chắp tay cầu nguyện trước tôn tượng Phật ở chùa Mahamevnawa ở Dubai. Chris Whiteoak /National
Hai Sư Thầy thường trú đang ngồi thiền
Phật tử đang nghe giảng pháp
Sư thầy đang tụng đọc kinh bằng tiếng Sinhalese
Xem video:
Nguyên tác: