Alexandre De Rhodes Thóa Mạ Đức PhậtMiệt Thị Tam Giáo Trong “phép Giảng Tám Ngày”

30/11/20194:37 SA(Xem: 17251)
Alexandre De Rhodes Thóa Mạ Đức Phật Và Miệt Thị Tam Giáo Trong “phép Giảng Tám Ngày”

ALEXANDRE DE RHODES THÓA MẠ ĐỨC PHẬT
MIỆT THỊ TAM GIÁO TRONG “PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY
Thích Nhật Từ giới thiệu

thich-nhat-tu

I. VĂN BẢN, TÁN DƯƠNG VÀ PHÊ PHÁN ALEXANDRE DE RHODES
1.1. Văn bản sử dụng

(i) Alexandre de Rhodes, Phép giảng tám ngày: Cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời. Roma, Thánh Bộ Truyền bá Đức tin, năm 1651. Song ngữ Latinh – Việt

(ii) Alexandre de Rhodes, Phép giảng tám ngày, Tủ sách Đại Kết, TPHCM, 1993.

(iii) Phép giảng tám ngày, bản Latinh – Việt trên Wikisource:

https://vi.wikisource.org/wiki/Tập_tin:Phép_giảng_tám_ngày.pdf

https://la.wikisource.org/wiki/Liber:Phép_giảng_tám_ngày.pdf

(iv) Phép giảng tám ngày, bản PDF trên Kho Lưu File => Sử dụng chính

https://kholuu.files.wordpress.com/2015/07/phep_giang_tam_ngay.pdf

1.2. Tán dương và phê phán về “Phép giảng tám ngày

(i) Nguyễn Khắc Xuyên: “Dầu nhiệm vụ lịch sử đã kết thúc, phép giảng tám ngày vẫn được coi “như mặt trời sáng lạn trong bình minh Kitô-giáo nguyên thuỷ tại Việt -Nam’’ (Phép giảng tám ngày, Tủ sách Đại Kết, TPHCM, 1993)

(ii) Trần Tiên Long, Phép Giảng Tám Ngày - Hạt Giống Chia Rẽ Lương Giáo)

 “Chúng tôi xin mạn phép đi tắt vào Ngày Thứ Bốn, nơi có bằng chứng rõ rệt xứng đáng với tựa bài ở trên: hạt giống chia rẽ lương giáo. Nơi đó tập trung nhiều ngôn ngữ ngạo mạn, trịch thượng, bất kính đối với các giáo chủ đạo khác, tóm lạivô văn hóa. Có 9 lần nói đên "Thíc ca", 3 lần dùng chữ "rợ mọi" đối với đạo Bụt, 20 lần nói đến "đạo bụt" với tính cách miệt thị, dạy con chiên gọi những người thờ bụt là "giáo ngoài" (sau này các con chiên gọi người khác đạo là "ngoại giáo").

Sách Hiếm: https://sachhiem.net/TONGIAO/ADRhodes/8Ngay.php

II. NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VỀ ALEXANDRE DE RHODES (1591-1660)

2.1. Đóng góp của Alexandre de Rhodes cho tiếng Việt:

(i) In đầu tiên chữ Việt Latinh hóa 2 quyển Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) và Phép giảng tám ngày vào năm 1651.

(ii) Rhodes cóp nhặt, thừa hưởng 8000 mục từ trong 2 quyển Từ điển Việt-Bồ (1631-1645) của Lm. Gaspar d’Amaral và Tự điển Bồ-Việt của Linh mục Antonio Barbosa (1594-1647), thêm tiếng Latinh tương đương rồi xuất bản, chỉ để riêng tên mình => đồng soạn giả.

2.2. La tinh hóa chữ Việt để truyền đạo Thiên chúa và cải đạo

- Thế kỷ 17, các nhà truyền giáo Dòng Tên người Bồ-đào-nha, Ý và Nhật Bản nhờ quy chế bảo trợ của chính phủ thực dân Bồ-đào-nha đã tới hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài của Đại Việt.

- Họ học tiếng Việt và tạo ra hệ thống ghi âm tiếng Việt bằng chữ Latinh để truyền bá đạo Thiên Chúacải đạo tín đồ.

- Chiến lược xâm lăng và truyền giáo tại Á Châu, Bồ-đào-nha phiên âm theo mẫu tự la-tinh ưu tiên tiếng Tàu, tiếng Nhật, tiếng Việt.

- Quyển từ vựng Bồ-Hoa năm 1584. Tự điển La-Bồ-Nhật 1595. Cuốn giáo lý tiếng Nhật được la-tinh-hóa năm 1592 => hữu ích cho việc ký âm chữ quốc ngữ Việt Nam.

Nhận định: Rhodes trong quá trình “Latinh hóa quốc ngữ”, góp phần cho Thực dân Pháp xóa tuyệt chữ Hán Nôm hầu bít lối tìm về nguồn gốc văn minh, căn cước văn hóa đặc thù của dân tộc ta. Các nước “nhỏ” như Lào, Campuchia, Miến Điện, Sri Lanka, Tibet, hay “vừa” như Thái, Hàn, Pakistan, Irak, Thổ Nhĩ Kỳ, hay lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, … không mất văn tự gốc. Luật Tân và Mexico mất văn tự như nước ta, do Thực dân và Công giáo Tây phương lưỡi gươm và thập giá xâm lăng và đô hộ.

2.3. Hai nhiệm vụ của Alexandre de Rhodes:

(i) Truyền bá đạo Thiên chúacải đạo tín đồ các tôn giáo khác: “khai hóa” dân bản xứ “mọi rợ”.

(ii) Tấn công và thủ tiêu văn hóa tam giáo để rao giảng đạo Chúa bằng ngôn xấc xược, kém văn hóa, thóa mạ, thiếu hiểu biết. Ông đòi “chém ngã Phật Thích Ca” (Ngày thứ 4) mà ông gọi là “Thằng”, chụp mũ đạo Lão thờ ma quỷ, xem Khổng tử là “chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ” (ngày thứ tư, trang 106)

2.4. Hai ý đồ của Alexandre de Rhodes:

(i) Mở rộng ảnh hưởng của giáo hội Công giáo Pháp và Thực dân Pháp trong tranh chấp giữa Pháp - Bồ Đào Nha về thuộc địa và truyền giáo.

(ii) Cung cấp thông tin chiến lược của nước An Nam về Paris để thúc đẩy vua Lius XIV và triều đình Pháp xâm lăng và đô hộ Việt Nam. => một trăm năm đô hộ giặc Tây.

[Tổng Tập Văn Học Việt Nam, tập 36, tr 408, Lên Án Chế Độ Thực Dân] “Chúng ta biết rằng chính phủ Pháp quyết định việc chinh phục Bắc Kỳ là do sự xúi giục của các ngài giáo phẩm thực dân [trong đó có giáo sĩ Alexandre De Rhodes] được mụ vợ Napoléon để tâm đỡ đầu. Và các vị đó đã làm những gì? Họ đã lợi dụng lòng hiếu khách của người Việt Nam để đánh cấp những bí mật quân sự, vẽ những bản đồ nộp cho quân đội viễn chinh. Chúng tôi không biết hiểu tiếng La Tinh gọi cái công việc ấy là gì, chứ tiếng Pháp thông dụng thì gọi đó là gián điệp”

 Các “cha cố” như Pigneau de Béhaine, Lambert, Huc, Puginier, Pellerin, Taberd, … và bọn tay sai Việt Nam phản bội tổ quốc đã theo bước chân của ông để Pháp đô hộ nước ta gần 100 năm.

