Truyện Phật Bà Chùa Hương

24/05/20191:04 SA(Xem: 9014)
Truyện Phật Bà Chùa Hương

TRUYỆN PHẬT BÀ CHÙA HƯƠNG
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 

thich-vien-thanh
Thượng tọa Thích Viên Thành (1950-2002)

Sau 12 năm học tập và làm việc tại nước Nga, năm 1995 tôi về Việt Nam và vào làm việc tại công ty FPT. Chân ướt chân ráo chưa hiểu nhiều về công việc và cuộc sống trong nước, may thay tôi được anh Phan Ngô Tống Hưng, lúc đó là phó Chủ tịch HĐQT kiêm phó Tổng giám đốc dẫn đi đảnh lễ Thượng tọa Thích Viên Thành. Và thế là Thượng tọa trở thành người thầy sơ tâm đầu tiên của tôi cho đến ngày Thầy viên tịch năm Nhâm Ngọ - 2002. Thượng tọa Thích Viên Thành là Tổ thứ 11 của Tùng Lâm Hương Sơn và luôn là người thầy tôn kính của tôi.

Rồi một ngày đẹp trời của năm tôi đã tìm lại được những người thầy kế tục sự nghiệp của Tổ: Thượng tọa Thích Minh Hiền, Đại đức Thích Minh Đồng, Đại đức Thích Mnh Tri,… Tôi lại được VỀ NHÀ mình. Thế là lại được chung tâm, góp một tay cùng các quý thầy tổ chức các chương trình Hương Sen Đại Bi và các khóa tu. Thật là hạnh phúc vô cùng.

Có một câu chuyện có lẽ không bao giờ quên: sau một buổi họp với các thành viên của đề án “Hệ tri thức Việt số hóa”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đố tất cả chúng tôi, các chuyên gia, nếu chỉ được ăn một bữa duy nhất thì nên ăn ở đâu. Các đáp án đưa ra đều không đúng. Bữa ăn đáng giá nhất, nên ăn nhất là ở Thiên Trù, tức bếp trời. Nếu ở cõi sa bà này mà được ăn một bữa ở Thiên Trù, ở bếp trời thì tuyệt vời không gì bằng.

Thế rồi chiều mồng 5 tết mừng xuân Kỷ Hợi, chúng tôi vào Thiên Trù để sáng mồng 6 tết ra mắt sách “Chùa Hương xưa nay” và sách kỷ lục thế giớiMurals of Tibet – Tranh bích họa Tây Tạng”. Thế rồi chúng tôi được ăn 3 bữa ở bếp trời đúng ngày khai hội.

Lâu lắm rồi tôi mới “về nhà” vào ngày đặc biệt này. Những áng mây cuối ngày trên hư không đẹp đến động lòng. Những tiếng chuông vang giữa núi rừng linh thiêng làm tôi bồi hồi và như đắm chìm nơi tiên cảnh. Những tiếng chim hót sớm mai thánh thót làm Phật tính thổn thức trong tôi. Tôi giật mình, rừng mơ Hương Tích đưa tôi về cõi thật mà như mơ.

Truyen Phat Ba Chua huongNgay buổi chiều mồng 6 tết, sau lễ khai hội, Thượng tọa Thích Minh Hiền dành nhiều thời gian cho chúng tôi. Cả đêm trước chúng tôi cũng đã may mắn được thầy kể bao điều hay, dạy bao điều quý. Tôi như cậu bé mù được mở mắt ở chốn Tổ. Và rồi Thầy đã tặng cho chúng tôi một món quà vô giá: cuốn sách “Truyện Phật Bà Chùa Hương” của cố Thượng tọa Thích Viên Thành đã xuất bản 20 năm trước. Tôi giật mình và mừng muốn khóc. Để rồi mới có phúc duyên tái bản (lần thứ 3) cuốn sách quý và ý nghĩa và quý giá này.

Non xanh nước biếc, kỳ sơn tú thủy chùa Hương đã làm hạnh phúc tràn dâng trong tôi. Quãng thời gian được bên Thượng Tọa Thích Minh Hiền ngày khai hội tạo cho tôi nguồn cảm hứng như là bất tận từ lúc đó đến giờ. Và các đồng nghiệp của tôi cũng vậy. Những cảm hứng ấy tạo nên cuốn sách mà tôi khá hài lòng.

Cuốn sách “Truyện Phật Bà chùa Hương” là một tác phẩm rất đơn giản và gần gũi, dễ hiểuthực tế, đậm chất ngôn từ và quý giá. Cuốn sách có sức hút kỳ lạ với không chỉ tôi mà với những người tôi đã cho xem trước khi tái bản. Tôi cũng hy vọng quý vị cũng có, dù chỉ một phần, cảm nhận này.

Xuôi dòng suối Yến và Tuyết Sơn, bước chân trên các bậc đá vào các chùa, các động của sơn môn Hương Tích, quý vị lại có cuốn sách quý này trên tay, thật là như có Phật Bà bên cạnh. Ngay cả nếu quý vị chưa có duyên đến với Tùng Lâm Hương Tích thì có sách trên tay, chỉ cần đọc thôi, ngẫm thôi là Phật Bà Chùa Tích đã ở bên cạnh qusy vị, phù hộche chở cho quý vị rồi. Thành tâm nguyện mong vô lượng cát tường đến với quý vị. Nguyện chúc vô lượng an lạc trong gia đình quý vị.

Hôm nay 20 tháng tư âm lịch là ngày giỗ cố Thượng tọa Thích Viên Thành, chúng ta cùng dâng sách quý này lên Thầy. Thành tâm biết ơn và xin được đảnh lễ trước hương linh Thầy. Sáng nay con đã đọc lại 1 lần nữa cuốn sách do Thầy biên soạn và thấy bình an vô cùng.

Mà thật thú vị, có ngay 3 bức ảnh của 3 Phật tử đang đọc sách “Truyện Phật Bà chùa Hương”, trong đó có cả thầy giáo già đã về hưu và một người nông dân chất phác ở quê Thái Bình. Quý hóa vô cùng. Mừng vô cùng khi sách quý đã lan đi xa. 

Xin được cám ơn sâu sắc nhất đến Thượng tọa Trụ trì Tùng Lâm Hương Tích Thích Minh Hiền và xin được kính dâng sách lên người thầy lớn đáng kính, người Thầy sơ tâm của con, cố Thượng tọa Thích Viên Thành.

24 tháng 05 năm 2019

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 Truyện Phật Bà chùa Hương

 Phật Bà Chùa Hương 3Phật Bà Chùa Hương 4Phật Bà Chùa Hương 2





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21201)
12/10/2016(Xem: 19148)
26/01/2020(Xem: 11769)
12/04/2018(Xem: 19980)
06/01/2020(Xem: 10862)
24/08/2018(Xem: 9373)
12/01/2023(Xem: 3786)
28/09/2016(Xem: 25037)
27/01/2015(Xem: 26096)
11/04/2023(Xem: 3045)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :