Hái lộc đầu năm

16/02/201911:39 CH(Xem: 6285)
Hái lộc đầu năm

HÁI LỘC ĐẦU NĂM

Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

 

hai loc dau namNhững ngày tết đã qua mau, những nhành mai vàng đã bắt đầu tàn tạ, những chậu hoa đẹp đẽ  hôm nào được chủ nhân trân quý chưng nơi trang trọng để tô điểm cho ngày tết thêm hương sắc giờ đây đã biến thành rác. Hầu hết người ta đã trở về công việc thường ngày, cuộc sống vẫn tiếp tục theo chu kỳ luân chuyển  của nó và người ta vẫn tiếp tục cuốn hút trong vòng quay nghiệt ngã của cuộc sống đó.

Năm nào cũng thế, những ngày tết với tôi là những ngày tất bật công việc đem đến nhiều mệt mỏi hơn là hứng thú vui xuân. Sáng mùng một tết thức dậy người thấy rã rời sau một đêm thiếu ngủ vì phải thức để cúng giao thừa. Lên nhang đèn lễ Phật, cúng trà tổ tiên, ông bà xong là lên chùa lễ Phật đầu năm, nghe chúc tết và chúc tết Chư Tôn Đức ở chùa, nhận lộc đầu năm là một bao lì-xì có một câu pháp cú và một ngàn đồng bạc mới kèm với cái bánh in. Xong việc chùa  khi  trở về thì đã gần trưa rồi và đôi khi con cháu đã đến thăm đầy nhà, lại tiếp khách hết đoàn này đến đoàn khác, giờ giấc bị xáo trộn hết cả!

Mùng hai tết như thường lệ vào chùa KS thăm chúc tết thầy trụ trì, vì thầy và tôi có mối thâm giao nên năm nào cũng vậy cứ sáng mùng hai tết là tôi vào chùa thăm thầy. Chùa thầy tọa lạc trên một ngọn đồi ở một vùng đất còn hoang sơ, hẻo lánh, nhà cửa thưa thớt, cảnh quan ở đây rất thanh tịnh, ngôi chùa gổ của thầy ẩn mình dưới những tàn cây thấy rất trầm mặc và yên lắng, có thể gọi đây là một a-lan-nhã. Nhưng đó là những ngày thường, còn khi có lễ lược thì rất đông phật tử đến chùa, mặc dù đường vào chùa nhiều chổ còn sình lầy trơn trợt vào mùa mưa và bụi mù vào mùa nắng nhưng phật tử vẫn vào dự lễ rất đông. Lúc đó chùa rất nhộn nhịp kẻ tới người lui, chuyện trò rôm rả, huyên náo cả một khu rừng. Đặc biệt ngày tết thì còn tấp nập hơn nữa, từ sáng mùng một cho đến ngày mùng năm lúc nào chùa cũng tấp nập thiện nam tín nữ đền hành hương, lễ bái. Các ngày tết trước chánh điện lúc nào cũng nghi ngút khói hương, thầy chưng một cách mai vàng treo lủng lẵng nhưng bao lì-xì màu đỏ trong đó để những câu phật ngôn, những câu pháp cú, đó là lộc đầu năm. Ai đến chùa sau khi lễ Phật rồi bốc một cái rồi xuống nhà khách đưa thầy giải thích theo nội dung của câu pháp cú hoặc Phật ngôn. Ba năm trở lại đây thầy không để trong bao lì xì các câu pháp cú mà thay vào đó là các câu xăm Quan Âm hay Quan Công gì đó tôi không rỏ lắm. Thế là từ đây thầy chính thức  giải lá xăm chứ không phải giải thích pháp cú nữa và cũng từ đây ngày tết năm nào cũng càng ngày càng đông người đến xin xăm và nhờ thầy giải. Già trẻ lớn bé gì cũng ngồi chờ đến lượt thầy giải lá xăm cho mình nên suốt mấy ngày liền thầy chỉ ngồi một chổ từ sáng đến tối để giải xăm cho phật tử chẳng còn thời gian để tiếp khách nữa!

Tôi đến chùa thầy lúc 9 giờ sáng mà đã có rất nhiều người tới rồi, nơi nhà khách hàng chục người đa sốphật tử trẻ đang ngồi chờ đến lượt giải xăm, trên chánh điện nghi ngút khói hương cũng rất đông người đang lễ bái và bốc xăm, nhìn tới nhìn lui hầu hết là những gương mặt Phật tử thân quen. Sau khi lễ Phật xong tôi cũng chọn cho mình một lộc xuân hay gọi là lá xăm cũng được, nhưng tôi chỉ hái hú họa thôi chứ không khởi lên lời ước nguyện nào cả, bốc xăm xong tôi bỏ vào túi mà không mở ra đọc như hầu hết mọi người đều làm.

