Bài 18 - Đại thừaTiểu thừa

07/09/20204:14 SA(Xem: 5162)
Bài 18 - Đại thừa và Tiểu thừa

LÝ TƯỞNG CỦA NGƯỜI BỒ-TAT
The Bodhisattva Ideal

***
Urgyen Sangharakshita
Hoang Phong chuyển ngữ


Chương III

Lời nguyện của người bồ tát

 

Bài 18

Đại thừaTiểu thừa

       

Đại thừa biểu trưng thật tài tình toàn bộ một quá trình chuyển hóa và lồng sự chuyển hóa đó vào một khung cảnh thật rộng lớn, có thể xem như là cả vũ trụ (Đại thừa là một quá trình chuyển hóa từ Tiểu thừa qua một sự mở rộng mang các kích thước vũ trụ). Nagarjuna/ Long Thụ trong tập luận Vòng hoa Trân quý (Vòng bảo châu) có nói như sau:

            "Nhờ vào lòng tin nơi Đại thừa,

            Cùng các phương pháp tu tập do Đại thừa chủ trương,

            Sự Giác ngộ tối thượng sẽ đạt được,

            Cùng với tất cả các sự thích thú"  

            Tại sao lại có chuyện "tất cả các sự thích thú" (all the pleasures) trên các bước đường Đại thừa, trong khi đó đối với con đường Tiểu thừa thì không có gì cả? Một cách vắn tắt, người ta có thể bảo rằng tất cả là nhờ vào lý tưởng của người bồ-tát. Tiểu thừa chú trọng nhiều hơn vào sự buông xả (abandonment) và vượt thoát mọi sự thèm khát (avidity), v.v. Trên phương diện mục đích, [đối với Tiểu thừa] là sự chấm dứt khổ đau và cũng có nghĩa là sự chấm dứt của các thứ thèm khát. Đối với phần đông chúng ta, tầm nhìn đó [của Tiểu thừa] không tạo được một cảm hứng (inspiring/ một sự thích thú hay hứng khởi) nào cả, ít nhất là trong giai đoạn khi mới bước vào việc tu tập (một người tu tập Tiểu thừa khi mới bắt đầu bước vào con đường sẽ không cảm thấy một sự thu hút nào cả, chỉ khi nào ý thức được khổ đau của mình và bản chất ảo giác của thế giới, thì khi đó mới cảm thấy con đường mà mình đang bước đi thênh thang hơn). Nói một cách đơn giản, lý tưởng của người bồ-tát [biểu trưng cho Đại thừa] tỏ ra hấp dẫn hơn nhiều (more inspiring). 

            Tất cả tùy thuộc vào sự "quán thấy" (vision), tức là lý tưởng. Hãy nêu lên một thí dụ, chẳng hạn như trường hợp đứng ra thiết lập một trung tâm Phật giáo (xây dựng một ngôi chùa), nếu trong khi hoạch định, trong tâm thức mình hiện lên hình ảnh tuyệt đẹp của Đức Phật, cùng với một tăng đoàn hài hòa và các gian phòng khang trang và an bình (tạo ra cho mình một niềm hứng khởi) thì dù phải sơn phết trần nhà hay phá bỏ một bức tường, chúng ta luôn được khơi động bởi một niềm vui thích trong lòng. Trái lại nếu có một người nào đó bảo chúng ta "hãy phá bỏ bức tường này đi", thì mọi sự sẽ trở nên khác hẳn (làm việc vì một lý tưởng khác hơn với sự vâng lệnh một người khác). Nếu những gì mà chúng ta làm được kèm thêm niềm hứng khởi và hướng vào một mục đích tích cực, thì chúng ta sẽ làm với tất cả tâm huyết của mình. Công việc đó sẽ mang lại cho mình một sự thích thú sâu xa, ngay từ lúc khởi đầu cho đến khi chấm dứt (đây là cách giải thích của nhà sư Sangharakshita về câu phát biểu trên đây của Nagarjuna về "tất cả các sự thích thú trên con đường Đại thừa". Thật ra đối với một người Tiểu thừa khi đã ý thức được sự khổ đau của chính mình và kẻ khác và bản chất phù du của thế giới, thì một sự quyết tâm cũng sẽ bùng lên trong tâm thức mình, giúp mình bước theo con đường Tiểu thừa hăng say và phấn khởi hơn. Con đường Đại thừa thênh thang hơn, thế nhưng mức đến đôi khi dường như cũng xa hơn chăng ?).     

            Chúng ta phải tạo được một sự cân bằng [trong việc tu tập] giữa lý tưởngthực tế. Giải pháp tốt nhất là tu tập cả hai: Tiểu thừa là việc tu tập hằng ngày, Đại thừa hướng chúng ta vào lý tưởng. Lý tưởng đó vượt thoát các yếu tố thời gian và cả không gian, hoàn toàn độc lập với các cố gắng nho nhỏ [trong từng ngày] của cá nhân mình.

