Từ nô bộc thành quốc sư

17/09/20191:00 SA(Xem: 6716)
Từ nô bộc thành quốc sư

TỪ NÔ BỘC THÀNH QUỐC SƯ
Tiểu Lục Thần Phong

 

 Đã ba năm bỏ triều cống laị còn cho quân quấy nhiễu phên dậu phương Nam. Thánh Tông bèn thân chinh cầm quân thảo phạt, việc triều chính ỷ cho Nguyên Phi. Đã ba tháng ròng rã mà không hạ được thành, vua buồn bực trong lòng lắm, đứng ngồi không yên có ý muốn lui binh.  Chế Củ biết quân Đaị Việt nản lòng nên càng giữ thế thủ không ra đánh nhau, chiêu dụ quân binh:

- Chúng ta có thành luỹ vững vàng, quân Nam đã suy kiệt rồi, cứ giữ vững thế này thì chúng phải rút lui thôi. Kẻ nào tự tiện xuất quân sẽ dùng quân lệnh nghiêm trị!

Thánh Tông không biết làm sao đành hạ lệnh lui binh, khi quân kéo về đến châu Cư Liên thì gặp sứ giả mang tấu chương từ Thăng Long đến. Vua bèn mở ra xem thì thấy tâu rằng:

- “… Nguyên Phi hết lòng phò vua , giữ an nội chính từ trong cung cho đến ngoaị triều. vỗ an đảng nghịch, huấn tập cung nhân… đều rất thuận thảo, trên dưới một lòng quy phục…Nguyên Phi ngày đêm cầu Phật- Bồ Tát gia hộ hoàng thượng chinh phục Chiêm Thành xong đặng khải hoàn…”

Đọc xong tấu chương Thánh Tông ngồi thừ ra một lát rồi đứng lên cảm thán:

- Nguyên Phi là đàn bà mà xử việc nước giỏi như vậy, lẽ nào ta thân nam nhi mà để thua đàn bà sao?

Nói xong hiệu triệu ba quân, cho người tuyên đọc tấu chương rồi đốc thúc quay trở laị quyết hạ thành cho bằng được. Lòng ba quân cũng hứng khởi và phấn chấn lên vì thẹn thua chí đàn bà. Chế Củ không ngờ quân Nam quay trở laị bất thần không kịp chấn chỉnh quân nên thành bị hạ dễ dàng. Thánh Tông bắt sống ba vạn tù binh và cả toàn gia Chế Củ mang về Thăng Long. Vua chia tù binh cho các Vương và quan trong triều. Ngài Lý tăng lục cũng đươc cấp nô bộc từ số tù nhân này. Ngài tăng lục này uyên bác văn chương, thâm sâu Phật pháp và còn là một tay thi bá có tiếng của kinh thành. Một hôm ngài viết một đoản khúc thiền thi:

                  Bách niên nhất sát-na

                  Bá tánh taị Sa-Bà

                  Vạn pháp ư nhất niệm

                  Tâm động nhập Phật- ma

Bài thơ còn dở dang ngài để đấy đi vào nội có việc  đến khi về thì thấy ai sửa câu cuối thành:

                   Tâm lưu xuất Phật – ma

Bèn cả giận quát:

- Kẻ nào cả gan dám sửa thơ ta?

Đám nô bộc sợ xanh mặt, riêng có một gã trung niên quỳ xuống thưa:

- Thưa chủ nhân kẻ nô bộc này có tội, vì thấy ngài viết câu cuối không hợp lẽ. Phật hay ma cũng từ một tâm mà ra, không từ ngoài vào! Vì vậy dám mạo  phạm sửa laị , mong chủ nhân lượng thứ.

Ngài tăng lục hết sức ngạc nhiên:

-       Ngươi cũng biết chữ, biết Phật pháp sao?

Y laị đáp:

- Thưa chủ nhân, nô bộc tôi cũng biết chút chút.

Tăng lục laị gạn hỏi và đưa ra nhiều thử thách nhưng y đều đáp rành mạch trôi chảy. Cuối cùng y thú nhận rằng:

- Tôi vốn là người Phương Bắc, thọ giáo thầy ở Triết Giang được ban cho pháp danh Thảo Đường. Mấy năm trước sang Chiêm Thành hoằng pháp, rồi binh đao loạn lạc nên bị bắt làm tù binh cùng với quân Chiêm chứ thật tôi không phải người Chiêm.

Ngài tăng lục lập tức cho thay áo quần, tắm gội rồi bảo:

- Ngày mai tôi sẽ đưa ông vào triều ra mắt hoàng thượng

Y quỳ tạ ơn, vị tăng lục đỡ y dậy bảo:

- Chúng tôi đều là người mộ Phật, việc ông bị bắt làm tù binh là ngoài ý muốn. Tôi hy vọng hoàng thượng sẽ lưu dụng ông.

