Kinh Pháp Ấn (Dấu ấn xác định Chánh Pháp)

27/03/20193:38 SA(Xem: 9001)
Kinh Pháp Ấn (Dấu ấn xác định Chánh Pháp)
PHẬT THUYẾT PHÁP ẤN KINH
 說法印經

Dẫn: 
Để phân định đâu là Chánh đâu là Tà, đâu là Pháp, đâu là Phi Pháp cần có những nguyên lý đặc thù, trong kinh Phật có ba dấu ấn hay khuôn dấu để kiểm nghiệm những điều này, được Phật dạy trong kinh Pháp ấn. Vui thay chúng ta được mở lớn con đường.

blank

Tây Thiên dịch kinh Tam tạng, Triều tán Đại phu, Thí Hồng Lư khanh,
Truyền pháp Đại sư, Thần Thí Hộ phụng chiếu dịch.
Phước Nguyên dịch Việt và chú

 1. Mở đầu pháp thoại

Tôi nghe như vậy:

Một thời, đức Thế Tôn trú tại nước Xá-vệ, cùng với Tỷ-kheo Tăng.

Bấy giờ, đức Phật gọi Tỷ-kheo Tăng mà dạy:

“Này chư vị, nên biết! Có Thánh Pháp ấn, hôm nay ta sẽ nói cho chư vị; hãy phát khởi tri kiến thanh tịnh, lắng nghe kỹ lưỡng và lãnh thọ thấu đáo. Khéo tác ý như vậy, ghi nhớ và tư duy!”.

Lúc bấy giờ, các vị Tỷ-kheo bạch với Phật:

“Lành thay, bạch Thế Tôn! Cúi xin tuyên thuyết cho chúng con; chúng con ưa thích muốn nghe”.

2. Định danh "Pháp ấn"
Đức Phật dạy:

“Này các Tỷ kheo! Tánh Không, không có sở hữu, không có ấn tượng hư dối, không có sở sanh, không có sở diệt, thoát ly mọi tri kiến.

“Tại sao vậy?
Tánh Không, không có xứ sở, không có sắc tướng, chẳng phải có ấn tượng, nó vốn không có sở sinh, không phải chỗ mà tri kiếnthể đạt tới, thoát ly mọi vướng mắc.

“Vì thoát ly mọi vướng mắc, nên hết thảy pháp nó đều dung nhiếp, mà an trú tri kiến bình đẳng, tức là tri kiến chân thực vậy.

“Này các Tỷ kheo, nên biết! Tánh không là như vậy, các pháp cũng là như vậy. Cho nên, gọi là Pháp Ấn.”

 “Lại nữa, này các Tỷ kheo! Pháp ấn này, chính là ba giải thoát môn, là pháp căn bản của chư Phật, là đôi mắt của chư Phật, đó tức là chỗ quy thú của chư Phật.

“Thế nên, chư vị hãy lắng nghe kỹ lưỡng, lãnh thọ thấu đáo, ghi nhớ, tư duyquán sát đúng như thực.”


3. Quán chiếu năm uẩn

“Lại nữa, này các Tỷ-kheo! Nếu có hành giả nào tu tập, thường đi đến giữa núi rừng, hoặc ở dưới gốc cây, hoặc ở những nơi thanh vắngquán sát đúng như thực rằng:

“Sắc là khổ, là không, là vô thường, nên sinh khởi sự nhàm chánthoát ly chúng, mà an trú tri kiến bình đẳng.

Cũng giống như thế, quán sát: Thọ, tưởng, hành và thức, là khổ, là không, nên sinh khởi sự nhàm chánthoát ly chúng, mà an trú tri kiến bình đẳng.

4. Phân biệt ba giải thoát môn
Này các Tỷ kheo! Các uẩn vốn là Không tự Tánh, do tâm mà có sở sinh, khi tâm pháp diệt tận rồi, thì các uẩn không còn tác khởi.

Thấu suốt rõ ràng như thế, tức là trực tiếp giải thoát, đã trực tiếp giải thoát rồi, thì thoát ly mọi tri kiến. Gọi là Không giải thoát môn.

Lại nữa, an trụ ở trong tam muội, quán chiếu các sắc cảnh, hết thảy chúng đều diệt tận, thoát ly mọi ấn tượng.

Giống như thế, thanh, hương, vị, xúc và pháp, cũng đều diệt tận, thoát ly mọi ấn tượng; Quán sát như vậy, gọi là Vô tưởng giải thoát môn.

Nhập vào giải thoát môn này rồi, liền thành tựu được tri kiến thanh tịnh. Do vì có sự thanh tịnh đó, nên tham, sân và si hết thảy chúng đều diệt tận. Những thứ ấy, đã diệt tận rồi, thì liền an trú tri kiến bình đẳng.

Đã an trú vào tri kiến này rồi, tức là thoát ly kiến về ngã cùng với kiến về ngã sở. Tức liền thấu suốt rõ ràng mọi kiến, không sở sinh, không có chỗ y chỉ.

Lại nữa, đã thoát ly kiến về ngã rồi, tức không còn thấy, nghe, cảm nhận và nhận biết.

Tại sao vậy? Vì do nhân duyên, mà các Thức sinh khởi. Thì tức nhân duyên đó, cùng với sở sinh thức, hết thảy chúng đều vô thường. Do vì nó vô thường, cho nên Thức bất khả đắc. Thức uẩn đã không, thì không có chỗ tạo tác. Gọi là vô tác giải thoát môn.

 Nhập vào giải thoát môn này rồi, thì biết pháp cứu cánh, đối với Pháp không còn vướng mắc, và chứng pháp tịch diệt.


5. Kết thúc Pháp thoại
Phật dạy các Tỷ-kheo:

Như thế gọi là Thánh Pháp ấn, tức là ba giải thoát môn.  Này các vị Tỷ kheo! Nếu người nào y chỉ theo đó tu học, tức thành tựu được tri kiến thanh tịnh.

Bấy giờ, các vị Tỷ kheo, nghe Pháp thoại này xong, toàn thể đều sinh hoan hỷ phấn chấn, đảnh lễ tín thọ phụng hành.

 

PHẬT THUYẾT KINH PHÁP ẤN

Vô trụ xứ am, Dịch xong, 05.5. Ất Mùi

Tỷ-khưu Phước Nguyên

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/03/2023(Xem: 12140)
23/02/2023(Xem: 1728)
29/12/2022(Xem: 2975)
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh / - Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng / - Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh - Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.