Trong thiên không, nhạn ghé qua mặt nước

07/09/20201:01 SA(Xem: 5981)
Trong thiên không, nhạn ghé qua mặt nước

TRONG THIÊN KHÔNG,
NHẠN GHÉ QUA MẶT NƯỚC

Thích Tâm An - Pháp Không


nhan qua truong giangĐạo Phật ra đời tại Ấn Độ và đi cùng dòng sử của nhân loại đến nay đã hơn 2560 năm. Từ mảnh đất phía nam của Ấn Độ cổ đại Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện, xuất gia, tìm đạo và rồi đạt được giác ngộ toàn vẹn, từ đó Ngài mang ánh sáng của đạo giải thoát đi trong cuộc đời. Ánh sáng ấy xua tan đi màn đêm của sự khổ nơi chúng sinh, sự khổ ấy có mặt bởi muôn vàn những nguyên nhân từ thô đến tế nhưng chung lại thì là tham ái, sân hậnsi mê dẫn đầu. Ánh sáng mà Thế Tôn soi rọi đã dẫn chúng sinh đến với sự diệt trừ những nguyên nhân gây ra khổ đau này để đạt được cái đích chấm dứt mọi sự khổ, bằng con đường của sự diệt khổ. Con đường ấy xuất phát nơi lòng từ bi cùng với trí tuệ sáng suốt mà được xây dựng và kiện toàn, đó là bát chánh đạo. Bát chánh đạo là điểm khởi đầu, là con đường và cũng là đích đến để diệt được khổ, nó đi từ học hỏi rồi thực hànhthành tựu cho chính mình và làm lợi ích cho chúng sinh. Buổi đầu chánh pháp được Thế Tôn giảng dạy cũng thế, đến khi chánh pháp được truyền bá rộng khắp trên thế gian cũng vẫn là thế.

          Với cội nguồn này, với tinh thầnmục đích này của Chánh Phápđạo Phật đã tới Việt Nam từ thế kỷ I TCN để rồi tồn tại và phát triển trong lòng dân tộc Việt và cho đất nước Việt. Trong thời kỳ du nhập, thời kỳ đô hộ của phương Bắc 1000 năm, đến thời phong kiến độc lập tự chủ trải qua các triều đại Ngô-Đinh-Tiền Lê-Lý-Trần-Hậu Lê… rồi bước vào thế kỷ XX thực dân phương Tây xâm lược, đến nay là thế kỷ XXI hòa bình thống nhất phát triển đất nước. Đạo Phật của Việt Nam vẫn còn đó một tinh thần nguyên bản và vai trò quan trọng không chỉ trên phương diện tu tập chánh pháp hướng đến giác ngộ giải thoát mà còn trên cả phương diện hiện thực đời sống xã hội, hay nói cách khác là đường đạo và đường đời.

          Trong suốt chiều dài lịch sử ấy nhiều lúc thăng và đôi khi trầm, Phật giáo Việt Nam đều có những đóa hoa hải đường nở rộ trong biển pháp, hay cụ thể hơn là những bông lan nở rộ trong rừng thiền hay đóa sen ngát hương nơi đầm tuệ. Thời Ngô-Đinh-Tiền Lê có Ngô Chân Lưu Thiền sư, La Qúy Thiền sư, ngài Vân Phong … Thời Lý có Vạn Hạnh Thiền sư, Không Lộ Thiền sư, ngài Đỗ Pháp Thuận…Những vị như Thiền sư Hiện Quang, Đại Đăng quốc sư, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Điều Ngự Trúc Lâm-Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa Thiền sư, Huyền Quang Thiền Sư…trong thời nhà Trần. Thời Hậu Lê thì có Hương Hải Thiền Sư, Pháp Tính thiền sư… đến thời cận hiện đạiBồ Tát Thích Quảng Đức, đức đệ Nhất Pháp chủ Thích Đức Nhuận, hoằng truyền tịnh độHòa Thượng Thích Trí Tịnh, phát triển thiền thiền phái Trúc LâmThiền Sư Thanh Từ… Tất thảy những đóa hoa này đều làm sáng rỡ không chỉ lời Phật ý Tổ mà còn rực lên tinh thầný chí của dân tộc Việt Nam gắn liền với thời đại.

          Trong những triều đại ấy, thời Lý-Trần là đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam cho đến ngày nay còn và đang phát triển. Trong đó vào thời Hậu Lê tuy có lúc trầm và thăng khác nhau, nhưng Phật giáo còn đó một tầm quan trọng đáng kể giữa thế gian. Nếu như thời Lý là thiền sư Vạn Hạnh, thời Trần là Trúc Lâm Điều Ngự thì nhà Hậu Lê chúng ta sẽ thấy chân dung một vị thiền sư dưới thời vua thứ hai mươi hai là Lê Dụ Tông khoảng năm 1700. Vị thiền sư ấy xuất hiện thật lỗi lạc và có công lớn trong sự nghiệp phục hưng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đó chính là Minh Châu Hương Hải Thiền sư hay còn gọi ngài là Huyền Cơ Thiện Giác, ngài luôn là tâm điểm của thời đại này và thu hút cái nhìn của bao thế hệ tăng và tục cho đến ngày nay.

