Giáo Sĩ Dòng Tên Alexandre De Rhodes Không Phải Là Người Sáng Tạo Ra Chữ Quốc Ngữ

30/11/20194:21 SA(Xem: 10774)
Giáo Sĩ Dòng Tên Alexandre De Rhodes Không Phải Là Người Sáng Tạo Ra Chữ Quốc Ngữ
GIÁO SĨ DÒNG TÊN ALEXANDRE DE RHODES
KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI SÁNG TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ VÀ
KHÔNG PHẢI LÀ TÁC GIẢ DUY NHẤT CỦA “TỪ ĐIỂN VIỆT-BỒ-LA
Thích Nhật Từ giới thiệu

 thich-nhat-tu

 

I. UBND ĐÀ NẴNG NGỪNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG CHO ALEXANDRE DE RHODES

1.1. Hai khuynh hướng. Ủng hộ => thần tượng: Các học giả và tín hữu Thiên chúa giáo Việt Nam. Chống đối => tội đồ: Người yêu nước, chống chủ nghĩa thực dân.

1.2. Tiêu chí nhận xét: Vinh danh hay phê phán giáo sĩ A. de Rhodes không phải vì ông có cùng một tín ngưỡng hay khác đức tin với Phật giáo. Chỉ căn cứ trên công trạng hay tội trạng, nếu có, của ông đối với tiếng Việt và dân tộc Việt Nam.

1.3. Sở Văn hoá và Thể thao Đà Nẵng lấy ý kiến Dự thảo đề án đặt, đổi tên đường: 07-10-2019: Gồm 140 đường. Có đường Alexandre de Rhodes (1593 - 1660, người Pháp) và Francisco de Pina (1585 - 1625, người Bồ-đào-nha)

- Ngày 26.11, NSND Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở VH-TT TP.Đà Nẵng (Phó chủ tịch Hội đồng đặt, đổi tên đường TP tham mưu UBND TP chưa trình đề án ra kỳ họp HĐND TP cuối năm mà tạm gác để dịp sau. Do phản đối của Bản kiến nghị của 12 học giả ngày 23-10-2019

1.4. Tiêu chí chọn nhân danh đặt tên đường, phố: Khoản 5, điều 10, nghị định 91/2005/NĐ-CP quy định: “Đường, phố được đặt tên có thể là tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựngbảo vệ Tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận. Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng.”

Lưu ý:

Đường Alexandre de Rhodes, gần 300 m, nằm trên phường Bến Nghé, quận 1, kéo dài từ đường Phạm Ngọc Thạch đến Pasteur. Sát công viên 30/4. Rợp cây xanh.

Theo Sổ tay tên đường ở TP HCM, tháng 6/1871 đường này có tên là Paracels. Tháng 10/1871 đổi thành Colombert. Năm 1955, tên Alexandre de Rhodes. Năm 1985 mang tên Thái Văn Lung. Khoảng 1995 => Alexandre de Rhodes đến ngày nay.

II. ALEXANDRE DE RHODES KHÔNG PHẢI LÀ TỔ KHAI SÁNG CHỮ QUỐC NGỮ

2.1. Ngộ nhận đáng tiếc:

- Những người đề nghị vinh danh Lm. Alexandre de Rhodes và đặt tên đường mang tên Linh mục này là vì ngộ nhận rằng ông là cha đẻ, người sáng tạo ra tiếng Việt theo mẫu tự La-tinh. Trong Lời nói đầu của cuốn Từ điển Việt-Bồ-La, NXB KHXH, 1991, tr.3, phần Việt ngữ, Lm. Alexandre de Rhodes đã chối bỏ điều đó.

- Lm. Alexandre de Rhodes dùng ký tự La-tinh để ký âm chữ An Nam để truyền bá đạo Thiên chúa => quyền tự do của ông ấy, đồng thời, cố tình phỉ báng đạo Phật, khi ông gọi Phật Thích Cathằng xuyên tạc rằng đạo Phật là đạo quỷ.

- Năm 1500 TCN, người Latinh (tức La-mã cổ) mô phỏng hệ thống ký hiệu ghi âm (a phonetic system of writing) của Hy Lạp để sáng chế ra mẫu tự A,B,C,D,… (ta gọi là mẫu tự La-tinh).

- Các tu sĩ dòng Tên (Jesuists) Bồ-đào-nha tại Á châu thế kỷ 17 đã la-tinh-hóa ngôn ngữ Á châu (gồm có tiếng Nhật, tiếng Tàu và tiếng Việt) để truyền đạo => đề cao 1 mình Alexandre de Rhôde là thánh tổ sáng tạo ra chữ quốc ngữ?

2.2. Nguồn gốc chữ quốc ngữ (9 trích dẫn hữu ích)

(i) GS. Hoàng Tuệ (nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học), Tuổi Trẻ Chủ Nhật’’, 1993, TP HCM, Việt Nam, với tựa đề “Ai Làm Ra Chữ Quốc Ngữ?’’, trang 14:

“…có giả thuyết cho rằng chữ quốc ngữ là công trình không phải của duy nhất ai, đặc biệt của riêng de Rhodes, mà là của nhiều người. Giả thuyết này không vu vơ, mà có căn cứ’’.

(ii) Đào Duy Anh,Việt Nam Văn Hoá Sử Cương’’, NXB Tổng Hợp TpHCM, 1992 (1st 1950s)

 “Xưa kia Việt ngữ vốn viết bằng chữ nôm, nhưng từ khi phép học đổi mới thì Việt ngữ lại viết bằng một thứ chữ mới gọi là chữ quốc ngữ. Thứ chữ này nguyên do các nhà truyền giáo sư Gia Tô đặt ra. Vào khoảng thế kỷ 16, 17, khi các nhà ấy mới sang nước ta, thì có lẽ mỗi người lấy tự mẫu của nước mình mà đặt ra một lối chữ riêng để dịch tiếng bản xứ cho tiện việc giảng dạy tín đồ. Các lối chữ riêng ấy sau do hai nhà truyền giáo sư người Bồ-đào-nha, rồi sau đến cố A. de Rhodes người Pháp tổ chức lại thành một thứ chữ thông dụng chung trong truyền giáo hội, tức là thủy tổ của chữ quốc ngữ ngày nay…”

(iii) Vũ Ngọc Phan, Nhà Văn Hiện Đại”, quyển nhất, Tủ Sách Tao Đàn, NXB. Tân Dân, Hà Nội, năm Tân Tỵ, 1941:

Vào khoảng cuối thế kỷ XVI, có các giáo sĩ người Bồ-đào-nha là bọn các ông cố Gaspard Amiral (đúng ra phải viết Gaspar d’Amiral), Antoine Barbore cùng các giáo sĩ người Pháp và người Nhật đến Bắc Kỳ. Rồi kế đến ông Alexandre de Rhodes tới Nam Kỳ từ tháng Chạp tây năm 1624…Cố Alexandre de Rhodes ra Bắc Kỳ ngày 19 tháng hai 1625; rồi đến năm 1651, ông xuất bản hai quyển bằng quốc ngữ nhan đề: Dictionarium Annamiticum và Catechismus. Cố Alexandre de Rhodes nói hai quyển này soạn theo bản của hai giáo sĩ Gaspard Amiral [Gaspar d’Amiral] và Antoine Barbore. Như vậy, thứ chữ quốc ngữ chúng ta hiện dùng ngày nay không phải do một người đặt ra, mà do ở nhiều người góp sức… (tr. 22&23).

(iv) Linh Mục Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử”, quyển 1 (1533-1933), Sài Gòn, 1965, trang 130: “Ngài [Alexandre de Rhodes] không phải là người đầu tiên sáng chế ra Việt ngữ, nhưng là người có công nhất trong việc tu sửa một thứ chữ đang trong thời kỳ phôi thai. Công việc tu sửa ấy là một sự nghiệp lớn lao...”

(v) Linh mục Đỗ Quang Chính (Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn, 1972, tr.78): "Đắc-Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải người đầu tiên sáng tác chữ quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636 Đắc-Lộ cũng không phải là người ghi chữ quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng tên Bồ Đào NhaViệt Nam thời đó. Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ, Đắc-Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên".

(vi) Sử gia Mỹ Joseph Buttinger, The Smaller Dragon, A Political History of Vietnam, Frederick A. Praeger, New York, 1958:

“Chữ quốc ngữ không phải do Alexandre de Rhodes sáng nghĩ ra  như phần lớn tác giả nói, trong đó có hai người Ý và Bồ-đào-nha, là giáo sĩ Gaspar d’Amiral và Antonio de Barbosa… Đây cũng là hai tác giả đầu tiên của cuốn Từ Điển Việt-Bồ…”     

(Quốc Ngữ was not invented by Alexandre de Rhodes, as most authors say, but by Italian and Portuguese missionaries two of whom, Gaspar d’ Amiral and Antonio de Barbosa were the authors of the first Portuguese Vietnamese Dictionary, (Chapter 4).

(vii) GSTS.Nguyễn Tài Thư - nguyên Viện trưởng Viện Triết học (2010)

http://nhandanvietnam.org/view.php?storyid=871

    “Cách đây gần 10 năm, một hội thảo của các nhà khoa học liên quan đến đề nghị từ Pháp nên dựng lại tượng và đặt tên đường Alexandre de Rhodes tại Hà Nội. Kết quả, phần lớn các nhà khoa học không đồng tình và phía Pháp đã rút lại khoản kinh phí hỗ trợ cho việc này.”

    “Cho dù Alexandre de Rhodes là người góp phần hoàn thiện chữ Quốc ngữ nhưng cũng có một vết nhơ lớn khi đã gởi thư vận động triều đình Pháp mang quân xâm lược Việt Nam. Đây là điều không thể chấp nhận.”  

(viii) Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết về nguồn gốc chữ quốc trong Tập san Nghiên cứu Lịch sử  như sau: “….chữ quốc ngữ ngày hôm nay được hoàn chỉnh và phong phú, do những bậc thức giả là các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, các cụ Đông Kinh Nghĩa Thục, và là một công trình tập thể khởi đầu từ gần 4 thế kỷ trước..., Nhận ra tầm quan trong  của việc mở mang dân trí và cổ xúy việc truyền bá quốc ngữ, do đó Hội Truyền Bá Quốc Ngữ và Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời vào thập niên 1930, và trong thời kháng Pháp, cán bộ ta truyền dạy chữ quốc ngữ cho nhân dân trong vùng tạm chiếm….Nói cho cùng chữ quốc ngữ ngày hôm nay phong phú và hoàn chỉnh là do những bậc thức giả cách mạng và toàn dân chung sức mà thôi.

(ix) Bùi Kha 1996 (Giáo Sĩ Đắc Lộ &  Chữ Quốc Ngữ ): “Lm. Đắc Lộ không phải là người có sáng kiến đầu tiên sử dụng mẫu tự La tinh để phiên âm chữ Quốc ngữ, mà do Dòng Tên Bồ-đào-nha và tập thể quần chúng như con chiên Việt Nam, thầy đồ, sư sải, các nhà văn hóa như phong trào Đông Du, nhóm Tự Lục Văn Đoàn, cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Vũ Hoàng Chương, Hồ Biểu Chánh, Chủ tịch HCM, v.v..”.

III. CHỮ QUỐC NGỮ CỦA ALEXANDRE DE RHODES RẤT SƠ KHAI

3.1. Chữ Quốc ngữ trong Từ điển Việt–Bồ–La phản ánh những âm vực nay đã biến mất trong tiếng Việt như những thí dụ sau đây (https://vi.wikipedia.org/wiki/Từ_điển_Việt–Bồ–La )

cách viết thế kỷ 17

chính tả ngày nay

khou᷄

không

đào᷄

đòng

dôi blá

dối trá

blời

trời

blu᷄́

nhúng

bua

vua

mlẽ

lẽ, nhẽ

plăn

lăn

khŏở, thŏở

thuở

ꞗai ( ai)

vai

 

3.2. Chữ quốc ngữ của Alexandre de Rhodes rất sơ khai. Ví dụ, kinh Lạy Cha được viết tay năm 1632 (trích từ sách “Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nhathời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam” của Jacques Roland, Phụ trương VII, tr 375)

Bản văn của Đắc Lộ tương đối khá hơn vào năm 1651:

3.3. Một đoạn chữ quốc ngữ trong "Phép Giảng 8 Ngày...":

"Ngày thứ nhít.  Ta cầu cừ đức Chúa blời giúp fưc cho ta biét tó tuầng đạo Chúa là nhuầng nào vì bậy ta phải hay ở thế nầy chẳng có ai fòú lâu; vì chưng ké đến bảy tám mươi tuếi chảng có nhiềo.  Vì bậy ta nên tìm đàng nào cho ta được fòú lâu, thật là viẹc người cuên tử, khác phép thế gian nầy, dù mà làm cho người được phú quí; fâũ le chẳng làm được cho ta ngày fau...”

