Xung Đột, Covid và Từ Bi

17/08/20204:41 CH(Xem: 8881)
Xung Đột, Covid và Từ Bi
XUNG ĐỘT, COVID VÀ TỪ BI


Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bước vào phòng sáng nay và nhìn thấy khuôn mặt của các Hội viên Chuyển hoá Sáng tạo xuất hiện trên màn hình trước mặt, Ngài mỉm cười ấm áp và vẫy tay chào họ. Đây là những nhà xây dựng hòa bình trẻ phối hợp với Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP), nhiều người trong số họ đã từng gặp gỡ nhau trước đây.

blankThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma chào mừng khán giả trực tuyến trên màn hình khi Ngài quang lâm đến tham dự cuộc đối thoại về Xung đột, COVID và Lòng Từ Bi do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP) tổ chức, từ dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 12 tháng 8, 2020. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel


Nancy Lindborg, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành USIP mở đầu cuộc đối thoại: - “Rất vui được gặp lại Ngài, thưa Ngài. Chào mừng Ngài đến với cuộc trò chuyện quan trọng về Xung đột, Covid và lòng Từ bi này. Con đã từng đưa một số nhóm thanh niên đến diện kiến Ngài ở Dharamsala. Hôm nay, có 20 người cùng với chúng con, mỗi người trong số họ đã chọn trở thành người xây dựng hòa bình trong cộng đồng của mình.

“Khi chúng ta gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2015, Ngài đã nói về việc biến thế kỷ 21 trở thành kỷ nguyên khôngxung đột. Chúng ta đang làm như thế nào ạ?”

Ngài trả lời: “Tôi đánh giá cao sự nỗ lực mà Cô đã thực hiện trong nhiều năm qua để đưa những người trẻ này đến gặp tôi. Tôi cảm thấy mọi thứ đã thay đổi. Vào đầu thế kỷ 20, mọi người thực sự tin tưởng vào sức mạnh quân sự. Họ đã chi rất nhiều tiền cho các loại vũ khí; và các nhà khoa học đã nỗ lực hết mình để thiết kế ra những vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp hơn bao giờ hết. Bây giờ - tôi nghĩ - do kinh nghiệm, lối suy nghĩ này đang giảm dần. Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, trong cuộc chiến thứ hai mà vũ khí hạt nhân thực sự đã được sử dụng; đã có người từng nói về một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, nhưng ngày nay chúng ta không còn nghe nhiều về điều đó nữa.

“Tôi ngưỡng mộ tinh thần của Liên minh châu Âu. Trong quá khứ, các nước châu Âu như Pháp và Đức là kẻ thù không đội trời chung, họ đánh đập và giết hại lẫn nhau. Nhưng sau chiến tranh thế giới thứ II, hai nhà lãnh đạo của họ - Adenauer và de Gaulle đã quyết định rằng, tốt hơn hết là nên thành lập một liên minh các quốc gia ở châu Âu. Kể từ đấy, nền hòa bình đã trở nên thịnh trị ở nơi đó.

blankNancy Lindborg, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP) giới thiệu cuộc đối thoại với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma về “Xung đột, COVID và Lòng từ bi” qua liên kết truyền hình từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 12 tháng 8, 2020. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel


“Mặc dù mọi người rất phấn khích trước sự phát triển công nghệ của mình, nhưng họ dần dần nhận ra rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân là quá nguy hiểm. Vào cuối thế kỷ 20, con người - nói chung - đã trở nên nhân đạo hơn.

“Chúng ta thuộc loài động vật xã hội. Ta có ý thức về cộng đồng; bởi vì nếu không có nó, thì các cá nhân không thể tồn tại. Ngay từ khi chào đời, chúng ta đã phụ thuộc vào sự chăm sóc của mẹ; và mẹ đã chăm sóc chúng ta một cách không nghi ngờ gì cả. Mẹ đã thể hiện được tầm quan trọng của con người có một thái độ vị tha. Ngay cả loài động vật cũng tồn tại trên cơ sở quan tâm chăm sóc lẫn nhau.

“Tất cả các truyền thống tôn giáo đều liên quan đến con người. Mặc dù có sự khác biệt về thời gian, nơi chốn và quan điểm triết học, nhưng tất cả đều truyền dạy về tầm quan trọng của tình yêu thương.

“Trong quá khứ, chúng ta đã bị công nghệ quyến rũ, nhưng tôi nghĩ rằng, mọi người đang trở nên trưởng thành hơn. Họ đang chú ý nhiều hơn đến các giá trị nội tâmtìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn. Tôi cảm nhận một cách mạnh mẽ rằng, nền giáo dục nên bao gồm cả sự hướng dẫn về thế giới nội tâm của chúng ta - sự hoạt động của tâm thứccảm xúc của chúng ta. Ví dụ, ta cần phải học rằng - chính những cảm xúc tiêu cực như sự tức giận sẽ phá hủy sự bình yên nội tâm của chúng ta. Cũng giống như việc chúng ta huấn luyện trẻ em cách giữ gìn vệ sinh thân thể để sống khỏe mạnh, chúng ta cũng cần phải giữ gìn vệ sinh về tinh thần.

blankThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về “Xung đột, COVID và Từ bi” trong cuộc đối thoại của Ngài với các thành viên của Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP) qua liên kết truyền hình từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 12 tháng 8, 2020. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel


“Sau khi hoàn thành chương trình học vấn, các cháu thanh niên bắt đầu bước vào cuộc sống thực sự của mình. Ở đây và hiện nay - trong thế kỷ 21 này, với sự trợ giúp của những kiến thức mà các nhà khoa học đã học về não bộ, các cháu cần phải học cách để có được sự bình yên trong tâm hồn. Điều này rất quan trọng; bởi lẽ hòa bình thế giới chỉ có thể được xây dựng bởi những cá nhân đã có được sự an lạc yên bình nơi chính bản thân họ.

“Vật lý lượng tử cho chúng ta biết rằng, mọi thứ không tồn tại như nó xuất hiện ở vẻ bề ngoài; và hầu hết những cảm xúc tiêu cực của chúng ta đều bắt nguồn từ ý tưởng cho rằng mọi thứ đều tồn tại độc lập từ phía của nó - như sự xuất hiện của chính nó.

“Cam kết số một của tôi là chia sẻ với những người khác về ý tưởng đạt được sự an lạc nội tâmphương pháp để thực hiện điều đó. Thế giới của chúng ta đã trở nên nhỏ hẹp hơn và chúng ta có thể dễ dàng trao đổi thông tin với nhau. Đó là bối cảnh mà chúng ta có thể cố gắng phát triển thái độ nhân ái hơn trong cộng đồng của bảy tỷ người đồng loại của chúng ta. Một trong những điều mà ta cần phải hiểu, đó là nguồn gốc thực sự của những rắc rối đối với tất cả chúng ta không phải là một cái gì đó đến từ bên ngoài, mà là ngay chính bên trong của chúng ta. Đó chính là những cảm giác của chúng ta - nghi ngờ, sợ hãi và tức giận - những trạng thái tâm thứcchúng ta cần phải khắc phục.

“Cam kết thứ hai của tôi là, thúc đẩy sự hòa hợp giữa các truyền thống tôn giáo. Sự đánh đập và giết chóc lẫn nhau nhân danh tôn giáo là điều không thể tưởng tượng được. Trong những quốc gia láng giềng của mình, chúng ta có thể thấy sự xung đột giữa những người theo truyền thống Shia và Sunni, họ là những người tôn thờ cùng một kinh thánh, cùng một vị thầy và cùng một mô hình cầu nguyện. Ở Ấn Độ, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới đều sống hòa thuận với nhau. Thế giới đã trở thành một cộng đồng - nơi mà chúng ta có thể cần ngồi lại với nhau và chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm của mình.”

blankThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với khán giả trực tuyến của USIP Hội viên Chuyển hoá Sáng tạo từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 12 tháng 8, 2020. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel


Nancy Lindborg đề cập rằng hôm nay là Ngày Quốc tế Thanh niên, và rằng một nửa thanh niên trên thế giới đang sống trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột. Cô hỏi Ngài rằng những người trẻ tuổi đã truyền cảm hứng cho Ngài như thế nào, và Ngài có lời khuyên gì dành cho họ.

Ngài trả lời: “Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế toàn cầu, không hề có những ranh giới tự nhiên. Và đối với tôi, dường như giới trẻ ngày nay có lối tư duy thoáng rộng hơn trước. Ví dụ, khi tôi sống ở Tây Tạng, tôi chỉ có một tầm nhìn rất hạn chế về thế giới. Sau khi đến Ấn Độ, tôi đã có thể gặp gỡ những người khác dễ dàng hơn nhiều. Dường như tâm thức của giới trẻ ngày nay đã cởi mở hơn và tính nhân văn đang trở nên thực tế hơn - về khía cạnh đó thì mọi thứ đang trở nên tốt đẹp hơn.”