          Hương Hải Thiền sư sinh năm 1628 mất năm 1715 với cuộc đờihành trạng hoằng pháp lợi sinh của mình theo khuôn Phật ý Tổ gắn liền với tinh thần dân tộc và hành trạng ‘nhập thế’ của Phật giáo Đại Việt từ trước đó và bấy giờ. Ngài đã mang trí tuệ Phật pháp, những ý tứ thiền học và sự thấy biết nơi tâm truyền đạt trong những tác phẩm kinh sách dịch thuật và cả những bài thơ ca, ngâm vịnh của mình. Trong số đó, tiêu biểuđặc sắc, chứa đựng trí tuệ từ bi của Đạo Phật và sự thấy biết của Ngài đều được tỏ bày trong bài thơ “Nhạn Qúa Trường Không”, Ngài đã dùng để trả lời về ý Phật ý Tổ cho vua Lê Dụ Tông nghe rằng:

“Nhạn quá trường không
 Ảnh trầm hàn thủy
 Nhạn vô di tích chi ý
 Thủy vô lưu ảnh chi tâm”

          Bốn câu thơ này Thiền sư đã sử dụng hình ảnh thực tế để so sánhẩn dụ với mục đích chỉ ra một cách dễ hiểu cho nhà vua chiêm nghiệm về ý Phật ý Tổ. Chắc hẳn khi nhà Vua hỏi Ngài về điều này thì địa điểm là gần mặt nước của hồ rộng và lúc ấy có những đôi cánh nhạn lướt ngang qua. Mượn hình ảnh chim nhạn bay qua mặt hồ thật bình thường, dung dị nhưng ở đó Thiền sư đã dụng ý để chỉ thẳng và truyền tải đủ cả bản chất lẫn hành trạng của Đạo Phật suốt mấy ngàn năm không tầm thường và đầy tuyệt diệu. Ở đó, Từ biTrí tuệ đều đủ cả. Thiền Sư Thanh Từ đã dịch bài thơ để làm rõ hơn cái hiểu và ý tứ về bài thơ này như sau:

“Nhạn bay trên không
Bóng chìm đáy nước
Nhạn không có ý để dấu
Nước không có tâm lưu bóng”

          Như vậy, ý Phật ý Tổ ở đây là gì? Từ biTrí tuệ đủ cả ở đây hay sao?  Đúng vậy, chính là đây và đủ cả. Tại sao lại là đây và đủ cả? Bởi vì tất cả những điều ấy đều không nằm ngoài mục đíchThế Tôn ra đời và chánh pháp được giảng dạy, không nằm ngoài sự tiếp nối của chư Tổ đã qua. Những điều này nằm trong lời dạy của Thế Tôn ở kinh Tương Ưng bộ rằng:

"Này các Tỳ kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người"

Như vậy những câu thơ của Hương Hải thiền sư chúng ta có thể hiểu và xét theo hai khía cạnh tự giácgiác tha hay cũng gọi là tự lợilợi tha trên đường đạo trong đời, đó là ‘du hành’ mà Thế Tôn đã nói. Bước đường này với đối tượng chính là những hành giả và nói chung là những ai đã kết duyên lành với Phật pháp. Hai khía cạnh này chính là nhân tố, là nền tảng để thành tựu giác hạnh viên mãn, đó chính là tính đầy đủ của đạo quả Giác Ngộ, điều này Chư Thế Tôn đều đã thành tựu và kiện toàn. Chư Thế Tôn sinh ra trong cõi đời đã làm sáng tỏ đạo để đạt được sự diệt khổ và hướng đến cho chúng sinh được giống mình. Như vậy là tự giácgiác tha chính là hiện thực giữa đời với đạo. Đó là cái nhân và cái duyên của tất cả mọi khía cạnh ấy. Thiền Sư Hương Hải đã hiểu được lời dạy kia của Thế Tôn “hãy du hành, vì hạnh phúc, vì an lạc” rồi đề thơ về điều ấy.

Với hiện thực trong cuộc đời là những khái niệm phân biệt cái này với cái kia để làm thành sự đối đãi. Vì thế mà chúng ta thấy được đạo và đời, mê và ngộ, đúng và sai,…do vậy chúng làm nên nhau và tương tục với nhau. Do vậy màtự giác với giác tha tất yếu cũng có tự mê và mê tha. Chính vì thế mà mê cũng từ đây hay ngộ cũng tư đây mà ra cả. Chẳng thế mà Lục Tổ Huệ Năng đã nhìn thấy được và nói rằng:

“Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mích bồ đề
Kháp như cầu thố giác.”

Đây chính là một, giữa Phật với Tổ và Hương Hải thiền sư, đây chính là tính chất đủ cả về từ bi lẫn trí tuệ vậy. Lời kinh hay thơ kệ tuy khác nhau nhưng cùng một ý và đều dẫn về một đích, như “nước chảy từ nguồn, trăm dòng về biển”. Trong bài thơ ấy của Thiền Sư, xét về khía cạnh tự giác thì mặt nước kia là chân tâm, Phật tính của mỗi chúng sinh nói chung và mỗi hành giả nói riêng. Còn cánh chim nhạn bay trên không mà sinh ra hình bóng là chỉ cho cõi đời này vậy. Nếu nói về khía cạnh giác tha thì mặt nước sẽ trở thành cõi đời và cánh chim nhạn chính là “hãy đi” của hành giảThế Tôn đã chỉ dạy. Phật với Tổ và cả Thiền sư hay chúng sinh đều có Phật tính, như kinh Pháp Hoa nói rằng “nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính”. Do đều có Phật tính nên Thế Tôn mới nói rằng “Ta là Phật đã thành và chúng sinh là Phật sẽ thành”, chính vì đều thành Phật được, nên tất cả đều đầy đủ cái tính của sự tự giácgiác tha. Bên cạnh đó, cái làm cho tự giácgiác tha được đầy đủ chính là chất từ bitrí tuệ. Do vậy mà tất cả đều có từ bi và đủ cả trí tuệ.