            Tất cả những gì mà chúng ta bắt buộc phải cần đến là tạo ra cho mình một sự tin tưởng là các giá trị tâm linh (các kết quả tu tập của mình) sẽ được tồn lưu lâu dài, phía sau cái chết của mình. Khi nào tạo được sự tin tưởng đó, có nghĩa là nếu mình quyết tâm tu tập  Dharma/Đạo Pháp ngay trong lúc này và tại nơi này, thì nhất định tương lai tất sẽ hướng dẫn mình tái sinh vào một thời điểm [thích nghi] nào đó, tại một nơi [thuận lợi] nào đó, dưới thể dạng một người bồ-tát nơi một vũ trụ nào đó, có thể là rất xa xôi. Thiết nghĩ chúng ta không nên xem Phật tính (Bản thể của Phật/ buddhatva/ buddhabhava/ Buddhahood, tức là tiềm năng giúp người tu tập trở thành một vị Phật) như là nguồn cảm hứng (chủ đích tu tập) của mình. Chúng ta không nhất thiết phải hiểu kinh sách Đại thừa một cách từ chương, các kinh sách ấy chỉ là cách tạo ra cho mình một sự cảm nhận tràn đầy hứng khởi, hướng mình vào một thế giới khuôn mẫu (an archetypal world), nhưng không phải là một biểu đồ (diagram, schema) chi tiết quy định việc tu tập của một người Phật giáo. Chúng ta phải rút tỉa từ cái sơ đồ đó trong kinh điển Pali một sức mạnh to lớn hơn nhiều (có nghĩa là người Đại thừa đã thổi vào sơ đồ tu tập căn bản của Tiểu thừa một sức sống thật mạnh với thật nhiều hứng khởi và nhiệt tình).                                                                                         

            Với tư cách một cá thể con người, chúng ta không thể giữ riêng cho mình (appropriate, sở hữu, chiếm giữ) các thuộc tính, các phẩm chất kể cả các ước nguyện của người bồ-tát, có nghĩa là bạn và tôi cả hai sẽ trở thành các vị bồ-tát mang kích thước vũ trụ (tu tập Đại thừa không phải là để trở thành những con người siêu phàm, qua hình ảnh các vị bồ tát mô tả trong kinh sách). Thật ra chỉ có một vị bồ-tát duy nhất (dưới hình thức một khuôn mẫu lý tưởng) - nếu có thể nói như vậy -  một vị độc nhất đứng ra hành động, mỗi người trong chúng ta (tu tập theo Đại thừa) chỉ có thể làm những gì mà mình làm được để góp phần vào công trình đó. Điều này cũng tương tự như Samboghakaya  (Thụ dụng thân) là vị Phật khuôn mẫu (an archetypal buddha) đại diện cho lý tưởng Giác ngộ, vượt khỏi bối cảnh lịch sử. Cũng vậy, người bồ-tát không đại diện cho một cá thể con người đích thật nào cả, mà chỉ là tinh thần Giác ngộ, biểu trưng cho một sự dấn thân vào thế giới, và tinh thần Giác ngộ đó được nhân cách hóa qua bóng dáng của một người bồ-tát.

Vài lời ghi chú của người chuyển ngữ

 

            Sự khác biệt giữa Tiểu và Đại thừa là một vấn đề to lớn, các công trình nghiên cứu và khảo luận của nhiều đại sưhọc giả uyên bác đã đưa đến một số sách và tư liệu thật phong phú và đồ sộ, thế nhưng hầu hết dường như đều dựa vào các sự kiện lịch sử, cùng các khía cạnh tương đồng và khác biệt trong các lãnh vực lý thuyếtthực hành của hai xu hướng tu tập này. Nhà sư Sangharakshita, qua những dòng ngắn gọn trên đây, đã nêu lên một cách tiếp cận cụ thể, nhưng cũng vô cùng độc đáo về vấn đề này. Tiểu thừa biểu trưng cho một nền tảng giáo lý tinh khiết, trong sáng, chính xácthiết thực, Đại thừa bùng lên từ nền tảng đó qua một sự mở rộng, đa dạng, phong phú, mang các kích thước toàn cầu và vũ trụ.

            Tuy nhiên, thật hết sức quan trọng là phải hiểu rằng sự mở rộng đó của Đại thừa không phải là một sự ly giáo (schism), một hình thức chia rẽ. Qua một góc nhìn nào đó chúng ta có thể xem Tiểu thừa như một tấm ảnh, chụp một phong cảnh tuyệt đẹp và sáng sủa, và Đại thừa là một bức họa cùng một phong cảnh đó, nhưng được tô điểm thêm với nhiều màu rực rỡ, cùng một số chi tiết và đường nét lý tưởng hơn.  

 

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 25.09.20

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.