VẤN ĐỀ HOẰNG PHÁP
VỚI TUỔI TRẺ HẢI NGOẠI: NHỮNG MỐI QUAN TÂM
TT. Thích Chân Tính *
VỚI TUỔI TRẺ HẢI NGOẠI: NHỮNG MỐI QUAN TÂM
TT. Thích Chân Tính *
Trong bài tham luận này, chúng tôi chỉ tạm bàn về Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, (1) vì đây là quốc gia mà chúng tôi có nhiều dịp đến để hoằng pháp.Trong khi Phật giáo Việt Nam ở trong nước đã và đang có những bước đột phá trên nhiều phương diện trong công tác hoằng truyền Chánh Pháp đến với các tầng lớp Phật tử, điển hình là những mô hình khoá tu và hoạt động sinh hoạt cho giới trẻ, thì Phật giáo Việt Nam ở hải ngoại, điển hình là HoaKỳ,1 đang gặp khá nhiều khó khăn trong việc chuyển tải thông điệp của đức Phật đến với thế hệ con em gốc Việt sinh ra và lớn lên ở đây. Nhìn tổng thể, Phật giáo Việt Nam trên đất Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành công nổi bật; tuy nhiên, nội dung chính của bài tham luận này sẽ đề cập đến hiện trạngkhó khăn mà Phật giáo Việt Nam đang gặp phải liên hệ đến việc hoằng pháp cho người trẻ. Thôngqua việc tìm hiểu về bản chất và nguyên nhân của những khó khăn đó, mong rằng, trong hội thảo nàychúng ta có thể cùng nhau tìm ra một vài phương án phù hợp đối với công cuộc hoằng pháp ở HoaKỳ nói riêng và tại hải ngoại nói chung.
Một trong những điều chúng tôi nhận thấy khá rõ trong những chuyến hoằng pháp tại Hoa Kỳ đóchính là hiện tượng “trẻ vui nhà, già vui chùa.” Đa số những vị cư sĩ Phật tử đến chùa tu tập, nghepháp cũng như tham gia những hoạt động lễ hội Phật giáo đều rơi vào độ tuổi từ trung niên trở lên. Sự hiện diện của những em thanh thiếu niên trong những hoạt động mang tính chất “chùa chiền” hầu như là điều khá hiếm. Nếu đâu đó xuất hiện hình ảnh một vài em nhỏ đi theo ông bà cha mẹ thì hầu như nguyên nhân của sự hiện diện đó mang tính chất miễn cưỡng và épbuộc. Và hiển nhiên, do thiếu hiểu biết về văn hoá, ngôn ngữ cũng như tính chất của việc đến chùakhông xuất phát từ tinh thần “phát tâm tự nguyện” nên sự hứng thú hầu như vắng bóng trên nhữngkhuôn mặt trẻ thơ hồn nhiên ấy! Chúng tôi xin nêu ra một vài rào cản nổi bật là nhân tố chính ảnh hưởng đến con đường hoằng đạo của chư Tăng Ni, cũng như sự ảnh hưởng đến chất lượng về nộidung của những chuyến hoằng pháp.
Rào cản ngôn ngữ
Điều đầu tiên bản thân chúng tôi cảm thấy tự hào đó chính là việc dù đi đến xứ sở nào thì người conViệt cũng mang trong mình tinh thần giữ gìn ngôn ngữ và truyền thống của dân tộc. Thật ấm áp khi vừa đặt chân đến một phi trường quốc tế nào đó của nước Mỹ nhưng lại được nghe câu chào thân thương “Nam mô A Di Đà Phật! Con chào Thầy mới đến ạ! Thầy bay xa vậy có mệt không?” Đa phần những đạo tràng chúng tôi đến chia sẻ Phật pháp đều do chư Tăng Ni và Phật tử người Việt thành lập. Ở xứ người mà có thể nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ là một điều vô cùng ấm áp và thấm tình đạo vị! Tuy vậy, song song với sự ấm áp ấy lại là một nỗi lo không nhỏ cho những nhà hoằngpháp cũng như chư Tăng Ni và Phật tử hải ngoại sở tại; đó chính là việc làm thế nào để thế hệ concháu gốc Việt tại Mỹ - những người có khả năng nói và hiểu tiếng Việt rất hạn chế, có thể hoà nhập vào nếp sinh hoạt “thuần Việt” tại những ngôi chùa trên đất Mỹ ấy; hoặc làm thế nào để thay đổi quy cách sinh hoạt để các em có thể cảm thấy gần gũi được với Tam Bảo.
Trên thực tế, đa số những ngôi chùa Việt Nam trên đất Hoa Kỳ đều có lối sinh hoạt tương tự những ngôi già lam truyền thống tại nước ta. Mỗi chủ nhật hằng tuần, các chùa đều tổ chức một ngày sinh hoạt cho đồng bào Phật tử. Số lượng Phật tử về chùa khác biệt tuỳ theo vùng miền. Nhìn chung, các Phật tử đều từ tuổi trung niên trở lên. Do vậy, ngôn ngữ chính được sử dụng cho việc tụng kinh, bái sám và giảng dạy là tiếng Việt. Khi sử dụng tiếng Việt cho những buổi tụng kinh và tu tập như vậy, chúng ta vô tình loại ra những người không hiểu tiếng Việt, xem sự hiện diện của họ không thực sự quan trọng. Có nhiều lần chúng tôi thấy các em nhỏ đi theo ông bà cha mẹ đến chùa chỉ ngồi để “chịu đựng”, chờ đợi thời kinh qua nhanh để các em được “giải thoát”; bởi lẽ, các em chẳng có một chút khái niệm gì về việc tụng kinh, ý nghĩa kinh nói gì, và tại sao các em phải ngồi “chứng minh” việc tụng kinh ấy trong khi các em không hiểu và chắc chắn là không thích.
Trên thực tế, đa số những ngôi chùa Việt Nam trên đất Hoa Kỳ đều có lối sinh hoạt tương tự những ngôi già lam truyền thống tại nước ta. Mỗi chủ nhật hằng tuần, các chùa đều tổ chức một ngày sinh hoạt cho đồng bào Phật tử. Số lượng Phật tử về chùa khác biệt tuỳ theo vùng miền. Nhìn chung, các Phật tử đều từ tuổi trung niên trở lên. Do vậy, ngôn ngữ chính được sử dụng cho việc tụng kinh, bái sám và giảng dạy là tiếng Việt. Khi sử dụng tiếng Việt cho những buổi tụng kinh và tu tập như vậy, chúng ta vô tình loại ra những người không hiểu tiếng Việt, xem sự hiện diện của họ không thực sự quan trọng. Có nhiều lần chúng tôi thấy các em nhỏ đi theo ông bà cha mẹ đến chùa chỉ ngồi để “chịu đựng”, chờ đợi thời kinh qua nhanh để các em được “giải thoát”; bởi lẽ, các em chẳng có một chút khái niệm gì về việc tụng kinh, ý nghĩa kinh nói gì, và tại sao các em phải ngồi “chứng minh” việc tụng kinh ấy trong khi các em không hiểu và chắc chắn là không thích.
Trên bình diện khách quan, một số chùa cố gắng xây dựng và áp dụng chương trình sinh hoạt riêng cho các em thanh thiếu niên. Hai chương trình sinh hoạt nổi bật mà chúng tôi được biết đó là lớp tiếng Việt và mô hình Gia đình Phật tử. Ngoài những thành công đáng kể bằng sự nỗ lực và cố gắngcủa các chùa trong việc dạy tiếng Việt và Phật pháp cho các em thông qua hai mô hình sinh hoạt này, có nhiều vấn đề cần được khắc phục để sự lợi lạc và tính bền vững song hành cùng thời gian. Thứ nhất, bản chất việc học tiếng Việt của các em tương đối mang tính chất ép buộc. Ngoài chương trình đào tạo rõ ràng theo từng cấp bậc ở một số chùa tại các bang tập trung nhiều người Việt như California và Texas, chương trình học của các em sinh sống ở những bang ít người Việt hầu như chỉ mang tính tự phát và “đối phó”. Đối với mô hình Gia đình Phật tử, việc áp dụng một mô hình “thuầnViệt” như thế vào môi trường hoàn toàn khác biệt về nhiều mặt đã không mang lại kết quả như mong đợi. Sự khác biệt căn bản nhất mà chúng tôi muốn đề cập đó chính là văn hoá.
Rào cản văn hoá
Chúng ta cần khẳng định rằng, mặc dù các em nhỏ gốc Việt sinh ra trên đất Mỹ mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, nhưng thẳm sâu trong tâm thức cũng như cách sống của các em thể hiện một điều đó là: các em là người Mỹ. Mặc dù các em có khuôn mặt “rất Việt,” nhưng các em sinh hoạt như những người Mỹ, tiếp xúc văn hoá Mỹ, suy nghĩ theo cách của người Mỹ, và luôn cố gắng để hoà nhập vào “cuộc sống Mỹ” như những bạn cùng trang lứa. Thông qua những lần tiếp xúc với một số em, tôi thấy đa số các em đều đồng tình rằng ngôn ngữ tiếng Anh là sự lựa chọn hàng đầu trong cáccuộc giao tiếp dù đó là giao tiếp với ông bà cha mẹ - những người không nói thạo tiếng Anh. Ngônngữ chính là phương tiện chuyển tải văn hoá. Khi ngôn ngữ bị lãng quên thì nền văn hoá gắn liền vớingôn ngữ đó cũng sẽ bị lãng quên. Vì vậy, giữa hai nền văn hoá Việt – Mỹ, cần có một chiếc cầu nối thật vững chắc để các em có thể tiếp nhận được những tinh hoa của cả hai mà không đánh mất bản chất đời sống hiệntại của các em, cũng như giá trị tâm linh ngàn đời của người con Phật. Nếu không có chiếc cầu nốinày thì việc các em dần lãng quên những nét đẹp trong nền văn hoá Việt Nam sẽ không còn xa, vànếu người lớn cứ khăng khăng áp đặt một nền văn hoá “xa lạ” (văn hoá Việt Nam)1 thì sự từ chối vàchán ghét sẽ là lẽ đương nhiên.
Một ví dụ điển hình chúng tôi thường chứng kiến và cũng là minh chứng cho sự bỡ ngỡ giữa hai bờcủa hai hệ văn hoá đó là mỗi khi gặp chư Tăng Ni, ông bà cha mẹ các em thường nhắc các em rằng“Con chắp tay chào Thầy đi con!” Đối với văn hoá Phật giáo Việt Nam, việc chắp tay chào chư TăngNi là một việc làm tương đối dễ hiểu nhằm thể hiện sự cung kính đối với hàng Tăng bảo; còn đối với văn hoá Mỹ
- nơi mà chủ nghĩa cá nhân được đề cao, các em không có khái niệm “chắp tay là cung kính,” không có khái niệm chào một người thì phải cúi đầu, không có khái niệm “phải” chào một ai nếu các em không thích. Vì vậy, thái độ chào của các em có vẻ gượng gạo hoặc “làm cho qua chuyện;” cha mẹ các em cũng có vẻ hơi xấu hổ vì không dạy con được; và chúng tôi thì cảm thấy có “lỗi” vì chính bản thân mình lại là nguyên nhân cho những tình huống không mấy tự nhiên và bối rối đó. Ban đầu,chúng tôi nghĩ rằng trẻ em trên nước Mỹ không có sự cung kính đối với Tam Bảo. Dần dần, chúng tôi nhận ra rằng đối với nền văn hoá các em đang sống thì sự cung kính không nhất thiết phải được thể hiện giống hoàn toàn với những gì mà nền văn hoá Việt đã dạy cho chúng ta.
Rào cản văn hoá không những khiến việc hoằng pháp gặp khó khăn mà sự giáo dục con cái của những bậc làm cha mẹ ở xứ Mỹ cũng không kém phần nan giải. Chúng tôi có cơ hội tiếp xúc và lắngnghe nhiều vị Phật tử than phiền về nỗi vất vả trong việc giáo dục con cái giữa sự khác biệt về văn hoá cũng như thế hệ. Chấp nhận hay không thì con cái của họ được sinh ra và lớn lên trên đất nướcMỹ, tiếp thu nền giáo dục của người Mỹ và giao lưu với hầu hết bạn bè là người
1. Nền văn hoá Mỹ là văn hoá của các em vì các em sinh ra và lớn lên trong xã hội đó. Những nền văn hoá khác như văn hoá Việt Nam, văn hoá Hàn Quốc,… đều là những sản phẩm “nước ngoài” đối với các em.
- nơi mà chủ nghĩa cá nhân được đề cao, các em không có khái niệm “chắp tay là cung kính,” không có khái niệm chào một người thì phải cúi đầu, không có khái niệm “phải” chào một ai nếu các em không thích. Vì vậy, thái độ chào của các em có vẻ gượng gạo hoặc “làm cho qua chuyện;” cha mẹ các em cũng có vẻ hơi xấu hổ vì không dạy con được; và chúng tôi thì cảm thấy có “lỗi” vì chính bản thân mình lại là nguyên nhân cho những tình huống không mấy tự nhiên và bối rối đó. Ban đầu,chúng tôi nghĩ rằng trẻ em trên nước Mỹ không có sự cung kính đối với Tam Bảo. Dần dần, chúng tôi nhận ra rằng đối với nền văn hoá các em đang sống thì sự cung kính không nhất thiết phải được thể hiện giống hoàn toàn với những gì mà nền văn hoá Việt đã dạy cho chúng ta.
Rào cản văn hoá không những khiến việc hoằng pháp gặp khó khăn mà sự giáo dục con cái của những bậc làm cha mẹ ở xứ Mỹ cũng không kém phần nan giải. Chúng tôi có cơ hội tiếp xúc và lắngnghe nhiều vị Phật tử than phiền về nỗi vất vả trong việc giáo dục con cái giữa sự khác biệt về văn hoá cũng như thế hệ. Chấp nhận hay không thì con cái của họ được sinh ra và lớn lên trên đất nướcMỹ, tiếp thu nền giáo dục của người Mỹ và giao lưu với hầu hết bạn bè là người
1. Nền văn hoá Mỹ là văn hoá của các em vì các em sinh ra và lớn lên trong xã hội đó. Những nền văn hoá khác như văn hoá Việt Nam, văn hoá Hàn Quốc,… đều là những sản phẩm “nước ngoài” đối với các em.
Mỹ. Nếu những bậc làm cha làm mẹ cứ mặc nhiên nghĩ rằng con cái của mình phải giữ văn hoá Việt như người Việt thì khó có thể kết nối truyền thông để mang lại những giá trị mà mình muốn truyền trao. Hơn thế nữa, nếu sự áp đặt văn hoá và giá trị của bản thân đối với người khác một cách “vô tội vạ” thì sự phản tác dụng sẽ không phải là “nếu nó có thể xảy ra” mà là “khi nào nó sẽ xảy ra.” Vì vậy, sự khác biệt văn hoá vẫn luôn là thử thách lớn đối với những nhà hoằng pháp. Cho nên, trong xã hội hiện đại, việc đào tạo những nhà hoằng pháp am hiểu sự đa dạng về văn hoá để việc hoằng phápmang lại hiệu quả tốt nhất là việc làm cấp thiết. Bởi vì, trách nhiệm và tinh thần hoằng pháp của chưTăng Ni tại hải ngoại, cũng như chư Tăng Ni có tâm nguyện đi hoằng pháp tại hải ngoại đang và sẽquan trọng trong việc quyết định sự tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam trên thế giới. Và đócũng chính là vấn đề khó khăn tiếp theo: Nhân lực.
Nhân lực
Ngày nay, việc chư Tăng Ni trong nước hoằng pháp tại những quốc gia châu Âu, châu Mỹ không còn là vấn đề khó khăn. Chúng ta thấy được sự quan tâm sâu sắc của chư Tôn đức trong Giáo Hội Phật giáo Việt Nam về việc hoằng pháp tại hải ngoại, nhằm hỗ trợ và giúp đỡ những người con Phật tha hương, giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc, của đạo Phật. Tuy vậy, vấn đề thiếu nhân lực vẫn làmột bài toán khó khi đề cập đến việc hoằng pháp tại các nước bạn. Bàn về nhân lực, chúng tôi không đề cập đến vấn đề thiếu những vị giảng sư uyên thâm giáo điển; điều chúng tôi muốn nói đến đó là nguồn nhân lực giảng sư có sự am hiểu về ngôn ngữ và văn hoá của một nước bất kì mà vị giảng sư đó đến thuyết giảng. Tầm quan trọng của việc am hiểu ngôn ngữ và văn hoá của nước sở tại sẽ được nhân đôi khi thính chúng là những em nhỏ sinh ra và lớn lên tại nước đó. Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc đến việc đào tạo những nhà hoằng pháp có khả năng về nội điển cũng như ngoại điển để những công tác Phật sự được nhiều phần lợi lạc.
Đối với chư Tăng Ni đang tu tập và hoằng pháp tại Mỹ, họ cũng gặp không ít khó khăn về vấn đềnhân lực. Ngoài những ngôi chùa tại các tiểu bang có nhiều người Việt sinh sống, đa phần nhữngchùa còn lại đều “an phận” trên tinh thần “nhất tăng nhất tự”. Dù là chùa nhỏ hay lớn, những vấn đề liên quan đến việc chùa như: giấy tờ pháp lý, tiền trả ngân hàng mỗi tháng, tiền hoá đơn, đám xá,… thường là những mối quan tâm hàng đầucủa chư Tăng Ni. Vì một mình phải gánh vác hết tất cả những công việc không mấy “thiền vị” nhưvậy nên sự quan tâm đến việc học thêm tiếng Anh, hoằng pháp cho giới trẻ, tạo không gian sinh hoạt cho con cháu gốc Việt bị bỏ ngỏ. Hơn nữa, việc “độ” cho giới trẻ ở Mỹ xuất gia lại càng nangiải và hầu như rất hiếm xảy ra. Vậy ai sẽ là người kế thừa, ai là người “truyền đăng tục diệm?”
Đối với chư Tăng Ni đang tu tập và hoằng pháp tại Mỹ, họ cũng gặp không ít khó khăn về vấn đềnhân lực. Ngoài những ngôi chùa tại các tiểu bang có nhiều người Việt sinh sống, đa phần nhữngchùa còn lại đều “an phận” trên tinh thần “nhất tăng nhất tự”. Dù là chùa nhỏ hay lớn, những vấn đề liên quan đến việc chùa như: giấy tờ pháp lý, tiền trả ngân hàng mỗi tháng, tiền hoá đơn, đám xá,… thường là những mối quan tâm hàng đầucủa chư Tăng Ni. Vì một mình phải gánh vác hết tất cả những công việc không mấy “thiền vị” nhưvậy nên sự quan tâm đến việc học thêm tiếng Anh, hoằng pháp cho giới trẻ, tạo không gian sinh hoạt cho con cháu gốc Việt bị bỏ ngỏ. Hơn nữa, việc “độ” cho giới trẻ ở Mỹ xuất gia lại càng nangiải và hầu như rất hiếm xảy ra. Vậy ai sẽ là người kế thừa, ai là người “truyền đăng tục diệm?”
Có người cho rằng nếu việc độ người xuất gia ở Mỹ khó thì chúng ta có thể bảo lãnh chư Tăng Ni từViệt Nam sang để kế thừa những giá trị tâm linh mà chư vị tiền bối đã dày công tạo dựng. Trên thựctế, rất nhiều chùa đã và đang sử dụng phương pháp bảo lãnh như là biện pháp tạm thời để giải quyết vấn đề nhân lực. Tuy nhiên, để một vị Tăng hoặc Ni đến Hoa Kỳ hoạt động Phật sự một cách hiệuquả thì, như chúng tôi đã trình bày, việc học ngôn ngữ và văn hoá bản địa phải được đặt lên hàng đầu.Nếu chư Tăng Ni chỉ hướng đến tầng lớp Phật tử nói tiếng Việt thì khoảng mười hay hai mươi năm nữa, khi những vị Phật tử ấy qua đời, ai sẽ đến chùa, ai sẽ phụng trì Tam Bảo và tương lai của Phậtgiáo Việt Nam sẽ đi về đâu? Hơn thế nữa, một thực tế khá “phũ phàng” đó là hiện tượng sau khi những vị Tăng Ni được bảo lãnh ấy có thẻ xanh (trở thành thường trú nhân) thì họ cũng muốn “ra riêng” để lập chùa cho bản thân. Như vậy, con đường “nhất Tăng nhất tự” lại tiếp tục tái diễn. Chúng ta có rất nhiều chùa Việt Nam tại Mỹ nhưng điều đó có đi đôi với chất lượng hoằng pháp? Chúng ta có nhiều Tăng Ni được bảo lãnh qua Mỹ nhưng điều đó có đáp ứng được nhu cầu giáo dục Phật phápcho các con em gốc Việt?
Một vài gợi ý
Chưa ai dám khẳng định một điều gì về tương lai của Phật giáo Việt Nam tại Mỹ nói riêng cũng như tại hải ngoại nói chung. Nếu nói một cách khách quan thì Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đang tiến những bước khá yếu. Việc Chư Tôn đức ở Việt Nam sang hoằng pháp đôi lúc cũng gặp khó khăn bởi nhiều yếu tố tế nhị. Chúng tôi thiết nghĩ trách nhiệm hoằng pháp lợi sinh tại hải ngoại không đơn thuần chỉ dừng lại ở chỗ “ăn cây nào rào cây ấy” mà tất cả chúng ta đều có trách nhiệm “rào” và bảovệ những cây đại thụ đã được các bậc tiền bối gieo trồng trên đất khách quê người. Có thể một mainào đó những cây đại thụ ở phương xa ấy lại thổi về những làn gió thanh lương làm mát dịu quê nhà chúng ta.Trách nhiệm hoằng pháp là chung, tinh thần hoằng pháp xuất phát từ cá nhân, trọng trách hoằng pháp là lý tưởng của người xuất gia, do vậy, với một vài kinh nghiệm từ những chuyến hoằng pháp tại hảingoại, chúng tôi xin đề xuất một vài gợi ý để chúng ta cùng suy nghĩ, nhằm đưa ra những phương ánkhế thời cho việc hoằng pháp tại hải ngoại sau này.
Thứ nhất, một nhà hoằng pháp thời hiện đại, nhất là Chư Tôn đức trẻ, không đơn thuần chỉ là một vị thậm thâm giáo điển, vị ấy còn phải bồi dưỡng kiến thức ngoại điển như: ngoại ngữ, văn hoá vùng miền và kĩ năng “mềm”. Có thể những Phật tử Việt ở hải ngoại còn gìn giữ được phần nào đó nền vănhoá truyền thống Việt Nam nên việc chia sẻ Phật pháp với họ không mấy khó khăn. Tuy nhiên, đốivới các em nhỏ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại hải ngoại thì việc chuyển tải lời dạy của đức Phật đến các em là một việc làm không phải dễ. Cho nên, nói được ngoại ngữ để giao tiếp cùng các em, hiểu văn hoá để truyền thông với các em, và có kĩ năng mềm để “làm bạn” với các em sẽ là những thànhtố quan trọng nhất đối với một nhà hoằng pháp muốn thành công trên con đường dấn thân vào lớp trẻ.
Thứ hai, nhà hoằng pháp cho giới trẻ ở hải ngoại phải có khả năng “nói” được “ngôn ngữ” của các em. Việc nói ngôn ngữ của giới trẻ không đơn thuần chỉ là giao tiếp bằng ngoại ngữ, mà đó là sựchuyển tải lời Phật dạy một cách dễ hiểu, phù hợp từng lứa tuổi và quan trọng hơn hết đó là luôn biết cập nhật theo thời đại để Phật pháp không bị xem là “cổ đại” và lỗi thời. Trẻ em ở Mỹ thường đượckhuyến khích thể hiện tính tò mò trong mọi chuyện. Cho nên, không thể đơn thuần khuyên các em tin vào những điều chúng ta nói mà không có sự giải thích phù hợp. Mặc dù không ai có thể chối cãi giá trị chuyển hoá của đạo Phật; tuy nhiên, để các em thực sự cảm nhận được những giá trị cao quý ấy, trước hết chúng ta cần phải khơi được sự thích thú lắng nghe và tính tò mò tìm hiểu lời Phật dạy trong các em; từ đó các em mới tự động tìm hiểu nhiều hơn bằng chính cái nhìn và cách hiểu của các em. Điều gì mình làm với sự tự nguyện đều mang lại giá trị tốt nhất và nó sẽ tồn tại lâu dài nhất.Cũng thế, nếu các em có sự thích thú trong việc tìm hiểu lời Phật dạy ngang qua những bài giảng dễ hiểu và “đúng tâm lý” thì việc các em tiếp tục học Phật sẽ là điều hiển nhiên.