Thứ nhất ta nói về khía cạnh tự giác, mặt nước hay nước nói chung với thể tánh là mát lành, thanh lọc, tinh khiết, lưu chuyển, cân bằng, thích nghi,… nó tựa như Phật tính vậy. Phật tính tỏa ra tâm từ bi làm nên sự yêu thương với tính chất mát lành, Phật tính là đã lọc hết mọi vô minh phiền não, Phật tínhsáng suốt tinh tường, Phật tính là uyển chuyển diệu dụng, Phật tính là cân bằng để xóa tan mọi nghi ngờ sinh diệt, Phật tính khi sáng rồi là tùy thuận chúng sinhduyên khởi tự tại… Mỗi chúng ta đều có trong mình Phật tính như vậy để làm sáng lên cái tánh tự giác của mình.

Thế nhưng theo nghiệp báo duyên sinh mà thọ thân này mang theo những nghiệp nhân, sinh ra đời nên không thể thiếu đi-đứng-nằm-ngồi, ăn-mặc-ở. Tất cả những điều này đều xoay quanh năm dục đó là: tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, ăn uống và ngủ nghỉ, bởi đó là thiết yếu của cuộc sống. Những thiết yếu này chính là cánh chim nhạn đang bay trên bầu trời kia. Chim bay ngang qua chắc chắn phải in bóng hình vào mặt nước, cũng vậy những thiết yếu này chắc chắn ập vào thân ta bắt phải gánh gồng. Nếu như nói là:

“Nhạn hữu di tích chi ý”“Thủy tất lưu ảnh chi tâm” tựa như ‘dục qua lưu dấu tích, tâm hưởng thụ tìm cầu’

Thế thì đó chẳng phải là sự nắm bắt, giữ lại hay sao. Nhạn thì cố ý lưu bóng lại còn mặt nước cố tình bắt lấy bóng này chẳng cho đi. Nếu như đã nói là tự giác thì ngược lại như vậy chính là ‘tự mê’, tự mê ấy chính là sự nắm bắt và giữ lại này. Nắm bắt và giữ lại ngũ dục cho thân mình đó là tự mê. Vì sao lại nói là tự mê như vậy? Như ngài Trần Thái Tông có nói rằng:

“Mắt theo hình sắc mũi theo hương
Lưỡi vướng vị ngon tai vướng tiếng
Lênh đênh làm khách phong trần mãi
Ngày tháng quê xa vạn dặm đường”.

Hình sắc, hương thơm, vị nếm, âm thanh, xúc chạm và sự phân biệt đối với chúng nữa. Đây là lục trần, khi lục trần này tiếp xúc với lục căn là mắt, tai, mũi,lưỡi, thân và ý sẽ phát sinh ra lục thức là nhìn, nghe, ngửi, nếm, cảm giáctri giác phân biệt. Lục trần ấy bản chất chính là ‘nhạn quá trường không’. Lục căn kia cũng chính là ‘ảnh trầm hàn thủy’. Còn lục thức khi mê chính là hình bóng của nhạn in trên mặt hồ, là ‘hữu di tích chi ý’.

Thế còn ‘thủy vô lưu ảnh chi tâm’, đây chính là tâm, là chân tâm, là Phật tính. Như trong duy thức họchệ thống về bát thức gồm lục thức trên thêm cả Mạt-na thứcA-lại-da thức. A-lại-da thức chính là một cái kho, cái kho này chứa đựng mọi chủng tử khi lục căn tiếp xúc lục trần sinh ra lục thức thông qua cánh cửa kho là Mạt-na mà truyền vào hay mang ra để đối chiếu sử dụng. Chính vì thế mà cái kho A-lại-da này chứa nhóm mọi chủng tử thiện hay ác và cả vô ký do lục thức tiếp xúc lục trần mà tạo ra. Thức này còn được gọi với cái tên là Như Lai tạng thức, bởi vì khi các chủng tử nơi đây được thuần tịnh thì đó là Phật tính hiển bày rõ ràng, đó là Phật. Vậy muốn thuần tịnh được thì phải như thế nào, đó chính là câu thơ của thiền sư Hương Hải ‘thủy vô lưu ảnh chi tâm”. Ảnh ấy là lục căn tiếp xúc lục trần sinh ra lục thức, lục thức này khi qua cửa mạt-na đến A-lại-da trở nên thuần tịnh. Làm sao để trở nên thuần tịnh được thì đó chính là vấn đề của tự giác. Nói về bản chất thì nó vốn là thuần tịnh vì cảnh trần không cố tình trói các căn và cái tâm kia vốn là Phật tính-là chân tâm. Nói về hiện tượng thì chúng ta cần phải làm cho nó thuần tịnh. Bởi vì cảnh trần tiếp xúc với các căn của chúng ta nó bị trói với ba cái xiềng căn bản là tham, sân và si. Vì tham sân si nên tâm nắm giữ, ý tìm cầu, thức thỏa mãn, hoặc bị cảnh trần trói lại hoặc mặc tình chạy theo-là vọng tâm. Nói đến đây chúng ta cũng thấy được ý này của Thiền sư Hương Hải trong hai câu thơ rằng:

“Nhật dụng phi vô đạo – Tâm an tức thị thiền”

          Nghĩa là, mọi việc hàng ngày nếu dụng công thì đó đều là đạo, ở trong mọi việc hàng ngày mà tâm được an tịnh thì đó là thiền, đó là được thuần tịnh.Ta tự giác trong đi, đứng, nằm, ngồi bằng giới, định và tuệ làm cho vắng bặt tham, sân, si. Như vậy không vướng mắc, không chấp trước, vô nhiễm không tội, vì thế mà thấy rõ bản chất của Pháp là biến đổi, vô thường-vô ngã, thấy rõ bản chất rồi thì được an nơi tâm mình. Tâm an cũng chính là cái thuần tịnh kia, không sai khác. Qua đây chúng ta nhìn ra được cái thấy của Ngài, để rồi làm nên cuộc đời mang tên Hương Hải, để chỉ cho vua Lê Dụ Tông và giáo hóa đồ chúng, làm việc Phật. Đó chính là sự tương quan giữa Phật và chúng sinh, sự tương quan giữa vọng tâmchân tâm. Vậy là thấy rõ rằng do đối đãi mà làm nên sự phân biệt, do đối đãi phân biệt mà thành ra cánh nhạn, hình bóng và mặt hồ, thành ra Phật với chúng sinh, thành ra chân và vọng. Nếu vượt qua cái đối đãi, phân biệt này thì đạt được thuần tịnh. Bằng cách nào để đạt được điều ấy? Chính là “không ý lưu dấu – tâm chẳng giữ hình”.