Nguyễn Ái Quốc (Cụ HCM): Bản án chế độ thực dân Pháp, tiếng Pháp, in 1925-26, trang 161 [12 chương, đăng trên báo Le Paria], chương Chủ nghĩa giáo hội: “Dưới chiêu bài dân chủ, đế quốc Pháp đã cắm vào Việt Nam chế độ đáng nguyền rủa của thời trung cổ, người dân Việt Nam bị hành hình vừa bằng lưởi lê của nền văn minh tư bản chủ nghĩa vừa bằng cây thánh giá của giáo hội sa đọa làm ô danh Chúa.” [Tổng Tập Văn Học Việt Nam, 1980, tập 36, NXBKH, tr 244]

Thời Pháp thuộc và Ngô Đình Diệm vinh danh Alexandre de Rhodes là người sáng tạo ra chữ “quốc ngữ” và danh nhân văn hóa Việt Nam. Cho in tem, tạc tượng, đặt tên đường, đặt tên trường, đặt tên cơ quan.

III. KHÁT QUÁT VỀ “PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY

3.1. Alexandre de Rhodes tại Việt Nam và xuất bản 4 tác phẩm tại Roma

- Năm 1619, bằng tàu chiến của Pháp, ông đến An Nam 6 tháng thám thính tình hình.

- Cuối năm 1619 LM de Rhodes muốn đến Nhật Bản nhưng bị cấm đạo => lưu tại Goa đến năm 1622.

-Tháng 12 năm 1624, de Rhodes cập bến Đà Nẵng, học tiếng Việt. Truyền giáocải đạo tại Việt Nam 12 năm, góp phần xóa chữ Hán – Nôm.

Hoàng Cơ Thụy, “Việt Sử Khảo Luận”, cuốn 2, Tập 4, Chương 2, Nam Á, Paris, 1989, trang 703&704. Còn về linh mục Alexandre de Rhodes tức Đắc Lộ, ông có tới giảng đạo tại nước Nam hai lần: lần đầu từ 1624 đến 1630 (ở Đằng trong rồi Đằng ngoài, và bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất), lần sau từ 1640 đến 1645 (ở Đàng Trong rồi bị Chúa Nguyễn Phúc Lan trục xuất).

- Năm 1650, Đắc Lộ xin Thánh Bộ Truyền bá Đức tin của Tòa Thánh (nay là Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc, còn gọi là Bộ Truyền giáo) in quyển Lịch sử Đàng Ngoài bằng tiếng Ý.

- Năm 1651, in ba quyển khác: (i) Khái luận Việt ngữ, (ii) Từ điển Việt-Bồ-La và (iii) Phép giảng tám ngày. Alexandre de Rhodes còn viết Hành trìnhtruyền giáo.

3.2. Trung thành với phương pháp cải đạo của Dòng Tên: Dựa vào 3 quyển sau đây:

(i) Sách giáo lý Roma của công đồng Trentô (The Catechism of The Council of Trent, 1566).

(ii) Catechismus Japonensis (Phép Giảng cho Nhật Bản, năm 1586) của LM Alessandro Valignano,

(iii) Thiên Chúa thật nghĩa (天主實義, năm 1603, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam) của LM Matteo Ricci.

3.3. Tóm tắtPhép giảng tám ngày

3.3.A. Quá trình in ấn

- “Phép giảng tám ngày” (Latinh: Cathechismvs pro ijs, qui volunt suscipere baptismvm in octo dies diuisus) là sách giáo lý của Giáo hội Công giáo Rôma do linh mục thừa sai Alexandre de Rhodes (tức Đắc Lộ) viết bằng chữ quốc ngữ Latinh, in tại Roma, Ý vào năm 1651 cùng với Từ điển Việt-Bồ-La.

- Năm 1652, được Thánh bộ viện trợ một số tiền, Đắc Lộ sai phụ tá người Trung Hoa đem sách từ Macao về Ý để in ấn.

- Sách song ngữ, văn xuôi, gồm 319 trang, in hai cột song song: tiếng Latinh cột bên trái, tiếng Việt cột bên phải. Sách do Thánh Bộ Truyền bá Đức tin của Tòa Thánh (nay là Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc, còn gọi là Bộ Truyền giáo) tài trợ và trực tiếp in.