Tôi xuống nhà khách chắp tay xá thầy, dù đang bận nhưng là chổ thân tình nên thầy cũng vui vẻ chào hỏi, tôi tranh thủ nói lời vấn an sức khỏe, chúc tết thầy và nói lời từ giả luôn. Thầy hỏi sao không đợi để coi xăm luôn tôi trả lời vắn tất là tôi đang rất bận không thể đợi được nên xin phép thầy về, tôi còn nói vui với thầy

-Con tuổi nầy rồi thì chỉ hằng tháng sống bằng mấy đồng tiền hưu trí chứ chẳng còn thu nhập gì thêm nữa, nên sự nghiệp thì chẳng còn chi, còn gia đạo thì đang sống yên vui không có gì khác nên cũng khỏi coi luôn thầy!

Tôi vòng ra phía sân chùa, trước khi tới bãi giữ xe tôi đi qua tượng đài Bồ-tát Quán Thế Âm, thấy nhiều người đang thắp hương cầu khần gì đó, tôi cũng đứng lại chắp tay xá ngài. Tượng bồ-tát được điêu khắc bằng đá cẩm thạch Non Nước trông rất đẹp với khuôn mặt toát ra vẻ từ bi, hiền hậu, một tay cầm bình nước cam lồ, tay kia cầm nhánh dương liễu, hạnh nguyện của ngài là nghe tiếng kêu khổ của chúng sanh mà cứu độ…Thời gian này hầu như tất cả các ngôi chùa đều có hình tượng ngài, các nơi công cộng cũng có, tư gia cũng có..Tôi chợt mỉm cười với ý nghĩ vừa dấy lên trong tâm

-Có lẽ thế gian bây giờ có quá nhiều người đau khổ quá nên ngài xuất hiện khắp nơi để mà cứu khổ, thế nhưng thế gian vẫn lắm nỗi khổ niềm đau, khổ chồng lên khổ không bao giờ chấm dứt được…

Bước ra khỏi chùa, cảnh tượng tấp nập ngồi chờ giải xăm đã khuất sau lưng nhưng bổng dưng tôi thấy một điều gì đó như nỗi buồn nhè nhẹ len vào tâm tưởng trong một ngày đầu năm đẹp trời. Trong nỗi buồn không tên đó tôi chợt nghĩ sao mà chuyện xin xăm, bói toán, cùng sao giải hạn đã trở thành một phần không thể thiếu trong các ngôi chùa những ngày tết ngày càng tăng như thế ?!. Cuộc sống ngày càng văn minh, con người ngày càng ý thức được quy luật nhân quả,  dù họ theo bất kỳ tôn giáo nào cũng công nhận nó vì đây là một định luật tự nhiên của vạn hữu, những gì ta gieo trồng và những gì ta gặt hái luôn tương thích với nhau và nó tác động suốt nhiều kiếp quá khứ, hiện tạivị lai, chẳng có bất kỳ điều gì và bất kỳ ai có thể ra ngoài quy luật đó được. Đức Phật đã dạy như thế, nên những ai xưng là đệ tử của Phật cũng phải biết điều đó để mà chọn cho mình lối sống đạo đức, tránh xa điều xấu ác, gieo trồng nhân lành để gặt hái quả ngọt. Đó là vâng lời Phật dạy, ứng dụng lời Phật dạy trong cuộc sống là xứng đáng với danh xưng đệ tử Phật. Chứ có ngôi sao nào chiếu mệnh khiến ta trở nên tốt hay xấu, không có vị thần nào can thiệp để đem đến cho ta điều lành trong khi ta luôn gieo cái ác cho người khác và ngược lại…

Trong kinh Di Giáo, Đức Phật cấm tỳ-kheo không được coi bói tướng, coi thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số…Thế nhưng thực tế hiện nay một số đệ tử Phật đã không thực hiện lời dạy này, Tại sao thế nhỉ?!

Trên đường về tôi bắt gặp những nam thanh nữ tú, những người lớn tuổi ăn mặc rất đẹp, nét mặt hân hoan đang trên đường vào chùa, bất chợt tôi thầm nghĩ những nét mặt rạng rỡ,  hân hoan vui như tết đó có còn không khi bốc nhằm một là xăm xấu nhỉ ?!

Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

 

Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21448)
12/10/2016(Xem: 19336)
26/01/2020(Xem: 12054)
12/04/2018(Xem: 20276)
06/01/2020(Xem: 11115)
24/08/2018(Xem: 9587)
12/01/2023(Xem: 4013)
28/09/2016(Xem: 25237)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…