- Sự cống hiến của dân tộc chúng tôi với hòa bình thế giới
- Tôi đề nghị Tây Tạng trở thành thánh địa bất bạo động của thế giới
- Nhân danh di sản tâm linh của dân tộc tôi
- Vũ khí của tôi là sự thật, lòng can đảm và quyết tâm
- Tây Tạng vẫn đau khổ vì những sự vi phạm nhân quyền trắng trợn, không thể tưởng tượng
- Ở Trung Hoa, tôi thấy đang trên đà thay đổi
- Đến tất cả những anh chị em tâm linh Trung Hoa
- KẾT LUẬN: Tôi Đặt Niềm Hy Vọng Của Tôi Trong Trái Tim Con Người
- LỜI BẠT: Đạt được hòa bình với Đức Đạt Lai Lạt Ma
- Phát Biểu Hàng Năm Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Đồng Khởi Ở Lhasa 10 Tháng Ba Năm 1959
TÂY TẠNG THÁNH ĐỊA HÒA BÌNH CỦA THẾ GIỚI
Nguyên bản: Tibet, Sanctuary of Peace for the World
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Ở Trung Hoa, tôi thấy đang trên đà thay đổi
VÀI NGƯỜI KHÁCH đặc biệt đại biểu của Quốc Hội Âu Châu rất tỉnh thức về những nỗ lực liên tục của tôi để tìm ra một giải pháp đồng thuận hỗ tương cho vấn đề Tây Tạng qua đối thoại và đàm phán. Cũng trong tinh thần đó, năm 1988, tại Quốc Hội Âu Châu ở Strasbourg, tôi đã trình bày một đề xuất cho phép sự đàm phán mà không kêu gọi cho một sự ly khai hay độc lập của Tây Tạng. Kể từ đó, những mối quan hệ của chúng tôi với chính quyền Trung Cộng đã trải qua nhiều lúc cao và thấp. Sau khi bị gián đoạn gần mười năm, trong năm 2002, chúng tôi tái lập những cuộc tiếp xúc trực tiếp với chính quyền Bắc Kinh.
Trong khi nhất định từ bỏ việc sử dụng bạo lực để điều khiển cuộc đấu tranh của chúng tôi, tôi khẳng định rằng chúng tôi chắc chắn có quyền để khám phá tất cả mọi lựa chọn chính trị có thể được. Trong tinh thần dân chủ, tôi đã kêu gọi một cuộc gặp gở đặc biệt của những người Tây Tạng lưu vong tranh luận về vị thế của dân tộc Tây Tạng và tương lai cuộc vận động của chúng tôi. Cuộc hội họp đã xảy ra từ ngày 17 đến 22 tháng Mười Một, 2008, ở Dharamsala, Ấn Độ. Việc chính quyền Bắc Kinh không đáp ứng một cách thuận lợi những sáng kiến khởi đầu của chúng tôi khêu gợi lại sự nghi ngờ của nhiều người Tây Tạng vốn nghĩ rằng chính quyền Trung Cộng không quan tâm đến bất cứ giải pháp có thể chấp nhận được cho đôi bên dù là gì đi nữa. Nhiều người Tây Tạng tiếp tục tin rằng nhà đương cục Trung Cộng chỉ đang dự tính đồng hóa và hòa tan Tây Tạng bởi Trung Cộng, cho nên họ đã kêu gọi cho một nền độc lập hoàn toàn của Tây Tạng. Những người khác bênh vực cho quyền tự quyết và đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý cho Tây Tạng. Mặc cho những quan điểm khác biệt này, các đại biểu tại tại cuộc họp mặt của chúng tôi đã nhất trí quyết định giao cho tôi toàn quyền quyết định sự tiếp cận tốt nhất có thể, giữ trong tâm hoàn cảnh hiện tại và những thay đổi ở Tây Tạng, ở Trung Hoa, và khắp toàn thế giới.
Tôi đã lập luận lúc kết cục thì dân tộc Tây Tạng là những người quyết định về tương lai của Tây Tạng. Như Pandit Nehru, từng là thủ tướng Ấn Độ, đã tuyên bố trước quốc hội Ấn Độ vào ngày 7 tháng Mười Hai, 1950: “Lời nói cuối cùng về Tây Tạng nên được nêu lên bởi người Tây Tạng và không phải ai khác.”
Vấn đề Tây Tạng có một không gian và quan hệ mật thiết vốn vượt khỏi số phận của sáu triệu dân Tây Tạng. Nó cũng liên hệ đến hơn mười ba triệu dân sống khắp Hy Mã Lạp Sơn, Mông Cổ, và những nước Cộng Hòa Kalmuk và Buriat ở Nga, cũng như sự gia tăng nhân khẩu của những anh chị em Trung Hoa, những người cùng chia sẻ nền văn hóa Phật giáo, vốn có thể cống hiến cho nền hòa bình và hòa hiệp trên thế giới.