- Dùng file PDF: https://kholuu.files.wordpress.com/2015/07/phep_giang_tam_ngay.pdf

3.3.B. Tóm tắt nội dung

- Tuyển tập 8 bài giảng trong 8 ngày, mỗi ngày 1 vài tiếng. 4 ngày đầu (128 trang) cho đại chúng. 4 ngày sau (187 trang) cho nhóm tân tòng bị cải đạo.

- Ngày thứ nhất: Sự mong sống lâu, nguồn gốc trời đất. Niềm tin “đức Chúa trời đất”, là cha. Thờ Thượng đế cao hơn thờ Bụt và thần.

- Ngày thứ hai: Phê phán tam giáo. Đề cao mầu nhiệm Thiên Chúa là thiêng liêng, quyền năng dựng nên trời đất. Kêu gọi tín đồ cậy trông và cầu nguyện Chúa.

- Ngày thứ ba: Chúa sáng tạo vũ trụ theo Kinh Thánh, tạo nên con người, chuyện Adam và Eva ở vườn địa đàng, tội tổ tônghậu quả. Kêu gọi phải chịu phép Rửa tội.

- Ngày thứ tư (NHỮNG ĐẠO VẠY, trang 88-121): Kể Kinh Thánh (trang 88-89): Adam, Noe, Đại hồng thuỷ, tháp Babel, việc phân tán loài người do quả ác của tội tổ tông. (Trang 89-121) Tấn công, thóa mạ Khổng tửđạo Nho, đạo Lão, đức Phậtđạo Phật.

- Ngày thứ năm: Chúa ba ngôi và mầu nhiệm nhập thể. Kể Kinh Thánh về Mẹ Maria, Truyền tin, Giáng sinh, mục đồng thờ lạy, các đạo sĩ…=>  thờ phượng Chúa Kitô và Mẹ Maria.

-Ngày thứ sáu:  Chúa Giêsu như ở Nazarét, chủ đề giảng thuyết của Chúa, các phép lạ và chửa bệnh như phép lạ Cana, bánh hoá nhiều, con gái bà goá Naim sống lại, Chúa công bố mình là Con Thiên Chúa nên Pharisiêu tìm cách giết.

-Ngày thứ bảy: Kể Chúa bị tử nạn, bị đóng đinh trên cây thập tự cùng với hai tên trộm, an táng trong mồ, các dấu hiệu kỳ diệu, tai hoạ kinh hoàng sau khi chúa Giê-su bị giết. Chúa sống lại, các lần hiện ra, lên trời, hứa ban Chúa Thánh thần cho các tông đồ. Chúa hiện xuống.

-Ngày thứ tám: Chúa trở lại. Giảng Phúc Matthêu 24, ngày tận thế, 10 điều răn của Chúa, phép rửa tội, mười nấc thang lên trời. Tin giáo hội La-mã, giáo hoàng không thể sai.

VI. THÓA MẠ ĐỨC PHẬT VÀ “TAM GIÁO” BẰNG NGÔN NGỮ HẠ CẤP

4.1. Kém hiểu biết về tam giáo: “Song le Đại minh [tức Hán minh đế] vốn thì có phân ra ba đàng cả, những vạy chẳng kể nhiều đàng tiểu mọn khác, cũng vạy vậy. Đàng thứ nhất là đàng về kẻ hãy chữ, gọi là đạo Nho. Đàng thứ hai là đàng kẻ thờ quỷ, ma làm việc dối, gọi là đạo Đạo. Đàng thứ ba là đàng kẻ thờ bụt, gọi là đạo Bụt. (Ngày thứ 4, mục “Nước Đại minh phân ra nhiều đạo vạy”, ngày thứ 4, trang 108)

4.2. Chụp mủ tam giáodối trá do nguồn dục: “Bởi tam giáo này, như bởi nguồn dục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa.” (ngày thứ 4, trang 108)

4.3. Đạo Lão (trang 104-105) là đạo thờ ma quỷ, làm phép giả: “Lão Tử ấy. Giáo này thì thờ ma quỷ mà làm những phép giả” (Ngày thứ 4, mục đạo Lão, 105)

4.4. Đạo Khổng (trang 105-108)

