Cư SĩPhật Pháp

05/08/20201:00 SA(Xem: 6686)
Cư Sĩ và Phật Pháp

CƯ SĨPHẬT PHÁP
Tiểu Lục Thần Phong

 

hoa sen 0135Đạo Phật ra đời và phát triển đến nay cũng đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, ban đầu từ miền bắc Ấn Độ, sau đó lan truyền toàn xứ Ấn và phát triển sang các nước Trung Á, Nam Á, Bắc Á… và đến Âu, Mỹ hôm nay. Phật giáo truyền đến đâu thì kết hợp với văn hoá và đặc tính riêng của địa phương mà hình thành nên những truyền thống, tông phái Phật giáo khác nhau. Các tông phái có cách hành trì, hình thức y phục khác nhau, thậm chí một số nhìn nhận khác nhau nhưng tất cả cùng tôn thờ đấng sáng lập đạo là Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng tôn kính tam bảo: Phật – pháp – tăng, cùng thống nhất cái cốt lõi của đạo Phật là: Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ đạo…Nói một cách tổng quát có ba nhánh chính: Tiểu thừa ( thịnh hành ở các nước Nam Á), đaị thừa ( thịnh hành ở các nước Bắc Á) và Mật tông Kim Cang thừa ( thịnh hànhtây Tạng và vùng Himalaya)

Đạo Phật cũng như mọi pháp khác của thế gian, không thể nằm ngoài quy luật: Thành - baị - hoại – không hay Sinh - trụ - dị - diệt. Trải qua hai mươi lăm thế kỷ, đã có không biết bao nhiêu thăng trầm, xáo trộn, khủng hoảng thậm chí bị tiêu diệt hẳn như ở Ấn Độ, vùng Trung Á (Afghanistan, Pakistan, khu vực rộng dọc theo con đường tơ lụa cổ xưa…)

Đạo PhậtViệt Nam cũng thế, phát triển rực rỡ nhất vào thời Lý - Trần, sau đó suy vi kéo dài nhiều trăm năm ( thời hậu Lê, thời Pháp thuộc, thời Ngô triều…). Dù thăng trầm vậy, nhưng đạo Phật gắn bóđồng hành với lịch sử dân tộc  hơn hai ngàn năm nay.

Trong đạo Phật chia làm hai mảng: xuất giatại gia, có thể ví rằng xuất gia (tăng, ni) là những chuyên viên hoằng pháp chuyên nghiệp, thành phần tại gia là những người hoằng pháp tài tử, nghiệp dư. Phật tử tại gia cũng có thể ví như là cơ sở hạ tầng, thành phần xuất gia là kiến trúc thượng tầng. Hạ tầng cơ sở có vững chắc và mạnh mẽ thì thượng tầng kiến trúc mới phát triển và xây dựng được huy hoàng, nếu không có hạ tầng cơ sở thì thượng tầng kiến trúc cũng khó mà tồn tại hay phát triển được.

Khi Thế Tôn còn tại thế, ngài rất hiểu điều này, bởi vậy ngoài việc thuyết pháp cho những vị xuất gia. Đức Phật còn chú ý nhiều đến hàng Phật tử tại gia, có nhiều những bài pháp, những bài kinh dành cho hàng Phật tử tại gia như: Kinh Hạnh Phúc, Thắng Hạnh, Châu Báu, Từ Bi, Suy Niệm Về Nghiệp….Đặc điểm những bài kinh này rất ngắn, đơn giản, dễ thuộc, dễ nhớ phù hợp căn cơ của người tại gia, phù hợp khả năng lãnh hội của đại chúng, quan trọng là có thể áp dụngthực hành ngay trong đời sống thường nhật. Trong những thời thuyết pháp, đức Phật có lần nói về bốn pháp an lạc cho hàng Phật tử tại gia, đây có thể coi như kim chỉ nam cho người Phật tử sống đời an lạc, sống đúng chánh pháp.

1. Phương tiện đầy đủ:

 Người Phật tử tự nuôi sống mình và gia đình bằng những nghề như: làm nông, buôn bán, phục dịch, viết sách, nghệ thuật… luôn trau dồi cho ngày một tinh xảo, hoàn thiện; luôn siêng năng làm việc và học hỏi để phát triển

2. Thủ hộ đầy đủ:

 Người Phật tử có tiền bạc, lúa gạo, của cải, tài sản…do nỗ lực làm việc mà thu hoạch được, tự mình làm ra, làm đúng như pháp. Người Phật tử biết giữ gìn để của cải tài sản không bị mất mát, biết phòng thủ trước những nạn: vua quan, nước, lửa, giặc, trộm, oan gia trái chủ…

3. Thiện tri thức đầy đủ:

 Người Phật tử không mất điều độ, không buông lung, không dối trá, không hung hiểm. Người Phật tử phải biết khéo léo làm cho sự sầu khổ chưa sanh sẽ không sanh; sự sầu khổ đã sanh có thể mau khai mở, tỉnh giác; những điều vui thích chưa sanh sẽ sanh nhanh chóng; Những điều vui thích đã sanh sẽ giữ gìn không bị mất

4. Chánh mạng đầy đủ:

 Tài sản, của cải bảo quản chu toàn, cân đối việc thu và chi, không nhập nhiều xuất ít và cũng không nhập ít xuất nhiều. Người Phật tửtiền của không chi xài phóng túng một cách quá trớn, chi cho ham muốn ngu si, không nghĩ đến ngày sau, việc này giống như “ Quả ưu đàm bát không có hạt giống”. Người Phật tửtiền của mà không dám chi xài, người ở gần sẽ nói:” Người ngu si này như con chó chết đói”. Vì vậy người Phật tửtiền của phải tự mình cân đối xuất nhập ngang nhau.