*
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có bài phát biểu trên tại Quốc Hội Âu Châu ở Brusels vào tháng Mười Hai 2008, sau cuộc nổi dậy lớn làm kích động Tây Tạng bắt đầu vào ngày 10 tháng Ba năm Thế Vận Hội của Trung Hoa, sau những cuộc biểu tình xảy ra trong khi trao đuốc Thế Vận xuyên qua các thủ đô trên thế giới. Sự đàn áp của Trung Cộng thật là dã man, mù quáng, và toàn diện. Người ta đồn đãi nói rằng có rất nhiều người bị bắt mà cảnh sát Trung Cộng không đủ còng tay và phải trói tù nhân lại bằng dây điện.
Vào ngày 14 tháng Ba, Zhang Qingli, bí thư Cộng đảng của khu tự trị, đã diễn tả tình hình ở Lhasa như “đánh tới chết” chống lại những kẻ ly khai Tây Tạng. Tại cuộc gặp gỡ với những chỉ huy Cảnh Sát Quân Đội Nhân Dân, ông ta đã bày tỏ sự hân hoan rằng những cuộc biểu tình tháng Ba đã cho phép họ “thử nghiệm năng lực của họ để đáp ứng đến một tình trạng khẩn cấp trong trường hợp của những bạo loạn.”
Con số những nạn nhân chưa được xác minh, vì vẫn còn hơn một nghìn người bị mất tích. Và tin tức bị kiểm duyệt, và tất cả mọi cuộc giáo tiếp đều bị cấm đoán – đến nổi kéo dài như vậy ngay cả nhiều tháng sau đó. Người Tây Tạng ở Ấn Độ đã nói với chúng tôi rằng họ đã không dám gọi điện thoại cho gia đìnhhọ vì sợ nguy hiểm cho người thân bên ấy.
Bây giờ chúng tôi biết rằng hàng nghìn người Tây Tạng – tăng, ni, cư sĩ, người già và kể cả trẻ con – đã bị bắt. Hơn 200 người bị kết án, và tối thiểu 150 người chết, đôi khi bị tra tấn và đánh đập. Người nào đó nói về “cuộc Cách Mạng Văn Hóa lần thứ hai” cho phép những phương pháp được sử dụng bởi nhà cầm quyền Trung Cộng theo sau việc đóng cửa hàng trăm tu viện khắp xứ sở. Những khu vực tu viện ở Lhasa bị bao vây bởi những xe thiết giáp nhiều tuần, và cư sĩ bị can ngăn trong việc đem thực phẩm và nước uống. Ít nhất một tu sĩ được nói là đã chết vì đói ở tu viện Ramoche. Một lần nữa người ta chứng kiến sự cướp phá tài sản quý giá của tôn giáo, và những cuộc hội họp “học tập cải tạo yêu nước” được tổ chức bắt buộc những tu sĩ thọ giới phủ nhận Đức Đạt Lai Lạt Ma trong bài viết, chịu hình phạt bị buộc tội ly khai và cầm tù.
Tuyên truyền của Trung Cộng buộc tội vị lãnh đạo tinh thần lưu vong xúi dục những cuộc nổi loạn này, gọi ngài là “một tội phạm”, một “phản bội mẫu quốc,” một “kẻ ly khai,” trong khi Zhang Qingli gọi ngài là một “con sói mặt người nhưng có trái tim thú vật.” Với những lời lăng mạ này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đáp lại một cách tiếu lâm rằng đi thử máu để quyết định xem ngài là một con người hay một con thú. Nhưng nghiêm chỉnh hơn, ngài lấy làm tiếc về sự tấn công nghiêm trọng vào những quyền con người khi nhà đương cục Trung Cộng buộc những tu sĩ lăng mạ ngài và, dưới sự đe dọa, phủ nhận ngài.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận những báo cáo và những hình ảnh đầu tiên của những sự tàn bạo do nhà cầm quyền Trung Cộng tiến hành khi ngài cùng Samdhong Rinpoche. Ngài nhớ rằng đôi mắt của họ đẫm lệ và ngài cảm thấy tràn ngập đau khổ: “Đơn giản là tôi buồn, buồn một cách sâu sắc,” ngài đã nói như vậy.