4.4a. Thóa mạ Khổng tử: “Vì vậy thì chẳng khá gọi là ông [Khổng tử] thánh sốt” (Ngày thứ 4, Đạo Nho: việc thờ ông Khổng, trang 106) và “Khổng tử là “chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ” (Ngày thứ tư, 106)

4.4b. Cho Khổng tử không bằng chúa: “có lạy ông Khổng thì chẳng phải như Đức Chúa trời, thật có lạy như thầy đã dạy chữ cùng phép sửa nước mà chớ” (Ngày thứ 4, Đạo Nho: việc thờ ông Khổng, trang 107)

4.4c. Lạy Khổng tử là tin sự dối trá: “có lạy ông Khổng như Đức Chúa trời, vậy kẻ ngoài đạo càng tin sự dối nữa. Song le vì có ái dám phân vua làm vậy trước mặt người ta cho kẻo kẻ ngoài đạo càng tin sự dối, được là họa, vì vậy ta khuyên đừng lạy, kẻo phải sự lỗi.” (Ngày thứ 4, Đạo Nho: việc thờ ông Khổng, trang 107)

V. THÓA MẠ ĐỨC PHẬT, MIỆT THỊ ĐẠO PHẬT

5.1. Hai nội dung thóa mạ đức Phậtmục đích tấn đánh ngã đạo Phật

(i) Phịa đặt về cha mẹ Phật, phê phán đức Phậtđạo Phật: Mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong”, trang 99-104

(ii) Phê phán thuyết tái sinh của Phật giáo: Mục “Những sự dối trá của Thích Ca về linh hồn ta”, trang 108-112

(iii) Mục đích là đánh ngã đức Phật Thích Ca: “Như thể có chém cây nào đúc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cùng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ” (Ngày thứ 4, mục “Những sự dối trá của Thích Ca về linh hồn ta” trang 108)

5.2. Chuyên gia phịa sử về gia đình đức Phật:

“bên Thiên trúc quốc thì có vua, tên là Tinh Phạn, mà đẻ con, dạ thì sáng, song kiêu ngạo lắm. đã lấy con vua nào gần đấy gả cho, mà sinh đẻ được một con gái đoạn, thì khiến đi ở trên rừng một mình, dẫu vợ cãi mà chẳng cho, vì mình đã quen làm việc dối, như pháp môn phù thuỷ, và muốn cho người ta hãi mà khen nó, và lòng láo thong dong nói khó cùng ma quỷ. Mà trong nhiều quỷ dạy nó, thì có hai quỷ, tên là Alala và Calala, quen làm thầy nó liên, mà nó thì ngồi giữa hai thầy quỷ ấy, mà dạy nó dầu hết chớ tin gì có Chúa trời, cùng đặt tên nó là Thích Ca.” (Ngày thứ 4, mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong”, trang 99-100)

5.3. Thóa mạ và chụp mủ đạo Phật là đạo gian, đạo dối trá

(i) Xuyên tạc đạo Phật bày đặt những truyện giả, xiêu dối thế gian nên phạm tội lỗi: “Vì vậy giáo bụt thì có hai đàng: một là gọi giáo ngoài, mà dạy người ta thờ bụt, dối vậy, hay bày đặt những truyện giả kể chẳng xiết, xiêu dối thế gian mà lòng về thờ bụt, cho nên phạm tội vô hồi vô số.” (Ngày thứ 4, mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong”, trang 101)

(ii) Gọi đạo Phật là đạo mọi rợ: “trong sách thì gọi đạo bụt những đạo rợ mọi vậy.” … “sự thờ bụt này là thói rợ mọi” (Ngày thứ 4, mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong”, trang 101-102)

(iii) Cho đạo Phật là đạo gian: “Ta suy bởi đâu mà ra, thì một chốc ta biết là đạo gian.” (Ngày thứ 4, mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong”, trang 99)

(iv) Quy kết đạo Phậtdối trá, là đạo gian: “Khi ấy bên Thiên trúc quốc có cho nó đạo Thích Ca, những dối trá vậy.” “chốc ấy dân dại dột, thì theo vua mà chịu lấy đạo gian, thờ bụt cùng vua” (Ngày thứ 4, mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong”, trang 102)