Bốn pháp này mang laị an lạc ngay hiện tại cho người Phật tử tại gia. Bốn pháp này được nói trong kinh Tạp A Hàm, người Phật tử taị gia áp dụng sẽ sống an lạc, sẽ có điều kiện để hộ phápduy trì niềm tin nơi Phật pháp. Có thể nói rằng, bốn pháp này không chỉ áp dụng cho người Phật tử tại gia, mà có thể áp dụng cho tất cả mọi người trên thế gian này. Bốn pháp này là sự tỉnh thức, sự khôn ngoan nếu ai áp dụng thì người ấy sẽ đắc được an lạc ngay trong cuộc sống hiện tại. Nếu bỏ yếu tố tôn giáo ra thì bốn pháp này có thể coi như mẫu mực đạo đức, là cái mức độ hành xử căn bản của con người, phù hợp với pháp luật thế gian ( dù đó là hình thái nhà nước nào)

Kinh Phước Đứcbản kinh ngắn, rất dễ học thuộc và dễ áp dụng trong đời sống, có thể nói là bản kinh thích hợptiêu biểu cho hàng Phật tử tại gia. Sở dĩ có kinh này là do sự cầu kiến tham vấn của một vị thiên. Đức Phật dạy:

Lánh xa kẻ xấu ác

Được thân cận người hiền

Tôn kính bậc đáng kính

phước đức lớn nhất

 

Sống trong môi trường tốt

Được tạo tác nhân lành

Đước đi trên đường chánh

phước đức lớn nhất

 

Có học, có nghề hay

Biết hành trì giới luật

Biết nói lời ái ngữ

phước đức lớn nhất

 

Được cung phụng mẹ cha

Yêu thương gia đình mình

Đước hành nghề thích hợp

phước đức lớn nhất

 

Sống ngay thẳng bố thí

Giúp thân bằng quyến thuộc

Hành xử không lỗi lầm

phước đức lớn nhất

Bài kinh ngắn gọn, cô đọng, từ ngữ đơn giản dễ hiểu, thể lệ thi - kệ dễ thuộc, có những bản dịch khác dài hơn một tí nhưng nội dung cũng gói trọn những điểm chính như thế. bản kinh này rất thích hợp cho hàng Phật tử tại gia, thích hợp cả với người khác tôn giáo, không tôn giáo. Ngoài yếu tố tôn giáo ra, bản kinh này có thể coi như  luân lý đạo đức căn bản, là lối sống, cách hành xử của con người. Đức Phật đã chỉ dạy rõ ràng, còn có thực hành hay không là  vấn đề chính ở chúng ta, cứ đi sẽ đến, cứ thực hành đúng pháp như thế sẽ an lạc.

Đôi khi vẫn có người hỏi: Người Phật tử có nên làm giàu không? tất nhiên là được và nên, làm giàu không có gì sai trái, miễn là không phạm pháp, phạm luật thế gian và nhất là phải: Chánh mạng. Có những nghề nghiệp trong xã hội được pháp luật thế gian cho phép nhưng lại là tà mạng, chẳng hạn như: giết mổ gia súc, mua bán súng đạn, mua bán chất gây nghiện ở mức độ nhẹ ( marijuana, cần sa), mua bán rượu, cờ bạc, khai thác tàn haị môi trường tự nhiên, du lịch tình dục ( sextour), …Người Phật tử làm giàu nên tránh những nghề tà mạng, vì một khi làm thì sẽ tạo nghiệp nặng nề về sau, cái giàu như thế thì thật không đáng để trả giá vĩnh kiếp luân hồi. Người Phật tử làm giàu để nuôi thân, nuôi gia đình, giúp đỡ những người cùng khổ, cứu tế xã hội, hộ trì Phật pháp… cái giàu như thế thì ý nghĩa biết bao, lợi lạc biết bao. Ông Cấp Cô Độc là một Phật tử tại gia, một đại phú hào thời đức Phật còn tại thế. Ông ấy là tấm gương cho hàng Phật tử muôn đời noi theo. Người Phật tử làm giàu, đúng pháp luật thế gian laị chánh mạng nữa thì tuyệt vời biết bao. Trong bốn pháp mang laị an lạc kể trên cũng đã minh định rõ ràng, làm giàu đúng pháp, chánh mạng sẽ mang laị an lạc.