Một phụ nữ trẻ đến từ Columbia đã hỏi Ngài rằng, Ngài sẽ khuyên mọi người như thế nào để đối phó với sự bất ổn đang chiếm ưu thế ngày nay. Ngài trả lời rằng, đại dịch và sự phát tán của nó là rất đáng buồn. Nhiều nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu với hy vọng tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Ngài gợi ý rằng, khi mọi người có cái nhìn rõ ràng hơn về thực tế, họ sẽ ít bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực - như trạng thái chán nản - chẳng hạn. Chúng ta không thể đoạn trừ hết các vấn đề rắc rối bên ngoài như chúng ta mong muốn, tuy nhiên, về thế giới nội tâm, chúng ta có thể phát triển lòng khoan dung, sự tha thứ và tâm biết đủ. Nếu chúng ta phát triển tâm thức an bình, ta có thể giữ được sự bình tĩnh cho dù bất cứ điều gì xảy ra ở thế giới bên ngoài.

“Truyền thống Nalanda mà tôi đã được huấn luyện - sẽ khuyên con rằng - không nên chỉ dựa vào đức tin mà hãy phân tích những vấn đềchúng ta đang gặp phải - dưới ánh sáng của lý trí. Hiện nay tôi đã 85 tuổi rồi, và đó là những gì mà tôi đã làm trong suốt cuộc đời mình. Trong bối cảnh Phật giáo, chúng ta nên nghĩ về tất cả chúng sinh đều tử tế như người mẹ của mình vậy. Tương tự như thế, chúng ta có thể xem tất cả bảy tỷ người đang sống hiện nay đều là anh chị em của chúng ta. Tất cả chúng ta đều giống nhau về cách mà chúng ta được sinh ra và cách mà chúng ta sẽ chết đi.”

blankMột thành viên của Chuyển hoá Sáng tạo USIP hỏi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma một câu hỏi trong cuộc đối thoại của họ qua liên kết truyền hình từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 12 tháng 8, 2020. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel


Một phụ nữ trẻ Ấn Độ muốn biết cách làm thế nào để duy trì lòng từ bi đối với những kẻ đã gây ra sự bất công. Ngài nhắc nhở cô rằng, mặc dù Đức Phật đã đề cập về đau khổ, nhưng Ngài giải thích nhiều hơn về nguyên nhân của nó. Vì không ai trong chúng ta đi tìm kiếm sự đau khổ cả, cho nên chúng ta cần phải tránh những nguyên nhân của sự đau khổ ấy. Ngài đề nghị rằng, những người không có nguyên tắc đạo đức, những người gây ra sự rắc rối cho người khác, họ đang tham gia vào các hành động tiêu cực, và sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc cho bản thân họ. Chúng ta nên quan tâm đến những người này và đến cả những người mà họ đã lạm dụng.

Bậc Đạo sư Ấn Độ vào thế kỷ thứ tám - Ngài Tịch Thiên - đã nói với chúng ta rằng, kẻ thù của chúng ta có thể cũng chính là người thầy tốt nhất của ta, bởi vì không ai khác có thể cho chúng ta cơ hội như thế để thực hành đức tính kiên nhẫn của mình.
Một thanh niên Somali hỏi liệu có những yêu cầu khác nhau đối với vai trò của người lãnh đạo trong thời kỳ khủng hoảng hay không. Ngài trả lời rằng, đây không phải là lúc mà chúng ta chỉ biết nghĩ tổ quốc của tôi, cộng đồng của tôi. Chúng ta cần phải nghĩ đến toàn thể nhân loại. Ta đang phải đối mặt với những vấn đề ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Chúng ta phải cùng nhau làm việc vì lợi ích của tất cả bảy tỷ con người đang sống hiện nay.

Trả lời cho câu hỏi của một thanh niên Syria về việc liệu hoàn cảnh đau buồn có thể tạo ra cơ hội để mang lại sự thống nhất hay không, Ngài đồng ý rằng cũng rất có thể. Ngài nhớ lại rằng, lúc còn ở Tây Tạng, người dân ở các vùng khác nhau của đất nước đã đi theo con đường riêng của họ. Tuy nhiên, khi đến Ấn Độ, họ không có cơ sở để nghĩ về "chúng tôi" và “bọn họ". Cùng nhau làm việc vì lợi ích chung của cộng đồng đã trở nên vô cùng quan trọng.