Thứ hai, nhà hoằng pháp cho giới trẻ ở hải ngoại phải có khả năng “nói” được “ngôn ngữ” của các em. Việc nói ngôn ngữ của giới trẻ không đơn thuần chỉ là giao tiếp bằng ngoại ngữ, mà đó là sựchuyển tải lời Phật dạy một cách dễ hiểu, phù hợp từng lứa tuổi và quan trọng hơn hết đó là luôn biết cập nhật theo thời đại để Phật pháp không bị xem là “cổ đại” và lỗi thời. Trẻ em ở Mỹ thường đượckhuyến khích thể hiện tính tò mò trong mọi chuyện. Cho nên, không thể đơn thuần khuyên các em tin vào những điều chúng ta nói mà không có sự giải thích phù hợp. Mặc dù không ai có thể chối cãi giá trị chuyển hoá của đạo Phật; tuy nhiên, để các em thực sự cảm nhận được những giá trị cao quý ấy, trước hết chúng ta cần phải khơi được sự thích thú lắng nghe và tính tò mò tìm hiểu lời Phật dạy trong các em; từ đó các em mới tự động tìm hiểu nhiều hơn bằng chính cái nhìn và cách hiểu của các em. Điều gì mình làm với sự tự nguyện đều mang lại giá trị tốt nhất và nó sẽ tồn tại lâu dài nhất.Cũng thế, nếu các em có sự thích thú trong việc tìm hiểu lời Phật dạy ngang qua những bài giảng dễ hiểu và “đúng tâm lý” thì việc các em tiếp tục học Phật sẽ là điều hiển nhiên.
Thứ ba, nếu có cơ hội, chư vị Tăng Ni trẻ nên trải nghiệm nền giáo dục phương Tây để hiểu hơn vềhệ thống giáo dục cũng như tư tưởng và phương cách của nền giáo dục hiện đại. Đa phần chư TăngNi được đào tạo nội điển theo mô hình truyền thống trong hệ thống các trường sơ cấp, trường trung cấp, và Phật học viện. Nhờ vào sự quan tâm đến xu hướng giáo dục và hướng dẫn tận tâm của ChưTôn đức mà các Tăng Ni sinh phần nào được tiếp xúc với nền giáo dục hiện đại ngay chính tại những trường Phật học vừa nêu. Tuy nhiên, để thực sự am hiểu phương thức giáo dục phương Tây để rút ra những bài học phù hợp nhằm áp dụng vào phương pháp hoằng pháp đối với giới trẻ hải ngoại, TăngNi sinh nên mạnh dạn tiếp xúc và giao lưu với các trường đại học, đặc biệt là các trường có chương trình Phật học tại các nước phương Tây. Điều này có thể tạo nên một vài khó khăn đối với những vịTăng Ni sinh không có điều kiện tài chính, nhưng đó là một phương án mà những nhà hoằng phápcho giới trẻ tại hải ngoại có thể lưu tâm.