3.4. Linh mục Gasparo d'Amiral phiên âm Latinh gần với chữ Việt, hơn là các phiên âm của Đắc Lộ. Tài liệu Gasparo d'Amiral 1632 : Tài liệu Đắc Lộ 1636

Thanh đô vương

thanh đô

Nhà ti

gna ti

Nhà hién

gna hien

Nghệ ăn, nghệ an

Gne an

Bố chính

bochin

 

IV. ALEXANDRE DE RHODES KHÔNG PHẢI LÀ TÁC GIẢ DUY NHẤT CỦA TỪ ĐIỂN VIỆT-BỒ-LA

4.1. La tinh hóa để truyền đạo Thiên chúa và cải đạo

- Thế kỷ 17, các nhà truyền giáo Dòng Tên người Bồ-đào-nha, Ý và Nhật Bản nhờ quy chế bảo trợ của chính phủ thực dân Bồ-đào-nha đã tới hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài của Đại Việt.

- Họ học tiếng Việt và tạo ra hệ thống ghi âm tiếng Việt bằng chữ Latinh để truyền bá đạo Thiên Chúacải đạo tín đồ.

- Chiến lược xâm lăng và truyền giáo tại Á Châu, Bồ-đào-nha phiên âm theo mẫu tự la-tinh ưu tiên tiếng Tàu, tiếng Nhật, tiếng Việt.

- Quyển từ vựng Bồ-Hoa năm 1584. Tự điển La-Bồ-Nhật 1595. Cuốn giáo lý tiếng Nhật được la-tinh-hóa năm 1592 => hữu ích cho việc ký âm chữ quốc ngữ Việt Nam.

­Nguyễn Xuân Thọ, Les Débuts de L’Installation du Système Colonial Francais au Vietnam (1858-1897)’’, bản dịch Việt ngữ có tựa đề: “Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897)’’, California, 1994:

Đoạn 5, chương I: “Nước Pháp đã rất nhanh chóng thay chân Bồ-đào-nha trong sự nghiệp truyền đạo tại Đông Dương (tức Indochine), nhờ sự hoạt động cá nhân của Linh Mục Alexandre de Rhodes, thuộc dòng Jésuites (Dòng tên), đã không ngừng làm công tác tuyên truyền tại Rome, rồi tại Pháp, với những nhân vật thân cận của Richelieu, và từ 1625 đến 1630, đã phát triển Kitô Giáo tại Nam Bộ và Bắc Bộ. Chẳng bao lâu, những bài ký sự của vị giáo sĩ, Giám Mục “Vùng ngoại đạo” Francois Pallu, đã làm cho người ta chú ý nhiều đến các dân cư Việt Nam”.

- Công cụ truyền đạo:  3 cuốn tự điển

(i) Từ điển Việt-Bồ (1631-1645) của Lm. Gaspar d’Amaral,

(ii) Tự điển Bồ-Việt của Linh mục Antonio Barbosa (1594-1647),

(iii) Từ điển Việt–Bồ–La của Alexandre de Rhodes, trong đó có 8.000 từ tiếng Việt dịch ra tiếng Bồ-đào-nha và tiếng Latinh.

- Năm 1629, Lm. Gaspar d’Amaral tới Đàng Ngoài truyền giáo. Người đầu tiên soạn bộ từ điển Diccionario Anamito-Portuguès-Latin (Từ điển Việt-Bồ-La), song chưa kịp cho ấn hành thì mất.

- Năm 1636, Lm. Antonio Barbosa đến Đàng Ngoài và soạn Từ điển Bồ-Việt, bản cảo viết tay.

-Từ điển Việt–Bồ–La (tiếng Latinh: Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) được Lm. Alexandre de Rhodes sử dụng thành quả của 2 từ điển có trước (mất bản gốc) và thêm phần Latinh, được Thánh Bộ Truyền bá Đức Tin (Sacra Congregatio de Propaganda Fide) ấn hành tại Roma năm 1651. Nxb KHXH, 1991.

=> Sai lầm của các học giả Thiên chúa giáo: Dựa việc xuất bản cuốn tự điển Việt-Bồ-La tại Rome năm 1651 để xác quyết Alexandre de Rhôde là tác giả đã phát minh ra chữ quốc ngữ.

4.2. Tập thể tác giả quốc tế và Việt Nam (5 dẫn chứng tiêu biểu)

(i) Hoàn thiện chữ Việt dạng Latinh hóa là công trình quốc tế có sự đóng góp của nhiều người, nhiều thế hệ

- Các tu sĩ dòng Tên Bồ-đào-nha ở Đàng Trong (Quảng Nam) sáng tạo chữ Quốc Ngữ trong các năm 1617-1622.

- Từ năm 1624, Alexandre de Rhôde học học tiếng Việt với 3 Lm Bồ-đào-nha là Francis de Pina, Amaral, Barbosa và học người Việt Nam 20 năm.

- Năm 1618, linh mục Francis de Pina là người đầu tiên dịch các kinh la-tinh sang tiếng Việt. Đó là kinh Lạy Cha (Pater Noster), kinh Kính Mừng (Ave Maria), kinh Tin Kính (Credo), kinh Sáng Danh (Gloria), ….

(ii) Trần tình của Alexandre de Rhodes trong Lời giới thiệu của Từ điển Annam-Lusitan-Latinh, tức Từ điển Việt-Bồ-La, Nxb KHXH, 1991, phần phiên dịch, tr.3):

Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh (tức Đàng Trong và Đàng Ngoài), thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ-đào-nha, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt - Bồ), ông sau bằng tiếng Bồ - Đào (tức là từ điển Bồ - Việt), nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La tinh theo lệnh các Hồng y rất đang tôn.”

(iii) Hoàng Cơ Thụy, “Việt sử khảo luận”, cuốn 2, tập 4, Chương 2, (NXB. Nam Á, Paris, 1989), trang 703&704:

Nên biết thêm rằng Lm. Gaspar d’Amaral có viết một quyển từ điển Việt-Bồ, sau trao lại cho Lm. Đắc Lộ. Ông d’Amaral bị chết đuối ở gần đảo Hải Nam ngày 23-12-1645, vậy cuốn từ điển của ông đã được soạn khoảng 1631-1645, và trao cho linh mục Đắc Lộ ở Áo Môn hồi mùa đông 1645.