          Chim nhạn có đó, mặt nước có đây, nhạn bay ngang qua tất yếu bị ánh sáng rọi vào và nước phản chiếu sẽ thấy bóng nhạn lượn bay. Đây là chính là thế gian, còn Phật pháp thì lại không ngoài thế giangiác ngộ. Thế gian này chính là căn, trần và thức, từ đó mà mê lầm khổ đau. Do vậy mà Phật pháp cũng là nơi căn, trần và thức, từ đó mà giác ngộ. Tự giác không phải điều gì viễn vông, không phải trừu tượng, không phải là tìm cho kỳ được điều gì đó mầu nhiệm. Tự giác qua cái thấy của thiền sư Hương Hải chính là là ‘vô di tích – vô lưu ảnh’. Cái thấy này cũng là cái thấy mà Thế Tôn nói trong kinh Kim Cương rằng “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”. Vô trụ, là không chấp trước, không phân biệt. Đó là nhạn không cố ý để lại dấu vết, mặt nước cũng không có lòng lưu giữ bóng hình của nhạn. Nhạn đi qua mặt nước tất nhiên bóng cũng đi theo, nhạn cứ vởn vơ phía trên bầu trời thì bóng nhạn vẫn rọi chiếu suống mặt nước như thường. Tự giác chính là chỗ này, lục trần là thứ tất yếu của đời và nó là điều kiện hiện tồn đối với chúng ta. Đối với lục trần, ta khởi tâm mống nghĩ phân biệt đây và kia, thích và ghét, tìm và bỏ,… đó chính là mê, là tự mê. Còn như tự giác, thì lục trần đối với chúng ta qua lục thứcđơn giản chỉ là điều kiện để nuôi dưỡng thân này, có thân này rồi để trừ diệt tham-sân-si và thực hành chánh pháp, không phân biệt đây kia hay thích ghét gì cả. Nó tương ưng với cái gọi là ‘cư trần lạc đạo’Trúc Lâm Điều Ngự đã phú rằng:

“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
 Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà có ngọc thôi tìm kiếm
 Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”

          Chẳng khác gì trong kinh Kim Cương, Thế Tôn có dạy rằng: “Khi thấy, nghe, hay, biết, mà khởi vọng niệm phân biệt, đó là gốc vô minh. Còn khi thấy, nghe, hay, biết mà không khởi vọng niệm phân biệt, đó là Niết bàn”.

Bằng cách nào đó, ý tứ thơ của Thiền Sư chính là nằm trong lời dạy này của đức Phật. Nó đều là xét trên phương diện tự giác cả. Nếu dứt hết vọng niệm phân biệt thì đó là tự giác, còn như ôm chặt vọng niệm phân biệt ấy thì là tự mê. Cả hai trên mặt hình thức là vậy, nhưng bản chất thì không phân chia ra mê và ngộ, bởi vì tự tánh căn bản đã là Phật tính rồi. Nhưng là do cái sự tiếp xúc giữa lục căn với lục trần sinh ra lục thức, với cái ý phân biệt rằng nhân-ngã, chúng sinh, thọ giả; với ý niệm phân chia ra cảm thọ lạc, khổ và xả. Thế nên Tổ Huệ Năng mới thốt lên rằng:

“Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp!”

  Do vậy mà, chim nhạn ngang qua mặt nước là ắt phải có hình bóng hiện ra, hiện ra thôi, nhạn qua thì bóng mất, nước không nhớ về hình bóng của nhạn, nhạn cứ mang bóng bên hình tiếp tục ngang dọc trong trần thế. Ngũ dục, lục trần là như vậy, khi đến với ta như nhạn qua mặt nước, ta chỉ đơn giản là để chúng đến, chúng ở thì tiếp nhận mà không phân biệt cầu cưỡng, chúng đi cũng không níu kéo bận lòng hay kiếm tìm cho được lại. Cơm là nhạn, miệng là bóng nhạn, thấy đói là tâm. Đói thì ăn thôi, ăn là tự no, no rồi không ăn thêm, có ăn là đã được rồi. Như vậy đó chính là tùy duyên, tùy duyên được cũng là nhờ vào cái thấy đối với duyên sinh. Ví như mắt duyên với cảnh sắc sinh ra phân biệt cảnh sắc loại này loại kia để lưu lại vào trong tâm thức đến khi cần thì mang ra đối chiếu phân biệt, thiếu đi một yếu tố nào đó thì sẽ không hoàn thiện được cái thấy này, như vậy là do duyên mà sinh. Tách rời yếu tố nào đó thì tất cả cũng rời ra, đó là duyên diệt. Thấy rằng cái thân này là :

“Phù nghiệp hệ thọ thân vị miễn hình lụy
Bẩm phụ mẫu chi di thể
Giả chúng duyên nhi cộng thành…”

          Quy Sơn tổ sư đã thấy và nói ra như thế. Do vậy mà thấy vô ngã, vô thường và sự khổ bức bách. Đó chính là tự giác. Thấy được rồi thì không phân biệt cưỡng cầu cho bản ngã mà chỉ còn là ‘vui đạo tùy duyên’. Đây chính là từ bi với chính mình, muốn cho mình dứt khổ và được vui. Đây cũng chính là trí tuệ của chính mình, là trí tuệ đi đến với sự diệt được khổ. Chính bản thân mình làm được cái tự giác này, phải thực làm được chứ không phải trên văn tự hay lý luận nói tùy duyên như là đã đạt được tùy duyên vậy. Như thế là bắt chước, không dưng một cổ hai tròng vừa là trần cảnh trói buộc lại còn thêm cái tùy duyên “giả” trói buộc nữa. Nếu như bắt chước mà thành tựu thì phải bắt chước được như Ngài Tăng Triệu khi bị vu oan rơi tọt vào án tử hình, Ngài xin hoãn lại bảy ngày để viết xong bộ Luận Bảo Tạng. Rồi trước khi bị chém Ngài còn ngân lên bài kệ rằng:

“Năm ấm nguyên chẳng có
Bốn đại xưa nay không,
Đem đầu đến dao bén
Gi ống hệt chém gió xuân”

Phải thực làm được rồi từ đó mới đi đến cái giác tha, là làm theo lời dạy của Thế Tôn rằng: “vì an lạchạnh phúc cho chư thiên và loài người”. Đó là từ bi lớn và trí tuệ lớn của mỗi hành giả theo đường Phật bước Tổ.

          Đến đây là lúc xét về ý tứ đối với khía cạnh thứ hai là giác tha trong bài thơ của thiền sư Hương Hải. Lúc này nhạn bay trong không lại chính là ta, và cuộc đời trở thành mặt nước, ta đi trong cuộc đời này chính là cái bóng nhạn tự tại bay qua in hình trong nước. Cả ba hình ảnh này như được miêu tả rất rõ ràng trong phẩm Ly Thế Gian của kinh Hoa Nghiêm rằng:

“Bồ tát thanh lương nguyệt
Du ư tất cánh không
Chúng sinh tâm cấu tận
 Bồ đề ảnh hiện trung”

          Chẳng phải đây cũng chính là điều mà Thiền sư Hương Hải muốn nói đến rằng: từ Phật cho đến Tổ, thời điểm đó là Ngài và các môn đệ, cho đến nay và về sau là các hành giả, đều ‘vô di tích chi ý-vô lưu ảnh chi tâm’ hay sao. Hành giả đi trong cuộc đời, mang chánh pháp đi vào cuộc đời như Thế Tôn đã từng và bao thế hệ Tổ sư đã làm được. Vì làm được nên Thế Tôn đã nói ra điều này trong kinh Tương Ưng phẩm Hoa rằng:

          “Này các Tỷ kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ kheo, người nói pháp không tranh luận với bất cứ một ai ở đời”.

          Chắc chắn, đây chính là ‘du ư tất cánh không’, là ‘vô di tích chi ý’ của Thế Tôn và cũng là bước chân của chư Tổ hay những hành giả hướng đến tự giácgiác tha. Ta có thể hiểu hơn thế, ý của Thế Tôn rằng: “Ta không bị đời lôi kéo, chỉ có đời ta cần phải đến và đi. Người nói pháp không bị điều gì ở đời trói lại”. Phật pháp sinh ra trong đời và vì cuộc đời này, nên Phật pháp chẳng thể lìa ra khỏi những thứ của cuộc đờisáng tỏ đặng. Nhưng chính Phật pháp đã làm cho cuộc đời được sáng lạng trong ánh sáng của từ bitrí tuệ.

          Ở khía cạnh giác tha này chúng ta có thể hiểu được cái ý “tùy duyên tự tại”Hương Hải thiền sư muốn truyền đạt. Thời Phật và chư vị Thánh đệ tử đã tùy duyên tự tại, chư Tổ cũng đã tùy duyên tự tại, Trúc Lâm Điều Ngự cũng đã tùy duyên tự tại, đến Ngài cũng đang tùy duyên tự tạicho đến nay những thế hệ hành giả cũng cần đạt được cái tùy duyên tự tại ấy.

          Bốn chữ “tùy duyên tự tại” sẽ được sử dụng như một sự tóm tắt thành thâm ý sâu mầu về bài thơ bốn câu kia của Thiền sư Hương Hải. Nó chính là con đường mà bất kỳ một hành giả nào cũng đều phải có cho kỳ được. Bởi vì sao, vì Phật pháp ở trong cuộc đời. Cuộc đời này được tô điểm bởi tài, sắc, danh, thực, thùy. Nó bao trùm và đúng với tất cả những ai đang tồn tại. Hành giả cũng đang tồn tại, cho nên phía trên kia là nói về tự giác cũng đồng nghĩa với tùy duyên tự tại cho chính bản thân mình để đi đến cái thấy biết của mình. Còn ở đây, khi hành giả đã thấy biết rồi tức là đã tự giác rồi thì lúc này cần cái tùy duyên tự tại lớn hơn để song hành với cái giác tha trên con đường hoằng pháp lợi sinh. Tùy duyên tự tại trong chính mình và đối với cuộc đời. Nó như là:

“Tùy thuận chúng sinhvăn tải đạo”

Không khác gì khi có vị Tăng hỏi ngài Triệu Châu:

“Thế nào là cầu đá Triệu Châu?”

