Nghi Thức Tọa Thiền

29/04/20193:50 CH(Xem: 4133)
Nghi Thức Tọa Thiền

KINH PHẬT VÀ CÁC NGHI THỨC
Thích Đạt Ma Phổ Giác biên soạn
Chùa Thiên Khánh
Nhà Xuất Bản Hồng Đức

 

NGHI THỨC TỌA THIỀN

1-       LỄ PHẬT

Đại từ, đại bi, thương chúng sinh,

Đại hỷ, đại xả, cứu muôn loài,

Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm,

Chúng con chí tâm thành đảnh lễ. (đánh chuông, xá 1 xá)

-Nhất tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời thường trú trong mười phương. (đánh chuông lễ

1 lễ)

-Nhất tâm đảnh lễ: Tất cả Chánh pháp ba đời thường trú trong mười phương. ((đánh chuông lễ

1 lễ)

-Nhất tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc hiền Thánh ba đời thường trú trong mười phương. (đánh chuông lễ 1 lễ)

2-        HÔ THIỀN (chủ lễ hô thiền)

Đầu hôm:

-Canh một nghiêm trang ngồi tịnh tu,

Tinh thần tịch chiếu đồng thái hư,

Muôn kiếp đến nay chẳng sinh diệt,

Đâu cần sinh diệt, diệt gì ư? (Bốn câu này hô từ chậm đến nhanh. Đánh chuông từ chậm đến nhanh, từ lớn đến nhỏ dần....)

-Gẫm xem các pháp đều như huyễn,

Bổn tánh tự không đâu dụng trừ, (Hai câu này hô từ chậm đến nhanh. Đánh chuông từ chậm đến nhanh, từ lớn đến nhỏ dần.)

-Nếu biết tâm tánh không tướng mạo,

Lặng yên chẳng động tự như như. (Hai câu này hô từ chậm đến nhanh. Đánh chuông từ chậm đến nhanh, từ lớn đến nhỏ dần.)

Nam-mô Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni. (Niệm 3 lần, mỗi lần đánh một tiếng chuông, Đại chúng đồng niệm theo sau)

Buổi khuya:

-Canh năm Bát-nhã chiếu vô biên,

Chẳng khởi một niệm khắp tam thiên,

Muốn thấy chân như tánh bình đẳng,

Dè dặt sinh tâm, trước mắt liền. (Bốn câu này hô từ chậm đến nhanh. Đánh chuông từ chậm đến nhanh từ lớn đến nhỏ dần...)

-Lý diệu ảo huyền khôn lường được,

Dụng công đuổi bắt càng nhọc mình, (Hai câu này hô từ chậm đến nhanh. Đánh chuông từ chậm đến nhanh, từ lớn đến nhỏ dần.)

-Nếu không một niệm mới thật tìm,

Còn có tâm tìm toàn chẳng biết. (Hai câu này hô từ chậm đến nhanh. Đánh chuông từ chậm đến nhanh, từ lớn đến nhỏ dần.

Nam-mô Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni. (mỗi lần đánh một tiếng chuông, niệm 3 lần. Đại chúng niệm theo)

3-      TỌA THIỀN

Có ba giai đoạn: Nhập, Trụ, Xuất.

a- NHẬP: (Bồ đoàn linh động tùy theo người mập, gầy mà kích cỡ khác nhau. Bồ đoàn: Dùng vải cắt hình tròn thường là đường kính 25cm, dồn gòn cao 15cm, ngồi xuống dẽ còn 10cm. Tọa cụ: Miếng nệm dầy 5 hoặc 7cm, vuông góc 60cm)

Đến giờ tọa thiền, trải tọa cụ ra, đặt bồ đoàn lên trên tọa cụ. Ngồi lên bồ đoàn, xương cùng đúng giữa bồ đoàn, nghiêng qua nghiêng lại cho ổn định, mới kéo chân ngồi. Nới rộng dây lưng, cổ áo, sửa thân ngay thẳng.

Ngồi Kiết già: Chân trái gác lên đùi phải, chân phải gác lên đùi trái, dùng khăn tay xếp lại lót vào chỗ gót bàn chân thấp, để cho mặt trên 2 gót chân bằng nhau. Hai bàn tay các ngón khích vào, tay phải để lên tay trái, các ngón tay để chồng lên nhau, đầu hai ngón cái chạm nhau để trên ngón trỏ và ở giữa rún không lệch qua trái hay phải. Hai tay để lên gót chân chỗ lót khăn, ngón út sát thành bụng dưới.

Mắt nhìn xuống ngay đầu mũi, gập càm lại sát cổ, ta nhìn theo đường thẳng từ đầu mũi xuống ngay đầu ngón tay cái thì lưng sẽ thẳng, không nghiên ra trước, không ngửa ra sau, không nghiên trái, phải. Mắt nhìn đầu mũi, tầm nhìn từ giữa hai chân nhìn ra phía trước, khoảng cách từ 40cm đến 80cm thì cổ sẽ thẳng, mắt thường là mở 1/3. Mắt nhắm hay mở tùy theo người tỉnh hay buồn ngủ. Tỉnh thì có thể nhắm, buồn ngủ phải mở mắt to. Hai trái tai đối xứng với hai bả vai. Ngồi không quá thẳng cũng không quá chùn, lưng cong thì đau lưng và đầu cúi dễ sinh hôn trầm (ngủ).

Chuyển thân ba lần từ mạnh đến nhẹ. Điều hơi thở, hít vô sâu bằng mũi, thở ra dài bằng miệng. Hít vô tưởng không khí trong sạch vào khắp châu thân, thở ra tưởng phiền não bệnh tật đều được tiêu trừ. Thở từ mạnh dần đến nhẹ ba lần, không được ra tiếng. Rồi thở lại bình thường bằng mũi

nhè nhẹ, đều đều như lúc đi đứng.

Mặt tươi tỉnh, bình thản, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để phía trên mà không cong.

Ngồi bán già: Cách thức cũng như ngồi kiết già, có điều chỉ gác một chân lên trên, tùy theo chiều thuận riêng của mỗi người, gác chân phải hay trái lên trên cũng được, không bắt buộc. Nếu gát chân nào lên thì để bàn tay bên ấy ở dưới.

b-TRỤ: Có 3 phương pháp dành cho người sơ cơ:

1-        SỔ TỨC QUÁN:

Sổ là đếm, tức là hơi thở. Sổ tức quánquan sát hơi thở ra vào, đếm từ một đến mười. Có hai cách sổ tức: Nhặt và khoan.

-Nhặt: Hít vô cùng đếm một, thở ra sạch đếm hai, lần lượt đến mười, rồi trở lại bắt đầu từ một.

-Khoan: Hít vô cùng thở ra sạch đếm một, hít vô cùng thở ra sạch đếm hai, lần lượt đến mười, rồi bắt đầu trở lại từ một. Cứ đếm như thế suốt thời gian tọa thiền. Nếu trong lúc đếm từ một đến mười, nửa chừng quên hoặc nhầm số, thì bắt đầu đếm trở lại từ một... Sau một thời gian tu tập, hành giả đếm thuần thục không còn nhầm lộn số nữa thì bước qua giai đoạn Tùy Tức.

2-    TÙY TỨC:

Tùy là theo, tức là hơi thở. Tùy tức là theo dõi hơi thở. Hít hơi vô tới đâu ta cảm nhận biết tới đó. Hơi thở ra đến đâu ta cũng đều cảm nhận biết rõ. Tức là sự tỉnh giác hiện hữu

Trong khi tỉnh táo cảm nhận hơi thở vào ra một thời gian thì ta sẽ cảm nhận được mạng sống chỉ trong hơi thở. Thở ra mà không hít vào hoặc hít vào mà không thở ra là mạng sống không còn tồn tại. Hơi thở đã vô thường thì mạng sống của ta cũng mong manh giả tạm chỉ có bằng một hơi thở, nhưng chẳng biết trước rằng lúc nào thở ra mà không còn hít vào nữa.

Khi theo hơi thở thuần thục rồi, hành giả bước sang giai đoạn Biết có Chân Tâm.

3-    BIẾT CÓ CHÂN TÂM

Đây là phần trọng yếu của pháp tu các đạo tràng Duyên lành chùa Linh Xứng. Từ công phu theo dõi hơi thở, hành giả tiến lên buông hơi thở, tâm an định. Bấy giờ hành giả luôn tự thấy biết là chân tâm, thấy chỉ là thấy nhưng thường biết rõ ràng; tai mũi lưỡi thân ý cũng lại như thế. Khi hành giả nhận ra Chân tâm thường biết rõ ràng mà không động niệm. Nếu mơ màng ngủ gục thì mở mắt sáng ra, chấn chỉnh công phu.

c. Xuất: (khởi niệm đọc thầm bài Hồi Hướng.)

Nguyện đem công đức này.

Hướng về khắp tất cả.

Đệ tửchúng sinh

Đều trọn thành Phật đạo.

-Thở từ nhẹ đến mạnh, hít vô bằng mũi, thở ra bằng miệng (hít sâu thở dài). Hít vô tưởng máu huyết lưu thông khắp châu thân, thở ra tưởng phiền não bệnh tật đều được tiêu trừ. (ba lần)

-Kế chuyển động hai bả vai, mỗi bên 5 lần.

-Cúi ngước đầu lên xuống 5 lần.

-Xoay đầu qua phải trái 5 lần, rồi cúi ngước trở lại một lần nữa cho quân bình.

-Kế hai bàn tay co duỗi ra vào. Xong, chuyển thân từ nhẹ đến mạnh 4 lần. Lần thứ 5 đưa hai tay ra đầu gối ấn xuống.

-Kế xoa mặt 20 lần, xoa hai vành tai, xoa đầu, xoa gáy cổ, xoa cổ trước; mỗi chỗ 20 lần.

-Kế xoa vai, xoa tay, còn tay kia xoa dài xuống hông, mỗi bên 5 lần (tay phải choàng vai trái, tay trái choàng hông phải vuốt xoa mạnh. Sau đó trở tay ngược lại).

-Xoa lưng, ngực, bụng từ trên xuống, mỗi bên 5 lần (úp lòng bàn tay phải vào ngực, lưng bàn tay trái áp vào lưng trên, xoa ngang. xoa lần xuống bụng dưới và thắt lưng. Sau đó trở tay ngược lại).

-Xoa hai bên mông đùi, chà dài xuống dọc hai bên đầu gối.

-Hai ngón giữa và trỏ của 2 bàn tay chạm vào nhau chà cho nóng rồi áp vào mắt, đẩy từ ngoài vào trong sống mũi, mỗi bên 5 lần.

-Kế tiếp, 1 tay nắm mấy đầu ngón chân, tay kia bợ cổ chân kéo nhẹ chân xuống. Xoa từ đùi dài xuống, day đầu gối, xoay cổ chân sao cho hai chân máu huyết lưu thông, rồi xoa lòng bàn chân. Sau cùng duỗi thẳng hai chân, lưng thẳng, hai tay để trên đùi. Hít sâu vào đưa hai tay từ từ ra hai bàn chân 3 lần (vẫn ngồi trên bồ đoàn).

Kế bỏ bồ đoàn ra và xoa bóp thêm nơi nào còn đau. Thời gian xả thiền khoảng 8 -10 phút (nếu ngồi lâu). Sau đó đứng lên tụng kinh Bát Nhã 1 lần và đọc bài tứ hoằng thệ nguyện, hồi hướng.

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn Pháp môn vô lượng thệ nguyện học Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành. Nguyện đem công đức này Hướng về khắp tất cả Đệ tửchúng sinh Đều trọn thành Phật đạo.

ĐẢNH LỄ TAM BẢO

Con xin nương tựa Phật

Bậc phước trí vẹn toàn

Cầu tất cả chúng sinh

Giác ngộ, phát tâm lành. (một lạy)O

Con xin nương tựa Pháp

Nguồn tuệ giác Từ bi

Cầu tất cả chúng sinh

Hiểu đạo, tỏ nguồn tâm. (một lạy)O

Con xin nương tựa Tăng

Đoàn thể sống an vui

Cầu tất cả chúng sinh

Hòa hợp, thương mến nhau. (một lạy)O

4-        CÁC TRIỆU CHỨNG :

1-       Trong khi ngồi nếu thấy chảy nước miếng là lơ là không tỉnh táo nên chấn chỉnh lại.

2-       Nếu thấy căng đầu là gắp nên thư giản nhẹ nhàng lại.

3-        Đau lưng: Do cong quá phải thẳng lên

4-       Tức ngực: Do thẳng quá nên phải chùn người xuống. Hơi thở không thông nên thở dài và nhẹ.

5-       Đau vai: Nếu nhức một bên vai, coi chừng hai vai không ngang nhau, một bên bị lệch xệ xuống. Nếu nhức cả hai vai là do gồng hai tay, phải nới lỏng ra, toàn thân ở tư thế thư giản, không được gồng kềm người.

Đau hông: Do ngồi nghiên nên phải chấn chỉnh lại.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2023(Xem: 82275)
17/05/2021(Xem: 5918)
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).