Nhưng sau ông được thừa hưởng hai cuốn từ điển viết tay là: cuốn Từ Điển Việt-Bồ nói trên…và cuốn Từ Điển Bồ-Việt của Linh mục Antonio Barbosa (Bồ-đào-nha, 1594-1647), đến giảng đạo ở Đàng Ngoài hồi 1636-1642, chết bệnh năm 1647…

Cả hai cuốn sách quý giá ấy về sau bị thất lạc nhưng đã giúp cho Linh mục Đắc Lộ cải thiện rất nhiều chữ quốc ngữ của ông…Nói tóm lại, Linh-mục Đắc Lộ không phải là người đầu tiên sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Ông chỉ có công phổ biến rộng rãi chữ quốc ngữ, với sự giúp đỡ vật chất rất đầy đủ của Bộ Truyền Giáo tại La Mã năm 1651.”

=> Alexandre de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ nhưng có công phổ biến quốc ngữ bằng cách cho in sách và từ điển.

(iv) Linh mục Thanh Lãng (Địa chí văn hóa Thành phố  Hồ Chí Minh, Tập II, TPHCM, 1988, tr.136-137): "Giáo sĩ Đắc Lộ không những không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ mà cũng không phải là một trong các ông tổ của chữ quốc ngữ". Và "Sở dĩ Đắc Lộ về sau này được lịch sử nhắc nhở đến nhiều, có lẽ không phải vì ông đã có công kiện toàn chữ quốc ngữ cho bằng ông đã để lại hai quyển sách (tức Từ điển Việt-Bồ-La và Phép giảng tám ngày) được coi như tài liệu duy nhất (có hệ thống) về chữ quốc ngữ".

(v) Học giả Charlie Nguyễn cho rằng Alexandre de Rhodes ăn cắp của hai giáo sĩ Bồ Amaral và Barbosa và biên soạn lại, cho thêm tiếng La-tinh: “Đó là lừa đảo, hay nói thẳng ra đó là hành vi “đạo” công trình của Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, lại tự ý ghép tên mình thêm chữ “de” kệch cỡm! Hành vi “đạo” [nghĩa là ăn cắp] công trình rất rõ, vì không am hiểu người Việt nên Alexandre viết sai chữ độc nhất trên bìa: Annam viết là Annnam. Có người nói rằng đó là chữ quốc ngữ độc nhất sáng tạo bởi Alexandro Rhodes cũng không xa sự thật lắm!

V. CHỐNG ALEXANDRE DE RHODES SAO LẠI DÙNG TIẾNG VIỆT LATINH CỦA ÔNG?

5.1. Chữ quốc ngữ không phải của Alexandre de Rhodes

5.2. Noi gương các anh hung dân tộc “gậy ông đập lưng ông”

- Lý Thường Kiệt xưa kia dùng chữ Hán để viết “Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế Cư” để xác nhận chủ quyền Việt Nam.

- Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán để viết “Hịch Tướng Sĩ” động viên toàn dân chống quân Nguyên. Nguyễn Trãi dùng chữ Hán viết “Bình Ngô Đại Cáo”.

-Thập niên 1930, các cụ Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu cổ súy học chữ quốc ngữ để mở mang dân tríphổ biến tư tưởng cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân Pháp.

5.3. Chữ Việt Latinh đã xóa sổ vị trí quốc ngữ của Hán Nôm (3 dẫn chứng)
(i) Charlie Nguyễn Đôminic Bùi Văn Chấn, trong cuốn A. DE RHODES VÀ CHỮ QUỐC NGỮ do Giao Điểm, xuất bản 1998, từ tr 161 – tr 166, “…Về vấn đề chữ quốc ngữ, tôi thiết nghỉ chúng ta không phải “biết ơn” đối với các cố đạo Tây phương, nếu nghĩ rằng họ là người đầu tiên sáng chế ra chữ quốc ngữ. Lý do vì họ không có ý định làm ơn cho dân tộc ta mà chúng chỉ muốn sáng chế ra một phương tiện có lợi cho việc truyền giáo gieo rắc biết bao tai ương cho đất nước ta mà thôi. Chúng thực sự là địch quân của tổ quốc Việt Nam. Chữ quốc ngữ là một “chiến lợi phẩm” do chúng ta tịch thâu được trong tay địch. Chúng ta không cần phải quay cổ lại để cám ơn bọn địch về việc chúng đã “cho” chúng ta những chiến lợi phẩm đó. Chúng ta cướp súng địch để giết bọn chúng và dẹp tan bọn tay sai bán nước truyền kiếp, bọn này tự biến mình thành những kẻ xa lạ trên quê hương mình…” tr, 166

(ii) GS. Trần Chung Ngọc, trong phần Phụ lục quyển “Pétrus Trương Vĩnh Ký – Tuyển tập, do Lê Trong Văn biên tập, NXB. Mẹ Việt Nam, trong bài “Alexandre De Rhodes CÔNG hay TỘI?

“…Một tên giặc tới nhà chúng ta, tạo ra một thứ vũ khí để dễ bề quyến rũ con em nhẹ dạ theo chúng phản lại tổ tiên, chúng ta dùng vũ khí đó để mở mang đầu óc của tất cả những người trong gia đình chúng ta bảo vệ được truyền thống luân lý đạo đức của gia đình, bảo toàn gia tài của tổ tiên khỏi bị cướp đi, vậy chúng ta nên nhớ ơn những người trong gia đình có sáng kiến dùng ngay vũ khí của địch đánh địch hay là chúng ta nên cám ơn kẻ đã mang vũ khí đến nhà chúng ta để cướp đi của cải và gây bất hòa trong gia đình chúng ta? Tôi hy vọng vấn đề công và tội của Alexandre De Rhodesnay đã sáng tỏ.”

- (iii) GS. Trần Trung Ngọc (Giáo Sĩ Đắc-Lộ & Chữ Quốc Ngữ, 06-4-2013) Vào thập niên 1930, hội truyền bá quốc ngữ ra đời, 1938, và dù thực dân Pháp và các Cha cố Ca-tô muốn cản cũng không được. Việc phát động học chữ Quốc Ngữ trong quần chúng còn có mục đích xóa nạn mù chữChúng ta cũng phải kể đến việc Việt Minh phát động mạnh phong trào Bình Dân Học Vụ, truyền bá quốc ngữ trong những năm 1945-46, xóa nạn mù chữ và đến năm 1958 thì hơn 93% người dân đã thoát nạn mù chữ..  [Theo Alain Guillemin  (TS. Viện Nghiên cứu Xã hội học Địa Trung Hải, Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp)

Sự phát triển quốc ngữ cho tới ngày nay là do công ơn của cha ông chúng ta dùng đòn (gậy ông đập lưng ông), dùng quốc ngữ để mở mang dân trí người Việt, xuất bản báo chí bằng chữ quốc ngữ để phổ biến tinh thần cách mạng Pháp năm 1789, và khẩu hiệu “Tự Do, Bình Đẳng, Tình Huynh Đệ” thường được dịch thoát là “bác ái” (Liberté, Égalité, Fraternité) và từ đó các phong trào cách mạng đã lan rộng trong quần chúng, cuối cùng đưa đến sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, vô hiệu hóa âm mưu dùng Quốc Ngữ làm vũ khí văn hóa để nô lệ hóa đầu óc dân ta.