Vào đầu tháng Giêng 2009, trong một buổi giảng dạy ở Sarnath (Lộc Uyển), ngài tuyên bố rằng ngài đã quán chiếu lời cầu nguyện của đại hiền nhân Ấn Độ Shantideva, vốn nói về kẻ thù như một vị thầy tốt nhất, vì vị đó đã buộc chúng ta phát triển nhẫn nhục và làm sâu sắc lòng bao dung cùng tha thứ của chúng ta. Với một du khách hỏi ngài có sân hận không, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng sân hận xa lạ với ngài, vì cảm xúc này có nghĩa là ta muốn làm tổn hại một người nào đó: “Niềm tin của tôi giúp tôi vượt thắng cảm xúc tiêu cực này và giữ sự vô tư của tôi. Mỗi một nghi thức Phật giáo của tôi là một phần trong tiến tình nơi tôi và nhận. Tôi nhận lòng ngờ vực của người Hoa và tôi gửi lòng từ bi của tôi. Tôi cầu nguyện cho những người Hoa, cho những lãnh tụ của họ, và ngay cả cho những người mà tay họ vấy máu.”
Sự phân tích của Đức Đạt Lai Lạt Ma về tình hình bộc phát là sáng suốt. Ngài chú ý rằng sự áp bức và tra tấn đã không thành công ở những cuộc “học tập cải tạo” chính trị người Tây Tạng. Để bù lại những tranh cãi phát sinh bởi những cuộc định cư đông đảo người Hán, lãnh đạo Cộng đảng Trung Hoa đưa vào vài chương trình hiệu quả để cải thiện phẩm chất đời sống, bơm vào hàng tỉ nhân dân tệ trong việc xây dựng những cơ sở hạ tầng. Nhưng trong con mắt của những người Tây Tạng, điều quan trọng nhất là việc hồi phục những tự do căn bản của họ cùng với bản sắc văn hóa và sự bất cần tâm linh của họ.
Vào tháng Mười Hai 2008, tại Quốc Hội Âu Châu, Đức Đạt Lai Lạt Ma tái khẳng định sự thích đáng của chính sách Trung Đạo của ngài, với mục tiêu của nó về việc bảo đảm khu tự trị phổ quát và bảo đảmngười Tây Tạng quyền giải quyết những vấn đề của một trật tự văn hóa, tôn giáo, hay môi trường của chính họ. Không có vấn đề của một sự độc lập quốc gia vì từ quan điểm của quốc tế công pháp, Tây Tạng được liên hợp trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, vốn vẫn chịu trách nhiệm về ngoại giao và quốc phòng.
Tuy nhiên, chính sách Trung Đạo đã là một chủ đề của sự tranh luận độc hại gia tăng, đặc biệt trong những thành viên trẻ của Đại Hội Người Trẻ Tây Tạng – một tổ chức “khủng bố”, theo Cộng Đảng Trung Hoa – những thành viên của nó kêu gọi cho một sự độc lập. Đức Đạt Lai Lạt Ma chính ngài cũng thừa nhận rằng chính sách Trung Đạo chưa tạo ra bất cứ hy vọng nào cho kết quả. Nhà thơ Tenzin Tsendu bình luận về những lý do của sự thất bại này: “Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt căn cứ trên sự tin tưởng rằng các lãnh tụ Trung Cộng cũng là những con người, có thể ngồi chung quanh một chiếc bàn và thảo luận mọi thứ. Nhưng mặc dù kiên nhẫn qua bao năm tháng để tìm kiếm cho một cuộc đối thoại thỏa hiệp, duy trìthông suốt và mặc dù mọi thứ, mặc cho một nổ lực chân thành với những mối quan hệ nhân bản, cuộc đối thoại này đã không thành công. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận ra rằng Trung Cộng đã không chơi trò chơi này.”
Vì vậy, tại Quốc Hội Châu Âu gặp gở vào cuối năm 2008, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không loại trừ khả năng từ bỏ đề xuất khu tự trị và trở lại kêu gọi cho một sự độc lập. Nhưng ngài cũng thừa nhận rằng ngài không thể giảm giá trị của khả năng của một giải pháp chung cuộc cho Tây Tạng: để giữ sự kiểm soáttoàn Tây Tạng, một xứ sở phong phú tài nguyên thiên nhiên, những lãnh tụ Trung Cộng có thể áp bứcdân số thậm chí tàn bạo hơn và dùng việc định cư dân số người Hán để làm cho người Tây Tạng vĩnh viễn thành một thiểu số không đáng kể ở một Tây Tạng tràn ngập người Hán.
Mặc dù bối cảnh không thể bị loại trừ, nhưng một nhân tố mới đã nuôi dưỡng hy vọng của Đức Đạt Lai Lạt Ma: sự tiến hóa của dân tộc Trung Hoa, và những sự nối kết Giáo Pháp đã phát triển trong những thập niên gần đây. Sau khi chúc mừng Quốc Hội Châu Âu về phần thưởng nhân quyền Sakharov cho Hu Jia, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng khẳng định rằng ngay cả nếu ngài có thể không còn tin tưởng vào những tuyên bố của chính quyền Trung Cộng, thì ngài niềm tin của ngài với dân tộc Trung Hoa vẫn còn “nguyên vẹn.”