Huế trong tôi

11/05/20194:09 SA(Xem: 6315)
Huế trong tôi

 HUẾ TRONG TÔI
Hoằng Trúc

Chùa Thiên MụTôi quen Huế từ khi nào, giờ cũng không rõ ?!

Gặp nhau trong chuyến bay từ Tân Sơn Nhất về Phú Bài, tôi không chủ động hỏi chuyện, cũng không trả lời Huế câu gì, vậy mà thân nhau, thế mới lạ. Huế thì có lúc trong xanh êm ả như dòng Hương giang thơ mộng, lại có lúc anh dũng hiên ngang như ngọn núi Ngự Bình chắn trận cuồng phong. Huế tỏa nắng vàng óng trong ngày cuối xuân. Huế dịu dàng trong sắc tím hoa sim đầu hạ. Huế trong lành mát rượi trong những chiều thu. Huế lạnh lùng, rét buốt, thêm mưa dài ướt đẫm suốt những ngày đông. Ở phố Huế trắng tinh, thướt tha, nhẹ bay trong chiếc áo dài trước cổng trường Quốc Học. Huế khoan thay chậm rãi như đôi chân của “O” bán “tàu hủ chén” thường xuất hiện ở Thành nội hay bệnh viện Trung ương. Huế thường quan tâm, chia sẻ vui buồn với bất cứ ai. Huế không hờn giận mà gần gũi và tận tình với mọi người trong bất cứ công việc gì. Huế có tiếng vọng vang xa như tiếng chuông Hòa Bình trên đỉnh núi Ngũ Phong. Kể về Huế, tôi xin ghi vài dòng tượng trưng như những gì Huế đã có trong tôi.

Hai năm qua, tôi đã thấy Huế vui sống với con thuyền trên dòng sông Hương hiền hòa, mến khách, đưa người từ bến đò Kim Long về Linh Mụ quốc tự, dọc đường thưởng ngoạn làn sóng li ti đủ màu trắng, xanh, đỏ, tím và có cả màu vàng lấp lánh của cái nắng ban trưa. Với tôi, Huế còn có sự linh thiênghuyền diệu, thêm rộn ràng mà lại trang nghiêm trong ngày rước Phật từ Diệu Đế Quốc tự về tổ đình Từ Đàm. Thời khắc kỷ niệm ấy, khoảng cách của người và Phật không xa, mà rất gần, gần đến nỗi có thể giơ cánh tay phàm tục là chạm tới Ngài, và có thể thưa với Ngài rằng con đã trở về ngôi nhà xưa, không còn rong ruổi tìm kiếm những thứ hạnh phúc tạm bợ mà con người đã lầm cho đó là bền chắc và vĩnh cửu. Hình ảnh những chiếc y vàng rực rỡ trong buổi chiều vừa tắt nắng tựa như ngọn đèn thiêng thắp sáng cả con đường nối dài từ Diệu Đế qua cầu Gia Hội, rồi cầu Trường Tiền rẽ trái về đường Lê Lợi, nối dài, rẽ trái về đường Điện Biên Phủ cắt ngang tuyến đường sắt Bắc Nam tiến về Từ Đàm. Một hành trình ướt đẫm mồ hôi. Hơn ngàn người chậm rãi nhẹ bước, trong đó có người xuất gia cầu đạo giải thoát, có người tại gia hộ trì Tam bảo, có người mến đạo mà theo, có người từ phương xa đến rồi tình cờ gặp duyên cũng góp mặt cùng dòng người mà tỏa sáng.

Huế là bạn hiền của tôi cũng từ những hình ảnh thân thương ấy. Mến Huế, tôi vui chơi cùng Huế trong nhiều mùa trăng yên bình tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Có lần tôi lặng nhìn Huế khoe chiếc áo tím buồn trên đồi thông trước căn phòng tại khu ký túc xá của Học viện. Lúc ấy Huế thẹn thùng chuyển màu đen sẫm rồi đáp trả rằng “thôi nhé trò ngoan”, thoắt Huế vội bay xuống thấp xa khuất bên kia đồi.

Chuyện của tôi và Huế là như thế. Trong vai là học tăng ngoại tỉnh, tôi đã tỏ lòng với Huế bằng thiện ý của mình. Huế vốn thầm lặng, không nổi trội nhưng luôn cống hiến và tô điểm cho đời bằng nhiều cánh hoa có đủ sắc và hương, thêm phần thanh tao và sâu lắng. Năm nay, hòa cùng niềm vui chung của đại lễ Vesak Phật lịch 2563 tại tỉnh nhà, hình ảnh tăng-tục tiếp bước mạng mạch Như Lai hứa hẹn một lần nữa lại được tỏa sáng trong lòng đồng bào Phật tử Cố Đô.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20238)
12/10/2016(Xem: 18178)
26/01/2020(Xem: 10677)
12/04/2018(Xem: 18950)
06/01/2020(Xem: 9680)
24/08/2018(Xem: 8459)
12/01/2023(Xem: 2804)
28/09/2016(Xem: 24130)
27/01/2015(Xem: 23436)
11/04/2023(Xem: 2039)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.