Trong hàng cư sĩ hay Phật tử tại cũng có những tấm gương vô cùng xuất sắc. Thời đức Phật tại thế có ông trưởng giả Cấp Cô Độc, một vị hộ pháp đắc lực, một con người nhân hậu trang trải tình thương cho những người khốn cùng trong xã hội. Sau đó có vua Asoka, một vị hộ pháp, hoằng pháp vĩ đaị của Phật giáo, nhiều hoàng tử và công chúa con của ông đã xuất gia. Chính họ đã trở thành thầy tổ, mang Phật giáo đến Tích Lan ( Sri Lanka) và các nước Nam Á khác. Bên Trung Hoa cũng có những vị cư sĩ lớn như vua Lương Võ Đế, Võ Tắc Thiên, đặc biệt nhất, xuất sắc nhất có lẽ là cư sĩ Bàng Long Uẩn và cả nhà ông, tương truyền cả nhà ông đều đắc đạo, đều tự tại thị tịch, cứ như là du hí nhân gian.

Phật giáo Việt Nam có thể nói là bắt đầu từ thiền sư Khương Tăng Hội, Luy Lâutrung tâm Phật giáo lớn thời bấy giờ, từ thế kỷ thứ mười trở về trước thì chúng ta có rất ít tài liệu, nên không biết đến những tấm gương cư sĩ. Từ thế kỷ thứ mười trở về sau thì sử sách trong đạo ngoài đời đều ghi nhận những tấm gương cư sĩ xuất sắc. Vua Lý Thái Tổ ( Công Uẩn) có thể coi như một Phật tử tại gia lớn nhất vậy, ông cũng như các vị vua sau này của thời đại Lý - Trần hết mình phò hộ Phật giáo: xây chùa, tô tượng, đúc chuông, độ tăng…Ngoài các vị vua, còn có vương tôn công tử, đại thần, hoàng thân quốc thích, phú hào…phần nhiều đều là cư sĩ tại giahết lòng hộ trì Phật pháp. Thời cận đạihiện đại có rất nhiều những tấm gương cư sĩ điển hình như: bs Lê Đình Thám, Thiều Chửu, Đoàn Trung Còn, Trần Trọng Kim, Mai Thọ Truyền… gần hơn nữa có rất nhiều những bậc cư sĩ vừa nhiệt tâm, vừa tài giỏi có thể kể: Tâm Tấn, Tâm Huy, Tâm Quang, Tâm Lễ, Tâm Diệu, Nguyên Thọ, Hoàng mai Đạt, Minh tiến… còn nhiều và rất nhiều nữa. Hàng cư sĩ tại gia này là cơ sở vững chải để thượng tầng kiến trúc phát triển việc hoằng dương Phật pháp.

Nhân việc nói về các pháp an lạc cho hàng Phật tử tại gia, cũng như lạm bàn một chút về cư sĩ. Nhân tiện đây cũng xin nhắc đến hai tấm gương Phật tử tại gia người Mỹ và người Úc ( Australia). Ông Henry Steel Olcott là một Phật tử tại gia người Mỹ, ông có công lớn trong việc phục hưng Phật giáo ở Sri lanka và hoàn thiện lá cờ Phật giáo, nhờ đó mà đạo Phật trên toàn thế giới hôm nay có chung một lá cờ ( một số nước có sự thay đổi màu lá cờ, để dùng riêng trong nước họ, ví dụ: Myanmar đổi màu cam ra màu hồng). Ông Henry Steel Olcott là một đaị tá hải quân Mỹ, ông đã trở thành một vị hộ pháp đắc lực của Phật giáo. Người thứ hai là ông Ian Green, một Phật tử tại gia người Úc ( Australia), cả hai vợ chồng đều mộ Phật, học Phật và tu Phật. Chính ông đã khởi xướng, bỏ công sức, của cải để hoàn thành pho tượng Phật ngọc hoà bình. Pho tượng được mang đi khắp thế giới cho Phật tửloài người chiêm ngưỡng, đây là một sự kiện lớn làm nức lòng hàng trăm triệu người con Phật, đã làm khơi dậy một làn sóng ngưỡng mộ hướng về Phật pháp. Sau khi hoàn thành sứ mệnh vòng quanh thế giới, pho tượng Phật ngọc đã được an vị vĩnh viễn ở ngôi tháp Great Stupa of Universal (Australia).

Hơn hai mươi lăm thế kỷ trôi qua, đạo Phật bây giờ có mặt khắp năm châu, ngưởi quy y tu học đủ các sắc dân. Đạo Phật đem ánh sáng trí huệ đến cho con người, làm thức tỉnh con người, trang trải tình thương đến con người và muôn loài, cổ vũ hoà bình. Những người con Phật vì nhiều lý do chưa thể xuất gia thì vẫn có thể tu học tại gia, vẫn có thể tinh tấn pháp học, pháp hànhhộ trì Phật pháp. Các bậc xuất gia đẩy mạnh hoằng pháp và hàng Phật tử tại gia hộ trì Phật pháp, nhờ thế Phật pháp sẽ còn lan toả khắp nơi nơi.

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 082020

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.