Hôm sau tăng lục dẫn y vào triều kiến vua:

- Tâu bệ hạ , nhân trước kia bệ hạ ban cho một số nô bộc không ngờ trong ấy laị có một kẻ vốn là tăng nhân từ phương Bắc. Y kiến thức uyên bác , tinh thông Phật điển, thi tứ phong lưu… Quả thật là ngọc lẫn trong cát đá. Nay thần dẫn y vào mong bệ hạ thẩm tra lưu dụng kẻo phí uổng người tài.

Thánh Tông cũng ngạc nhiên không kém bèn vời y lên thềm rồi tra hỏi y. Y đáp rất thành thực laị thể hiện kiến văn tuyệt vời của mình . Vua thử vấn pháp thì y đáp như  lý như pháp… Thánh Tông vô cùng hoan hỷ  sanh lòng yêu mến . Vua nói:

- Trẫm  Thật không ngờ ngài lẫn trong đám nô bộc , âu cũng là nhân  duyên gì đây. Trẫm trị quốc thương dân như con đẻ. Trẫm một lòng mộ đạo, hộ pháp, hộ tăng. Hôm nay ngài laị đến đây, trẫm xin bái ngài làm thầy mong ngài đừng từ chối.

Sự thể chuyển biến nhanh và phi thường quá làm vị tăng lục cùng triều thần ngạc nhiên cao độ, nhưng niềm vui , niềm hân hoan dâng cao khiến cả triều thần tung hôđồng thanh quỳ bái tạ.

Vua cho người đưa ngài Thảo Đường ra ở chùa Khai Quốc, một ngôi chùa quan trọng hàng đầu thành Thăng Long. Hôm sau vua đến dâng lễ bái sư và phong ngài Thảo Đườngquốc sư. Thăng Long vốn có dòng Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi Và Vô Ngôn Thông, giờ laị có thêm một phái mới nữa là Thảo Đường . Ngài và dòng thiền mà ngài hoằng dương vốn rất bác học, chuyên dùng thi kệ, văn chương để hoằng hoá; vì vậy đã thu hút rất nhiều người vốn là tinh hoa của thành Thăng Long gia nhập và cũng ảnh hưởng nhiều đến hai phái thiền vốn có trước kia. Có lần nhân ngày xuân rỗi việc Thánh Tông bảo các quan:

-       Năm xưa trẫm thân chinh phạt Chiêm Thành, bắt Chế Củ làm tù binh, sau y dâng ba châu chuộc tội. Được đất, mở cõi về nam cũng là lợi lớn nhưng cái lợi lớn vô cùng mà trẫm có được ấy là quốc sư . Ngài về Đaị Việt với đạo hạnh trong sáng, Phật điển uyên thâm, văn chương trác tuyệt. Đây là cái phúc của nước nhà vậy!

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành


Bài đọc thêm:
Thiền Tông Việt Nam (Trần Tuấn Mẫn)

THIỀN SƯ THẢO ĐƯỜNG

Sư người Trung Hoa, là đệ tử của Thiền sư Trùng Hiển ở Tuyết Đậu (Trung Quốc), đến nước Chiêm Thành (Champa) hoằng dương Phật Pháp.

Năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông nước Đại Việt đem quân đánh Chiêm Thành bắt được vua nước ấy là Chế Củ cùng với một số tù binh. Khi về tới kinh đô Thăng Long, Vua ban cho bá quan những tù binh để làm nô bộc. Sư cũng nằm trong số tù binh ấy. Tình cờ Sư được chia cho một vị Tăng lục, là người chuyên coi việc tăng sự tại triều.
Hàng ngày, trong thân phận kẻ nô bộc, Sư vẫn làm mọi công việc trong nhà Tăng lục. Một hôm, Tăng lục đi vắng, Sư thấy bản Ngữ lục để trên bàn có mấy chỗ sai, bèn tự ý sửa chữa lại. Vị Tăng lục đi về, xem thấy thế rất ngạc nhiên vì những đoạn sửa đều chuẩn xác, hỏi ra mới biết là Sư sửa. Ông đem việc ấy tâu lên vua Lý Thánh Tông. Vua đòi Sư vào triều, đem kinh luận và thiền hỏi Sư. Sư ứng đối rất lanh lẹ và xác đáng, truy nguyên ra mới biết rõ tông tích của Sư. Thấy Sư “là người có đức hạnh, lại tinh thông Phật điển, bèn bái làm thầy“.

chua-tran-quoc-1
Chùa Trấn Quốc, Hà Nội

Từ đó, vua Lý Thánh Tông thường thưa hỏi Phật pháp nơi Sư và phong Sư chức Quốc sư, mời Sư đến trụ trì tại chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quôc) trong thành Thăng Long. Do thiền học của Quốc sư có những nét mới lạ so với hai thiền phái đương thời là Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông, nên đồ chúng nghe tiếng tìm đến tham vấn rất đông. Do đây thành lập nên phái thiền thứ ba ở Việt Nam, có tên là Thiền phái Thảo Đường.