(v) Theo đạo Phật là quỷ quái: “ai phải đạo bụt trong độc ấy, thì quỷ quái hơn kẻ theo đạo ngoài vậy.” (Ngày thứ 4, mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong”, trang 101)

(vi) Ai theo đạo Phật là ngu; thờ Phật là đứa gian: “kẻ thờ bụt thì dại chừng ấy, cho đến lấy Thích Ca làm nên trời đất vậy”, “làm chùa thờ Thích Ca, là đứa gian vậy” (Ngày thứ 4, mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong” , trang 102)

5.4. Thóa mạ và chụp mủ đức Phật

(i) Xuyên tạc cuộc sự hóa độ của đức Phật: “Đến khi Thích Ca ra dạy kẻ khác sự đạo gian ấy, vì trái lẽ lắm, thì người ta bỏ mà đi hết.” (Ngày thứ 4, mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong”, trang 100)

(ii) Phật Thích-ca = làm nên trời đất: “Lại khiến nó thờ bụt, mà lấy mình Thích Ca làm cội rễ bụt ấy, như thể lấy mình là kẻ làm nên trời đất, mà trị đấy. Song le nó lấy tên trời đất vậy, mà dối trá thế gian, nó thì lấy là mình người vậy, mà lại các bụt thì cũng lấy là tứ chi cốt tiết [tay, chay], dầu đàn ông đàn bà, cũng là vật âm mình [bộ phận sinh dục], lấy làm bụt vậy.” (Ngày thứ 4, mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong”, trang 100)

(iii) Xúc phạm đức Phật, Bồ-tát, tăng đoàndối trá: “chúng nó những nói sự truyện dối trá bày đặt vậy, và lấy phép giả bởi quỷ mà làm cho thế gian nên dại vậy, cho nên thế gian thờ bụt.” (Ngày thứ 4, mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong”, trang 101)

(iv) Ai tin Phật, không tin chúa là phạm mọi tội: “Lại có giáo khác, gọi là đạo trong, càng dối nữa rằng chẳng có Chúa nào hóa ra thế giới này, mà làm vậy thì mở đàng cho người ta phạm mọi tội dầu lòng.” (Ngày thứ 4, mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong”, trang 101)

5.5. Phê phán thuyết tái sinhluân hồi của Phật giáo

(i) Gọi Phật bằng “Nó”, vu cáo đức Phậtdối trá, dạy dối trá, luân hồidối trá: “Nó và quỷ làm thầy nó, thấy vậy, thì lấy đàng khác mà mới dạy những truyện dối trá dã dầy, vậy thì mà cầm đầy tớ lại, cũng có dạy nó sự luân hồi, dối trá đầy tớ vậy.” (Ngày thứ 4, mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong”, trang 100)

(i) Phê phán thuyết luân hồi Phật giáo: “sự luân hồi Thích Ca bầy đặt phần đạo ngoài, thì là sự cười chốc. Vì chưng ví bằng ta đã ở đời trước, mà sao chẳng có một ai còn nhớ sự đời trước ấy? Vì vậy thật là Thích Ca bày đặt dối trá vậy; mà lại trong sách Thích Ca nói tỏ tường rằng trong hồn cây cối cùng hồn muông chim, cho đến hồn người ta, thì chẳng có khác” (Ngày thứ 4, mục “Những sự dối trá của Thích Ca về linh hồn ta” trang 108-9)

(iii) Xuyên tạc thuyết tái sinh của Phật giáo: “Vì chưng thì nói hứa rằng, ai thờ bụt, dẫu là kẻ hèn mọn ở đời này, đến đời sau khi luân hồi thì dễ ra được làm con vua chúa vậy.” (Ngày thứ 4, mục “Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong” , trang 101)