VI. CHỮ QUỐC NGỮ LATINH VÀ CHIẾN LƯỢC XÂM LĂNG Á CHÂU CỦA BỒ-ĐÀO-NHA VÀ THỰC DÂN PHÁP

6.1. Về chủ nghĩa thực dân

- Nguyễn Ái Quốc (Cụ HCM): Bản án chế độ thực dân Pháp, tiếng Pháp, in 1925-26, trang 161 [12 chương, đăng trên báo Le Paria], chương Chủ nghĩa giáo hội: “Dưới chiêu bài dân chủ, đế quốc Pháp đã cắm vào Việt Nam chế độ đáng nguyền rủa của thời trung cổ, người dân Việt Nam bị hành hình vừa bằng lưởi lê của nền văn minh tư bản chủ nghĩa vừa bằng cây thánh giá của giáo hội sa đọa làm ô danh Chúa.” [Tổng Tập Văn Học Việt Nam, 1980, tập 36, NXBKH, tr 244]

- Chúng ta biết rằng chính phủ Pháp quyết định việc chinh phục Bắc Kỳ là do sự xúi giục của các ngài giáo phẩm thực dân [trong đó có giáo sĩ Alexandre De Rhodes] được mụ vợ Napoléon để tâm đỡ đầu. Và các vị đó đã làm những gì? Họ đã lợi dụng lòng hiếu khách của người Việt Nam để đánh cấp những bí mật quân sự, vẽ những bản đồ nộp cho quân đội viễn chinh. Chúng tôi không biết hiểu tiếng La Tinh gọi cái công việc ấy là gì, chứ tiếng Pháp thông dụng thì gọi đó là gián điệp” [Tổng Tập Văn Học Việt Nam, tập 36, tr 408, Lên Án Chế Độ Thực Dân]

 6.2. Vì sao Alexandre de Rhodes bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất? (7 dẫn chứng)

(i) Hoàng Cơ Thụy, “Việt Sử Khảo Luận”, cuốn 2, Tập 4, Chương 2, Nam Á, Paris, 1989, trang 703&704. Còn về linh mục Alexandre de Rhodes tức Đắc Lộ, ông có tới giảng đạo tại nước Nam hai lần: lần đầu từ 1624 đến 1630 (ở Đằng trong rồi Đằng ngoài, và bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất), lần sau từ 1640 đến 1645 (ở Đàng Trong rồi bị Chúa Nguyễn Phúc Lan trục xuất).

(ii) Alexandre de Rhôde có sáng kiến lập ra hội Thừa Sai Paris và cũng là người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam. Sử gia Pháp là ông Bonifacy, tác giả cuốn “Les Debuts du Christianisme en Annam” xuất bản tại Hà Nội năm 1930 đã viết:

“Vai trò của Alexandre de Rhôde trong việc thành lập hội Thừa Sai Paris đã đưa giáo hội Công giáo Đàng Trong và Đàng Ngoài ra khỏi vòng kiểm soát của người Bồ-đào-nha, đã đem lại cho người Pháp vai trò quan trọng nhất ở bán đảo Đông Dương” (pages 16-17).

(iii) Trong Hành trìnhtruyền giáo, Alexandre de Rhodes viết: “Tôi tưởng nước Pháp là một nước ngoan đạo nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều lính chiến  (plusieurs soldats) đi chinh phục toàn cõi Đông phương (la conquête de tout l’Orient)…”  (xem thêm Hồng Nhuệ dịch, TP. Hồ Chính Minh, 1994)

=>  Tuy sự vận động đó chưa thành cuộc Thánh chiến trong thời điểm của ông, nhưng nó đã mở đường cho Pháp xâm lăng nước ta 206 năm sau. (Lính Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 1-9-1858).  

(iv) Sách Hành trìnhtruyền giáo, tr. 264)Tôi chưa công bố thánh chiến chống mọi địch thù của đức tin ở Nhật, ở Trung Quốc, ở Đàng Trong, ở Đàng Ngoài và ở Ba Tư thì lập tức đã có một số đông con cái thánh Inhaxu, đầy tinh thần đã đưa thánh Phanchicô Xavie tới ba trăm quốc gia, các ngài đã bừng bừng ao ước vác thánh giá Thầy và đem đi cắm những nơi cùng kiệt cõi đất.”.

(v) GS. Nguyễn Văn Kiệm (Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, Hà Nội 2000): “Sự Du Nhập đạo Thiên Chúa vào Việt Nam từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19”, trang 300-301 viết: “Các giáo sĩ thừa sai, trong đó có Alexandre de Rhôde, đã gây nên một cú sốc lớn đối với đời sống tâm linhvăn hóa của dân tộc ta… làm băng hoại nền tảng của cộng đồng. Họ mang mặc cảm tự cao cho rằng Cơ Đốc giáotôn giáo hoàn vũ, cao siêu hơn bầt cứ tôn giáo nào khác …. Do đó, họ coi các tôn giáo truyền thống bản địa đều là thấp kém, man muội cần phải xóa sạch để thay thế bằng Cơ Đốc giáo.”