Sứ mệnh hoằng pháp được tiếp nối bằng những tấm lòng vị tha được thể hiện qua sự thao thức về vấn đề hưng thịnh của Chánh pháp, về việc hoá độ không biên giới đến mọi người, về những con đường mới mà nơi đó ánh sáng của đạo pháp mãi rạng soi. Thiết nghĩ, một khi đã dấn thân phục vụ thì không có sự so sánh nào lại không khập khiểng; dù cho hoằng pháp trong nước hay hải ngoại, mỗi xứ đều có những khó khăn và thử thách riêng biệt. Tuy nhiên, với tâm từ bi rộng lớn, học theo hạnhnguyện độ sinh của Phật, xiển dương tinh thần bình đẳng trong đạo Phật, chư Tôn đức Tăng Ni khôngquản ngại khó khăn, quyết tâm dấn thân vào con đường hoằng pháp ở hải ngoại sẽ phải tiếp tục đối diện nhiều thử thách như: ngôn ngữ, văn hoá bản xứ, ngôn ngữ thời đại của giới trẻ,… Tuy vậy,chúng tôi tin rằng những thử thách ấy một phần là cơ hội cho chúng ta học hỏi, nghiên cứu và sáng tạo nhiều phương thức hoằng pháp phù hợp trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. Mong rằng với tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi Chư Tôn đức cũng như những nhà hoằng pháp trẻ có tâm huyết với giới trẻ hải ngoại sẽ luôn thành công trong các công tác Phật sự và nhờ vậy mà ánh sánh của Như Lai mãi luôn tỏa rạng khắp năm châu bốn biển.
* Phó Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN
(1) Thông thường, khi nói đến hai chữ “hoằng pháp” chúng ta sẽ liên tưởng đến việc thuyết giảng Phật pháp. Tuy nhiên, hai chữ “hoằng pháp” còn có nghĩarộng hơn nữa đó là tổ chức những sựkiện, lễ hội, và hội thảo với phương châm chuyển tải thông điệp của đạo Phật. Nhưng, do phạm vicủa bài tham luận này, chúng tôi chỉ xin nói đến ý nghĩa của hai chữ “hoằng pháp” theo nghĩa banđầu – đó là việc thuyết giảng Phật pháp.
(Bài tham luận Hội thảo Hoằng pháp 2018 tại Nha Trang)
Sứ mệnh hoằng pháp được tiếp nối bằng những tấm lòng vị tha được thể hiện qua sự thao thức về vấn đề hưng thịnh của Chánh pháp, về việc hoá độ không biên giới đến mọi người, về những con đường mới mà nơi đó ánh sáng của đạo pháp mãi rạng soi. Thiết nghĩ, một khi đã dấn thân phục vụ thì không có sự so sánh nào lại không khập khiểng; dù cho hoằng pháp trong nước hay hải ngoại, mỗi xứ đều có những khó khăn và thử thách riêng biệt. Tuy nhiên, với tâm từ bi rộng lớn, học theo hạnhnguyện độ sinh của Phật, xiển dương tinh thần bình đẳng trong đạo Phật, chư Tôn đức Tăng Ni khôngquản ngại khó khăn, quyết tâm dấn thân vào con đường hoằng pháp ở hải ngoại sẽ phải tiếp tục đối diện nhiều thử thách như: ngôn ngữ, văn hoá bản xứ, ngôn ngữ thời đại của giới trẻ,… Tuy vậy,chúng tôi tin rằng những thử thách ấy một phần là cơ hội cho chúng ta học hỏi, nghiên cứu và sáng tạo nhiều phương thức hoằng pháp phù hợp trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. Mong rằng với tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi Chư Tôn đức cũng như những nhà hoằng pháp trẻ có tâm huyết với giới trẻ hải ngoại sẽ luôn thành công trong các công tác Phật sự và nhờ vậy mà ánh sánh của Như Lai mãi luôn tỏa rạng khắp năm châu bốn biển.
* Phó Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN
(1) Thông thường, khi nói đến hai chữ “hoằng pháp” chúng ta sẽ liên tưởng đến việc thuyết giảng Phật pháp. Tuy nhiên, hai chữ “hoằng pháp” còn có nghĩarộng hơn nữa đó là tổ chức những sựkiện, lễ hội, và hội thảo với phương châm chuyển tải thông điệp của đạo Phật. Nhưng, do phạm vicủa bài tham luận này, chúng tôi chỉ xin nói đến ý nghĩa của hai chữ “hoằng pháp” theo nghĩa banđầu – đó là việc thuyết giảng Phật pháp.
(Bài tham luận Hội thảo Hoằng pháp 2018 tại Nha Trang)
- Từ khóa :
- vấn đề
- ,
- Hoằng Pháp
- ,
- tuổi trẻ
- ,
- Hải Ngoại
- ,
- Quan Tâm