Ngài chỉ đáp: “Độ lừa độ ngựa”

Đó là tùy duyên để tùy thuận chúng sinhtruyền đạo giải thoát. Và nếu như, cái tùy duyên tự tại trong bước giác tha này không có hay không đủ lớn thì sẽ trở thành:

“Phan duyên trần cảnh ô nhiễm thân tâm”

          Như vậy là sai rồi, là hỏng rồi, hại mình và hại người nữa. Vậy thì vấn đề đặt ra ở đây, tùy duyên tự tạitùy duyên tự tại về cái gì và như thế nào? Pháp cú số 49 sẽ trả lời cho chúng ta thấy rõ về tùy duyên tự tại rằng:

“Như ong đến với hoa
Không hại sắc và hương
Che chở hoa, lấy nhụy
Bậc Thánh đi vào làng”.

          Đi vào làng tức là đi vào cuộc đời, ở đây là mang cái tự giácchánh pháp đến với mọi người mọi loài chúng sinh nhằm mục đích hướng cho tất cả cũng được tự giác như mình, đó chính là giác tha. Tùy duyên tự tại là thế, nhưng chúng ta cần phải thực thấy và làm như thế nào, điều này được Thế Tôn dạy trong Pháp cú số 81 như sau:

“Như tảng đá kiên cố
 Không gió gì lay động
Cũng vậy giữa khen chê
Người trí không dao động”.

          Tảng đá ấy là Phật tánh đã hiển lộ, hiển lộ được thì là người trí, người trí chính là bậc đã tự giác, là bậc Thánh đi vào làng. Gió này chính là năm ngọn gió đời đó là ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), nó cũng là tám ngọn gió thế gian (được, mất, khen, chê, vinh, nhục, khổ, vui). Gió này là ‘vô cực’ quật ngã bất kỳ ai, chỉ khi đã là người trí được tự giác thì đối với nó mới có thể gọi là “bát phong suy bất động”. Khi ấy mới được gọi là tùy duyên tự tại. Thế mới như Bồ Tát Thường Bất Khinh trong kinh Pháp Hoaniềm tin bất hoại nơi Phật tính của chúng sinh mà luôn cung kính đảnh lễ, bị đánh mắng chửi rủa cũng chẳng ngại. Hay như Bồ Tát Quán Thế Âm có được ‘lục căn viên thông’ là bởi vì ngài đã tự giác và có đầy đủ trí tuệ cùng với tình thương lớn mà ‘nghe danh liền cứu khổ’, tùy theo chúng sinhhóa thân tự tại để cứu độ. Bồ tát Địa Tạng cũng thế, tự tại vào ra địa ngục ‘chúng sinh độ tận’ mới nguyện thành tựu Bồ Đề nguyện. Đó là thân tự tại, tâm tự tạihoàn cảnh tự tại. Ta tự tạitự tại trong cả đời. Chúng ta mỗi hành giả, ai ai cũng cần có và thành tựu cho được điều này.

          Trên con đường giác tha hay còn gọi là nhập thế, bủa vây quanh chúng ta là gió ngũ dục và tám hướng gió đời đó. Do vậy mà muốn vững bước được thì phải tùy duyên tự tại. Để làm được cái tùy duyên tự tại này, phải thấy được đúng cái “lý”, lý ấy là duyên khởitánh không, cái lý ấy chính là thấy được cái “tánh chân thật” của mình và của chúng sinh đều là Phật tánh, cái lý ấy là thấy được cái gọi là “lẽ thật của thế gian”tương đối, nằm trong đối đãi. Tất cả đây chính là trí tuệ, là có cái thấy đúng, cái thấy như thật về bản thân, về cuộc đời, về vạn pháp. Từ đó mới có thể ‘hòa mà không đồng, hợp mà không tan’“hòa quang đồng trần, cư trần bất nhiễm trần” không khác.  Đối với đời thì phải thấy nó bị trói bởi ngũ dục bởi lục căn bên cạnh ba độc (tham, sân, si) không tách rời, đối với vạn pháp thì phải thấy được đó là duyên mà sinh diệt. Gộp hai điều này lại tức là thành tựu được chánh tri kiến, từ đó hiểu được cái chân đếtục đế, hiểu được chân tâmvọng tâmthành tựu được như hạnh thứ chín của Bồ Tát Phổ Hiền“hằng thuận chúng sinh”. Chánh kiến ấy là “thập như thị” về chính mình, về cuộc đời, về vạn pháp được diễn bày rõ ràng trong kinh Pháp Hoa. Thấy được chúng ‘có tướng như vậy thìtính chất như vậy, có trạng thái như vậy, có sức lực như vậy, có hiện tác như vậy, bởi vì có nhân và duyên như vậy nên sinh ra kết quả và nghiệp báo như vậy, thấy rõ được như vậy thì cứu cánh thanh tịnh như thật’.

Khi đã có được chánh tri kiến về cả tự giác lẫn giác tha rồi thì mới có thể tùy duyên. Đó là nhạn cứ bay qua mặt nước và bóng cứ tự do hiện vào, mặt nước cũng chẳng cần để tâm giữ lại. Nhạn đến thì bóng hiện nhạn đi thì bóng cũng theo mà ra khỏi mặt nước. Như cái tự giác, giác tha cũng thế, không lưu lại tức là không chấp, đó chính là vô trụ. Điều này chẳng khác gì trong kinh Kim Cang đức Thế Tôn dạy cho Tu-Bồ-Đề rằng: "Này, Tu-Bồ-Đề! Vì thế các vị đại Bồ - tát, phải nên sanh tâm thanh tịnh như vầy: chẳng nên trụ trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ trước nơi thanh, hương, vị, xúc, và pháp, mà sanh tâm, cho nên từ chỗ ‘không có trụ trước’ mà sanh tâm thanh-tịnh”.