(vi) Stanley Karnow, “Việt Nam, A History. The First Complete Account of Việt Nam at War”, NY.1983: Việt Nam, Lịch Sử. Một Mô Tả Đầy Đủ Về Giai Đoạn Đầu Của Cuộc Chiến Việt Nam. Nhà sử học nổi tiếng này viết về A. de Rhodes như sau:

 “Linh Mục Alexandre de Rhodes sớm thấy uy tín Bồ-đào-nha ngày càng mờ nhạt không còn ích lợi cho Công Giáo ở Á Châu. Ông nghĩ rằng, có thể chinh phục tâm hồn người bản xứ bằng các giáo sĩ người Việt hiệu quả hơn là các thừa sai Âu châu. Ông đến La Mã vận động việc bải bỏ giáo lệnh của Giáo Hoàng, có từ thế kỷ 15, cho Bồ độc quyền khai thác Á Châu. Nhưng ông bị Bồ chống đối quyết liệt và cũng khó xuây chuyển các giới chức tại Vatican, rồi ông lại trở về quê hương nước Pháp xin giúp đỡ. Để thành công, ông thuyết phục cả hai thành phần lãnh đạo tôn giáothương gia Pháp bằng hình ảnh là nước Việt Nam đã đến giai đoạn chín muồi để dân cải đạo theo Công Giáo, và là một quốc gia thần tiên với tài nguyên vô tận, ngay cả người đánh cá cũng dùng lưới làm bằng tơ.”

(Rhodes soon realized that its waning prestige no longer made Portugal a credible of Christianity in Asia. He calculated, too, that “hearts and minds” could be won more effectively by Vietnamese priests than European missionaries. He went to Rome to plead, arguing in effect for the abrogation of the fifteenth-century papal edicts that had granted Portugal its Asian domain. But he ran into stiff Portuguese opposition and the intractable Vatican bureaucracy, and he returned to his native France for help. To succeed, however, he would have to persuade French religious and commercial leaders to underwrite his project. Thus he lobbied with both, depicting Việt Nam as ripe for Christian conversion and portraying it as an Eldorado of boundless wealth where, as one of his accounts put it, Việt Namese fishermen wove their nets of silks”(P. 60).

(vii) Sử gia về Giáo hội Vatican La-mã và best-seller Avro Manhattan, “Vietnam: Why Did We Go? The Shocking Story of the Catholic “Church’s” Role in Starting the Vietnam War”, USA, 1984: Tại sao chúng ta đến đó? Chuyện chấn động về vai trò của Giáo hội Công giáo trong việc gây ra cuộc chiến tranh Việt Nam:

 Trang 139: Giáo sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes Đến Đông Dương năm 1610. Mười năm sau, ông gửi về Vatican và Pháp một bản mô tả rất chính xác về tiềm năng thương mại, chính trị và chiến lược. Nhiều giáo sĩ dòng Tên Pháp lập tức được tuyển mộ và gửi sang giúp ông ta thực hiện hai công tác: Cải đạo theo Công Giáo và bành trướng thương mãi. La Mã và Ba Lê xem những hoạt động này như những bước dẫn khởi cho việc chiếm đóng chính trị lẫn quân sự trên các quốc gia này”.

(Jesuit priest Alexandre de Rhodes arrived in Indo-China in 1610. A decade later he sent back to the Vatican and to France a very accurate description of the commercial, political and strategic potential. French Jesuits were promptly recruited and sent to help him in his double work of converting to Catholicism and commercial expansion. Rome and Paris considered these activities as inseparable stepping stones leading to eventual political and military occupation of these countries, p.139).

VII. CHỦ NGHĨA THỰC DÂN VÀ VAI TRÒ CÁC GIÁO SĨ DÒNG TÊN

7.1. Từ khám phá đến xâm lăng

-Từ thế kỷ 15, Tây-ba-nha và Bồ-đào-nha có công nghệ đóng tàu, súng hỏa mai và kỹ thuật hàng hải. Các nhà thám hiểm Tây-ba-nha và Bồ-đào-nha thay đổi lịch sử nhân loại:

(i) Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ năm 1492

(ii) Vasco de Gama là người đầu tiên vượt mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi tới Ấn Độ năm 1497.

(iii) Alvarez Cavral vượt qua Đại Tây Dương tìm ra Brazil năm 1500.

(iv) Alfonso de Albuquerque vượt qua Ấn Độ Dương năm 1503, chiếm tỉnh Goa của Ấn năm 1510, chiếm Malacca năm 1511 để mở đường cho Bồ-đào-nha tiến vào Trung QuốcNhật Bản. Chính sự kiện này đã làm nảy sinh tham vọng của Bồ-đào-nha là xâm lăng toàn bộ Á Châu.

7.2. Tranh quyền thuộc địa và cải đạo

7.2.1. Sắc chỉ Inter Coetera năm 1493

- Thế kỷ 15, Tây-ba-nha và Bồ-đào-nha dẫn đầu thám hiểm, xâm chiếm thuộc địa và truyền đạo => thù địch nhau. Kiện, nhờ toà Thánh Vatican phân xử.

- Giáo hoàng Alexander VI hậu thuẫn xâm lăng, qua sắc chỉ Inter Coetera năm 1493, chia thế giới làm hai phần chạy từ Bắc cực xuống Nam cực chạy qua quần đảo Acores. Phía Tây thuộc độc quyền xâm lăng và truyền đạo của Tây-ban-nha. Phía Đông đường ranh gồm toàn vùng Á Châu thuộc Bồ-đào-nha.

- Chiến lược xâm lăng và truyền giáo tại Á Châu: Quyển từ vựng Bồ-Hoa năm 1584. Tự điển La-Bồ-Nhật 1595. Cuốn giáo lý tiếng Nhật được la-tinh-hóa năm 1592.

- Linh mục Trần Tam Tỉnh, Thập giá và lưỡi gươm, Paris: Sudestasie, 1978, tr. 14-15:

“..., quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ “Romanus Pontifex” do (Giáo hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa thánh, Đức Giáo hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) “toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất, đô hộ và cướp tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn.”

“Ngày 4 tháng 5 năm 1493, qua sắc chỉ “Inter caetera” (“giữa những điều khác”), Giáo hoàng Alexander VI giao quyền chinh phục các vùng đất kể trên mà các dân Phương Tây chưa từng biết, cho các triều đình nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha có quyền đi chiếm tất cả các đất đai gặp được ở một trăm dặm kể từ quần đảo Azores, còn Bồ Đào Nha, tất cả các nước nằm ở mạn Đông đường ranh đó (quần đảo Azores ở mạn giữa cắt đôi Đại Tây Dương.” (Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 14).

- Từ năm 1615, truyền đạo tại Việt Nam thuộc dòng Tên Bồ-đào-nha, có trụ sở tại Nhật Bản, với sự phối hợp của tòa Giám Mục Bồ-đào-nha tại Macao.

- Năm 1619, Alaxandre De Rhôde lên tàu từ thủ đô Lisbone của Bồ-đào-nha để đến giảng đạo tại Việt Nam, không phải với tư cách là một giáo sĩ Pháp, mà là một giáo sĩ đặt dưới quyền bảo trợ của triều đình Bồ-đào-nha.