Ngài nhận xét: “Ngày nay, cơn đại dịch là một mối đe dọachúng ta đang phải đối mặt, một vấn đề rất nghiêm trọng khác đó là sự biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu. Các nhà khoa học đã dự đoán rằng, nếu chúng ta không hành động để ngăn chặn nó, thì trong những thập kỷ tới, các nguồn nước, sông và hồ có thể sẽ bị cạn kiệt.

Một vấn đề nữa sẽ cần phải giải quyết, đó là khoảng cách giữa giàu và nghèo đang ngày càng gia tăng. Để giải quyết những hoàn cảnh khó khăn này, đòi hỏi chúng ta phải làm việc cùng với nhau.

blankThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời các câu hỏi từ phía khán giả trực tuyến của USIP Hội viên Chuyển hoá Sáng tạo trong cuộc đối thoại của họ qua liên kết truyền hình từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 12 tháng 8, 2020. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel


“Chúng ta phải có ý thức về tính đồng nhất của nhân loại. Khi lần đầu tiên đến châu Âu, tôi đã gặp những người có mái tóc màu khác nhau, chiếc mũi có hình dạng khác nhau, v.v., nhưng tôi luôn nhận ra rằng về mặt cảm xúc, chúng tôi đều giống nhau. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng, sẽ rất hữu ích nếu chúng ta nghĩ rằng những người khác cũng tử tế như mẹ của mình vậy.”

Được thỉnh cầu để tư vấn cho những người xây dựng hòa bình, những người chống lại những điều hạn chế khác nhau; Ngài bày tỏ quan điểm rằng, thường có một khoảng cách thực sự giữa lối suy nghĩ cũ và tình hình thực tế đã thay đổi hiện nay. Ngài nói rằng, trước đây người ta thường cho rằng, chỉ nghĩ đến tổ quốc của mình là đủ rồi. Bây giờ, cần phải quan tâm đến tất cả mọi người, cũng như cần phải hợp tác với nhau nhiều nhất trong khả năng có thể. Thực tế mới là - tất cả chúng ta đều là những con người như nhau, và cả bảy tỷ người trong chúng ta đều phải cùng chung sống với nhau. Đó chính là vấn mà chúng ta cần phải có một góc nhìn thoáng rộng hơn.

Nancy Lindborg đã kết thúc cuộc thảo luận. Một lần nữa cô cảm ơn Ngài đã tham gia cùng với họ, và cô cũng cảm ơn các thành viên trong văn phòng của Ngài đã hỗ trợ họ, đặc biệt Cô đã đề cập đến Đội đảm trách những công việc liên quan đến nghe nhìn như quay phim và phát truyền hình trực tiếp …

Cô thưa với Ngài: “Con đã có thể được diện kiến Ngài trong tuần đầu tiên con làm việc với USIP vào năm 2015. Bây giờ, điều này lại xảy ra vào lúc này - là tuần cuối cùng của con với USIP; và con rất vui khi được gặp lại Ngài một lần nữa. Phó Chủ tịch David Yang sẽ tiếp tục cho những cuộc gặp gỡ này trong thời gian tới. Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn các Hội viên Chuyển hoá Sáng tạo đầy dõng mãnh của chúng ta - đã cùng tham gia với chúng ta hôm nay, quý Vị chính là ánh sáng của tương lai.”

Ngài trả lời: “Thời gian trôi qua … mọi thứ thay đổi … và chúng ta cần tìm ra những lối suy tư mới. Các bạn trẻ là những người sẽ góp phần tạo nên một thế giới mới. Đừng bao giờ rơi vào lối suy nghĩ lạc hậu. Hãy chấp nhận thực tế mới về tính đồng nhất của tất cả con người, và hãy đối mặt với thách thức của sự nóng lên toàn cầu. Hãy mở rộng tầm nhìn và mở mang kiến thức của quý vị.

“Trong năm năm qua, quý vị đã tổ chức một số cuộc gặp gỡ giữa chúng ta và tôi rất cảm kích về điều đó. Hãy tiếp tục phụng sự vì lợi ích của nhân loại với mục tiêu tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Đó là trách nhiệm của chúng ta. Cảm ơn quý vị!”

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.