Đó chính là “thõng tay vào chợ” như Tế Công hòa thượng vậy. Thõng tay ấy như nhạn bay trong không, vào trong chợ như in hình mặt nước. “Nhạn vô di tích chi ý”  đó là chính hành giả đi vào đời “tùy xứ tác chủ”. Đến với cái gọi là “Thủy vô lưu ảnh chi tâm” đó là hành giả thấy đời để hiểu đời mà vận dụng đời để giúp đời, đây chính là “lập xứ giai chân” - như Lâm Tế thiền sư có nói. Bản thân hành giả cũng như vị Bồ tátThế Tôn nói cho Tu-Bồ-Đề nghe, bậc ấy cần phải vô trụ. Tức là thực hành những pháp Ba-La-Mật mà lìa ba tướng‘nhân ngã, chúng sinh và thọ giả’. Chính là chúng sinh đó, nơi đó, cần mình mang đến pháp đó thì mình mang. Thành tựu rồi là xong, không khoe công sức, chẳng kể trí tài, thành không vui, bại không buồn nản… đó chính là tùy duyên, là nhạn không có ý lưu lại dấu tích của mình. Như hai vị Hàn SơnThập Đắc, khi lộ rõ chân tướng ‘bị biết’Văn ThùPhổ Hiền rồi thì mất tích chẳng ai biết gì cả.

Câu thơ “thủy vô lưu ảnh chi tâm” này có ý tứ rộng khắp cho cả đời và đạo. Với đời thì bản chất là dòng chảy sát na sinh diệt, vạn pháp liên tục biến thiên, chính vì thế mà không có gì vĩnh viễn trường tồn và lưu lại. Với đạo thì ‘tùy duyên mà bất biến’ cho nên ‘vô lưu ảnh’, với đời thì ‘bất biến mà tùy duyên’ đó là ‘vô lưu ảnh’. Hành giả vào đời không trụ trước thì đời không thể giữ lại được, đơn giản rằng đến là đến mà đi là đi. Mắt nhìn là nhìn mà không trụ sắc, tai nghe là nghe mà không trụ âm thanh, cho đến cả mũi, lưỡi, thân xúc chạm và ý tưởng cũng thế. Như thế cho dù nhạn có ý muốn lưu lại bóng đi chăng nữa thì mặt nước cũng chẳng thể giữ được, nhạn có ý nhưng nước mặc tình hay như mặt nước có lòng mà nhạn chẳng để tâm. Tất cả chỉ là hiển bày một chữ ‘TÂM’ mà thôi. Như tổ Huyền Quang đề thơ rằng:

“Vạn duyên bất nhiễu thành già tục,
 Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan.
Tham thấu thị phi bình đẳng tướng,
Ma cung Phật quốc hảo sinh quan.”

          Đó chính là cái tự giácgiác thaHương Hải thiền sư tỏ bày. Vạn duyên không làm ta ô nhiễm, vì không ô nhiễm nên đến được cái vô ưu vô khổ, đến với vô ưu vô khổ thì nhìn rõ được vạn pháp và rồi thấy được Phật-Chúng sinh là một, Ma cung với nước Phật không khác, đời với đạo không hai. Nó chính là nhạn không lưu dấu, nước chẳng giữ hình như lời Thế Tôn dạy khi chúng ta đã đến được bến “bờ bên kia”, đến rồi “hãy khởi tâm từ, bi, hỷ, xả đối với tất cả chúng sinh. Vì sao? Pháp thiện còn phải bỏ, huống chi ác pháp”. Đó là trí tuệ của sự qua bờ, là bát nhã tâm kinh. Là bước vào cánh cửa ‘hư vô’, trong như gương và đầy ắp như thiên không bất động. Trịnh Công Sơn cũng tự sự như là một cái thấy đến từ Phật pháp rằng: “Hãy biến mình vào hư vô, vào hư vô của chính mình, vào hư vô của sự vật. Vì trong hư không đó mình sẽ tìm được mình và sự vật ở vẻ nguyên vẹn của nó…và… có những cánh cửa mở vào hư vô, cũng có những cánh cửa mở ra những cảnh đời nhộn nhịp. Ta không khước từ hư vô và cũng không xa lìa cảnh nhộn nhịp của đời”.

          Tất cả như vậy đều là tự giácgiác tha với cái tâm vô trụ, vô trụ được là vì có chánh kiến về duyên khởi tánh không về cả bản thân lẫn cuộc đời. Điều này cho đến nay cũng nghiễm nhiên trở thành lời dạy mang ý Phật ý Tổ nhưng lại đậm chất của thời đại. Cánh nhạn với mặt nước vẫn là tự giácgiác tha giữa đạo với đời như vậy. Nhưng bên đó là sự cần thiết về quán chiếu, chiêm nghiệmthực hành nơi mỗi hành giả trên bước đường tu tập của mình. Đứng trước khoa học công nghệ toàn cầu hóa, đứng trước sự bủa vây của năm dục thế gian ngày càng nở rộ và vi tế, đứng trước sự khổ đau của phiền não thực tạivấn đề chung của cuộc sống, đứng trước mục đích của con đường đạo ta đi, đứng trước gốc rễ bồ đề tâm của mình… mỗi hành giả cần như cánh nhạn và mặt hồ ấy. ‘Tùy duyên tự tại’ để kiện toàn chính cái tự giác của mình rồi từ đó  ‘du ư tất cánh không’  làm thành cái giác tha, là không lưu dấu và chẳng giữ hình trên con đường hoằng pháp của mình. Đúng như là:

“Trên cao nhạn lướt với trời không
 Nhạn qua dưới nước bóng đổ vào. 
Nhạn đi chẳng cố lưu hình dáng,
Nước cũng không lòng tạc vào trong”