7.2.1. Sứ mệnh của các giáo sĩ dòng Tên (Jesuite)

- Linh mục Alexandre de Rhodes gia nhập Dòng Tên lúc 19 tuổi (1612), đến Macao năm 1623, Nam Kỳ Việt Nam năm 1645. Trong 22 năm ở các nước Á Châu, qua về Âu Châu,  ông ở Việt Nam 6-8 năm.

- Lời thề của các tu sĩ Dòng Tên trước Giáo Hoàng (Bản dịch của Thái Vân, Gia-tô thực dân sử liệu của Chu Văn Trình, Văn Sử Địa 1990, in lần thứ ba. Ban tu thư Tự Lực, trang 255-257):

Bùi Kha dịch: … Con xin tuyên hứa thêm rằng con sẽ, nếu có cơ hội, con sẽ gây ra và tham gia chiến tranh tàn nhẫn, bí mật hoặc công khai, chống mọi kẻ dị giáo, Tin LànhTự Do, như con được lệnh thi hành, tận diệt chúng khỏi mặt địa cầu; và con sẽ không chừa một ai, bất kể tuổi tác, nam hay nữ hay tình trạng xã hội; và con sẽ treo cổ, thiêu sống, luộc sống, mổ bụng, siết cổ và chôn sống những kẻ dị giáo ô nhục đó, phanh bụng moi bào thai của vợ chúng, và quật đầu con sơ sinh của chúng vào tường để tận diệt vĩnh viễn cái giống dân đáng ghét của chúng…

(The extreme oath of the Jesuits: http://www.ianpaisley.org/article.asp?ArtKey=jesuit )

 …I furthermore promise and declare that I will, when opportunity present, make and wage relentless war, secretly or openly, against all heretics, Protestants and Liberals, as I am directed to do, to extirpate and exterminate them from the face of the whole earth; and that I will soar neither age, sex or condition; and that I will hang, burn, waste, boil, flay, strangle and bury alive these infamous heretics, rip up the stomachs and wombs of their women and crush their infants’ heads against the walls , in order to annihilate forever their execrable race!)

- bản Tuyên thệ cực đoan của Dòng Tên, nằm trong Biên bản chính thức của phiên thứ ba, Kỳ họp Quốc hội Liên Bang Hoa Kỳ lần thứ 62 (Dự luật được Nghị viện thông qua số 397, Bút lục số 1523, đề ngày 15 tháng 2 năm 1913, các trang 3215 đến trang 3216) (ngay sau đó đã bị loại ra). Bản tuyên thệ này cũng đã được Charles Didier trích dẫn trong cuốn “Subterranean Rome” (New York, 1843), dịch từ nguyên bản Pháp ngữ của Tiến sĩ Alberto Rivera, người đã xuất tu khỏi Dòng Tên vào năm 1967, khẳng định rằng nghi thức mở đầu và nội dung Bản tuyên thệ của Dòng Tên mà chúng tôi viện dẫn dưới đây chính là những gì ông đã từng trải nghiệm.

- Huỳnh Ái Tông với bài “Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ”  trên [http://chimviet.free.fr/ngonngu/phuctrun/phul050.htm] : “Linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), người được Pháp đề cao đã sáng chế ra chữ Quốc Ngữ, mang lại sự khai hóa cho dân tộc Việt Nam, với chiêu bài nầy để che đậy hành động thực dân, xâm chiếm lãnh thổ và cai trị hà khắc dân tộc chúng ta.”

- Bùi Kha: (Alexandre de Rhodes : Công và Tội):  “Tóm lại, qua các trích dẫn và luận chứng nêu trên, ta thấy, Linh mục Đắc Lộ không hề có công sáng tạo chữ Quốc ngữ như nhiều người gán ép sai lầm qua nhiều thế hệ, còn truyền đạo chỉ là một trong những hình thức chính để phục vụ cho quyền lợi kinh tế và chính trị, rồi từ đó sẽ đưa đến chiến tranh chiếm thuộc địa.” (đăng trên báo Hồn Việt và trên http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5086 )

7.3. Mục đích sử dụng chữ quốc ngữ của giám mục Puginier: (Bùi Kha dịch trong bài Alexandre de Rhodes : Công và Tội)

Mở trường tiếng Pháp để truyền đạo“Từ lâu, tôi chủ trương dạy và dùng chữ Châu Âu để viết tiếng An Nam, nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong việc thực hiện kế hoạchđã sáu lần tôi đề nghị. Nhưng tôi sung sướng thấy từ hai năm nay, chúng ta hoạt động tích cực trong mục đích này: Ngoài trường dạy tiếng Pháp của phái bộ là trường đầu tiên được thiết lập ngày 8-12-1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5-4-1885.”

Xóa bỏ chữ Nho và ảnh hưởng của Trung Quốc: “Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết và đọc được tiếng họ bằng chữ Âu Châu, việc này dễ hơn và tiện lợi hơn dùng chữ Nho. Trong vài năm sau, cần phải bắt buộc mọi giấy tờ chính thức không được viết bằng chữ Nho như trước nữa, phải viết bằng tiếng trong nước, mỗi viên chức ít nhất phải được dạy đọc và viết tiếng An nam bằng chữ Châu Âu. Trong lúc đó việc dạy chữ Pháp sẽ tiến triển nhiều hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ để cung cấp các viên chức có học tiếng nước chúng ta. Như thế có lẽ trong vòng 20 hay 25 năm chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều viết bằng tiếng Pháp, do đó chữ Nho sẽ dần già bị bỏ rơichúng ta chẳng cần phải cấm đoán gì.

 “Khi chúng ta đạt được thành quả lớn lao đó, chúng ta xóa đi của nước Trung hoa một phần lớn ảnh hưởng tại An nam và phe trí thức An nam là phe rất căm ghét sự thiết lập thế lực Pháp, cũng sẽ bị tiêu diệt dần dần.”

 Chữ quốc ngữ là phương tiện chính trị, xâm chiếm Việt Nam:Vấn đề này có tầm quan trọng rất lớn, sau khi đạo Thiên Chúa được thiết lập, tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế dần dần ban đầu bằng tiếng An nam, rồi bằng tiếng Pháp nhưphương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông.”