Theo tài liệu, thiền sư Thảo Đườngđệ tử của thiền sư Trùng Hiển (980-1052), thuộc về thế hệ thứ ba của thiền phái Vân Môn, sau được vua Tống ban hiệu là Minh Giác đại sư) ở núi Tuyết Đậu (Chiết Giang, Trung Quốc). Mà Vân MônTuyết Đậu (hiệu Minh Giác đại sư) đều là thiền sư bác học và có khuynh hướng văn học. Cả hai người đều nhằm tới hoằng dương Thiền học trong giới trí thức, đưa giới Nho gia đến gần với đạo Phật và trở nên Phật tử. Chính khuynh hướng Nho-Phật dung hợp này đã thống trị tư tưởng Trung Quốc trong buổi đầu nhà Tống. Và đặc điểm này đã làm ảnh hưởng nhiều tới Phật giáo đời Trần ở Việt Nam.

Theo sách Thiền sư Việt Nam, đến 50 tuổi, thiền sư Thảo Đường có chút bệnh, ngồi kiết già mà tịch.

Chùa Trấn Quốc - Nơi xuất phát thiền phái Thảo Đường

Thiền phái Thảo Đường:

Thiền phái Thảo Đường do thiền sư Thảo Đường sáng lập truyền thừa được 5 đời, từ năm 1069 đến 1205. Nhưng vì có quá ít tài liệu nên người đời sau gần như không biết gì về nội dung tư tưởng của phái thiền này.
Sách Thiền Uyển Tập Anh có ghi tên tuổi 19 người thuộc phái Thảo Đường, nhưng không ghi lại tiểu sử, niên đại và các bài truyền thừa của mỗi vị. Tất cả được phân làm sáu thế hệ như sau:

THẾ HỆ I : Có 3 người :
- Vua Lý Thánh Tông.
- Thiền sư Bát Nhã.
- Cư sĩ Ngộ Xá.
THẾ HỆ II : Có 4 người :
- Thiền sư Không Lộ.
- Thiền sư Hoằng Minh (Thiệu Minh).
- Thiền sư Giác Hải (Định Giác).
- Tham chính Ngô Ích.
THẾ HỆ III : Có 4 người :
- Thiền sư Phạm Âm.
- Thiền sư Đỗ Đô.
- Vua Lý Anh Tông.
- Thái phó Đỗ Vũ.
THẾ HỆ IV : Có 3 người :
- Thiền sư Trương Tam Tạng.
- Thiền sư Chân Huyền.
- Thái phó Đỗ Thường.
THẾ HỆ V : Có 4 người :
- Thiền sư Hải Tịnh.
- Vua Lý Cao Tông.
- Phụng ngự họ Phạm.
- Xướng nhi Quản giáp Nguyễn Thức.

Ảnh hưởng và lụi tàn

Thiền sư Thảo Đường đã giảng các tập Tuyết Đậu ngữ lục mang vẻ đẹp của thơ của thầy (tức thiền sư Tuyết Đậu) nhiều lần tại chùa Khai Quốc. Khuynh hướng thiền học trí thứcthi ca đã từ đó ảnh hưởng đến hai thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông. Sau này thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của đời Trần còn tiếp tục chịu ảnh hưởng này.
Tuy nhiên, thiền phái Thảo Đường chỉ truyền đến năm 1205 thì dứt. Lý giải cho điều này, trong sách Việt Nam Phật giáo sử luận (Tập 1) có nhận xét bước đầu như sau:
...” Vì khuynh hướng thiên trọng trí thứcvăn chương của thiền phái Thảo Đường, nên thiền phái này đã không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí thức có khuynh hướng văn học. Trong số 19 người thuộc thiền phái Thảo Đường được ghi chép ở sách Thiền Uyển Tập Anh, ta thấy chỉ có 10 vị là người xuất gia: Thảo Đường, Thiệu Minh, Phạm Âm, Đỗ Đô, Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Hải Tịnh, Bát Nhã, Không Lộ Và Định Giác (tức Giác Hải, đồng thời cũng thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông). Ta thấy có tới 9 vị là cư sĩ, mà phần nhiều là vua với quan: Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông và Lý Cao (đều là vua), Ngô Ích là quan tham chính, Đỗ Vũ là quan thái phó, Nguyễn Thức là quan quản giáp... Vì những lý do trên, thiền phái Thảo Đường đã không đủ sức tạo nên một truyền thống sinh hoạt tăng viện độc lập có thể lưu truyền về sau.
(Hội Phật Giáo Thảo Đường - Nga Sô)








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21295)
12/10/2016(Xem: 19225)
26/01/2020(Xem: 11855)
12/04/2018(Xem: 20076)
06/01/2020(Xem: 10949)
24/08/2018(Xem: 9436)
12/01/2023(Xem: 3883)
28/09/2016(Xem: 25121)
27/01/2015(Xem: 26265)
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.