VI. PHÊ PHÁN TỤC CÚNG ÔNG BÀ CỦA VIỆT NAM

5.1. Phê phán tục cúng ông tà, tổ tiên của Việt Nam:

“Lại sao vốn người ta có lẽ trong lòng, giục lo cho cha mẹ, khi đã sinh thì đoạn? Sao người Annam mọi năm mọi có giữ ngày cha mẹ, ông bà, ông vải sinh thì, mà làm giỗ chạp hết sức? Sao tốn của bấy nhiêu mà làm cỗ làm mâm, cùng nhiều sự nữa có dọn cho cha mẹ khi đã sinh thì? Vì chưng nếu linh hồn chết với xác, lo cho kẻ chết chẳng có làm chi.” (Ngày thứ 4, mục “Những sự dối trá của Thích Ca về linh hồn ta” trang 110-11)

5.2. Cúng cha mẹ chết là có lỗi:

“Song le cũng phải hay, khi linh hồn ta đã khỏi xác thịt này, chẳng còn có dùng ăn uống hay là mặc, cùng các kỳ sự vê xác, vì linh hồn ta là tính thiêng liêng. Mà người Annam mời linh hồn ăn của xác [12], thì lỗi xa.” … “Mà sao người Annam dám cúng cho cha mẹ, khi đã sinh thì, những của dối ấy?” (Ngày thứ 4, mục “Những điều lầm lỗi trong việc thờ cúng cha mẹ”, trang 112, 113)

VII. PHỊA ĐẶT ĐỂ TỰ ĐỀ CAO MÌNH

6.1. Chia rẽ tôn giáo lại tự xưng là hòa hợp tôn giáo

Phép giảng tám ngày. Tủ sách Đại Kết (1993, trang xxiv-xxv):

Các chư tăng rất hài lòng vì thấy tôi làm cho họ biết sự hoà hợp giữa Tôn giáoLý trí và nhất là họ khen ngợi Thập điều của Chúa. Họ nhận ra rằng : không có gì đáng cho một vị Chúa tể ban bố ra hơn nữa.”

“Phương pháp tôi đem trình bày với họ là: trước hết tôi bàn về linh hồn bất tử và sự sống đời sau, rồi từ đó tôi làm chứng có Thượng đế, sự quan phòng của Ngài, và dần dần tôi đưa họ tới những mầu nhiệm khó hơn.”

“Kinh nghiệm cho hay rằng; lối trình bày giáo lý cho người ngoài Kitô giáo như vậy rất bổ ích. Phương pháp đó, tôi đã giải thích trong sách Giáo lý (Phép giảng tám ngày) mà tôi đã làm tám ngày, trong đó tôi cố gắng đề cập đến hết các chân lý căn bản phải dạy cho người ngoài Kitô giáo.”

2. Phóng đại số lượng tín độ để thúc đẩy Thực dân Pháp sớm xâm chiếm Việt Nam

Yoshiharu Tsuboi viết trong cuốn Catholicism et Sociétés Asiatiques, trg. 136, về "nghệ thuật" phóng đại sự việc để lừa dối chính quyền Pháp cũng như Tòa Thánh Vatican của Rhodes như sau:

"Vào khoảng 1650, Alexandre de Rhodes tuyên bố  rằng, người Việt Nam cải đạo theo Ca Tô giáo với nhịp độ 15000 một năm, con số mà khoảng hai mươi năm sau, những thừa sai Pháp cho rằng đã phóng đại, vìhọ chỉ  thấy  có độ 60000  thay vì 200000  tín đồ  Ki Tô như các giáo sĩ dòng Tên đã tuyên bố.  Năm 1883, người ta ước tính số giáo dân là 600000 và tới năm 1954 thì có thêm 1 triệu nữa"

3. Phóng đại về Việt Nam để kêu gọi Pháp chiếm Việt Nam

Stanley Karnow, “Việt Nam, A History. The First Complete Account of Việt Nam at War”, NY.1983: Việt Nam, Lịch Sử. Một Mô Tả Đầy Đủ Về Giai Đoạn Đầu Của Cuộc Chiến Việt Nam. Nhà sử học nổi tiếng này viết về A. de Rhodes như sau:

 “Linh Mục Alexandre de Rhodes sớm thấy uy tín Bồ-đào-nha ngày càng mờ nhạt không còn ích lợi cho Công Giáo ở Á Châu. Ông nghĩ rằng, có thể chinh phục tâm hồn người bản xứ bằng các giáo sĩ người Việt hiệu quả hơn là các thừa sai Âu châu. Ông đến La Mã vận động việc bải bỏ giáo lệnh của Giáo Hoàng, có từ thế kỷ 15, cho Bồ độc quyền khai thác Á Châu. Nhưng ông bị Bồ chống đối quyết liệt và cũng khó xuây chuyển các giới chức tại Vatican, rồi ông lại trở về quê hương nước Pháp xin giúp đỡ. Để thành công, ông thuyết phục cả hai thành phần lãnh đạo tôn giáothương gia Pháp bằng hình ảnh là nước Việt Nam đã đến giai đoạn chín muồi để dân cải đạo theo Công Giáo, và là một quốc gia thần tiên với tài nguyên vô tận, ngay cả người đánh cá cũng dùng lưới làm bằng tơ.”

****

 

MỜI XEM HAI BÀI GIẢNG CỦA TT. THÍCH NHẬT TỪ VỀ CHỦ ĐỀ NÀY

 

Bài 1: “LINH MỤC ALEXANDRE DE RHODES KHÔNG PHẢI NGƯỜI SÁNG TẠO CHỮ QUỐC NGỮ VÀ KHÔNG PHẢI LÀ TÁC GIẢ DUY NHẤT CỦA TỪ ĐIỂN VIỆT-BỒ-LA

TT Nhật Từ giảng tại Chùa Giác Ngộ, lúc 18:22 ngày 28-11-2019 nhân dịp Sở Văn hoá - Thể thao Đà Nẵng tạm ngưng Dự án đặt tên đường Tại TP Đà Nẵng có ALEXANDRE De RHODES”

- Facebook: https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/960700710961307?vh=e&d=n&sfns=mo
-Youtube: https://youtu.be/GQEtHqIyR9E

 


(i) UBND Đà Nẵng ngừng đặt tên đường cho Alexandre de Rhodes là quyết định đúng với Khoản 5, điều 10, nghị định 91/2005/NĐ-CP
(ii) Alexandre de Rhodes không phải là tổ khai sáng chữ quốc ngữ Latinh hóa
(iii) Chữ quốc ngữ của Alexandre de Rhodes rất sơ khai
(iv) Alexandre de Rhodes không phải là tác giả duy nhất của Từ điển Việt-Bồ-La
(v) Chống Alexandre de Rhodes sao lại dùng tiếng Việt Latinh của ông?
(vi) Chữ quốc ngữ Latinh và chiến lược xâm lăng Á châu của Bồ-đào-nha và thực dân Pháp
(vii) Chủ nghĩa thực dân và vai trò của các giáo sĩ dòng Tên (Jesuists)

Bài 2: “LINH MỤC ALEXANDRE DE RHODES THÓA MẠ ĐỨC PHẬTXÚC PHẠM TAM GIÁO TRONG SÁCH ‘PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY’ CỦA ÔNG

TT. Nhật Từ giảng tại Chùa Giác Ngộ vào lúc 18:30 ngày 29-11-2019

(i) Văn bản, tán dương và phê phán Alexandre De Rhodes

(ii) Nhận xét tổng quát về Alexandre De Rhodes

(iii) Đóng góp cho chữ quốc ngữ, nhiệm vụ và ý đồ của Alexandre de Rhodes

(iv) Khát quát về “Phép giảng tám ngày”

(v) Thóa mạ đức Phật và “tam giáo” bằng ngôn ngữ kém văn hóa

(vi) Thóa mạ đức Phật, miệt thị đạo Phật

(vii) Phê phán tục cúng ông bà của Việt Nam

https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/547751742439287?vh=e&d=n&sfns=mo

Youtube: https://youtu.be/zd0eMf4l4j0

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7124)
06/06/2019(Xem: 13870)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.