Bắc Kỳ = nước Pháp nhỏ ở Viễn đông: “Tôi đã làm việc gần 30 năm trong phái bộ và tôi biết khá nhiều về đất nước này để bảo đảm được rằng nếu chính phủ chấp thuận theo kế hoạchchúng tôi hân hạnh đưa ra, thì không bao lâu nữa Bắc kỳ sẽ thành một nước Pháp nhỏ ở Viễn đông mà tôi một lòng tha thiết muốn xây dựng.”

VIII. KẾT LUẬN (2 dẫn chứng)

(i) NNC An Chi (Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt): “Cái tâm lý đòi dân ta phải mang ơn A. de Rhodes chẳng qua là hậu quả của sự nhồi sọ mà bọn thực dân Pháp đã thực hiện trong thời kỳ chúng còn cai trị dân ta, nước ta. Ngoài ra, còn có thể có cả những nguyên nhân khác thuộc về tâm thức riêng, và cả... tín ngưỡng riêng nữa.”

“Người ta thì làm cuốn từ điển để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạo của người ta mà mình thì cứ nằng nặc đòi người Việt Nam phải ghi công ông cố đạo Alexandre de Rhodes, thậm chí có người mà lòng biết ơn cụ cố còn làm tượng nặng đến những 43 tấn.” (Theo antg.cand.com.vn)

(ii) Tình trạng tôn vinh Alexandre de Rhodes là lố bịch:

GS. Jacques Roland, trưởng khoa giáo luật ở đại học Saint Paul, Ottawa, Canada (“Pionniers Portugais de la Linguistique Vietnamienne Jusqu’en 1650” = Những Người Bồ Đào Nha Tiên Phong Về Ngôn Ngữ Học Việt Nam Cho Tới 1650). Bản dịch của Trần Chung Ngọc trong bài viết của ông: “Giáo Sĩ Đắc-Lộ & Chữ Quốc Ngữ”

(https://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt070.php)

Đề cao thái quá: “Đến khi chữ quốc ngữ đã bắt đầu được sử dụng chính thức tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, người ta cố truy tìm lịch sử của nó, bấy giờ tên tuổi Alexandre de Rhodes đã sớm được công nhận như là người khai sinh ra việc chuyển vần La- tinh vào tiếng Việt Nam. Rồi từ đó ông được nâng lên tận mây xanh như một ngôi sao đứng một mình, soi sáng cho đêm tối của quá khứ xa xưa, của những thời kỳ truyền giáo tiên khởi, trước khi các vị truyền giáo Paris đến, trong đó Taberd và các đấng kế vị là những đại diệntên tuổi. Chính quyền thực dân và Giáo Hội đều đã ca ngợi thiên tài truyền giáongữ học có một không hai của vị tu sĩ Dòng Tên, tán dương những lợi ích đem lại cho Việt Nam trong thời đại mới….”

Thấy vậy không phải vậy:Về việc cho rằng Rhodes là người khai sinh ra các công trìnhtính cách quyết định về tiếng quốc ngữ, các nhà nghiên cứu khoa học đã từng thấy hơi vướng vấp trước một mâu thuẫn: Rhodes, sinh ở Avignon, được xem là nói tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ; thế nhưng hệ thống chuyển tiếng Việt bằng chữ La tinh lại không mang dấu vết tiếng nói của Boileau ...”

Sao phải tránh né?Tuy vậy đã không ai cố tìm hiểu để bác khước vị thế khai sáng của Alexandre de Rhodes từng được xem là cha đẻ của chữ viết này; người ta lại cố tìm cách tránh né khó khăn trên bằng cách đưa ra giả thiết về gốc gác có tính đa quốc của vị tu sĩ người Avignon ấy, đồng thời thổi phồng khả năng ngữ học vô song về nhiều thứ tiếng khác nhau của ông.”

 

****

 

MỜI XEM HAI BÀI GIẢNG CỦA TT. THÍCH NHẬT TỪ VỀ CHỦ ĐỀ NÀY

 

Bài 1: “LINH MỤC ALEXANDRE DE RHODES KHÔNG PHẢI NGƯỜI SÁNG TẠO CHỮ QUỐC NGỮ VÀ KHÔNG PHẢI LÀ TÁC GIẢ DUY NHẤT CỦA TỪ ĐIỂN VIỆT-BỒ-LA

TT Nhật Từ giảng tại Chùa Giác Ngộ, lúc 18:22 ngày 28-11-2019 nhân dịp Sở Văn hoá - Thể thao Đà Nẵng tạm ngưng Dự án đặt tên đường Tại TP Đà Nẵng có ALEXANDRE De RHODES”

- Facebook: https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/960700710961307?vh=e&d=n&sfns=mo
-Youtube: https://youtu.be/GQEtHqIyR9E

 


(i) UBND Đà Nẵng ngừng đặt tên đường cho Alexandre de Rhodes là quyết định đúng với Khoản 5, điều 10, nghị định 91/2005/NĐ-CP
(ii) Alexandre de Rhodes không phải là tổ khai sáng chữ quốc ngữ Latinh hóa
(iii) Chữ quốc ngữ của Alexandre de Rhodes rất sơ khai
(iv) Alexandre de Rhodes không phải là tác giả duy nhất của Từ điển Việt-Bồ-La
(v) Chống Alexandre de Rhodes sao lại dùng tiếng Việt Latinh của ông?
(vi) Chữ quốc ngữ Latinh và chiến lược xâm lăng Á châu của Bồ-đào-nha và thực dân Pháp
(vii) Chủ nghĩa thực dân và vai trò của các giáo sĩ dòng Tên (Jesuists)

 

Bài 2: “LINH MỤC ALEXANDRE DE RHODES THÓA MẠ ĐỨC PHẬTXÚC PHẠM TAM GIÁO TRONG SÁCH ‘PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY’ CỦA ÔNG

TT. Nhật Từ giảng tại Chùa Giác Ngộ vào lúc 18:30 ngày 29-11-2019

(i) Văn bản, tán dương và phê phán Alexandre De Rhodes

(ii) Nhận xét tổng quát về Alexandre De Rhodes

(iii) Đóng góp cho chữ quốc ngữ, nhiệm vụ và ý đồ của Alexandre de Rhodes

(iv) Khát quát về “Phép giảng tám ngày”

(v) Thóa mạ đức Phật và “tam giáo” bằng ngôn ngữ kém văn hóa

(vi) Thóa mạ đức Phật, miệt thị đạo Phật

(vii) Phê phán tục cúng ông bà của Việt Nam

https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/547751742439287?vh=e&d=n&sfns=mo

Youtube: https://youtu.be/zd0eMf4l4j0

 

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7124)
06/06/2019(Xem: 13872)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.