          Thật hợp với cái danh ‘Hương Hải’ mà Ngài mang đi trên cuộc đời này, đó là biển hương, ‘hương giải thoát tri kiến’ một vị an lạc. Thấy rõ được “Huyền Cơ” của đời và đạo không phải điều gì viễn vông khó hiểu mà chính là “Thiện Giác” vậy. Chẳng thế mà Ngài có nói rằng: “Khi mặt trời lên chiếu sáng thiên hạ, thì hư không không vì đó mà sáng; khi mặt trời lặn, bóng tối bao trùm khắp thiên hạ thì hư không không vì đó mà tối. Sự sáng và sự tối tranh cướp lẫn nhau, còn hư không thì vẫn lặng lẽ tự nó là nó. Tâm Phậtchúng sinh cũng vậy. Nếu quan niệm Phật là thanh tịnh quang minh, quan niệm chúng sinhdơ bẩn mờ tối, thì có tu qua nhiều kiếp như cát sông Hằng cũng không đạt được giác ngộ”. Chúa Trịnh Cương sau này cũng nhìn về Thiền Sư Hương Hải mà nói rằng, ‘Thế là:

“Ngán tục chẳng hề mùi tục lụy” ’

          Đấy như là chữ ‘Như’ mà thiền sư Phước Hậu  đầu thế kỷ XX đã thấy, đã thốt lên như lời Phật ý Tổ, như kim chỉ nan cho chúng hành giả sau này. Chỉ cần:

“Kinh điển lưu truyền tám vạn tư
Học hành không thiếu cũng không dư
Năm nay nghĩ lại đà quên hết
Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như”.

Bấy nhiêu thôi, ít mà đơn giản, thoáng qua mà đầy đủ, dung dị mà sâu màu. Là đúng chất pháp cho ‘nhạn quá trường không’ của Thiền Sư Hương Hải.

 
______________________________

Ghi chú của Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen về bài thơ "Nhạn qúa trường không"...

Một bài khác:

Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm

(Tạm dịch nghĩa: 
Chim nhạn bay dài qua không trung
Ảnh chìm dưới dòng sông lạnh
Nhạn không có ý để lại dấu tích
Sông không có lòng lưu lại bóng hình)

Bài thơ này cũng được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục,  ghi là của Hương Hải thiền sư thời nhà Lê. Nhưng trong công trình nghiên cứu rất công phu về thiền sư Hương Hải (Toàn tập Minh Châu Hương Hải), giáo sư Lê Mạnh Thát cũng đã “trả" bài thơ này lại cho tác giả thật của nó là thiền sư Thiên Y Nghĩa Hoài bên Trung Quốc thời Tống. Nhưng không chỉ có vậy. Giáo sư Thát còn liệt kê trong số 59 bài thơ được coi là của thiền sư Hương Hải do học trò của thiền sư chép trong Hương Hải thiền sư ngữ lục, có đến 47 bài không phải của thiền sư. Từ đó, Lê Quý Đôn đã chép lại 43 bài trong Kiến văn tiểu lục, cả 43 bài đều của các thiền sư Trung Quốc. Ông đã chỉ rõ từng bài, là của ai, ở trong tài liệu nào, tờ số mấy. "Ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá!", ông cười cười nói với tôi. Là ông nói đùa thôi, chứ ông biết rõ Lê Quý Đôn là người rất cẩn trọng. Ông bảo sở dĩ có sai sót này là do Lê Quý Đôn chắc chắn không biết, tức không có dịp đọc các bộ chính sử thiền tông Trung Quốc. "Hơn nữa, Lê Quý Đôn, với tư cách là một Phật tử, có thể đã quá tin tưởng vào bản in Hương Hải thiền sư ngữ lục, nghĩ rằng các thơ kệ và ngữ lục trong đó là đúng của Minh Châu Hương Hải, vì chúng đã được môn đồ của vị thiền sư này cho khắc in, nên đã không tiến hành kiểm tratìm hiểu và so sánh", ông viết.

Toàn tập Minh Châu Hương Hải là một trong rất nhiều công trình sử học của giáo sư Lê Mạnh Thát. Trong khi sưu tầm, đối chiếu, xác minh và giới thiệu những cống hiến quan trọng về lịch sử tư tưởngvăn học và Phật giáo Việt Nam của vị thiền sư lỗi lạc này, ông đồng thời đã cẩn trọng "trả lại cho người khác" những gì không phải của thiền sư, dù đó là những viên ngọc quý (như bài thơ nói trên). Đối với những nhân vật khác, ông cũng làm tương tự. Ông bảo những nhầm lẫn trong các công trình sử học kiểu đó không những không làm vinh dự thêm cho dân tộc mà còn rất tai hại, nó khiến cho người ta nghi ngờ chính những cống hiến quan trọng của các nhân vật lịch sử nước ta, đặc biệt khi các bậc thức giả nước ngoài tiếp cận những tài liệu này.

Dẫn ra chi tiết nhỏ trên đây để thấy sự nghiêm cẩn trong nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát. Nhưng ngoài sự nghiêm cẩn, ông còn có một lợi thế tự nhiên khó có học giả nào có được. Là một thiền sư, ông đã đọc hết những bộ kinh sách đồ sộ như Đại tạng kinh và Tục tạng kinh chữ Hán, ông đọc trước hết là "để thưởng thức". Chính vì vậy mà chẳng hạn như đối với trường hợp hai bài thơ nói trên, ông đã biết đến khi đọc bộ sử thiền tông Trung Quốc (trong Tục tạng kinh), nên khi nghiên cứu về Huyền Quang và Hương Hải ông đã phát hiện ngay sự nhầm lẫn.

Trích từ bài viết:




.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/11/2016(Xem: 22514)
04/10/2017(Xem: 9267)
05/12/2010(Xem: 32768)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.